Tài liệu Chuyên đề 08/3

28 401 0
Tài liệu Chuyên đề 08/3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được liên hiệp quốc đánh giá: "Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%. - Từ năm 1950, vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm, nước ta đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ. Mỗi năm hai nữ sinh trường Trưng Vương và trường Gia Long được chọn đóng vai Hai Bà ngồi trên bành voi trong dịp cử hành lễ. - Hiện nay, ngày 8/3 hàng năm còn được chọn làm ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam, một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó. PHẦN II. NGÀY QTPN Ở VN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ. Người phụ nữ chiếm một địa vị quan trọng trên thế giới bởi họ chiếm đến 51% nhân loại. Thế mà tình hình chung của thế giới ngày nay vẫn chưa thuận lợi cho địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình. Khủng hoảng kinh tế và xã hội đang tác động tới các nước kỹ nghệ, những khó khăn ở các nước đang mở mang, những xung đột địa phương gây ra những cuộc di dân vĩ đại. Tất cả những điều đó ảnh hưởng lên người phụ nữ nhiều hơn đối với nam giới. Nữ giới ở các nước, kể cả quốc gia phát triển, cơ hội thụ hưởng giáo dục, mức sống vật chất, điều kiện chăm sóc sức khỏe, cơ hội nghề nghiệp và quyền tham chính đều có sự chênh lệch lớn so với nam giới. Những điều đó cho thấy đấu tranh cho nữ quyền vẫn còn là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và dai dẳng. Trong cuộc đấu tranh này, không ai khác ngoài chính những người phụ nữ phải tiếp tục hành trình đi tìm "bánh mì và hoa hồng" cho bản thân. Điều đáng buồn là hiện nay vẫn có những người đàn ông, coi ngày 8-3 là ngày “phụ nữ vùng lên”, xem đó như một sự đùa cợt… Họ không bao giờ hiểu được máu, mồ hôi, nước mắt của bao thế hệ (cả nữ và nam) đổ ra để có được một sự tôn trọng đúng đắn đối với phụ nữ, như vốn họ đã có. II. NGÀY QTPN Ở VN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ. - Kính thưa các thầy cô! Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời. Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa nhân loại. Nói như Hồ Chủ tịch “Muốn giải phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ”. Vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận. - Tuỳ vào mỗi giai đoạn lịch sử mà quan điểm giai cấp nhìn nhận về vai trò of người phụ nữ khác nhau. Trong xã hội phong kiến hình ảnh người phụ nữ được ví như “Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Cuộc sống của họ về vật chất thiếu thốn phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi”, lam lũ đến cùng cực; về tinh thần thì bị ràng buộc trong lễ giáo phong kiến của “tam tòng, tứ đức”. Chế độ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã đẩy hình ảnh người phụ nữ xuống sâu dưới đáy xã hội. - Đến thời kỳ hiện nay, khi mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ được pháp lý quan tâm, được xã hội lên tiếng đấu tranh cho bình đẳng giới thì vai trò của người phụ nữ không chỉ dừng lại và II. NGÀY QTPN Ở VN VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ. được khẳng định ở trong gia đình, mà ngoài xã hội họ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội . Phụ nữ có quyền thể hiện mình, quyền bày tỏ những cảm xúc, những tâm tư tình cảm của mình đối với gia đình và xã hội. - Nếu có được một gđ bình đẳng, hạnh phúc. Người phụ nữ sẽ luôn cháy bùng khát vọng sống và yêu thương: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em, Là máu thịt đời thường ai chẳng có, Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa, Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”. - Có người cho rằng “Nếu người vợ nào cũng biết hành xử như lời thơ của Xuân Quỳnh thì thế giới đức ông chồng có làm đến hết đời cũng không trả hết nghĩa nặng”. Nhưng thực tế cho thấy nhiều gđ phụ nữ vẫn gặp những bất công, bạo lực gđ vẫn còn tồn tại, cuộc đấu tranh xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, bình đẳng vì thế vẫn phải từng ngày, từng giờ diễn ra. - Đối với con, phụ nữ (người mẹ) là người thầy đầu tiên tạo dựng cho con một nền móng, một nhân cách sống. Phụ nữ với vai trò làm mẹ sẵn sàng xông pha vào cuộc đời không ngại gian lao, khó nhọc, để trang bị cho con một tương lai rực rỡ; tình yêu của người mẹ như núi cao vời vợi, lòng bao dung của người mẹ như đại dương sâu thẳm… Mẹ là nguồn mạch quê hương . Tình mẹ thương con phải là “Thời xuân xanh của một đời; thương con, chẳng nhớ đánh rơi khi nào”… - Còn ngoài xã hội: trải qua nhiều thời đại, càng ngày nền văn minh của con người càng tiến bộ; vai trò của phụ nữ vì vậy cũng thay đổi theo. Với quan niệm cho rằng người đàn bà phải ở nhà trông con, lo việc nội trợ hình như không còn phù hợp ở thế kỷ 21 này. Trong thời đại mới, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức của mình, phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, dự liệu, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác, phục vụ cuộc sống. - Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, một tầng lớp phụ nữ mới hình thành. Đó là những phụ nữ nhận thức rõ vai trò của mình đối với cộng đồng. Họ không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Trong cách mạng ta không bao giờ quên nữ chiến sỹ cộng sản Nguyễn Thị Minh Khai, nữ AHLLVT Võ Thị Sáu, người khởi xướng và lãnh đạo phong trào “Đồng khởi” Nguyễn Thị Định, nhà ngoại giao tài ba Nguyễn Thị Bình, “còn cái lai quần cũng đánh”- chị Út tịch…Và hiện nay, trên lĩnh vực chính trị không ai không biết Tổng thống của Chi Lê, thủ tướng nước Đức đều là phụ nữ; ở lĩnh vực khoa học có nhà khoa học nữ Hyde của môn sinh lý học, bà Mari Curie 2 lần đạt giải Nobel về vật lý và hoá học .Và xúc động hơn nữa là người phụ nữ Pháp- chị Raymôngđiêng đã nằm ngang thân mình trên đường tàu để ngăn chặn đoàn tàu Pháp chở vũ khí sang thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam… Phụ nữ Thanh Hóa chúng ta trong chiến tranh có rất nhiều phụ nữ điển hình: Tỉnh Thanh Hóa có một bà/ Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi/ Tài năng dũng cảm hơn người/ Khởi bình cứu nước muôn đời lưu danh…Thời kháng chiến chống Mỹ là Ngô Thị Tuyển- nữ dân quân tại khu vực Hàm Rồng, đã vác 2 hòm đạn nặng 98kg vượt qua bờ đê chuyển ra sông phục vụ chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng- Sông Mã 1965… - Trường ta trong những năm gần đây, thành tích của nữ giáo viên đóng góp một phần quan trọng trong sự nghiệp GD- ĐT của nhà trường. Nhiều cô giáo đạt GVG cấp Tỉnh, cấp cụm; đạt dan hiệu chiến sỹ thi đua các cấp, có SKKN đạt giải cao cấp Tỉnh . Cô giáo Lương Thị Lai đã có nhiều thế hệ học trò thành đạt nay trở về xây dựng quê hương. Cô Trần Thị Thước đã vượt mọi khó khăn đời thường, vững tin yêu nghề và được nhiều học sinh quý mến. Thế hệ các cô giáo trẻ ngày nay năng động, tự chủ, độc lập, khao khát tiếp thu cái mới, tự học, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy- học, tích cực UD CNTT vào công việc và cuộc sống, như cô Lê Thúy Lan, cô Lê Thị Chinh, cô Nguyễn Thị Nhung, cô Nguyễn Thị Thanh Xuân, cô Nguyễn Thị Hồng… Và như thế, phụ nữ trường ta cũng đã và đang trở thành nguồn nhân lực giá trị, không thua kém gì nam giới, hihi… - Vừa qua, Bộ luật LĐ sửa đổi đã thống nhất thay đổi độ tuổi về hưu của phụ nữ từ 55 lên 60 tuổi; tháng 2 năm 2006, Hội nghị về phụ nữ do NGO- tổ chức phi chính phủ- tổ chức tại New York bàn thảo về quyền bình đẳng giới, vai trò tất yếu của phụ nữ trong mọi lĩnh vực; Thủ tướng CP nước CHXHCN VN đã ký phê duyệt chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ VN: tập trung phản ánh các quyền của phụ nữ trong công tác, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cũng như vai trò chính trị và lãnh đạo của phụ nữ. Đó là những điều kiện, là cơ hội để phụ nữ dễ dàng cống hiến, thăng tiến, phát huy vai trò của mình trong xã hội. - Chính vì vậy, tôi cho rằng tất cả phụ nữ chúng ta hôm nay, ai ai cũng khát khao vươn đến điểm sáng của ĐỨC, TÂM, TRÍ để trở thành người phụ nữ “Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ CNN, HĐH đất nước. (Giới thiệu hình ảnh) . sĩ 25,96%. - Từ năm 1950, vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm, nước ta đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này. vật chất, điều kiện chăm sóc sức khỏe, cơ hội nghề nghiệp và quyền tham chính đều có sự chênh lệch lớn so với nam giới. Những điều đó cho thấy đấu tranh cho

Ngày đăng: 24/11/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan