Arun Sarin - Ông chủ mới của Vodafone - hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới.

2 503 2
Arun Sarin - Ông chủ mới của Vodafone - hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Arun Sarin - Ông chủ mới của Vodafone - hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Arun Sarin - Ông chủ mới của Vodafone - hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới. Trở thành tân chủ tịch hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới Vodafone, Arun Sarin tiếp tục theo đuổi chiến lược liên kết doanh nghiệp theo mô hình kinh tế có quy mô. Những thành công cũng như khó khăn của Vodafone trong giai đoạn phát triển thông tin hiện nay là gì; và Arun Sarin sẽ phải làm thế nào để duy trì vị trí số 1 trong ngành thông tin không dây của Vodafone?Vấn đề thường gặp khi tìm kiếm người kế vị cho người chủ tịch sáng suốt và có ảnh hưởng trước đó là mong muốn tái hiện lại hình ảnh ông chủ cũ. Một điều rõ ràng ở Vodafone là nó đã tránh được lối mòn này. Từ năm 1997, Công ty điện thoại di động lớn nhất thế giới được điều hành bởi ngài Chris Gent, một nhà kinh doanh người Anh thích khoa trương, người đã thành công khi mà mọi đối thủ cạnh tranh khác đều thất bại, và ôn đã xây dựng lên một đế chế thông tin không dây toàn cầu trải dài qua 28 quốc gia và phục vụ trên 122 triệu khách hàng. Ngày nay, khi đã được phong tước, ngài Chris nghỉ hưu ở tuổi 55 đầy mong manh. Vị tân chủ tịch, ông Arun Sarin, là một mẫu người hoàn toàn khác. Từ khi kế nhiệm, ông dường như đã chèo lái công ty theo một hướng đi hoàn toàn khác.Xét về tuổi tác, ông Sarin chỉ trẻ hơn ngài Chris 7 tuổi. Ông Sarin hiểu rất rõ về Vodafone cả trong vai trò giám đốc phi điều hành và cựu giám đốc điều hành của Tập đoàn Thông tin AirTouch, tập đoàn mà Vodafone đã mua lại vào năm 1999. Ông sẽ phải giải quyết 2 vấn đề lớn: Làm sao để liên kết các công ty riêng lẻ lại với nhau để đạt được mô hình kinh tế có quy mô, và hợp lý hoá các dự án kinh doanh tại Mỹ của công ty.Sinh ra và lớn lên ở Ấn Độ và hiện tại đã là công dân Mỹ, lai lịch của ông Sarin cũng là một tài sản trong sự nghiệp. Việc đưa một người Mỹ gốc Ấn Độ lên đảm nhiệm vai trò chủ tịch hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới dường như là một điều thực sự mỉa mai. Nhưng Vodafone là một công ty Anh quốc với tham vọng trở thành một công ty đa quốc gia thực sự. Công ty này có các mạng điều hành rộng lớn ở Đức, nơi nó đã mua lại công ty Mannesmann vào năm 2000 và tại Italia, Nhật Bản. Việc đưa một người Anh khác lên vị trí điều hành cao nhất sẽ có thể gây ra sự phản đối dây chuyền. Ông Sarin thực sự là một nhà quản trị quốc tế kiểu mẫu. Là con trai của một sĩ quan quân đội giàu có người Ấn Độ, ông đã vào học tại Trường nội trú Quân đội; nhưng mẹ của ông khuyến khích ông không nên theo sự nghiệp của cha. Thay vào đó, ông đã nhận bằng kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Ấn Độ, một học vị tương đương với Học viện Kỹ thuật Quốc gia Anh. Từ đó ông vào học tại trường Đại học Califonia tại Berkely theo suất học bổng học nâng cao ngành kỹ sư và lấy bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Kể từ đó, ông đã sống ở Mỹ. Những dấu ấn chủ yếu còn lại về nguồn gốc của ông là người vợ Ấn Độ (người mà ông đã gặp tại Berkely), khẩu ngữ địa phương và niềm đam mê môn Cricket, môn thể thao mà ông cùng chia sẻ với ngài Chris.Ông Sarin kế thừa công ty trong một tình trạng tốt khi mà các tiêu chuẩn viễn thông quốc tế còn lộn xộn. Ngài Chris đã thông minh chuyển đổi những lợi tức thu được thành cổ phiếu thay cho tiền mặt; vì thế sự xụp đổ của nền kinh tế bong bóng không đẩy ông vào tình trạng kinh doanh teo tóp và những món nợ khổng lồ. Hơn nữa, ông còn tránh mua những cổ phần nhỏ: những cổ phần mà ông mua hầu hết đều chuyển thành những quyền lợi có khả năng khống chế. Trong nền công nghiệp này, ông đã bắt đầu chuyển cán cân quyền lực ra khỏi những nhà sản xuất điện thoại di động, chứng tỏ cho ông Stephen Pentland, đối tác của Spectrum Strategy, một công ty tư vấn rằng: một Vodafone mới và thành công đang tồn tại! Mô hình liên kết Ông Sarin dường như là một nhà điều hành hơn là một nhà kinh doanh; nhưng ông vẫn hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh riêng. Ông đang đàm phán với hãng Vivendi Universal của Pháp về SFR, một nhà điều hành điện thoại di động tại Pháp mà hai công ty đang đấu tranh giành quyền kiểm soát. Tuy nhiên, công việc chính của ông thì đơn giản hơn. Trong cuộc họp thường niên ngày 30 tháng 6, ông nhấn mạnh cần thiết phải xây dựng một mô hình kinh tế có quy mô. Vì vậy, ông muốn liên kết các công ty, tập trung quản trị theo nhóm, nghiên cứu phát triển, và phổ biến những ứng dụng tốt nhất và đẩy mạnh liên kết chặt chẽ với các công ty điều hành. Ông đang xây dựng lên một nền tảng vững chắc: ông Julian Horn-Smith, giám đốc điều hành của công ty đã sáng tạo ra hệ thống quản lý thông tin nội bộ tốt nhất cho ngành kinh doanh di động. Tuy nhiên, để sát nhập Vodafone thành một công ty đơn lẻ thì không nghi ngờ gì sẽ liên quan đến những dư thừa và xâm phạm đến niềm đến tự hào dân tộc.Thách thức hội nhập lớn nhất sẽ là tại thị trường Mỹ. Đây chính là nơi mà lần đầu tiên Vodafone ký hợp đồng với ông Sarin, người bắt đầu sự nghiệp viễn thông với hãng sở hữu công ty Air Touch, hãng Pacific Telesis. Khách hàng của Vodafone từ các quốc gia khác không thể sử dụng máy điện thoại của họ trên mạng thông tin của đối tác Mỹ là Verizon Wireless, do hãng này không ứng dụng công nghệ GSM sử dụng trên các mạng khác của Vodafone. AirTouch hiện tại đã nắm giữ 45% cổ phần ở Verizon Wireless, và Verizon dường như chắc chắn vẫn ứng dụng công nghệ không tương thích cho điện thoại thế hệ thứ 3, và điều này kéo dài sự chia cắt qua Đại Tây dương.Cổ phần mà AirTouch nắm giữ tại Verizon quá nhỏ để ông Sarinthể thay đổi chính sách của công ty này. Vì thế ông có hai cách lựa chọn: một là, phớt lờ tình trạng tiến thoái lưỡng lan này, hãng Verizon Wireless năm nay sẽ đưa ra một loại điện thoại di động có khả năng chuyển đổi giữa các mạng khác nhau, và 3 loại khác trong năm tới. Ngoài ra, đây là vấn đề chỉ ảnh hưởng tới một lượng nhỏ khách hàng, những người đi lại giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới. Hai là, rút tất cả cổ phần ra khỏi Verizon. Vodafonethể lựa chọn bán cổ phần của mình và hi vọng sử dụng số tiền thu về để mua cổ phần có khả năng khống chế tại hãng đối thủ cạnh tranh của Wireless. Sự lựa chọn ở đây rõ ràng sẽ là công ty AT&T Wireless, do công ty này đã áp dụng công nghệ GMS. Nhưng Verizon có thể đối phó nếu muốn bằng cách trả Vodafone bằng cổ phần hơn là bằng tiền mặt. Điều này rõ ràng không hấp dẫn trong tình trạng suy yếu của cổ phiểu ngành thông tin không dây tại Mỹ. Ngoài ra, ngài Chris quả quyết rằng Vodafone đã quyết định sẽ không đi theo hướng này. Một sự lựa chọn có thể chỉ làm chuyển lượng cổ phần của Verizon Wireless sang Verizon của Vodafone tại Italia. Một khi lượng cổ phần mà nó nắm giữ tại Verizon Wireless giảm xuống dưới 20%, thì Vodafone sẽ không còn lâm vào thế không cạnh tranh và do đó sẽ có thể tự do mua một mạng thông tin không dây khác.Dù lựa chọn là gì đi nữa, ông Sarin vẫn sẽ cần huy động tất cả các kiến thức về thị trường Mỹ và sức mê hoặc của mình để tạo ra một vị trí vững chắc trong thị trường thông tin không dây ít liên kết nhất nhưng giầu có này của thế giới. . Arun Sarin - Ông chủ mới của Vodafone - hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới. Trở thành tân chủ tịch hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới Vodafone, . lên đảm nhiệm vai trò chủ tịch hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới dường như là một điều thực sự mỉa mai. Nhưng Vodafone là một công ty Anh quốc với

Ngày đăng: 07/11/2012, 20:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan