Lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

14 707 3
Lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống bài viết của em gồm các ý chính đó là: - Trình bày về những quy định chung của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và những căn cứ phát sinh - Đặc điểm của yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự - Những quy định cụ thể của pháp luật về lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Những tình huống thực tế và cách giải quyết gắn với từng trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Những hạn chế và bất cập trong quy định của pháp luật và nêu ra phương hướng điều chỉnh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong một hợp đồng dân sự được giao kết, bao giờ các bên cũng dự liệu về các hậu quả pháp lí bất lợi mà một trong hai bên phải chịu khi không thực hiện đúng hợp đồng. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều khả năng những sự kiện bất ngờ, những thiệt hại xảy ra ngoài sự thỏa thuận của hai bên. Chính vì thế mà pháp luật dân sự đặt ra chế định đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Trong 4 điều kiện phát sinh đến bù thiệt hại ngoài hợp đồng, yếu tố lỗi là yếu tố quan trọng nhưng lại có nhiều vấn đề pháp lí phát sinh xung quanh những quy định của pháp luật về yếu tố lỗi trong đền bù thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi có những thiệt hại vẫn phải đền bù ngay cả khi không có lỗi. Chính vì thế trong hệ thồng bài tập học kì môn luật dân sự Việt Nam module 2, em chọn đề tài : “Yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để làm rõ hơn những quy định của pháp luật Việt Nam về chế định quan trọng này. Hệ thống bài viết của em gồm các ý chính đó là: - Trình bày về những quy định chung của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và những căn cứ phát sinh - Đặc điểm của yếu tố lỗi trong pháp luật dân sự - Những quy định cụ thể của pháp luật về lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Những tình huống thực tế và cách giải quyết gắn với từng trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Những hạn chế và bất cập trong quy định của pháp luật và nêu ra phương hướng điều chỉnh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam - Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phát sinh trên căn cứ là hợp đồng mà dựa trên những quy định của pháp luật. Pháp luật đề ra chế định này để đảm bảo quyền lợi của người bị hại, để đảm bảo ổn định an toàn xã hội và sự quản lí của pháp luật đến mọi quan hệ xã hội. Bồi thường thiệt hại thường phát sinh do bất chợt và ngẫu nhiên, không có sự dự liệu trước như nghĩa vụ dân sự mà là do hành vi trái pháp luật nói chung và vi phạm quyền lợi của một chủ thể pháp luật dân sự nói riêng gây ra thiệt hại . Thiệt hại không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, nên chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể coi như một biện pháp khắc phục thiệt hại mà hành vi trái pháp luật gây ra nhằm khôi phục lại hoặc đền bù cho những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, tinh thần của người bị thiệt hại. Nghĩa vụ này góp phần ổn định cộng đồng và đảm bảo cho công bằng trong xã hội. - Về xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, có 4 yếu tố để xác định đó là: hành vi gây trái pháp luật, thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, yếu tố lỗi của người gây thiệt hại. - Điều 604 BLDS đã quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là: “ 1. Người nào do lỗi có ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe , danh dự, nhân phẩm , uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm, danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải gây thiệt hại ngay cả khi người đó không co lỗi thì áp dụng quy định đó.” - Như vậy, yếu tố lỗi không là yếu tố bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bởi có những trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi nhưng vẫn có trách nhiệm bồi thường. 2.Yếu tố lỗi trong Luật Dân sự Việt Nam: - Khái niệm lỗi: Lỗi trong luật dân sự được chấp nhận với khái niệm lỗi trong luật hình sự Việt Nam. Lỗi được hiểu là : thái độ, tâm lí của một người với hành vi trái pháp luật mà mình gây ra. Do đó, lỗi được thể hiện lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý và được ghi nhậ trong Điều 308 BLDS. - Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp nhận thức rõ về hành vi trái pháp luật của mình có thể gây ra thiệt hại những vẫn thực hiện hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả đó xảy ra. - Lỗi vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại cho xã hội mặc dù phải biết trước hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng tin rằng thiệt hại đó có thể ngăn chặn được hoặc không xảy ra thiệt hại. - Lỗi trong luật hình sự là một trong những yếu tố chính để xác định cấu thành tội phạm và tiến hành định tội danh nhưng trong luật dân sự, yếu tố lỗi lại không được căn cứ như luật hình sự để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vấn đề quan trọng là xác định mức độ lỗi của các bên trong tình huống thực tế. Điểm đặc biệt này ta có thể thấy rõ trong các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được trình bày dưới đây, có trường hợp người phải bồi thường lại không có lỗi. - Những nguyên tắc để xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại: + Khi xảy ra thiệt hại, chủ thể đầu tiên cần xem xét trách nhiệm bồi thường chính là chủ sở hữu. + Nếu chủ sở hữu chứng minh được rằng thiệt hại xảy ra do một trong ba điều kiện sau thì chủ sở hữu không phải bồi thường: thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người thứ ba, hoặc là do tình thế cấp thiết, sự kiện bất khả kháng mà chủ sở hữu đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn hiệu quả nhất có thể thực hiện để ngăn hậu quả xảy ra, hoăc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại. Khi nhận thức về lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có rất nhiều những ý kiến khác nhau. Điều 308 BLDS quy định về lỗi và hình thức lỗi trong pháp luật Việt Nam, và tồn tại hai ý kiến trái ngược nhau là: có hay không lỗi suy đoán trong luật dân sự Việt Nam? Theo một số ý kiến đưa ra trong các sách chuyên khảo đó là: ngoài lỗi cố ý, lỗi vô ý ra thì không thể tồn tại lỗi suy đoán, bởi hình thức lỗi là do luật định.Nhưng theo em, lỗi suy đoán không phải là một hình thức lỗi có bản chất như lỗi cố ý hay vô ý, mà lỗi suy đoán là một cách để buộc người có liên quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người bị hại. 3.Yếu tố lỗi trong các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS. 3.1:Bồi thường thiệt hại do suy đoán lỗi: Đây là một trong những điểm quan trọng và khác biệt lớn nhất của luật dân sự, đồng thời cũng là vấn đề còn tranh luận nhiều trong quá trình áp dụng luật. Bởi trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự có những điểm khác biệt căn bản: phần lớn trách nhiệm hình sự được đặt ra là giữa người có hành vi trái pháp luật hình sự với Nhà nước, nhưng trách nhiệm dân sự lại tồn tại chủ yếu giữa các chủ thể của luật dân sự, và quan trọng hơn là trong luật dân sự, chúng ta chấp nhận chế định suy đoán lỗi. Suy đoán lỗi là cách mà luật buộc một người phải có trách nhiệm trước hành vi của người thứ ba, khi người này có trách nhiệm giám hộ người gây ra thiệt hại, suy đoán lỗi ở đây là sự suy đoán người đó có lỗi với nghĩa vụ giám hộ, quản lí của mình đối với người gây thiệt hại. Khoản 3 Điều 606 quy định: “ Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ không chứng minh được rằng mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải đền bù”. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, tức là khi nhận thức được hành vi của mình và có khả năng làm chủ hành vi đó. Nhưng người không có khả năng nhận thức được hành vi thì được coi như không có lỗi trong việc thực hiện hành vi. Trong điều luật trên đã quy định về người chưa thành niên, người mất năng lực hành vu dân sự gây thiệt hại, tức là họ không có khả năng nhận thức hành vi của mình, nên không phải bồi thường mà nghĩa vụ bồi thường thuộc về người giám hộ. Người giám hộ được suy đoán lỗi do không thực hiện đúng phạm vi giám hộ của mình để người được giám hộ gây thiệt hại nên pháp luật áp dụng việc suy đoán lỗi, buộc người giám hộ phải bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại không có tài sản hay tài sản không đủ để đền bù. Như vậy, nếu người gây thiệt hại là người được giám hộ, trong thời gian học tại trường học, bệnh viện… mà gây ra thiệt hại thì người giám hộ, trường học, bệnh viện phải bồi thường. Trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được rằng mình không có lỗi khi người được giám hộ gây ra thiệt hại thì người đó không phải bồi thường. Nghĩa là người giám hộ chứng minh được trường hợp suy đoán lỗi là sai, bởi họ đã thực hiện đúng nghĩa vụ của người giám hộ nhưng người được giám hộ vẫn gây ra thiệt hại. Đây là một điểm khác biết trong việc xem xét trách nhiệm dân sự. Bởi nếu như trách nhiệm hình sự được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc cá thể hóa, thì vấn đề bồi thường thiệt hại được đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại. Trong rất nhiều trường hợp, người bồi thường lại không phải là người gây ra thiệt hại. Theo quy định trong khoản 1 Điều 309: Có hai trạng thái của hành vi có lỗi đó là: thực hiện một việc mà pháp luật cấm không được làm, hai là: không ngăn cản hậu quả xảy ra khi có đủ khả năng hoặc được pháp luật yêu cầu phải ngăn chặn hậu quả xảy ra. Như vậy, vấn đề đặt ra là: Một người có phải chịu trách nhiệm bồi thường do không hành động hay không? Theo em là có. Vì trong quan hệ bồi thường thiệt hạilỗi của chủ thể, ta còn xác định được lỗi của người không trực tiếp gây thiệt hại dưới dạng không làm một việc mà theo quy định là phải làm. Từ hành vi không làm việc phải làm đó đã gây thiệt hại cho người khác. Từ đó phát sinh trách nhiệm của người quản lí, người giám hộ cho người không có năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, hoặc trong trường hợp pháp nhân không có lỗi trước một hành vi gây thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và hành vi đó gây thiệt hại khi người này đang làm nhiệm vụ theo đúng hợp đồng với pháp nhân chứ không phải thực hiện hành vi này với tư cách cá nhân. 3.2: Bồi thường thiệt hại khi có lỗi của người bị thiệt hại: Đây là một chế định quan trọng nhưng lại có nhiều vấn đề liên quan còn chưa được rõ ràng của pháp luật. Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi thì trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? Trách nhiệm bồi thường được xử lí như thế nào để đảm bảo lợi ích hợp pháp cho cả hai bên? Điều 617 quy định: “ Khi người thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.” Sự đánh giá mức độ lỗi để áp dụng biện pháp bồi thường với người thiệt hại đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức bồi thường.Theo quy định trên, lỗi của người bị thiệt hại không cần xác định là hình thức lỗi cố ý hay vô mà lỗi được hiểu theo nghĩa hoàn toàn thuộc về người bị thiệt hại. Để áp dụng được đúng Điều 617 trong trường hợp phát sinh thực tế ta thấy có những điểm đáng chú ý đó là: - Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị hại thì người gây ra thiệt hại không phải bồi thường. Lỗi của người bị thiệt hại có thể là cố ý hay vô ý, nhưng để xác định được rằng hậu quả xác định xảy ra do sự biến pháp lí chính là hành vi chứa đựng lỗi của người bị thiệt hại thì tất nhiên dù có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng người gây thiệt hại không phải bồi thường. - Cũng theo Điều 617, ta thấy phát sinh một quy định là hỗn hợp lỗi – cả bản thân người bị thiệt hại và người gây ra thiệt hại đều có lỗi. Nhưng Điều 308 BLDS chỉ quy định về lỗi cố ý và lỗi vô ý, vậy Điều 617 được áp dụng như thế nào? Yếu tố lỗi tự bản thân nó không tồn tại độc lập với các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà có quan hệ mật thiết với hậu quả khách quan, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì hình thức lỗi không ảnh hưởng đến mức độ bồi thường và trách nhiệm bồi thường của người đó. Người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay vô ý thì đều phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do những hành vi của mình gây ra, chứ không vì người gây thiệt hạilỗi cố ý hay vô ý mà mức độ bồi thường được giảm bớt. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định cho những trường hợp mức bồi thường được giảm bớt : Người gây thiệt hạilỗi vô ý, nhưng thiệt hại gây ra quá lớn so với điều kiện kinh tế của họ, hoặc cả hai bên đã có thỏa thuận về giảm mức bồi thường. - Trong Điều 617, có quy định là xác định mức độ lỗi của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại để xác định mức bồi thường của người gây thiệt hại khi người bị thiệt hại cũng có lỗi. Nhưng trong pháp luật Việt Nam cả dân sự hay hình sự đều không quy định về mức độ lỗi như thế nào là nặng hay nhẹ mà chỉ quy định về lỗi cố ý, lỗi vô ý, tức là nói đến thái độ tâm lí và khả năng nhận thức về hành vi của chủ thể khi thực hiện hành vi đó. Điều 617 đặt ra vấn đề về mức độ lỗi có phần không hợp lí khi không có quy định nào cụ thể cho mức độ lỗi trong pháp luật nước ta. Nhưng đây lại là một trong những trường hợp khá phổ biến về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Việt Nam. Vậy nên, có thể chúng ta phân biệt bằng các hình thức lỗi: lỗi vô ý do quá tự tin, vô ý do cẩu thả, lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp… Trong một số trường hơp nhất định thì lỗi cố ý thương gây hậu quả nghiêm trọng hơn lỗi vô ý và trong luật cũng quy định việc giảm mức bồi thường thiệt hại chỉ là trong trường hợp người đó vì lỗi vô ý mà gây hậu quả và mức bồi thường có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người đó. 3.3: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp nhiều người cùng có lỗi: Nhiều người cùng có lỗi là khi ta xác định được các cá nhân tham gia vào tình huống này cùng có lỗi trong việc gây ra hậu quả, còn mức độ lỗi như thế nào ta phải xem xét dựa trên hành vi và mức độ thiệt hại cũng như vai trò của từng hành vi dẫn đến hậu quả xảy ra. Điều 616 quy định : “ Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của từng người tùy thuộc vào mức độ lỗi của mỗi người, nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.” Điều 616 lại đặt ra tình huống bồi thường thiệt hại dựa trên mức độ lỗi của người gây thiệt hại. Và trong Điều 616, ta quan tâm đến vấn đề: như thế nào có thể xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có những hành vi gây thiệt hại không cùng tính chất, đặc biệt là trong các vụ án đồng phạm. Ví dụ như : A và B cùng đến nhà chị T để ăn trộm. Thấy chị T đang ngủ, A nảy ra ý định hiếp dâm chị T trong khi B đã bỏ đi. Hành vi của A là hành vi phạm tội riêng biệt mà B không hề biết. Hành vi này so với hành vi trộm cắp tài sản là không có liên quan đến nhau, nên B chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trộm cắp tài sản gây ra chứ không phải chịu trách nhiệm về tội hiếp dâm cũng như không phải bồi thường cho chị T. Nhưng vấn đề đặt ra trong tình huống cụ thể là: nếu B biết hành vi hiếp dâm của A và không có hành vi ngăn cản thì B có lỗi trong tình huống đó không và B có phải bồi thường thiệt hại cho chị T không? Nếu có thì mức bồi thường như thế nào? Theo em thì B không có lỗi trong tình huống bản thân B biết hành vi mà A làm. Hành vi hiếp dâm không cùng tính chất với tội trộm cắp, B phải bồi thường thiệt hại do hành vi trộm cắp tài sản gây ra. Ý muốn chị T bị hiếp dâm không nằm trong ý chí của B, cũng như B không nhận thức được sự nghiêm trọng của hành vi và B không có hành vi hiếp dâm. Nếu bắt B phải liên đới trách nhiệm bồi thường cho chị T sẽ gây nên sự bất công trong truy cứu trách nhiệm bồi thường với A và B. Hiểu theo 616 thì những người có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại chỉ khi họ cùng thực hiện một công việc nhất định. 3.4 Bồi thường thiệt hại khi không có lỗi của người có trách nhiệm bồi thường: Trong bốn điều kiện để xác định trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, yếu tố lỗi được loại trừ trong hai trương hợp duy nhất: khoản 3 Điều 623: trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên và Điều 624: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường. - Khoản 3 Điều 623 quy định: Chủ sở hữu, người đang chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường ngay cả khi không có lỗi trừ các trường hợp sau đây: a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị hại b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp tình thế cấp thiết hoặc tình thế bất khả kháng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng này, chủ sở hữu hoặc người đang chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ ngay cả khi không có lỗi chỉ trừ hai tình huống mà đã được luật loại trừ trách nhiệm đền bù đó là: khi chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ chứng minh được lỗi hoàn toàn do người bị hại, lỗi do người thứ ba hoặc trong tình thế bất khả kháng, tình thế cấp thiết mà chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp đã dùng mọi biện pháp khắc phục để hậu quả không xảy ra nhưng cuối cùng hậu quả vẫn xảy ra. Không thể áp dụng nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại để buộc chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường trong trường hợp này. Chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp phải bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại ngay cả khi họ không có lỗi, tức là bản thân chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ đó không biết hoặc không buộc phải biết về nguy cơ gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ trong thời gian hoạt động và sử dụng bình thường. Nếu nói rằng yếu tố lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu trong khoản 3 Điều 623 không có, tức là một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã bị mất đi mà vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không chính xác. Bởi theo em, yếu tố lỗi được ghi nhận trong khoản 3 Điều 623 cần được nhìn nhận dưới góc độ khác đó là : khả năng của chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ ý thức được nguy cơ gây thiệt hại cho người khác, chính vì thế mà những nguồn nguy hiểm cao độ hiện nay đều được Nhà nước quản lí. Hành vi sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phải là hành vi trái pháp luật nhưng bản thân nó có khả năng gây thiệt hại nằm ngoài ý thức chủ quan của chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp nên chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp cần có sự ràng buộc trách nhiệm với hành vi mà pháp luật không cấm đó. Có nghĩa là 4 điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều có, nhưng cách nhìn nhận các yếu tố ấy thì không giống như các điều khoản khác của BLDS. Lỗi trong khoản 3 Điều 623 không phải là ý thức tâm lí của chủ thể với hành vi trái pháp luật của mình, bởi hành vi sở hữu va chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ là hành vi pháp luật không cấm. Nhưng khi đã chiếm hữu hợp pháp hay sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ, pháp luật buộc người đó phải có ý chí trong việc gánh chịu những hậu quả pháp lí bất lợi từ nguồn nguy hiểm cao độ, bởi bản thân nguồn nguy hiểm cao độ có nguy cơ đem đến những thiệt hại do tính chất nguy hiểm của nó. Chính vì thế, chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại khi không có lỗi trong trường hợp: nguồn nguy hiểm cao độ hoạt động bình thường và gây ra thiệt hại mà không có sự can thiệp hay ý chí của người khác. Ví dụ như : máy bay bốc cháy dù người phi công đang điều khiển bình thường, xe máy đứt phanh dù không có sự can thiệp từ bên ngoài… - Bồi thường thiệt hại theo Điều 624 khi gây ô nhiễm môi trường mà không có lỗi của chủ thể. Ta thấy rằng: môi trường là điều kiện sinh sống bình thường của một tập hợp dân cư và sinh vật. Hành vi gây ô nhiễm môi trường không cần yếu tố lỗi cố ý hay vô ý đều buộc chủ thể có trách nhiệm bồi thường để đảm bảo quyền lợi của cộng đồng và Nhà nước. Lỗi là ý thức hay trạng thái tâm lí của người gây ra thiệt hại, nhưng trong hành vi ô gây ô nhiễm môi trường thì bản thân chủ thể không cần đòi hỏi về yếu tố lỗi mà đề ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương tự như khoản 3 Điều 623. 4. Những tranh chấp thực tế phát sinh từ trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Vụ án 1: Bồi thường thiệt hại do suy đoán lỗi. Năm 1996, tại thành phố Tam Kì tỉnh Quảng Nam có một mảnh đất rộng 600m2 và được UBND xã sở tại cho bà Nguyễn Thị Ngọc Tú và ông Trần Quang Dũng thuê mỗi người 300m2 trong vòng 8 năm để xây của hàng chuyên cung cấp hàng hóa tiêu dùng cho huyện. Nhà bà Tú bán đồ lương thực, thực phẩm, còn nhà ông Dũng bán đồ điện dân dụng. Hai nhà kho ở cạnh nhau. Ngày 3/7/1998, một ngọn lửa không rõ nguyên nhân đã thiêu trụi nhà ông Dũng và cháy lan sang nhà bà Tú và không thể kiểm soát được. Năm 1999, bà Tú làm đơn khởi kiện yêu cầu ông Dũng bồi thường thiệt hại cho bà. Năm 2002, Tòa án nhân dân huyện mở phiên tòa sơ thẩm và quyết định bác đơn yêu cầu của bà Tú vì qua quá trình điều tra không rõ được nguyên nhân cháy. Bà Tú đã gửi đơn kháng cáo. Đến năm 2004, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm vụ án trên của bà Tú, nhưng không điều tra được nguyên nhân cháy nên bác đơn yêu cầu của bà. Năm 2006, Tòa án nhân dân tỉnh xử phúc thẩm vụ án trên đã áp dụng nguyên tắc suy đoán lỗi của ông Dũng trong vụ án và đưa ra phán quyết yêu cầu ông phải bồi thường thiệt hại cho bà Tú là 185.000.000 đồng. Trong vụ án trên ta thấy: nguyên nhân cháy không điều tra được và cơ quan tố tụng không đủ bằng chứng để cho rằng nguyên nhân cháy là từ nhà của ông Dũng. Tòa án nhân dân tỉnh khi thụ lí vụ án cho rằng: ngọn lửa bốc cháy bắt đầu từ nhà ông Dũng, mà ông lại không đưa ra được căn cứ nào để chứng minh rằng việc nhà ông bị cháy là do hoàn cảnh bất khả kháng hoặc do các sự kiện bất ngờ, cũng không chứng minh được rằng bà Tú có lỗi trong việc để lửa cháy lan sang nhà bà ( hai cửa hàng ở ngay kề nhau), hoặc không đưa ra bằng chứng cho thấy có hành vi có lỗi của người thứ ba làm bùng phát ngọn lửa. Hơn nữa, gia đình ông Dũng buôn bán đồ điện gia dụng, đều là những vật dụng dễ cháy nên Tòa án sử dụng biện pháp lỗi suy đoán để buộc ông Dũng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Tú. Vụ án 2: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: - Anh A đang điều khiển xe máy với vận tốc 30km/h đi ngược chiều với anh B. Một hòn đá nhỏ dưới bánh xe của anh A khi anh B đi qua đã bắn vào mắt anh, gây tổn hại đến sức khỏe là 10%. Anh B yêu cầu anh A bồi thường về sức khỏe cho mình vì thiệt hại xảy đến cho anh B là do nguồn nguy hiểm cao độ tức là do xe máy của anh A gây nên. Nhưng trong tình huống này, anh A không có trách nhiệm bồi thường cho anh B bởi thiệt hại xảy ra là do anh B gặp rủi ro chứ không phải do nguồn nguy hiểm cao độ của anh A. Anh A tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, đồng thời quá trình vận hành bình thường chiếc xe máy của anh không mang đến thiệt hại cho anh B. Anh B bị tổn hại sức khỏe là do một hòn đá khi anh A đi qua, bánh xe đã khiến hòn đá đó bắn vào mắt anh nhưng anh không thể yêu cầu anh A bồi thường được. - Giả sử: Anh A đang điều khiển xe máy trên đường cao tốc với vận tốc 90 km/h thì xe bị gẫy phanh và đâm vào anh B gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản. Bản thân anh A không hề có lỗi trong trường hợp này, nhưng anh là chủ sở hữu chiếc xe máy, và chiếc xe gây thiệt hại trong khi đang hoạt động và thuộc sự sở hữu của anh A. Dù không có lỗi nhưng anh A vẫn phải bồi thường thiệt hại cho anh B. - Có ví dụ khác về nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại nhưng hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại: Nhà ông K có con chó rất dữ, ai đến nhà cũng đều được ông căn dặn cẩn thận vì con chó rất to và hung bạo. Ông K đã đóng cũi và trông nom nó cẩn thận. Một hôm, P đến nhà ông K thì ông đi vắng. Con chó đang ở trong cũi thấy người lạ liền sủa rất to. P biết rằng con chó dữ, nhưng thấy ông K đã nhốt nó vào trong cũi, bèn lấy đá ném trêu chó. Con chó húc gẫy cửa cũi và cắn P bị thương vào chân. Gia đình P yêu cầu ông K phải bồi thường thiệt hại cho con mình. Nhưng ông K cho rằng ông không phải bồi thường vì hoàn toàn là lỗi của P. P biết là con chó rất dữ và có khả năng cắn người, còn ông đã thực hiện các biện pháp để đảm bảo việc trông giữ nó. Lỗi hoàn toàn của người bị thiệt hại thì ông không có nghĩa vụ bồi thường là chính xác. Vụ án 3: Bồi thường thiệt hại do người của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra: Hoàng Văn C là Công an thuộc Tổ Công an phòng chống tội phạm ma túy của huyện Y, tỉnh N. Ngày 04/05/2008, C đang truy bắt T- một đối tượng buôn ma túy mà Công an tỉnh có lệnh truy nã với các tội danh nguy hiểm như buôn bán ma túy, bắt cóc trẻ em, buôn bán trẻ em qua biên giới. C đang đuổi bắt T thì T bất ngờ rẽ xe vào một con đường mòn. C đuổi theo và đâm vào bà A đi ngược chiều, gây thiệt hại về tài sản cho bà A là 15.000.000 đồng. Bà A sau đó có yêu cầu C phải bồi thường thiệt hại cho mình. Trong trường hợp gây thiệt hại của C, ta thấy C gây thiệt hại khi đang thi hành nhiệm vụ của mình. Nhưng hành vi gây thiệt hại của C lại không mang yếu tố quyền lực Nhà nước mà chỉ là hành vi cá nhân của C. Do đó, cơ quan của C không có trách nhiệm phải bồi thường cho bà A, C phải bồi thường cho bà A. Vụ án thứ 4: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại cũng có lỗi: . về lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Những tình huống thực tế và cách giải quyết gắn với từng trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. người bị hại. 3.Yếu tố lỗi trong các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của BLDS. 3.1 :Bồi thường thiệt hại do suy đoán lỗi: Đây là một trong những

Ngày đăng: 21/11/2013, 18:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan