HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

19 7.1K 48
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS)

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ____________________ TIỂU LUẬN Đề tài: HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS) Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013 HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN (RAS) I) Ngành nuôi trồng thủy sản đang phải đương đầu với những thách thức : - Người nuôi đầu tư để đạt năng suất thật cao, tận dụng tối đa quỹ đất, sử dụng lượng thức ăn quá lớn, dẫn đến một lượng lớn nước thải và bùn đáy từ nguồn thức ăn dư thừa, phân và các chất bài tiết của cá được xả vào môi trường, làm cho môi trường nuôi và nguồn nước cấp bị ô nhiễm. - Các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải trong ao nuôi làm cho môi trường nuôi bị suy thoái, dịch bệnh xảy ra ngày nhiều, dẫn đến một lượng lớn hóa chất được sử dụng để phòng trị, những lượng hóa chất này sẽ tồn lưu trong sản phẩm và môi trường. Giải pháp cho các tồn tại trên, thông thường người nuôi áp dụng biện pháp thay nước. Như vậy, vật chất dinh dưỡng, cùng các chất ô nhiễm đã được cho ra khỏi ao và thay thế bởi nguồn nước có chất lượng tốt hơn có tác dụng cải tạo môi trường trong ao nuôi. Nhưng giải pháp thay nước cũng không loại bỏ được các nguy cơ. Việc thải bỏ chất thải không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, trong điều kiện cơ sở hạ tầng của vùng nuôi không được quy hoạch và đảm bảo, thì chất thải từ vùng nuôi này sẽ theo nguồn nước cấp, đi vào các vùng nuôi khác. Để giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế tác động từ bên ngoài, biện pháp duy nhất là làm sao để chất thải từ các vùng nuôi thâm canh đều phải được xử lý. Làm sao tạo ra những mô hình nuôi bền vững và thân thiện với môi trường, đảm bảo có những sản phẩm sạch, chất lượng cao nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Trên thế giới hiện nay, mô hình RAS (Recirculating aquaculture system) được nghiên cứu và ứng dụng nuôi thâm canh một số các loài cá như : cá hồi, cá trê, catfish, lươn, cá chép, cá rô phi . ở tại một số nước Châu Âu và Mỹ. Kết quả đã tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao và mô hình nuôi rất thân thiện với môi trường, năng suất nuôi cũng rất cao. Mô hình này được xem là công nghệ tiên tiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, tăng hiệu suất sử dụng nguồn nước cho hệ thống nuôi, tạo ra những sản phẩm an toàn về vệ sinh thực phẩm. II) Sơ lược về hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS) - Nhằm hướng đến nuôi những loài thủy sản đạt sản lượng lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm diện tích và không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ nuôi thủy sản trong hệ thống lọc tuần hoàn là một sự lựa chọn hợp lý. Hệ thống lọc tuần hoàn RAS (Recirculating Aquaculture System) đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc… để phục vụ các trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Sơ đồ hệ thống nuôi tuần hoàn 1. Khái niệm hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn Nuôi trồng thủy sản theo hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn bao gồm một dây chuyền các quá trình bổ sung, cho phép lượng nước thải được tái sử dụng cho bể nuôi hoặc một bể nuôi khác. Trong hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn, người ta phân biệt: - Hệ thống tuần hoàn nước một phần là hệ thống có từ 10 - 70% lượng nước tuần hoàn trong một chu kỳ (mỗi ngày). - Hệ thống tuần hoàn nước hoàn toàn là hệ thống thay nước ít hơn 10% thể tích nước mỗi ngày Nhìn chung một hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn chiếm diện tích nhỏ, sử dụng ít nước hơn những hệ thống thủy sản truyền thống và có thể tạo điều kiện môi trường tốt cho các loài cá phát triển. 2. Các mô hình nuôi thủy sản trong hệ thống tuần hoàn trên thế giới và tại Việt Nam Một số mô hình tuần hoàn nước trên thế giới Các nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên trên thế giới về hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn hầu hết tập trung vào việc sử dụng các thực vật phù du và thực vật thủy sinh để hấp thu chất dinh dưỡng nhằm đồng hoá chất chất hữu cơ dư thừa có trong ao nuôi. Hệ thống được thiết kế bao gồm: một hoặc một dãy ao liên tiếp như hồ chứa nước xanh để cung cấp cho ao nuôi. Một vài hệ thống có kết hợp với mương và sử dụng tảo hoặc thực vật thuỷ sinh như những máy lọc để giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng trước khi đưa nước trở lại ao nuôi. Hệ thống tuần hoàn nước hiện nay được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu bao gồm một bể lắng dùng để loại thải những chất rắn lơ lửng và một cấu trúc xử lý sinh học dùng để oxy hóa các chất hữu cơ hoà tan. Một số mô hình tuần hoàn nước ở Việt Nam: RAS được cải tiến, áp dụng trong các trại sản xuất giống tôm từ năm 2000, nhất là các trại giống ở ĐBSCL, đem lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng (70 - 92%). Năm 2005, TS Trương Trọng Nghĩa và ThS Thạch Thanh (Khoa Thuỷ sản, Đại học Cần Thơ) đã nghiên cứu ứng dụng RAS trong sản xuất giống tôm sú, tạo ra giống tôm sạch bệnh, bảo vệ môi trường và giảm 50% chi phí sản xuất. Hiện có khoảng 50 trại tôm giống, chủ yếu ở các tỉnh phía Nam áp dụng hệ thống sản xuất giống lọc sinh học tuần hoàn. Năm 2010 - 2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 cùng các chuyên gia Đại học Wageningen (Hà Lan) lắp đặt và vận hành RAS nuôi cá tra thương phẩm. Kết quả, năng suất đạt trên 600 tấn/ha/vụ, cao gấp 2 lần tính theo diện tích và cao hơn 4,9 lần tính theo thể tích, chi phí thức ăn giảm 5%, chi phí dịch bệnh giảm 30% so với nuôi bình thường. Ở Việt Nam hệ thống tuần hoàn sử dụng lọc sinh học hiện chỉ mới áp dụng chủ yếu trong sản xuất giống tôm sú và tôm càng xanh. Đỗ Thị Thanh Hương (1986) đã thử nghiệm ương ấu trùng tôm càng xanh trong hệ thống tuần hoàn. Hệ thống tuần hoàn trong thí nghiệm là hệ thống các bể kính để ương ấu trùng và mỗi ngày thay 10% thể tích nước bể ương. Hệ thống tuần hoàn theo tác giả là một hệ thống nuôi thay nước liên tục và nước mới thay là nước đã được lọc bằng sinh học, các chất thải qua các phản ứng sẽ không còn gây độc cho tôm. Nhận rõ lợi ích của hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, những năm về sau, nhiều đề tài đã tập trung nghiên cứu để hoàn thiện qui trình sản xuất giống tôm sú, trong hệ thống tuần hoàn.Các phương pháp thiết kế và vận hành bể lọc được nghiên cứu sâu hơn, kể cả tốc độ nước tuần hoàn trong bể ương, mật độ vi khuẩn Nitrate hóa và diện tích bề mặt của giá thể cũng được đề cập đến. Thạch Thanh và cộng tác viên(ctv) (1999) khi tiến hành bố trí thí nghiệm ương ấu trùng tôm sú với 3 hệ thống thay nước, không thay nước và lọc sinh học cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ sống ở PL7. Kết quả cho thấy ở hệ thống không thay nước cho tỷ lệ sống thấp nhất (33%), kế đến là hệ thống thay nước (41%) và cao nhất là hệ thống lọc sinh học (50%). Tăng Minh Khoa (2001) khi bố thử nghiệm sử dụng các vật liệu lọc khác nhau trong bể lọc sinh học để ương ấu trùng tôm sú. Kết quả thu được tỷ lệ sống của PL12 đối với các vật liệu như sau: - Vật liệu lọc ngầm là nhựa và lọc sinh học khô bằng nhựa là 33,6% - Vật liệu lọc ngầm là san hô và vật liệu lọc sinh học khô bằng nhựa là 50.1% - Vật liệu lọc ngầm là đá 1 x 2 và vật liệu lọc sinh học khô bằng nhựa là 58.6%. - Vật liệu lọc ngầm là đá 1 x 2 và không có hệ thống lọc sinh học 51.2%. Như vậy hệ thống lọc ngầm là đá 1x2 và lọc sinh học khô bằng nhựa rất có hiệu quả và đã loại được phần lớn lượng đạm được tạo thành trong hệ thống nên giữ được hàm lượng đạm ổn định ở mức thấp không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm. Theo tác giả, trong hệ thống ương ấu trùng tôm tốc độ tuần hoàn tỷ lệ nghịch với hàm lượng NO2- trong hệ thống ương. Theo Tăng Minh Khoa (2001) thì tốc độ tuần hoàn thấp 10%/giờ thì cho tỷ lệ sống cao. Do tốc độ tuần hoàn thấp thức ăn ít bị rữa trôi nên cạnh tranh về thức ăn trong hệ thống ít xảy ra, hơn nữa tốc độ lọc thấp hàm lượng NO2- cao làm giảm khả năng bắt mồi của ấu trùng nên lượng ăn nhau rất thấp. Nhưng khi đánh giá chất lượng con giống, tốc độ tuần hoàn cao 40%/giờ và 80%/giờ thì cho con giống đạt chất lượng tốt hơn. Thạch Thanh và ctv (2003) nghiên cứu triển vọng ứng dụng của ozon trong sản xuất giống tôm sú (Penaneus monodon) cho thấy nước tôm ương được xử lý ozone trong quá trình ương thì các khí độc như NH3 và NO2- đều giảm rõ rệt. Đặc biệt lượng vi khuẩn cũng giảm đáng kể. Một số bệnh thường gặp như: bệnh do vi khuẩn, nấm và đặc biệt là do Protozoa cũng ít xuất hiện hơn. Bên cạnh đó thì tỷ lệ sống của nghiệm thức sử dụng o cao hơn tỷ lệ sống của nghiệm thức đối chứng. Cũng theo Thạch Thanh và ctv (2003) thì ozone có thể dùng trong sản xuất giống để xử lý nước và khử trùng trại giống. Ozone có thể thay thế hoàn toàn Chlorine trong xử lý nước trước khi ương ấu trùng. Mục đích của sử dụng ozone là duy trì chất lượng nước nhờ khả năng oxy hóa chất thải của tôm và thức ăn thừa trong bể ương, đồng thời hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Nghiên cứu gần đây nhất là của Nguyễn Đăng Khoa (2012) về cân bằng vật chất dinh dưỡng trong hệ thống tuần hoàn nuôi cá lóc (Channa striata), kết quả thu được, trong hệ thống tuần hoàn cân bằng, hệ số chuyển hóa TAN là 0,01g/ngày m2. Hiệu suất chuyển hóa TAN của hệ thống là 99%; Cá tích lũy vật chất khô (DM) và nitơ (N) là 25,32% và40,05%; Cá bài tiết DM và N dưới dạng hòa tan là 12,68% và 26,36%; Cá thải DM và N qua phân là 11,97% và 11,37% . DM và N tích lũy trong sinh khối vi khuẩn nitrate hóa là 0,28% và 0,54%; Lượng DM và N thất thoát do rò rỉ và bay hơi là 49,74% và 22,22%; Để sản xuất ra 1 kg cá lượng nitơ và vật chất khô cần cung cấp là 59,33 g và 893,52 g; Cá tích lũy được lượng nitơ và vật chất khô là 20,72 g và 226,24 g; Lượng nitơ và vật chất khô thải ra môi trường là 38,61 g và 667,28 g; Tỷ lệ sống của cá đạt 90,4%. 3. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống RAS trong nuôi trồng thủy sản: 3.1 Thuận lợi: Theo một số công trình nghiên cứu cho thấy hệ thống hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn mang lại rất nhiều lợi ích như: - Yêu cầu nước cung cấp cho hệ thống nuôi thấp: Bởi vì hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn tái chế hầu hết lượng nước được sử dụng, lượng nước được bổ sung rất ít. Điều này thích hợp cho những vùng bị hạn chế về nguồn nước. - Yêu cầu về diện tích nhỏ: Cá được nuôi trong bể, với oxy được cung cấp và chất thải trong quá trình trao đổi chất của cá nuôi được loại bỏ bằng cách tái cung cấp trở lại liên tục, cá được thả ở mật độ cao. Vì vậy, hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn có thể tiết kiệm được một diện tích đáng kể và có thể áp dụng ở những vùng mà diện tích đất không sẵn như khu vực đô thị. - Kiểm soát được chất lượng nước: Với hệ thống tuần hoàn, người nuôi sẽ kiểm soát chất lượng nước. Bằng cách duy trì lượng oxy tối ưu sẽ giúp các tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm stress, khả năng đề kháng với bệnh cao, thức ăn ít bị lãng phí, cá lớn nhanh hơn. Chất lượng cá nuôi được đảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. - Không chế dịch bệnh: Việc kiểm soát môi trường đã giúp công tác phòng bệnh tốt hơn, cá ít bị nhiễm bệnh, điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của thị trường tiêu thụ. - Năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường (trên 100kg/m 3 ). 3.2 Khó khăn: Việc quản lý chất lượng nước phải đảm bảo nghiêm ngặt, vì sự suy giảm chất lượng sẽ dễ dàng dẫn đến các tiêu cực như: tăng trưởng của cá, nguy cơ xuất hiện bệnh (Timmons et al. 2002) Tốn kém chi phí vận hành và duy trì hoạt động cũng như đòi hỏi công nhân sản xuất phải được đào tạo. Công nghệ RAS được ứng dụng vào nuôi thâm canh ở nước ta đang còn khiêm tốn, chỉ dừng ở đề tài, dự án nghiên cứu và mô hình thử nghiệm. Nguyên nhân do nghề nuôi thủy sản ở phần lớn quy mô nhỏ lẻ, nông hộ; việc đầu tư một hệ thống có kinh phí hàng tỷ đồng để nuôi là không dễ. Mặt khác, cá nuôi có giá bán tương đối rẻ và đầu ra không ổn định nên khó thuyết phục các nhà đầu tư sử dụng. Hiện, chỉ một số trang trại sản xuất giống tôm mới ứng dụng công nghệ này vào sản xuất. >> Chất lượng sản phẩm thủy sản tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngày càng được kiểm tra chặt chẽ, đòi hỏi người nuôi phải tìm đến những công nghệ nuôi an toàn mà vẫn đảm bảo năng suất, sản lượng. Việc sử dụng RAS trong nuôi trồng thủy sản sẽ là hướng đi tất yếu trong thời gian tới. III) Tính toán xử lý chất thải trong thiết kế hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) 1. Đặt vấn đề Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) là hệ thống nuôi khép kín ưu việt, đặc trưng ở năng suất cao ổn định và không chất xả thải ra môi trường, là chọn lựa hàng đầu cho nuôi trồng thủy sản tương lai. Tuy nhiên, việc thiết kế và vận hành RAS thường gặp phải khó khăn trong tính toán chất thải, sức tải cũng như chọn lựa phương tiện xử lý chất thải tối ưu cho hệ thống. Vì thế, việc tính toán xử lý chất thải trong RAS cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, hiệu quả và sự ổn định của cả hệ thống. 2. Giải quyết vấn đề Trong hệ thống Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn, chất thải sinh ra có mối liên hệ mật thiết với lượng thức ăn sử dụng trong hệ thống. Các dạng chất thải trong hệ thống bao gồm thức ăn dư thừa, chất thải từ quá trình tiêu hóa và bài tiết của động vật thủy sảnsản phẩm phân hủy của vi sinh vật. Vì hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoànhệ thống gần như khép kín, tất cả các dạng vật chất này đều có nguồn gốc chuyển hóa từ thức ăn sử dụng. Do đó, lượng chất thải sinh ra trong hệ thống hoàn toàn có thể tính toán xử lý được dựa trên khối lượng thức ăn cùng một số thông số đặc trưng về đối tượng nuôi và phương tiện xử lý. Tổng quát: (i) cấu trúc chung của RAS (ii) tính toán sức tải thiết kế của hệ thống (iii) chọn lựa phương tiện xử lý chất thải phù hợp (iv) tính toán xử lý chất thải trong RAS 2.1. Cấu trúc chung của hệ thống tuần hoàn ( RAS) Hệ thống RAS bao gồm bể cá nuôi, bể lọc lắng, cơ học, bể lọc sinh học, hệ thống đường ống cấp, thoát nước và sục khí. 2.2Tính toán sức tải thiết kế của hệ thống: Sức tải thiết kế của hệ thống là khả năng tải được sinh khối cá mong muốn, lượng thức ăn tối đa có thể sử dụng trong ngày hoặc lượng chất thải tối đa mà hệ thống có thể xử lý. Để tính toán được sức tải của hệ thống, cần thiết phải thu thập được thông tin chi tiết về đối tượng nuôi, xác định được sản lượng mong muốn và đỉnh sinh khối trong hệ thống, thông tin về loại thức ăn sử dụng và lượng sử dụng thức ăn tối đa trong hệ thống trong ngày. Các thông tin quan trọng nhất thuộc về đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của đối tượng nuôi cùng các giới hạn sinh thái của đối tượng. Đặc điểm dinh dưỡng giúp người nuôi chọn được loại thức ăn với các thành phần thức ăn phù hợp. Đặc điểm sinh trưởng của đối tượng nuôi giúp người thiết kế quyết định được kích thước giống thả, số lượng giống thả, kích thước thu hoạch, thời gian nuôi, khẩu phần thức ăn,… Ngoài ra, các giới hạn về nhiệt độ, oxy, CO2, pH, TSS, TAN, độ mặn,… cũng là những thông số rất cần thiết cho việc duy trì chất lượng nước trong hệ thống nuôi. Dựa trên sản lượng mong muốn thu hoạch từ hệ thống, người thiết kế có thể xác định được kế hoạch thả giống, số lần thả và thu hoạch trong năm, từ đó xác định được sinh khối cá tối đa trong hệ thống. Nhằm ổn định khối lượng thức ăn sử dụng hàng ngày cũng như lượng chất thải sinh ra, cá trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn thường được thả cùng lúc nhiều vụ với số lần thu hoạch khác nhau trong các bể nuôi khác nhau. Do đó, sinh khối cá trong hệ thống là tổng hợp sinh khối của các vụ nuôi khác nhau. Dựa trên đường sinh trưởng của cá, người thiết kế có thể vẽ được đường biến động sinh khối cá trong hệ thống nuôi từ đó xác định được đỉnh sinh khối trong hệ thống. Vì lượng thức ăn sử dụng liên quan mật thiết đến sinh khối cá nuôi, người thiết kế có thể tính toán được lượng thức ăn sử dụng khi sinh khối cá lớn nhất. Đó chính là lượng thức ăn tối đa mà hệ thống có thể tải được. Từ lượng thức ăn tối đa sử dụng trong ngày, lượng chất thải tối đa sinh ra trong hệ thống cũng có thể được ước lượng một cách khoa học. Các dạng chất thải quan trọng nhất cần quan tâm trong hệ thống gồm total ammonia nitrogen (TAN), CO2, chất thải rắn (TSS) sinh ra và lượng oxy hòa tan (DO) cần cung cấp hàng ngày cho hệ thống. Có nhiều công thức khác nhau để xác định lượng thải các vật chất trên từ thức ăn sử dụng. Các công thức càng chi tiết và phức tạp thường có độ chính xác càng cao. Các công thức đơn giản của Timon (2005) cũng có thể được sử dụng, chi tiết như sau: - Lượng TAN sinh ra = lượng thức ăn sử dụng x hàm lượng protein trong thức ăn x 0,092 - Lượng O2 cần cung cấp = lượng thức ăn sử dụng x 0,5 - Lượng CO2 sinh ra = 1,375 x lượng O2 cần cung cấp - Lượng TSS sinh ra = 0,25 x lượng thức ăn sử dụng Từ lượng thức ăn sử dụng tối đa trong ngày, dựa vào các công thức trên, người thiết kế RAS có thể tính toán được các chất thải với lượng tối đa sinh ra trong hệ thống. Với thể tích nước nuôi đã biết trong hệ thống, hàm lượng các chất thải trên cũng có thể tính toán được để so sánh với các giới hạn thích nghi của đối tượng nuôi. 2.3. Chọn lựa phương tiện xử lý chất thải phù hợp Có rất nhiều phương tiện xử lý chất thải có thể ứng dụng trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn. Các phương tiện này được chia làm 2 loại: lọc chất thải rắn TSS và lọc sinh học. Các dạng lọc TSS thông dụng gồm lọc lắng, lọc lưới, lọc tạo bọt và lọc oxy hóa. Các dạng lọc sinh học thông dụng gồm lọc nhỏ giọt, lọc giá thể chuyển động, lọc dòng đáy và lọc lắng kết hợp (lọc hạt). Với chất thải dạng khí CO2 và nhu cầu oxy của hệ thống, người nuôi có thể sử dụng các dụng cụ sục khí và khử (hút) khí. 2.4. Tính toán xử lý chất thải trong RAS Sau khi tính toán được các hàm lượng chất thải và chọn lựa được phương tiện xử lý từng loại chất thải phù hợp, người thiết kế phải tính toán lưu lượng nước tối ưu để xử lý hiệu quả chất thải trong hệ thống. Để làm được việc này, trước tiên người thiết kế tính toán lưu tốc nước cần thiết để mỗi đơn vị phương tiện xử lý được lượng chất thải hình thành. Sau đó, người thiết kế sẽ điều chỉnh loại phương tiện, số lượng và kích cỡ phương tiện để đưa ra được lưu tốc nước xử lý chất thải hệ thống tối ưu. Công thức chung tính toán lưu lượng nước :Q = P/(C1 – C2). Với: Q là lưu lượng dòng nước qua thiết bị (m3/ngày) P là sản lượng chất thải tối đa hình thành trong ngày (g/ngày) C1 là hàm lượng chất thải tối đa trong hệ thống (g/m3) C2 là hàm lượng chất thải sau xử lý (cũng là ngưỡng thích nghi của đối tượng). 2.5. Kết luận Việc áp dụng RAS trong nuôi trồng thủy sản chưa phổ biến do thiếu cái nhìn toàn diện và vẫn được cho là phức tạp. Thực ra, thiết kế RAS đơn giản chỉ là tính toán xử lý chất thải trong hệ thống. Việc tính toán theo đúng các bước trên trong thiết kế RAS sẽ nâng cao hiệu quả, khả năng áp dụng hệ thống vào thực tế sản xuất. Việc tính toán xử lý chất thải trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn gồm các bước sau: - Thu thập thông tin chi tiết về đối tượng nuôi - Xác định sản lượng mong muốn và sinh khối tối đa của hệ thống - Thông tin về loại thức ăn sử dụng và lượng thức ăn cho ăn tối đa trong ngày - Tính toán lượng chất thải tối đa trong ngày sinh ra trong hệ thống - Chọn lựa phương tiện xử lý từng loại chất thải - Tính lưu tốc nước hệ thống cần thiết cho mỗi đơn vị phương tiện xử lý chất thải - Điều chỉnh loại, số lượng và kích thước các đơn vị xử lý chất thải - Chọn lưu tốc xử lý chất thải tối ưu cho hệ thống Lọc sinh học trong hệ thống RAS Mô hình hệ thống lọc sinh học tuần hoàn . thải trong thiết kế hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) 1. Đặt vấn đề Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) là hệ thống nuôi khép kín ưu việt,. trại sản xuất giống và nuôi thâm canh các loài thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Sơ đồ hệ thống nuôi tuần hoàn 1. Khái niệm hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn Nuôi

Ngày đăng: 19/11/2013, 13:14

Hình ảnh liên quan

Trên thӃgiӟi hiӋn nay, mô hình RAS (ReciUFXODWLQJDTXDFXOWXUHV\VWHPÿѭӧc nghiên cӭu và ӭng dөng nuôi thâm canh mӝt sӕ FiFORjLFiQKѭFiKӗLFiWUrFDWILVKOѭѫQFiFKpSFiU{ phi .. - HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

r.

ên thӃgiӟi hiӋn nay, mô hình RAS (ReciUFXODWLQJDTXDFXOWXUHV\VWHPÿѭӧc nghiên cӭu và ӭng dөng nuôi thâm canh mӝt sӕ FiFORjLFiQKѭFiKӗLFiWUrFDWILVKOѭѫQFiFKpSFiU{ phi Xem tại trang 2 của tài liệu.
2. Các mô hình nuôi thӫy sҧn trong hӋthӕng tuҫn hoàn trên thӃgiӟi và tҥi ViӋt Nam Mӝt sӕ mô hình tuҫQKRjQQѭӟc trên thӃ giӟi   - HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

2..

Các mô hình nuôi thӫy sҧn trong hӋthӕng tuҫn hoàn trên thӃgiӟi và tҥi ViӋt Nam Mӝt sӕ mô hình tuҫQKRjQQѭӟc trên thӃ giӟi Xem tại trang 3 của tài liệu.
Mô hình hệ thống lọc sinh học tuần hoàn - HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

h.

ình hệ thống lọc sinh học tuần hoàn Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1: Cấu tạo của hệ thống nuôi RAS cho cá nuôi thương phẩm tại Trung Tâm Quốc Gia Thủy Sản Nước  Ngọt Nam Bộ - HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

Hình 1.

Cấu tạo của hệ thống nuôi RAS cho cá nuôi thương phẩm tại Trung Tâm Quốc Gia Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2: cơ sở khoa học và nguyên lý vận hành hệ thống ( nước), (bùn). - HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TUẦN HOÀN

Hình 2.

cơ sở khoa học và nguyên lý vận hành hệ thống ( nước), (bùn) Xem tại trang 14 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan