Bài giảng T12 - Luc day Acsimet

4 517 3
Bài giảng T12 - Luc day Acsimet

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vật lý 8 – Tiết 12: Lực đẩy Acsimet 2010 Tuần 13 - Tiết 12: Ngày soạn:14/11/2010 Ngày dạy:16/11/2010 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm của lực đẩy Acsimet. - Viết được công thức tình lực đẩy Acsimet. 2. Vận dụng - Lấy được VD chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng. - Giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp đối với vật nhúng trong chất lỏng. - Vận dụng công thức tính lực đẩy Acsimet để giải bài tập. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II. Chuẩn bị - 1 lực kế - 1 giá đỡ - 1 cốc nước - 1 bình tràn - 1 quả nặng III. Tiến trình dạy – học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập • Kiểm tra bài cũ: HS1: Nói áp suất khí quyển là 74cm Hg có nghĩa là thế nào? Đổi áp suất này ra N/m 2 . HS2: Chữa bài 9.1, 9.2 và 9.3 trong SBT. • Tổ chức tình huống học tập: Kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước thì nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao? Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm ở hình 10.2 và trả lời câu hỏi: 1. Thí nghiệm gồm những dụng cụ gì? - Nghiên cứu TN hình 10.2 và trả lời câu hỏi. Thí nghiệm: Dụng cụ TN: vật nặng, lực kế, cốc nước, giá đỡ. TN: Đo trọng lượng của vật nặng bằng lực kế. Sau đó đo trọng lượng Trịnh Xuyến Page 1 Vật lý 8 – Tiết 12: Lực đẩy Acsimet 2010 2. Các bước tiến hành TN? - Hướng dẫn học sinh tiến hành TN đo P và P 1 . - Gọi học sinh trả lời câu C1. - Hướng dẫn học sinh rút ra kết luận C2. - Tiến hành TN. - Trả lời C1. - Rút ra kết luận C2. của vật khi nhúng vào trong nước. C1: 1 P P< Chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy có hướng từ dưới lên. C2: Một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên. Hoạt động 3: Tìm công thức tính lực đẩy Acsimet Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày dự đoán của Acsimet. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Acsimet. - Kiểm tra phương án thí nghiệm của các nhóm và chấn chỉnh lại phương án cho chuẩn. - Hướng dẫn học sinh làm TN kiểm tra. - Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét sau khi làm TN. - Hướng dẫn học sinh đưa ra công thức tính lực đẩy Acsimet. - Trình bày dự đoán của Acsimet. - Hoạt động theo nhóm, thiết kế thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Acsimet. - Làm TN kiểm tra. - Rút ra nhận xét. - Tìm công thức tính lực đẩy Acsimet. Dự đoán của Acsimet: Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng vào trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Thí nghiệm: - Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế. Lực kế chỉ giá trị P 1 . - Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước, nước từ bình tràn vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị P 2 . - Đổ nước từ cốc B vào cốc A. NX: Sau khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị P 1 . Công thức tính lực đẩy Acsimet: . A F d V= Trong đó: F A : lực đẩy Acsimet, d: Trọng lượng riêng của chất lỏng, V: Thể tích vật. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức cơ bản - Tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học. Giải thích: Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vương miệng lớn hơn lực Trịnh Xuyến Page 2 Vật lý 8 – Tiết 12: Lực đẩy Acsimet 2010 của bài học. - Đọc phần em có biết và giải thích cách làm của Acsimet. - Đặt vấn đề: Nhờ có lực đẩy Acsimet mà tàu thủy có thể nổi trên mặt nước. Tàu thủy có vai trò to lớn đối với con người: lưu thông hành khách, hàng hóa… Tuy nhiên, động cơ của nó hoạt động lại thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính: CO 2 … Chúng ta phải làm gì để hạn chế tác dụng xấu do hoạt động của tàu thủy với môi trường? - Hướng dẫn học sinh làm bài tập phần vận dụng. - Đọc phần em có biết và giải thích cách làm của Acsimet. - Đề ra biện pháp hạn chế tác dụng xấu do hoạt động của tàu thủy với môi trường. - Làm bài tập phần vận dụng. đẩy Acsimet tác dụng lên khối vàng. Do đó, thể tích của vương miệng lớn hơn thể tích của vàng => khối lượng riêng của chất làm vương miệng nhỏ hơn khối lượng riêng của vàng. Do đó vương miệng không phải làm bằng vàng nguyên chất. Biện pháp: Sử dụng tàu thủy chạy bằng nguồn năng lượng sạch: năng lượng gió, năng lượng mặt trời hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất. C4: Gàu nước lúc ngập trong nước chịu lực đẩy Acsimet hướng từ dưới lên. C5: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng nhau. C6: Do trọng lượng riêng của nước lớn hơn của dầu nên, thỏi đồng nhúng vào trong nước chịu lực đẩy Acsimet có độ lớn lớn hơn. C7: Thiết kế thí nghiệm dựa vào TN 1. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Hoàn thành các bài tập trong SBT. - Đọc trước bài 13 SGK. - Bài tập: Câu 1: Tại sao khí cầu chứa không khí nóng lại có thể bay lên được? Câu 2: Tại sao một số vật có thể nổi được trên mặt nước. Câu 3: Hãy giải thích: Tàu to và nặng hơn kim, thế mà tàu nổi, kim chìm? I. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Ký duyệt, ngày 15 tháng 11 năm 2010 Trịnh Xuyến Page 3 Vật lý 8 – Tiết 12: Lực đẩy Acsimet 2010 Giáo án tuần 13 Tổ phó Nguyễn Thị Dung Trịnh Xuyến Page 4 . lỏng. - Vận dụng công thức tính lực đẩy Acsimet để giải bài tập. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ môi trường sống. II. Chuẩn bị - 1 lực kế - 1 giá đỡ - 1 cốc. nghiệm kiểm tra dự đoán của Acsimet. - Làm TN kiểm tra. - Rút ra nhận xét. - Tìm công thức tính lực đẩy Acsimet. Dự đoán của Acsimet: Độ lớn của lực đẩy

Ngày đăng: 27/11/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan