NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

23 1.7K 3
NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện đại khi mà việc sản xuất,vận chuyển hàng hóa của con người đều được hỗ trợ bằng các loại máy móc và đa số các loại phương tiện chạy bằng xăng dầu thì sự biến động về giá cả của xăng dầu thu hút được sự quan tâm rất nhiều từ phía người dân cũng như các nhà sản xuất hàng hóa liên quan. Trong thời gian gần đây, cụ thể trong 2 năm gần đây thì giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi rất rõ rệt và Việt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu cũng không thể nào tránh khỏi ảnh hưởng của sự biến động này. Không những thế giá xăng dầu biến động thay đổi đã kéo theo sự thay đổi giá của một loạt các hàng hóa liên quan, gây ảnh hưởng đến tâm lí cũng như hành vi của người tiêu dùng cũng như chi phí của các doanh nghiệp và rộng hơn gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã có những biện pháp hỗ trợ giá cho người dân nhưng cũng không thể nào khắc phục được hoàn toàn được việc tăng đột ngột của giá xăng. Với tình hình khá phức tạp như vậy, để hiểu rõ hơn về thị trường xăng dầu hiện nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài tiểu luận: “Những góc nhìn về tình hình xăng dầu hiện nay”. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh được những sai xót nên mong quí thầy cô và các bạn thông cảm. Xin cám ơn ! Cơ cấu bài tiểu luận gồm 4 mục: 1) Thực trạng thị trường xăng dầu hiện nay 2) Nguyên nhân dẫn đến biến động giá xăng dầu 3) Những giải pháp kiểm soát ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu Thế giới đến Việt Nam 4) Dự báo về thị trường xăng dầu trong tương lai NHUNG GOC NHIN VE XANG DAU HIEN NAY 9Diem

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ LUẬT BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY GV hướng dẫn: Cô Hoàng Hương Giang Lớp : QUẢN TRỊ LUẬT K35 (16-1) Nhóm : 6 (Phản biện) Tp,HCM ngày 23 tháng 3 năm 2012 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 1. Nguyễn Như Ái ( phần I) 1055060001 2. Trần Thị Diễm Hương ( phần I) 1055060065 3. Bùi Quý Hương ( phần II) 1055060066 4. Nguyễn Ngọc Hương Giang ( phần II) 1055060039 5. Phạm Thanh Vũ ( phần II) 1055060178 6. Trần Mạnh Tiến ( phần II) 1055060149 7. Huỳnh Lâm Hà Giang ( phần III) 1055060038 8. Huỳnh Thị Kiều Diễm ( phần III) 1055060029 9. Đặng N. Thùy Linh (phần IV) 1055060079 10. Vũ Thị Lệ ( phần IV) 1055060074 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hiện đại khi mà việc sản xuất,vận chuyển hàng hóa của con người đều được hỗ trợ bằng các loại máy móc và đa số các loại phương tiện chạy bằng xăng dầu thì sự biến động về giá cả của xăng dầu thu hút được sự quan tâm rất nhiều từ phía người dân cũng như các nhà sản xuất hàng hóa liên quan. Trong thời gian gần đây, cụ thể trong 2 năm gần đây thì giá xăng dầu thế giới đã có những thay đổi rất rõ rệt và Việt Nam là một nước nhập khẩu xăng dầu cũng không thể nào tránh khỏi ảnh hưởng của sự biến động này. Không những thế giá xăng dầu biến động thay đổi đã kéo theo sự thay đổi giá của một loạt các hàng hóa liên quan, gây ảnh hưởng đến tâm lí cũng như hành vi của người tiêu dùng cũng như chi phí của các doanh nghiệp và rộng hơn gây ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đã có những biện pháp hỗ trợ giá cho người dân nhưng cũng không thể nào khắc phục được hoàn toàn được việc tăng đột ngột của giá xăng. Với tình hình khá phức tạp như vậy, để hiểu rõ hơn về thị trường xăng dầu hiện nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài tiểu luận: “Những góc nhìn về tình hình xăng dầu hiện nay”. Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh được những sai xót nên mong quí thầy cô và các bạn thông cảm. Xin cám ơn ! Cơ cấu bài tiểu luận gồm 4 mục: 1) Thực trạng thị trường xăng dầu hiện nay 2) Nguyên nhân dẫn đến biến động giá xăng dầu 3) Những giải pháp kiểm soát ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu Thế giới đến Việt Nam 4) Dự báo về thị trường xăng dầu trong tương lai I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU HIỆN NAY: 1.Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay: Xăng dầu là loại hàng hóa thiết yếu và quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế của Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng. Vậy nên, giá xăng dầu lâu nay vẫn luôn là vấn đề thời sự, được mọi người quan tâm chú ý đến. Kể từ 07/03/2012 giá bán lẻ xăng dầu lại được điều chỉnh tăng, trong đó xăng A92 tăng 2.100 đồng/lít, tăng cao nhất trong số các chủng loại xăng dầuhiện cũng là mức giá cao nhất trong lịch sử, dầu diezel tăng 1.000 đồng/lít, dầu hỏa tăng 600 đồng/lít, ma zút tăng 2.000 đồng/kg. Cùng với quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu, Nhà nước đã lùi thuế xuất nhập khẩu các chủng loại xăng, dầu về mức 0% và giảm sử dụng Quỹ Bình Ổn giá các chủng loại xăng dầu xuống bằng mức trích Quỹ Bình Ổn (BOG) giá (300 đồng/lít, kg). Theo đó, xăng giảm sử dụng Quỹ BOG từ 1.400 đồng/lít xuống 300 đồng/lít; diezel giảm sử dụng Quỹ BOG từ 1.240 đồng/lít xuống 300 đồng/lít; dầu hỏa giảm sử dụng Quỹ BOG từ 780 đồng/lít xuống 300 đồng/lít; dầu ma zút giảm sử dụng Quỹ BOG từ 1.610 đồng/kg xuống 300 đồng/kg. Tuy nhiên, theo Bộ Tài Chính thì nếu tính đủ thuế theo barem thuế thì giá bán xăng dầu trong nước phải điều chỉnh tăng khoảng từ 4.200đ/lít đến 6.500đ/lít tùy theo từng chủng loại xăng dầu. Do đó, mức điều chỉnh trên đây mới chỉ bằng từ 12.56% đến 40.95% mức đáng ra phải điều chỉnh theo quy định tại Nghị Định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ về kinh doanh xăng dầu. Tổng số tiền giảm thu ngân sách Nhà nước do thuế xuất nhập khẩu thấp hơn so với quy định để giữ bình ổn giá xăng dầu trong năm 2011 ước khoảng 20.000 tỷ đồng; trong 2 tháng đầu năm 2012 ước khoảng 3.900 tỷ đồng. Trước thông tin tăng mạnh giá xăng dầu, nhiều doanh nghiệp xăng dầu đã lợi dụng việc tăng giá để găm hàng, đầuxăng dầu, làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, gây rối loạn trong nền kinh tế. Xăng dầunhững yếu tố đầu vào thiết yếu và tỷ trọng sử dụng trong các ngành là khá cao, nên với việc tăng giá mạnh vừa qua đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng ở nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên sự ảnh hưởng đó không thật sự cao đến mức nhiều doanh nghiệp sản xuất thổi phồng, tăng giá quá mức, tạo ra hiệu ứng không tốt, lan tỏa trong nội bộ ngành và toàn nền kinh tế. Từ đó, dẫn đến việc tăng giá đồng loạt của nhiều loại sản phẩm và hàng hóa dịch vụ khác, đặc biệt là với nhóm hàng thực phẩm tươi sống như thịt, rau củ quả,… Không những vậy, việc giá xăng dầu tăng 2.100 đồng/lít cũng đã giáng một đòn mạnh lên tâm lý người nông dân và các doanh nghiệp nông thôn, nhiều hoạt động sản xuất của họ vốn đã chật vật, khó khăn nay càng thêm khó khăn như: ♦ Nhiều ngư dân choáng váng với thông tin tăng giá xăng dầu, với giá dầu diesel ở mức 21.400 đồng/lít, tàu đánh bắt xa bờ phải tăng thêm một khoảng chi phí khá cao. Và như thế họ phải chịu thua lỗ, nên nhiều ngư dân đành cho tàu nằm bờ. ♦ Việc tăng giá xăng dầu cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng thủy sản của nông dân tại các tỉnh ĐBSCL, cũng như những người trồng cà phê ở Tây nguyên, với chi phí trồng cà phê tăng đáng kể,… ♦ Còn đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ, xuất khẩu nông sản, tình trạng lo lắng vì giá xăng dầu tăng cũng xảy ra và rất đáng lo ngại, giá xăng tăng mạnh sẽ kéo theo một loạt các chi phí đầu vào, rồi giá nhân công, vận tải tăng… trong khi ngành gỗ năm nay xuất khẩu khó khăn, không thể tăng giá bán, cho nên các doanh nghiệp đang phải cố gắng gồng mình chống đỡ trong thời buổi kinh tế khó khăn này. ♦ Các lĩnh vực khác cũng vậy, khi giá xăng dầu tăng, sẽ kéo theo sự tăng giá đồng loạt của những mặt hàng thiết yếu khác, gây ra không ít khó khăn, không chỉ với nhà sản xuất mà cả với người tiêu dùng, thậm chí là người tiêu dùng phải chịu thiệt rất lớn, gấp 10 lần nhà sản xuất, đặc biệt là những người tiêu dùng có thu nhập thấp.  Như vậy, những ngày qua giá nhiều mặt hàng đã tăng mạnh như: điện, xăng, gas…, khiến cho cuộc sống của người dân vốn đang khó khăn, lại càng thêm khó. Điều đáng lo ngại nhất là việc tăng giá hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như hiện nay sẽ làm mức lạm phát lại tăng cao, khó có thể dừng lại ở một con số như Chính Phủ đã đề ra trong mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2012 2.T hực trạng thị trường xăng dầu thế gi ới: Biểu đồ 1: Biến động giá xăng dầu thế giới năm 2008 đến đầu năm 2011 Đơn vị tính: USD/thùng Hiện nay, tình hình xăng dầu thế giới biến động không ngừng, chủ yếu theo chiều hướng tăng. Thị trường xăng dầu thế giới những ngày cuối tháng 2 trở nên vô cùng biến động. Có vẻ như ở thời điểm hiện tại, không phải dễ để đưa ra được một dự báo chính xác về chiều hướng biến động của thị trường này trong thời gian tới. Tháng 2 vừa qua là một tháng được xem là được mùa nhất của thị trường xăng dầu kể từ tháng 10 năm 2011. Tuy nhiên vào những ngày cuối tháng thị trường này lại trở nên biến động khó lường. Giá tăng liên tục trong một thời gian dài rồi bất ngờ giảm mạnh vào những ngày cuối tháng 2, rồi sau đó lại tăng, giảm liên tục khiến các nhà đầu tư chóng mặt. Xăng kỳ hạn tăng 0,1% lên 3,04 USD/gallon, dầu sưởi hạ 4cent, xuống 3,19 USD/gallon. Tính cả tháng, giá xăng tăng 5,4%, dầu sưởi tăng 4,1%. Sự lên xuống bất thường của thị trường là hậu quả của nhiều nguyên nhân trong đó có tình hình Iran, dự đoán về sự phục hồi của nền kinh tế đồng thời là những dấu hiệu gia tăng lượng cung. Bên cạnh đó, tình trạng bán tháo để thu lợi của các nhà đầu tư sau khi giá xăng nhiều ngày tăng giá làm cho thị trường xăng dầu biến động mạnh. Tại NewYork, giá dầu đã giảm 1,6% sau thông báo của Bộ Năng Lượng Mỹ về lượng dầu thô dự trữ tăng 4,2 triệu thùng vào đầu tuần tháng 3, cao hơn nhiều so với mức dự đoán trước đó. Tuy nhiên vào những ngày này, giá cả thị trường cũng thường xuyên biến động lúc lên lúc xuống bởi sự nhạy cảm vốn có trước những thông tin liên quan đến tình hình tài chính, kinh tế cũng như chính trị tại các khu vực trọng điểm trong thời gian này. Ngày 20/02/2012 vừa qua, Iran quyết định ngừng xuất khẩu dầu sang Anh và Pháp, đã đẩy giá dầu tại NewYork tăng lên mức cao nhất trong vòng chín tháng qua.Iran cũng đe dọa sẽ ngừng nhập khẩu dầu tới Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Pháp và Hà Lan trong buổi triệu tập các đại sứ của mình tới Bộ Thương Mại vào ngày 15/02/2012 như một giải pháp nhằm bảo vệ mình trước những biện pháp trừng phạt của EU. Trước quyết định này,giá dầu thô giao sau vào tháng 3 sẽ tăng 1,97 USD lên 106,21 USD/ thùng trên sàn giao dịch. Đây là mức giá cao nhất kể từ ngày 05/05/2011. Biểu đồ giá các sản phẩm xăng dầu tại thị trường Singapore từ ngày 07/02/2012 – 07/03/2012 Tình hình dầu thế giới đầu tháng 3 năm 2012 không ngừng biến động, có thể tham khảo một vài số liệu sau: Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/02/2012, dầu thô Mỹ giao tháng 4 giảm 121 USD, xuống 108,56 USD/ thùng và duy trì xu hướng giảm xuống 107,27 USD/ thùng sau khi đóng cửa phiên giao dịch. Giá dầu thô đã tăng 9% trong tháng 2 và tăng gần 11% kể từ đầu năm 2012. Tốc độ này nhanh hơn đáng kể so với mức tăng 8,2% của cả năm 2011.Giá dầu brent giao tháng 4 cũng giảm 1,3 USD đóng cửa ở 124,17 USD/thùng và tiếp tục giảm tiếp xuống 123 USD/thùng sau giờ giao dịch. Phiên cuối tuần trước, giá dầu brent đã lên cao nhất gần 10 tháng khi giao dịch ở 125 USD/thùng.Dầu brent đã tăng 11% trong tháng 2 và tăng gần 16% trong 2 tháng đầu năm 2012. Năm 2011, giá dầu brent đã tăng 13,3%. Giá dầu giảm kéo theo khối lượng giao dịch giảm. Khối lượng giao dịch dầu thô thấp hơn 4% còn khối lượng giao dịch của dầu brent thấp hơn 7% so với mức trung bình 30 ngày. Ngày 24/02/2012 lượng cung dầu thô đã tăng 4,2 triệu thùng, vượt xa dự báo 1 triệu thùng của giới phân tích. Dự trữ xăng giảm 1,6 triệu thùng, các phế phẩm khác là 2,1 triệu thùng, cao hơn so với dự báo. Việc tăng giá đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đời sống xã hội, tác động xấu đến sản xuất kinh doanh, đến cuộc sống của hầu hết những người dân trên thế giới, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Giá xăng dầu tăng đã kéo theo giá của một loạt những mặt hàng khác trên thị trường tăng như giá của lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu cho đến những đồ dùng cấp thấp, rất nhiều các hoạt động kinh doanh và dịch vụ cung hòa chung sự tăng giá đó. Không chỉ dừng lại ở đó giá xăng dầu tăng có tác động không nhỏ đến đời sống của những người dân trên toàn thế giới cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, đặc biệt là đối với những người dân nghèo và những người có thu nhập thấp trên thế giới.Họ luôn phải đối mặt với nguy cơ lạm phát ngày càng cao, thu nhập không đủ chi trả, đảm bảo cho cuộc sống hằng ngày. Cùng với đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ngưng trệ hoặc hàng hóa bán ra thị trường rất chậm do giá tăng nhưng trong khi đó cầu về nhiều loại hàng hóa giảm đồng thời người dân thực hiện biện pháp cắt giảm chi tiêu. Họ chỉ mua những loại hàng hóa nào được xem là cần thiết nhất làm cho doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.  Qua những phân tích trên ta có thể nhận thấy rằng giá xăng dầu đang leo thang từng ngày. Giá xăng dầu biến động không ngừng và sự biến động này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. II. NGUYÊN NHÂN GIÁ XĂNG DẦU BIẾN ĐỘNG Tình hình giá xăng dầu trên thế giới và cả Việt Nam đang có chiều hướng tăng liên tục do một số nguyên nhân chủ yếu sau: • Giả thiết thứ nhất: giá xăng dầu tăng do cầu tăng. Nhận thấy ban đầu, thị trường xăng dầu cân bằng tại mức giá cân bằng P 0 và lượng cân bằng Q 0 . Do một số nguyên nhân làm đường cầu (D) dịch chuyển sang phải là (D 1 )  điểm cân bằng mới của thị trường E 1 (P 1 ;Q 1 ) đồng thời làm cho lượng cân bằng tăng từ Q 0 → Q 1 và giá tăng từ P 0 → P 1 (với P 1 > P 0 ) như đồ thị ở trên. Hay nói cách khác, khi lượng cầu về xăng tăng mà lượng cung không đổi sẽ kéo theo sự tăng giá xăng từ P 0 lên P 1 . Có một số nguyên nhân thực tế dẫn đến cầu tăng như: E 1 S D 1 Q 0 Q 1 Q D E 0 P 1 P 0 P ◘ Mỹ và nhiều nước lớn trên thế giới đang có dấu hiệu phục hồi tích cực nền kinh tế. Để thúc đẩy và phát triển kinh tế cần có nguồn nhiên liệu lớn đặc biệt là xăng dầu ◘ Nhu cầu về dầu mỏ ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đều phụ thuộc vào xăng dầu trong khi có quá ít hàng hóa hoặc quá đắt để thay thế xăng dầu Tuy nhiên như chúng ta đã biết, xăng dầu là một loại hàng hóa thiết yếu và rất hiếm hàng hóa thay thế (có chăng là xăng sinh học nhưng rất hạn chế) nên cầu co giãn ít (∆E < 1) thậm chí là không co giãn (∆E = 1) tức giá xăng dầu không ảnh hưởng đến cầu .Lượng cầu ít thay đổi “mạnh” khi giá xăng dầu tăng hoặc giảm. Cộng thêm thị trường đồng tiền chung Châu Âu Euro đang có sự biến động, chính phủ đang cắt giảm chi tiêu để khôi phục nền kinh tế nên lượng cầu về xăng sẽ giảm ở các nước này. Tuy nhiên, một số thị trường ôtô lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc lại có xu hướng tăng về lượng cầu. Từ những phân tích trên, cho thấy lượng cầu không có biến động quá lớn trên thị trường. Hay nói một cách khác giá xăng dầu tăng không phải do cầu tăng quyết định. • Giả thiết thứ hai: : giá xăng dầu tăng do cung giảm . Dự báo về thị trường xăng dầu trong tương lai I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU HIỆN NAY: 1.Thực trạng thị trường xăng dầu Việt Nam hiện nay: Xăng dầu là. giá xăng. Với tình hình khá phức tạp như vậy, để hiểu rõ hơn về thị trường xăng dầu hiện nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài tiểu luận: Những góc nhìn

Ngày đăng: 23/11/2013, 16:34

Hình ảnh liên quan

Hiện nay, tình hình xăng dầu thế giới biến động không ngừng, chủ yếu theo chiều hướng tăng - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

i.

ện nay, tình hình xăng dầu thế giới biến động không ngừng, chủ yếu theo chiều hướng tăng Xem tại trang 6 của tài liệu.
Tình hình dầu thế giới đầu tháng 3 năm 2012 không ngừng biến động, có thể tham khảo một vài số liệu sau: Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/02/2012, dầu thô  - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

nh.

hình dầu thế giới đầu tháng 3 năm 2012 không ngừng biến động, có thể tham khảo một vài số liệu sau: Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/02/2012, dầu thô Xem tại trang 7 của tài liệu.
Tình hình giá xăng dầu trên thế giới và cả Việt Nam đang có chiều hướng tăng liên tục do một số nguyên nhân chủ yếu sau:  - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

nh.

hình giá xăng dầu trên thế giới và cả Việt Nam đang có chiều hướng tăng liên tục do một số nguyên nhân chủ yếu sau: Xem tại trang 9 của tài liệu.
◘ Do tình hình bất ổn chính trị ở những nước có trữ lượng xăng dầu lớn như Trung Đông, Châu Phi như tình hình chính trị căng thẳng tại Iran, Israel,  Lybia… - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

o.

tình hình bất ổn chính trị ở những nước có trữ lượng xăng dầu lớn như Trung Đông, Châu Phi như tình hình chính trị căng thẳng tại Iran, Israel, Lybia… Xem tại trang 11 của tài liệu.
Với tình hình thế giới phức tạp đe dọa lượng cung bị giảm đi cộng với cầu không đổi làm cho giá cân bằng tăng từ P0đến P1và lượng cân bằng giảm từ Q0 đến Q1 - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

i.

tình hình thế giới phức tạp đe dọa lượng cung bị giảm đi cộng với cầu không đổi làm cho giá cân bằng tăng từ P0đến P1và lượng cân bằng giảm từ Q0 đến Q1 Xem tại trang 16 của tài liệu.
 Căn cứ theo tình hình thực tế : ♦ Dự báo thị trường thế giới:  - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

n.

cứ theo tình hình thực tế : ♦ Dự báo thị trường thế giới: Xem tại trang 18 của tài liệu.
Trong thời gian vừa qua tình hình thế giới có nhiều biến động, về chính trị, thiên tai, chiến tranh… đặc biệt là những nước đóng vai trò then chốt trong việc  cung cấp lượng dầu trên thế giới nên việc giá xăng dầu trong thời gian qua thay đổi  liên tục cũ - NHỮNG GÓC NHÌN VỀ TÌNH HÌNH XĂNG DẦU HIỆN NAY

rong.

thời gian vừa qua tình hình thế giới có nhiều biến động, về chính trị, thiên tai, chiến tranh… đặc biệt là những nước đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp lượng dầu trên thế giới nên việc giá xăng dầu trong thời gian qua thay đổi liên tục cũ Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan