Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen

27 2.2K 7
Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng việt (qua hành vi khen và tiếp nhận lời khen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, thạc sĩ, tiến sĩ, cao học, đề tài

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ HÀ ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT (QUA HÀNH VI KHEN TIẾP NHẬN LỜI KHEN) Chuyên ngành: Lí luận ngôn ngữ Mã số: 62 22 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013 1 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Văn Khang 2. PGS.TS Nguyễn Thị Lương Phản biện 1: GS.TSKH. Lý Toàn Thắng Phản biện 2: GS.TS. Lê Quang Thiêm Phản biện 3: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam vào hồi…… giờ…… phút, ngày…… tháng…… năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Viện Ngôn ngữ học 2 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Bài báo khoa học: 1. Câu hỏi trong thơ trữ tình, t/c Ngôn ngữ, số 10. 2002, tr. 59 – 67 (đồng tác giả). 2. Đại từ nghi vấn “Ai” với việc biểu thị hành vi hỏi trong ca dao tỏ tình của người Việt, t/c Khoa học, số 2. 2008, ĐH Sư Phạm Hà Nội, tr. 53 - 59. 3. Thử thiết kế bộ giáo trình dạy tiếng Việt mới cho người nước ngoài, t/c Ngôn ngữ 12/2009, tr. 56 - 66 (đồng tác giả). 4. Một số vấn đề về hành vi khen giới, t/c Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2/2011, tr. 43- 47. 5. Tiếp nhận lời khen của những người nổi tiếng qua hình thức giao lưu trực tuyến từ góc độ giới, t/c Ngôn ngữ, số 5/2012, tr. 66 - 76. 6. Yếu tố giới trong lời khen tại các chương trình giao lưu trực tuyến giữa người hâm mộ nghệ sĩ, t/c Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2/2013, tr.77 – 84. (* t/c Ngôn ngữ & đời sống, số 3/2013 đã đăng đính chính thay giới tính bằng giới). 7. Chiến lược giao tiếp xưng hô trong giao lưu trực tuyến giữa người hâm mộ với nghệ sĩ từ góc độ giới (qua hành vi khen hồi đáp khen), Hội thảo ngữ học toàn quốc, do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế tổ chức ngày 26.4.2013. Đề tài: 8. Tiếng Việt cho người nước ngoài (trình độ A), dự án Coursware, World Bank & ĐHSPHN, 2005 – 2007 (tham gia). 9. Xây dựng đề cương bài giảng tiếng Việt cho người nước ngoài trên cơ sở khảo sát một số giáo trình hiện có ở Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường 2008 - 2009, ĐHSPHN (chủ nhiệm). 10. Lỗi ngữ pháp của người nước ngoài khi học tiếng Việt cách khắc phục, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường 2009 - 2010, ĐHSPHN (tham gia). 11. Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt hiện nay qua hành vi khen, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường 2011 – 2012, ĐHSPHN (chủ nhiệm). 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Trong đời sống hằng ngày của con người, khen cùng với chê làm thành một trong những cặp phổ biến về ứng xử giao tiếp. Đối với khen, điều quan trọng là hiệu quả của chúng trong mối tương tác giữa người khen người tiếp nhận lời khen: từ phía người khen, đó là khen ai, khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái gì khen như thế nào; từ phía người được khen, đó là thái độ tiếp nhận cách tiếp nhận lời khen. Tất cả sự tương tác ấy được biểu thị chủ yếu bằng ngôn từ. Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi khen được nghiên cứu theo quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội. Theo hướng này, với tư cách là biến thể, khen tiếp nhận lời khen được xem xét dưới tác động của các biến xã hội như tuổi, giới, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn, . của người khen người tiếp nhận lời khen. 1.2. Giới theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội là một trong những biến xã hội quan trọng tác động vào hoạt động giao tiếp của con người. Theo đó, giới tác động vào hành vi khen tiếp nhận lời khen. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù hành vi khen được nghiên cứu nhiều, nhưng ở Việt Nam lại chưa có một đề tài, luận án nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về tác động của nhân tố giới đối với hành vi khen tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Việt qua hành vi khen cách tiếp nhận lời khen làm đề tài luận án. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI KHEN TIẾP NHẬN LỜI KHEN TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay, một trong những thành công lớn nhất của ngôn ngữ học xã hội ở phương Tây là nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới (còn được gọi là phương ngữ giới/giới tính). Theo đó, hành vi khen tiếp nhận lời khen là một trong những nội dung rất được quan tâm. Có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu về nội dung này như sau: 1) Thứ nhất, về mức độ sử dụng hành vi khen của mỗi giới Trong tương quan so sánh tần suất sử dụng lời khen giữa hai giới, phụ nữ có xu hướng thực hiện hành vi khen nhiều hơn nam giới khen nhiều đối với người cùng giới (phụ nữ khác); những khác biệt trong hành vi khen giữa nam nữ xuất phát từ mục đích sử dụng lời khen khác nhau; 2) Thứ hai, về chủ đề khen của mỗi giới. Về mặt lí thuyết chủ đề có thể khen là một phạm vi vô hạn. Tuy nhiên, trong thực tế, phần lớn các lời khen chỉ tập trung vào một số chủ đề quen thuộc như: vẻ bề ngoài, khả năng, công việc, vật sở hữu hay một vài khía cạnh về nhân cách; 4 3) Thứ ba, về cách khen của mỗi giới. Có sự khác biệt rõ rệt về giới trong việc lựa chọn sử dụng cấu trúc khen giữa hai giới, trong đó chú ý tới tần số xuất hiện cao (lặp đi lặp lại) của một số tính từ động từ. Đáng chú ý là, tại Trung Quốc có luận án tiến sĩ của Lại Canh Sơn (Lai Gengshan) bằng tiếng Anh được xuất bản thành sách: "Aprroaching Gender in Chinese Compliments" (Nghiên cứu giới tính trong lời khentiếng Hán; 2007). Luận án đã khảo sát những khác biệt về sử dụng lời khen của nam giới nữ giới ở ba cộng đồng là trường học, làng xã công nhân (tuy nhiên, với ba cộng đồng này, tác giả cũng chỉ nghiên cứu trường hợp). 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1) Ở Việt Nam cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề giới trong hành vi khen tiếp nhận lời khen. Đáng chú ý là hai luận án tiến sĩ: Nguyễn Quang (1999) về “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt- Mỹ trong cách thức khen tiếp nhận lời khen” Trần Kim Hằng (2011) về “Văn hóa ứng xử của người Việt người Anh: những cặp thoại phổ biến(khen hồi đáp khen)”. Điểm giống nhau của hai công trình này là, coi giới là một trong các biến xã hội tác động đến hànhvi khen đặt giới trong mối quan hệ với các biến khác như tuổi, nghề nghiệp, địa vị xã hội,… để khảo sát. Tuy nhiên, do chỉ là một nội dung nhỏ trong nhiều nội dung lớn, nhất là lại nhằm đối chiếu với tiếng Anh nên các nhận xét đưa ra mới chỉ dừng lại ở nhận định chung chung nghiêng về xã hội học, trong khi đó, các nội dung quan trọng mang tính ngôn ngữ học như các biểu thức khen, các biểu thức tiếp nhận lời khen, . thì chưa được đề cập đến. 2) Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Lan Anh (2005) “Lời khen cách thức tiếp nhận lời khen với giới tính trong giao tiếp tiếng Việt” đã tiến hành khảo sát “100 cộng tác viên thuộc những thành phần xã hội khác nhau về nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác khu vực địa lí”, từ đó đưa ra một số nhận xét về chủ đề khen, cách khen của mỗi giới. Tuy nhiên, do luận văn hướng chủ yếu vào lịch sự, mà bản chất của hành động khen là lịch sự, nên những nhận xét cũng mới chỉ dừng lại ở “đặc tính chung”. 3. MỤC ĐÍCH NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giớihành vi khen tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt, luận án góp phần vào minh chứng cho lí thuyết của ngữ dụng học về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới, đồng thời góp phần vào nghiên cứu đặc điểm của giao tiếp tiếng Việt nói chung, từ góc độ giới nói riêng. Nhiệm vụ: 1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ liên quan đến ngữ dụng học (như lí thuyết hành vi 5 ngôn ngữ) liên quan đến ngôn ngữ học xã hội (như mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới); 2) Đưa ra một cái nhìn tổng thể về hành vi khen trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung tiếng Việt nói riêng bằng cách phân tích, khảo sát chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ giới của hành vi khen tiếp nhận lời khen trong giao tiếp tiếng Việt; 3) Khảo sát, nghiên cứu hai trường hợp cụ thể: a) Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ giớihành vi khen cách tiếp nhận lời khen của người hâm mộ với nghệ sĩ; b) Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ giớihành vi khen cách tiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của của con người. 4. PHƯƠNG PHÁP THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp thủ pháp sau: 1) Phương pháp thủ pháp của ngôn ngữ học xã hội phỏng vấn sâu, nhập thân vào vai giao tiếp, quan sát điều tra bằng anket; 2) Cách nghiên cứu trường hợp; 3) Các phương pháp thủ pháp khác như phân tích diễn ngôn, quy nạp, diễn dịch, thống kê, miêu tả, phân tích hệ thống. 5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận án này là hành vi khen, tiếp nhận lời khen được biểu hiện bằng ngôn từ (bằng lời). Các biểu hiện bằng cử chỉ (phi lời) như bắt tay, mỉm cười, ra dấu hiệu, nháy mắt, . tạm gác lại, không được xem xét đến trong luận án này. Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu theo bằng hai nguồn là giao tiếp nói giao tiếp viết. Nguồn tư liệu của luận án là các cuộc giao tiếp hiện nay. 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Về mặt lí luận, luận án muốn góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ nói chung giao tiếp tiếng Việt nói riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. Tách nhân tố giới ra thành một biến xã hội để nghiên cứu về khen hồi đáp khen, luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới, một hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại. Về mặt thực tiễn, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt dưới tác động của nhân tố giới. Thông qua hành vi khen tiếp nhận lời khen có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Việt cũng như những thay đổi trong cách nhìn nhận về giới của người Việt. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo Phụ lục, nội dung chính của luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Cơ sở lí thuyết; Chương 2. Đặc điểm hành vi khen tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới; Chương 3. Đặc điểm hành vi khen tiếp nhận lời khen trong 6 tiếng Việt từ góc độ giới: trường hợp người hâm mộ đối với nghệ sĩ; Chương 4. Đặc điểm hành vi khen tiếp nhận lời khen trong tiếng Việt từ góc độ giới: trường hợp đối với hình thức bên ngoài của con người. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. VẤN ĐỀ GIỚI TRONG NGÔN NGỮ 1.1.1. Xung quanh thuật ngữ “giới tính” “giới” 1.1.1.1. Từ “giới tính”, “giới” trong đời sống xã hội Xung quanh hai thuật ngữ “giới tính”, “giới” mối quan hệ giữa chúng hiện có những quan niệm khác nhau. 1.1.1.2. Giới với tư cách là một thuật ngữ chuyên ngành Vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX, ở các nước nói tiếng Anh xuất hiện một ngành khoa học về gender (giới), sau đó lan toả sang các quốc gia khác. Ở Việt Nam, ngành khoa học này bắt đầu được chú ý vào những năm 80 của thế kỉ XX. Khác với giới tính, giới không phải là cái mà con người sinh ra là đã có, không phải cái mà con người sở hữu mà là cái mà con người phải hành động, xử sự trong các hoạt động xã hội chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũng như tự giáo dục. 1.1.1.3. Thuật ngữ “giới tính”, “giới ” trong Ngôn ngữ học xã hội Ngôn ngữ học xã hội sử dụng các thuật ngữ: sex, sexism, gender, gender and sex, sex and gender. Tương ứng với chúng, tiếng Việt sử dụng giới tính, giới. Để thống nhất cách gọi, luận án này sử dụng thuật ngữ giới. 1.1.2. Giới với tư cách là biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ 1.1.2.1. Những nội dung nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ giới Với cách nhìn trong xã hội có bao nhiêu nhóm xã hội thì tương ứng với chúng là bấy nhiêu phương ngữ xã hội (sociatal dialect), giới là một biến xã hội (variable) quan trọng đối với nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội được gọi là “phương ngữ giới” với hai nội dung lớn: 1) Những đặc điểm về giới được thể hiện trong ngôn ngữ; 2) Vai trò của ngôn ngữ đối với việc chống kì thị về giới, nhằm tạo ra sự bình đẳng giới. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới 1) R.Lakoff là người đi tiên phong đặt nền móng cho nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới đã tập trung nghiên cứu hai vấn đề trên: Thứ nhất, nghiên cứu ngôn ngữ để nói về mỗi giới ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng, trong đó chú trọng tới phong cách ngôn ngữ giới nữ, Lakoff đã đề xuất một nhóm những đặc trưng nổi bật về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa phong cách diễn đạt để nhận diện ngôn ngữ của phụ nữ; Thứ hai, nghiên 7 cứu sự kì thị được thể hiện trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp phần vào phong trào nữ quyền (sự bình đẳng nam nữ). 2) Các nghiên cứu tiếp theo đã vận dụng, phát triển những luận điểm cơ bản về mối quan hệ giữa ngôn ngữ giới của R.Lakoff vào nghiên cứu ở từng ngôn ngữ cụ thể gắn với đặc điểm văn hóa dân tộc của ngôn ngữ đó. 1.2. HÀNH VI KHEN TIẾP NHẬN LỜI KHEN 1.2.1. Một số vấn đề về hành vi ngôn ngữ 1.2.1.1. Khái niệm “hành vi ngôn ngữ” Hành vi ngôn ngữ (speech act; còn gọi là: hành động ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói, .) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. Theo J. Austin (1962) khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là đồng thời thực hiện 3 hành vi: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi mượn lời (perlocutionary act) hành vi tại lời (illoccutionary act). Ngữ dụng học chú trọng tới hành vi ở lời, theo đó, J. Austin đã chia hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm gồm: phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử .Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J.Austin, J.Searle đã tiến hành xây dựng một bộ tiêu chí dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ để phân loại hành vi ngôn ngữ. 1.2.1.2. Hành vi ngôn ngữlời gián tiếp Trong giao tiếp ngôn ngữ, có một thực tế là người giao tiếp sử dụng bề mặt hành vilời này nhưng lại nhằm hiệu quả cho một hành vilời khác, đó là hiện tượng sử dụng hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp. “Một hành vilời được thực hiện gián tiếp thông qua sự thực hiện một hành vilời khác sẽ được gọi là hành vi gián tiếp” [ Searle, Gordon & Lakoff]. 1.2.2. Hành vi khen 1.2.2.1. Khái niệm “khen” Khenhành vi phổ quát của nhân loại, theo đó, hành vi ngôn ngữ khen cũng là một trong những hành vi phổ quát cho mọi ngôn ngữ. Theo Holmes, khenhành vi ngôn ngữ thể hiện một cách rõ ràng hay ngầm ẩn sự đánh giá cao đối với ai đó về tính cách, tài sản, kĩ năng,… mà cả người nói lẫn người nghe đều công nhận mặt tích cực đó. Xếp khen (praise) thuộc một trong 37 nhóm (nhóm 16/37), Weirzbicka cho rằng, lời khen là sự kết hợp của những đánh giá tích cực, những cảm xúc thú vị, tình cảm ngầm chứa mong muốn làm người khác hài lòng. Tuy nhiên, là “một kĩ năng ngôn ngữ xã hội phức tạp” ( Homles) nên thực tế cho thấy, nhiều khi hành vi khen có một “góc tối” có cũng tiềm ẩn nguy cơ trở thành hành vi đe dọa thể diện. 1.2.2.2. Mục đích, chức năng của hành vi khen 8 Hành vi khen có thể có những mục đích, chức năng ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn, Herbert, Wolson, Holmes, Manes, . đều cho rằng, lời khen trong tiếng Anh Mĩ chủ yếu nhằm mục đích thiết lập tăng cường mối quan hệ giữa người trao (khen) người nhận (được khen). Theo Wolfson Manes, bằng cách thực hiện hành vi khen, người khen đã thể hiện sự nhất trí ngưỡng mộ đối với người được khen tạo ra sự hòa hợp giữa những người tham gia hội thoại. Theo Brown Levinson, hành vi khen có thể được nhìn nhận như một chiến lược lịch sự. Hành vi khen cũng được sử dụng một cách thường xuyên với mục đích giảm bớt sự phê bình. 1.2.2.3. Chủ đề khen sự thể hiện bằng ngôn từ Về lí thuyết, có thể thấy, cái gì cũng có thể khen được, tuy nhiên, trên về thực tế thì lại tùy thuộc vào mỗi dân tộc. Chẳng hạn, theo Levine, người Mĩ thường khen về ngoại hình, cá tính, thành viên trong gia đình, khả năng, vật sở hữu, thức ăn các bữa ăn. Theo Holmes, đa số các lời khen đều đề cập đến ngoại hình, khả năng hay kĩ năng, vật sở hữu, một vài yếu tố liên quan đến cá tính hay sự thân thiện. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả của Trường Đại học Minnesota , chủ đề khen có thể gồm 3 loại chính là: hình thức bề ngoài, cách thể hiện, khả năng, kĩ năng cá tính (ít phổ biến nhất) . 1.2.3. Hành vi tiếp nhận lời khen 1.2.3.1. Khái niệm “tiếp nhận lời khen” Tiếp nhận lời khen (hồi đáp khen) là hành động phản ứng lại đối với hành vi khen của một người nào đó trong quá trình giao tiếp. Cách tiếp nhận lời khen thường là: bằng lời, bằng các yếu tố phi lời (còn gọi là ngôn ngữ cử chỉ) hoặc kết hợp cả hai, hoặc có thể là “khoảng trống” (im lặng), . Từ góc độ tương tác hội thoại, Pomerantz các tác giả khác cho rằng, hành vi tiếp nhận lời khen một mặt phụ thuộc vào hành vi khen, mặt khác phụ thuộc vào các nhân tố văn hoá xã hội cũng như cách tổ chức ngôn từ tiếp nhận lời khen ở mỗi ngôn ngữ. 1.2.3.2. Mục đích, chức năng của hành vi tiếp nhận lời khen Hành vi tiếp nhận lời khen nhằm những mục đích như: thể hiện niềm vui, niềm tự hào, sự khẳng định đối với kết quả đã đạt được (như nội dung khen); củng cố duy trì sự đoàn kết giữa những người tham thoại; tỏ ra quan tâm, ngưỡng mộ, thán phục; biểu thị sự lễ phép, lịch sự; tỏ ý khiêm tốn, biết ơn; mở đường cho việc nhờ cậy; thể hiện sự bất bình; che giấu cảm xúc. 1.2.3.3. Biểu hiện của hành vi tiếp nhận lời khen Theo Pomerantz, nguyên lí của hành vi hồi đáp khen là làm sao vừa đồng ý với người nói vừa tránh được tự khen mình. Theo đó, người hồi đáp thường 9 tổ chức ngôn từ theo cách tán thành hạ giảm (scaled down agreetments) hoặc khen lại. 1.3. CÁCH TIẾP CẬN CỦA LUẬN ÁN Luận án này tập trung nghiên cứu một cách toàn diện hệ thống yếu tố giới trong hành vi khen tiếp nhận lời khen của người Việt với cách tiếp cận như sau: 1) Khen là một hành vi ngôn ngữ nhằm tôn vinh thể diện, chú ý tập trung vào lợi ích, nhu cầu, mong muốn, thiện chí của người nghe; 2) Khen là một hành vi tương tác thể hiện mối quan hệ liên nhân (trực diện hoặc không trực diện); 3) Với tính hai mặt (cả lịch sự tích cực tiêu cực) trong giao tiếp, hành vi khen thực sự được coi là một hành vi khá nhạy cảm cũng không kém phần phức tạp; 4) Hành vi khen được xem như chất xúc tác được dùng để sáng tạo duy trì sự hòa hợp xã hội; 5) Có thể coi hành vi khen tiếp nhận lời khen như một tấm gương phản chiếu các giá trị văn hóa; 6) Thực hiện hành vi khen phù hợp nhận diện được hành vi khen một cách chính xác là một khía cạnh trong khả năng giao tiếp, nhất là giữa các nền văn hóa khác nhau; 7) Hành vi khen giới có sự tương tác với nhau. Sự tương tác này thể hiện ở mục đích khen, chủ đề khen, cách khen, việc giải thích hành vi khen cũng như việc tiếp nhận lời khen, . được thể hiện bằng ngôn từ trong lời khen. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN TIẾP NHẬN LỜI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2.1. ĐẶC ĐIỂM HÀNH VI KHEN TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ GIỚI 2.1.1. Khái niệm “khen” trong tiếng Việt 2.1.1.1. Về từ “khen” trong tiếng Việt Từ “khen” trong tiếng Việt: 1) ở góc độ cấu trúc, khen là một động từ miêu tả sự đánh giá tốt; 2) ở góc độ ngữ dụng học, khen là một động từ ngữ vi với hành động ngôn trung có bản chất lịch sự; 3) khen có đối tượng khen rất rộng. 2.1.1.2. Khen với các khái niệm liên quan 1) Đồng nghĩa với khen, tiếng Việt có các từ như khen ngợi, ca ngợi, tán dương, tán thưởng, khen thưởng, ngưỡng mộ, . Trong lời khen của người Việt, có thể thấy, không chỉ có đánh giá tốt đúng với sự thật (khen thật lòng) mà còn có thể có cả yếu tố khen quá với sự thật hoặc không đúng sự thật (khen quá lời); có thể chỉ là mục đích đồng tình đề cao (tán dương, tán thưởng) nhưng cũng có thể là sự tâng bốc, nịnh bợ (khen nịnh). thế, khen còn có mối quan hệ với nịnh, nịnh bợ, tâng bốc, .; Trái nghĩa với “khen”, tức là ẩn đằng sau bề mặt ngôn từ khen là hàm ý chê. Trong hàm ý chê, có 10 . 2. Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong tiếng Vi t từ góc độ giới; Chương 3. Đặc điểm hành vi khen và tiếp nhận lời khen trong 6 tiếng Vi t. trong tiếng Vi t. Đây là lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề Đặc điểm ngôn ngữ giới trong giao tiếp tiếng Vi t qua hành vi khen và cách tiếp nhận lời khen

Ngày đăng: 20/11/2013, 13:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan