Tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Địa lý

13 897 8
Tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS ĐÔNG HẢI CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN: ĐỊA LÍ THÁNG 12 - 2010 Mục lục: I. Thực trạng công tác kiểm tra, đáng giá trong môn địa lí. II. Nguyên nhân III. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy phương pháp dạy học. IV. Các bước thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. I.Thực trạng công tác KTĐG trong dạy học môn Địa lí. - Trong thực tế, lâu nay việc KT đối với môn Địa lí có hiện tượng thiên về KTĐG mức độ học thuộc lòng, KT trí nhớ một cách đơn thuần. Người ra đề thường dừng lại ở mức độ KTĐG kiến thức thuyết, khả năng ghi nhớ (nhận biết, tái hiện), ít đặt ra yêu cầu KTĐG mức độ thông hiểu và kỹ năng vận dụng tri thức - Việc KTĐG kết quả học tập còn chưa có tác dụng mạnh mẽ kích thích động viên HS nỗ lực học tập, hoặc ra đề quá khó làm cho những HS có học lực TB trở xuống dễ chán học, hoặc ra quá dễ sẽ dẫn đến HS có tâm lí thoả mãn, kém nỗ lực phấn đấu. - Có GV sử dụng hình thức KT trắc nghiệm khách quan còn mang tính máy móc, kém hiệu quả. - Một bộ phận GV còn chưa thấy hết vai trò của KTĐG, do vậy việc ra đề KT nhiều khi còn qua loa, với mục đích làm sao dễ chấm, chấm nhanh Phần lớn GV chưa quan tâm đến quy trình soạn đề KT nên các bài KT còn mang tính chủ quan của người dạy II. Nguyên nhân. - Việc KTĐG chưa tuân theo một quy trình chặt chẽ mà chủ yếu được tiến hành theo kinh nghiệm của GV và thường không đảm bảo xuất phát từ mục tiêu dạy học, chưa bao quát được yêu cầu về nội dung và phương pháp đặc trưng của môn học. - KTĐG mới chỉ tập trung vào việc GV đánh giá HS, ít tạo điều kiện cho HS tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau. - Một bộ phận giáo viên chưa nắm vững yêu cầu đổi mới KTĐG. - Thiếu sự thống nhất trong quan điểm chỉ đạo thiết kế đề KT của Bộ GD &ĐT. III. Yêu cầu đổi mới công tác KTĐG thúc đẩy phương pháp dạy học. - Phải căn cứ vào chuẩn KT – KN : các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về KT – KN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học. - Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu KTĐG. - Sử dụng các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) trong chuẩn KT - KN để ra đề KT, đảm bảo phù hợp với đối tượng HS. - Đánh giá kịp thời,có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót - ĐG hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS mà còn bao gồm ĐG quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học. Chú trọng KTĐG hành động, tình cảm của HS: nghĩ và làm; năng lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. - ĐG kết quả học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập. - Từng bước nâng cao chất lượng đề KT, thì đảm bảo vừa đánh giá được đúng chuẩn KT – KN, vừa có khả năng phân hoá cao. - Áp dụng PP phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề KT,đề thi. Kết hợp hợp lí giữa các hình thức KTĐG. IV. Các bước thực hiện đổi mới KTĐG thúc đẩy phương pháp dạy học. 1. Xác định mục đích KTĐG. - Trong KTĐG yêu cầu GV bám sát vào chuẩn KT - KN của chương trình. - Đối với bài KT từ 1 tiết trở lên về nội dung chú ý phân bố các câu hỏi với phổ rộng, bao gồm các nội dung đã học, đồng thời đảm bảo cân đối giữa các mức độ nhận thức, cân đối giữa KT và KN trong các chủ đề đã học. Dành một số câu hỏi và điểm số nhất định trong cơ cấu đề KT để có thể phân loại được HS khá, giỏi. - Để KT được nhiều chủ đề, cân đối giữa KT và KN, đảm bảo chính xác về các mức độ nhận thức cần thiết lập ma trận hai chiều. * Ma trận đề: + Bao quát nội dung KT - KN theo chuẩn + Cân đối giữa các mức nhận thức (3 bậc), thể hiện sự phân hoá (bậc 1: 50%, bậc 2: 30%, bậc 3: 20%) + Hợp lí giữa KT - KN. * Câu hỏi: + Thể hiện được các dự kiến của ma trận. + Câu hỏi đa dạng. + Đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. [...]...2 Đề minh hoạ Đề kiểm tra học kì I môn Địa Lí lớp 9 (Thời gian làm bài 45 phút) * Ma trận đề Nội dung chính Ngành Dịch vụ Vùng đB sông Hồng Vùng Bắc Trung Bộ Mức độ đánh giá Biết Vận dụng C1 (2.5đ) Tổng điểm 2.5 C4 (2.0đ) C2 (2.5đ) Tây Nguyên Tổng điểm Hiểu 2.0 2.5 C3 (3.0đ) 5.0 3.0 2.0 10.0 Đề kiểm tra học kì I môn địa Lí lớp 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Câu 1 (2.5... Nêu cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ nước ta? Câu 2 (2.5 đ): Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ Câu 3 (3.0 đ): Trình bày những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển cây công nghiệp ở vùng Tây Nguyên Câu 4 (2.0 đ): Cho bảng số liệu sau: Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người ở đồng bằng sông Hồng . ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN: ĐỊA LÍ THÁNG 12 - 2010 Mục lục: I. Thực trạng công tác kiểm tra, đáng giá trong môn. môn địa lí. II. Nguyên nhân III. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá thúc đẩy phương pháp dạy học. IV. Các bước thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá

Ngày đăng: 26/11/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan