BAI TUYET TRINH HOAN CHINH công ty Vinamilk

30 549 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BAI TUYET TRINH HOAN CHINH công ty Vinamilk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thuyết trình công ty Vinamilk

Phân tích báo cáo tài chính GVHD: PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VINAMILK I . Giới thiệu 1.Thông tin công ty Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập ban đầu theo Quyết định số 420/CNN/TCLD ngày 29 tháng 4 năm 1993 theo loại hình doanh nghiệp Nhà nước dưới sự kiểm soát của Bộ Công nghiệp Việt Nam. Ngày 1 tháng 10 năm 2003, Công ty được cổ phần hóa theo Quyết định số 155/2003/QĐ-BCN do Bộ Công nghiệp cấp. Ngày 19 tháng 01 năm 2006, cổ phiếu của Công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép Niêm yết số 42/UBCK-GPNY do Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 28 tháng 12 năm 2005. Giấy phép Đăng kí Kinh doanh đã được điều chỉnh nhiều lần và giấy phép Đăng ký Kinh doanh gần nhất số 0300588569 ngày 06 tháng 11 năm 2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp. Tháng 12 năm 2012, Vốn cổ phần của công ty là 8.339.557.960.000 đồng Việt Nam. - Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Tên viết tắt: VINAMILK - Logo: - Trụ sở chính: Số 10, Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh. - Điện thoại: (08) 9300 358 - Fax: (08) 9305 206 – 9305 202 – 9305 204 - Web site: www.vinamilk.com.vn - Email: vinamilk@vinamilk.com.vn 2. Tầm nhìn Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khoẻ phục vụ cuộc sống con người. 3. Sứ mệnh Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội. Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng, sáng tạo là người bạn đồng hành của Công ty và xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu của khách hàng. Nhóm 11 Page 1 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: 4. Thị trường a/ Thị trường trong nước Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa. Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay Vinamilk có một số nhà sản xuất cạnh tranh trong ngành là: Dutch Lady, Hanoimilk, Elovi, TH True Milk… Lợi thế cạnh tranh: Vinamilk tin rằng thành công đến nay và tiềm năng tăng trưởng trong lương lai nhờ sự phối hợp các thế mạnh: • Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt. • Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh • Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp. • Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy. • Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường. • Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững. • Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế. b/ Thị trường nước ngoài Công ty cũng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài: Australia, Cambodia, Philippins, USA, Irad, Kuwait, The Maldives, Trung đông, Thái Lan, UAE…. 5. Hoạt động chủ yếu của công ty: • Chế biến, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành, sữa tươi, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác; • Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên liệu; • Sản xuất, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê rang-xay- phin-hòa tan và nhiều loại hình kinh doanh khác. 6. Cơ cấu tổ chức bộ máy Vinamilk: Theo bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân có thành tích tốt nhất châu Á năm 2013 của Forbes, Nhóm 11 Page 2 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: Việt Nam có sự góp mặt của bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Forbes bình luận Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất Việt Nam, đồng thời là blue-chip trên sàn chứng khoán. Kể từ khi niêm yết năm 2006, Vinamilk đã tăng trưởng đều đặn cả về doanh thu và lợi nhuận. Tuy 2012 là năm khó khăn với hầu hết các công ty Việt Nam, doanh thu Vinamilk vẫn tăng 23% lên 1,3 tỷ USD. Trong khi đó, lợi nhuận ròng tăng gần 40% lên 280 triệu USD. Bà Mai Kiều Liên đang nỗ lực đưa sản phẩm của Vinamilk ra thị trường quốc tế và đã xuất khẩu sang 23 quốc gia. Bà đặt mục tiêu đưa Vinamilk lọt top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới với doanh thu 3 tỷ USD. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Tập đoàn có 5.000 nhân viên. II. THÔNG TIN TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VINAMILK Các báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn đã được soạn lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan tại nước CHXHCN Việt Nam. Báo cáo tài chính được soạn thảo dựa theo nguyên tắc giá gốc. 1. Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty. 1.1 Năm tài chính Năm tài chính của Tập đoàn bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12. 1.2 Hợp nhất báo cáo Năm 2012, Công ty soạn lập báo cáo tài chính hợp nhất theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. 2. Các quy định trong kế toán 2.1 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Nhóm 11 Page 3 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là tiền đồng Việt Nam và được trình bày trên báo cáo tài chính theo đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá áp dụng vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được ghi nhận là thu nhập hoặc chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.2 Hệ thống và hình thức sổ kế toán áp dụng Tập đoàn sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2.3 Tài sản cố định Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến việc có được tài sản cố định. 2.4 Khấu hao Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để giảm dần nguyên giá tài sản trong suốt thời gian hữu dụng ước tính hoặc theo thời hạn của dự án nếu ngắn hơn. 2.5 Hàng tồn kho Hàng tồn kho được thể hiện theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền và bao gồm tất cả các chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong trường hợp các sản phẩm được sản xuất, giá gốc bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chung dựa trên mức độ hoạt động bình thường. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ. Khi cần thiết thì dự phòng được lập cho hàng tồn kho bị lỗi thời, chậm lưu chuyển và bị hỏng. 2.6 Vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ Vốn chủ sở hữu bao gồm các cổ phần được phát hành. Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc phát hành thêm cổ phần hoặc quyền chọn được trừ vào số tiền thu được do bán cổ phần. Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu của Tập đoàn đã phát hành và được Tập đoàn mua lại. Khoản tiền đã trả để mua cổ phiếu, bao gồm các chi phí có liên quan trực tiếp, được trừ vào vốn chủ sở hữu đến khi các cổ phiếu quỹ được hủy bỏ hoặc được tái phát hành. Số tiền thu do tái phát hành hoặc bán cổ phiếu quỹ trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tái phát hành hay bán cổ phiếu quỹ được tính vào phần vốn chủ sở hữu. 2.7 Ghi nhận doanh thu (a) Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phần lớn những rủi ro và lợi ích về quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua. Doanh thu không được ghi nhận khi có yếu tố không chắc chắn mang tính trọng yếu về khả năng thu về các khoản tiền bán hàng hoặc về khả năng hàng bán bị trả lại. (b) Doanh thu dịch vụ Nhóm 11 Page 4 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi dịch vụ đã được cung cấp, bằng cách tính mức độ hoàn thành của từng giao dịch, dựa trên cơ sở đánh giá tỉ lệ dịch vụ đã cung cấp so với tổng khối lượng dịch vụ phải cung cấp. (c) Thu nhập lãi Thu nhập lãi tiền gửi được ghi nhận khi được hưởng trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ. (d) Cổ tức Cổ tức được ghi nhận trong kỳ kế toán khi bên được đầu tư công bố chia cổ tức. 2.8 Chia cổ tức Lợi nhuận sau thuế của Công ty được trích chia cổ tức cho các cổ đông sau khi được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt và sau khi đã trích lập các quỹ dự trữ theo Điều lệ của Công ty. Cổ tức giữa kỳ được công bố và chi trả dựa trên số lợi nhuận ước tính đạt được. Số cổ tức cuối kỳ được công bố và chi trả trong niên độ kế tiếp từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối căn cứ vào sự phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông trong Đại hội thường niên. PHẦN II: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMILK I/ PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được quy mô mà Công ty hiện đang quản lý và sử dụng cùng với sự hình thành nguồn vốn ấy như thế nào, đồng thời thấy được xu hướng biến động của chúng là tốt hay chưa tốt qua các kỳ kế toán. Để tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự biến đổi ấy chúng ta cần đi sâu xem mức độ ảnh hưởng tới các khoản mục đến tài sản và nguồn hình thành tài sản như thế nào. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Để đạt được mục tiêu trên, ta cần phân tích các chỉ tiêu sau: Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Phân tích mối quan hệ này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được cho việc sản xuất kinh Nhóm 11 Page 5 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: doanh. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của Công ty ta có mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty như sau: Đvt: triệu đồng Năm Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch 2010 9,648,170 7,964,436 -1,683,734 2011 13,413,466 12,477,205 -936,261 2012 17,451,506 15,493,096 -1,958,410 (Nguồn các Báo cáo tài chính Công ty) Trong đó: Tài sản = Tổng tài sản – Các khoản phải thu Nguồn vốn = Nguồn vốn chủ sở hữu Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng được toàn bộ các khoản trang trải về tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, cụ thể: Năm 2010 thiếu 1,683,734 triệu đồng , năm 2011 thiếu 936,261 triệu đồng và năm 2012 thiếu 1,958,410 triệu đồng so với tài sản nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn ( 73.92% năm 2010, 80.07% năm 2011 và 78.65% trong năm 2012 ).Trong cả 3 năm Công ty làm ăn hiệu quả thu được nhiều lợi nhuận, dùng lợi nhuận bổ sung vốn kinh doanh. Năm 2011 và 2012 doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn bởi các khoản phải thu tăng hơn so với năm 2010 (năm 2010 là 10.44%, năm 2011 là 13.92% tổng tài sản và năm 2012 là 11.4% tổng tài sản). Bên cạnh đó Công ty cũng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp tương đương với khoản phải thu khách hàng. Trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị kia. Hay cụ thể hơn, trong quá trình hoạt động để tạo mối liên hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng. Như vậy trong bảng cân đối kế toán lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản. Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở: tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn, nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn • Về tình hình tài sản Nhóm 11 Page 6 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: Qua bảng cân đối kế toán năm 2012 (Bảng 1 phần phụ lục) ta thấy tổng tài sản hiện công ty đang quản lý và sử dụng là 19,697,868 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 4,115,197 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 26.4%. Điều này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty tăng lên nhiều so với năm 2011 và 2010. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để duy trì và mở rộng thị trường, để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì việc mở rộng quy mô vốn kinh doanh là điều hợp lý và tất nhiên. Mức tăng 4,115,197 triệu đồng là khá cao và là điều kiện tốt cho Công ty mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Năm 2012 Công ty đầu tư 56.41% vào tài sản ngắn hạn và 43.59% cho tài sản dài hạn , năm 2011 tỷ lệ này tương ứng là 60.76% và 39.24%, tỷ lệ đầu tư tài sản cố định tăng là do công ty đầu tư xây dựng thêm nhà máy, thiết bị , mua thêm phần mềm vi tính để cải tiến quy trình quản lý, nâng cao độ chính xác của các số liệu, nhằm tiết kiệm chi phí quản lý. Từ bảng cân đối kế toán, ta thấy lượng tiền và tương đương tiền của năm 2012 giảm đáng kể, hơn một nửa so với năm 2011 (năm 2011 là 3,156,515 triệu đồng giảm xuống còn 1,252,120 triệu đồng trong năm 2012), sở dĩ năm 2012 Công ty có khoản tiền và tương đương tiền giảm như vậy (đặc biệt là tương tương tiền là các khoản tiền gửi ngân hàng có kì hạn đáo hạn dưới 3 tháng giảm 83% so với năm 2011) là do bị khách hàng chiếm dụng bởi các khoản phải thu tăng và do việc đầu tư, mở rộng quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhìn vào cơ cấu tài sản ngắn hạn, ta xác định được năm 2011 tiền, tương đương tiền và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản 41.25%. Nhưng qua tới năm 2012 thì tỷ trọng này lại nghiêng về đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho (chiếm 37.8% tổng tài sản), nguyên nhân là vì Công ty có kế hoạch không để tiền nhàn rỗi quá nhiều mà đưa vào đầu tư ngắn hạn như là gửi ngân hàng kì hạn 3 tháng hay 6 tháng để có tiền lãi nhiều hơn, mua trái phiếu do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành với mức độ rủi ro thấp, lãi suất nhất định. Về hàng tốn kho qua 3 năm không có sự biến động nhiều chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho tương đối tốt, đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất Các khoản phải thu năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010( từ 1,124,863 năm 2010 lên 2,169,205 năm 2011) do Công ty mở rộng kinh doanh, tìm thêm được nhiều khách hàng mới, qua năm 2012 có tăng nhưng không đáng kể nguyên nhân tình hình kinh tế chung gặp nhiều khó khăn, nhiều khách hàng không có tiền trả nợ làm cho khoản dự phòng phải thu khó đòi tăng lên gấp đôi so với năm 2011 vì vậy doanh nghiệp cần quan hệ với những khách hàng có vị thế tín dụng và thanh toán nợ đúng hạn để hạn chế nợ phải thu khó đòi, có chính sách chiết khấu thanh toán để thu hồi các khoản nợ sớm, đúng hạn. Tóm lại, sự biến động của tài sản ngắn hạn có liên quan đến các yếu tố như là tiền và tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Qua phân tích ở trên, những biến động này tương đối phù hợp với tình hình phát triển của công ty. • Về tình hình nguồn vốn Qua số liệu đã phân tích trên bảng cân đối kế toán, tổng nguồn vốn năm 2012 tăng so với năm 2011 là 4,115,197 triệu đồng, tỷ lệ tăng thêm là 26.41%. Nguồn vốn chịu ảnh hưởng Nhóm 11 Page 7 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: của hai yếu tố đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.Trong tổng nguồn vốn, nếu như tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu lớn thì doanh nghiệp chủ động về vốn trong kinh doanh, tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cao. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng thể hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng phát triển tốt, doanh nghiệp nhận thêm vốn góp, kinh doanh có lợi nhuận. Ngược lại, tỷ trọng nguồn vốn này giảm chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn do kinh doanh bị lỗ. Dựa vào số liệu ta thấy tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn qua hai năm có sự thay đổi đáng kể. Năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả là 26.07%, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu là 73.93% tổng nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu này là lớn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp chủ động về vốn kinh doanh, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Công ty là rất cao. Năm 2011 nợ của công ty là 19.93%, giảm so với năm 2010 bởi vì trong năm 2011 công ty không vay ngắn hạn. Năm 2012 nợ của công ty là 21.34%, trong năm 2012 công ty cũng không vay ngắn hạn nhưng khoản phải trả người bán tăng, thuế và các khoản phải trả khác tăng góp phần làm cho khoản phải trả tăng lên. Bên cạnh đó thì vốn chủ sở hữu trong năm 2012 lại tăng hơn so với 2011 và 2010 vì có sự tăng lên đáng kể của vốn góp chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, ( từ 7,964,436 triệu đồng năm 2010 và 12,477,205 triệu đồng năm 2011 lên thành 15,493,096 triệu đồng năm 2012). Sự biến động tốt đẹp về nguồn vốn trong 3 năm gần đây cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất lạc quan, tình hình tài sản và nguồn vốn khá ổn định, thu được nhiều lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty rất cao. Qua việc phân tích Bảng cân đối kế toán Công ty Vinamilk, ta thấy được việc phân bổ vốn khá hợp lý. Tuy nhiên việc phân tích chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có kết luận đúng đắn chính xác phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu khác liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, đồng thời kết hợp tình hình thị trường, khả năng hiện tại của doanh nghiệp thì mới thấy được bức tranh toàn diện của Công ty. II/ PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn: I.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hay hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn) là mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động Tổng nợ ngắn hạn Nhóm 11 Page 8 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: Bảng 1: Phân tích khả năng thanh toán hiện thời (ĐVT: triệu đồng) CHỈ TIÊU NĂM 2012 2011 2010 Tiền và các khoản tương đương tiền 1,252,120 3,156,515 613,472 Khoản phải thu 2,246,363 2,169,205 1,124,862 Hàng tồn kho 3,472,845 3,272,496 2,351,354 Tài sản ngắn hạn khác 230,006 133,434 87,854 Tổng tài sản lưu động 7,201,334 8,731,650 4,177,542 Nợ ngắn hạn 4,144,990 2,946,537 2,645,012 Khả năng thanh toán hiện thời 1.74 2.96 1.58 Chỉ số ngành 2.44 Dựa theo số liệu trên bảng tổng hợp cho ta thấy được khả năng thanh toán hiện thời năm 2012 cao hơn so với năm 2010 nhưng lại thấp hơn gần một nửa so với năm 2011, so với trung bình ngành vẫn rất thấp, điều này cho thấy: Tình hình tài sản lưu động năm 2012 giảm so với năm 2011 do giảm các khoản tiền và tương đương tiền, đồng thời nợ ngắn hạn tăng gần gấp đôi đưa đến tỷ số này thấp hơn so với năm 2011, bởi vì doanh thu năm 2012 tăng 22.8% so với năm 2011, để có mức tăng này, Công ty đã phải mua thêm nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất của các đơn hàng gia tăng, dẫn đến chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhiều hơn, theo sau đó là sự tăng lên của chi phí nhân công sản xuất và thuế phải nộp nhà nước.Các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng 40,67% trong năm 2012, Công ty phải bỏ ra gần 60% giá trị tài sản lưu động để trang trải đủ các khoản nợ đến hạn buộc Công ty phải xem xét giảm các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian kinh doanh sau, điều này thể hiện khả năng trả nợ của công ty tương đối thấp đây cũng là dấu hiệu báo trước khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ Nhóm 11 Page 9 Phân tích báo cáo tài chính GVHD: Trong những năm gần đây, doanh nghiệp cũng đã có nhiều chính sách cải thiện hơn khi ổn định các khoản phải thu, giữ mức hàng tồn kho không có nhiều biến động mạnh nhằm phòng ngừa nếu nhu cầu của thị trường có biến động công ty vẫn có thể đáp ứng kịp thời. Trong khi đó, doanh nghiệp lại thực hiện các dự án đầu tư vào tài chính ngắn hạn quá nhiều làm lượng tiền mặt giảm trầm trọng. Cụ thể khoản mục này trong năm 2012 tăng đột biến 431.13% từ 736,033 triệu đồng lên 3,909,276 triệu đồng. Dường như ban quản trị đang sử dụng nợ vay ngắn hạn để thực hiện các dự án đầu tư ngắn hạn làm cho nợ ngắn hạn của công ty tăng từ 2,946,537 triệu đồng lên 4,144,990 triệu đồng. Tổng tài sản ngắn hạn năm 2012 cũng tăng nhưng ít hơn so với khoản nợ vay ngắn hạn của công ty làm cho hệ số thanh toán hiện hành của năm 2012 giảm xuống còn 1.74%. Điều này chứng tỏ, công ty đang sử dụng nợ cho việc đầu tư, mở rộng hoạt động tài chính trong thời gian ngắn hạn, tuy nhiên vay nợ cũng cần phải có biện pháp quản lý nợ tốt hơn. Nếu chỉ đánh giá theo hệ số khả năng thanh toán hiện hành thì chưa đủ vì trong tài sản ngắn hạn có khoản mục hàng tồn kho, chuyển đổi tiền chậm. Do đó, ta cần phân tích tỷ số thanh toán nhanh để xem xét khả năng thanh toán nợ nếu không sử dụng giá trị hàng tồn kho sẽ như thế nào? I.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là thước đo về khả năng trả nợ ngay, không dựa vào việc bán các vật tư, hàng tồn kho. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng TSLĐ – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Bảng 2: Phân tích khả năng thanh toán nhanh: (ĐVT: triệu đồng) CHỈ TIÊU NĂM Nhóm 11 Page 10

Ngày đăng: 22/11/2013, 10:27

Hình ảnh liên quan

Dựa văo bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta xĩt câc chỉ tiíu doanh thu, lợi nhuận vă chi phí của Công ty Vinamilk, ta thấy được tổng lợi nhuận kế toân trước thuế của Công ty năm 2012 tăng  so với năm 2008 ( từ 1,371,313 triệu đồng tăng lín 6,929,668  tr - BAI TUYET TRINH HOAN CHINH công ty Vinamilk

a.

văo bảng kết quả hoạt động kinh doanh, ta xĩt câc chỉ tiíu doanh thu, lợi nhuận vă chi phí của Công ty Vinamilk, ta thấy được tổng lợi nhuận kế toân trước thuế của Công ty năm 2012 tăng so với năm 2008 ( từ 1,371,313 triệu đồng tăng lín 6,929,668 tr Xem tại trang 26 của tài liệu.
Phđn tích bâo câo tăi chính GVHD: - BAI TUYET TRINH HOAN CHINH công ty Vinamilk

h.

đn tích bâo câo tăi chính GVHD: Xem tại trang 26 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan