TÌM HIỂU HỆ THỐNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

7 670 4
TÌM HIỂU HỆ THỐNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hệ thống tiền tệ quốc tế là một tập thể các quan hệ tiền tệ quốc tế được đảm bảo bằng các hiệp định tiền tệ, ký kết giữa các quốc gia. Khi nói đến hệ thống tiền tệ quốc tế ( IMS), thường đề cập tới hai khía cạnh : - Khía cạnh kinh tế: IMS là tổng thể các giao dịch tiền tệ nhằm phục vụ cho các giao dịch thương mại, đầu tư và các giao dịch khác (bôi trơn cho nền kinh tế) - Khía cạnh pháp lý: IMS là tổng thể các giao dịch đc đảm bảo bằng các hiệp định tiền tệ quốc tế

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU 1. Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế là một tập thể các quan hệ tiền tệ quốc tế được đảm bảo bằng các hiệp định tiền tệ, ký kết giữa các quốc gia. Khi nói đến hệ thống tiền tệ quốc tế ( IMS), thường đề cập tới hai khía cạnh : - Khía cạnh kinh tế: IMS là tổng thể các giao dịch tiền tệ nhằm phục vụ cho các giao dịch thương mại, đầu tư và các giao dịch khác (bôi trơn cho nền kinh tế) - Khía cạnh pháp lý: IMS là tổng thể các giao dịch đc đảm bảo bằng các hiệp định tiền tệ quốc tế. 2. Khái niệm hệ thống tiền tệ Châu Âu ( Liên minh tiền tệ Châu Âu): Là liên kết kinh tế và tiền tệ của các quốc gia thanh viên liên minh Châu Âu, mà trong đó xác lập một thị truờng chung với sự dịch chuyển tự do của các yếu tố hàng hóa, vốn, dịch vụ, lao động. Đồng thời thống nhất các chính sách tài chính và tiền tệ, và chính sách kinh tế xã hội của họ. 3. Lịch sử hình thành hệ thống tiền tệ Châu Âu Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm 1971, dựa trên cơ sở kinh nghiệm hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ và kinh tế, các nước thành viên Cộng đồng kinh tế châu Âu(EEC) đã thỏa thuận hình thành cơ chế tỷ giá “Con rắn trong hang”.Tỷ giá này dao động trong giới hạn cho phép +/- 2,25% với đồng tiền mạnh và +/- 6% với đồng tiền yếu. Vào tháng 3/1979, hệ thống này đã được thay thế bằng Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS- European Monetary System) và xây dựng đồng tiền chung là ECU (European Currency Unit). Hệ thống tiền tệ châu Âu đã ra đời với mục tiêu tạo ra một khu vực ổn định tiền tệ ở châu Âu tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định và giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và đồng Yên Nhật. Được chia làm 3 giai đoạn, từ 1 tháng 7 năm 1990 tới 1 tháng 1 năm 1999, và kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). 4. Các thành viên của tổ chức liên minh tiền tệ Châu Âu Có 17 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: 1. Áo 2. Bỉ 3. Bồ Đào Nha 4. Đức 5. Hà Lan 6. Hy Lạp 7. Ireland 8. Luxembourg 9. Malta 10. Pháp 11. Phần Lan 12. Tây Ban Nha 13. Ý 14. Slovenia 15. Slovakia 16. Estonia 17. Cộng hòa Síp 5. Điều kiện để trở thanh thanh viên chính thức của hệ thống liên minh tiền tệ Châu Âu 18. Theo hiệp ước Maastrich, để tham gia EMU, các thành viên phải thoả mãn các tiêu chuẩn sau: - Bội chi ngân sách thấp hơn 3% GDP - Mức dư nợ nhà nước không vượt qua 60% GDP - Lạm phát không vượt quá 1.5% mức bình quân của ba nước có mức tăng giá thấp nhất - Lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức lãi suất của 3 nước có lạm phát thấp nhất - Mức độ ổn định tỷ giá: có ít nhất 2 năm tuân thủ chế độ tỷ giá và mức biến động tỳ giá do EMU quy định 19. Theo các tiêu thức trên, đến tháng 5/1998 đã có 13 trong 15 thành viên EU đạt tiêu chuẩn. 20. Hai nước không đạt tiêu chuẩn là Hy Lạp và Anh do có mức lạm phát cao và chu kỳ kinh tế suy giảm. 21. Hai nước Thụy Điển và Đan Mạch, mặc dù đủ tiêu chuẩn tham gia song chưa sẵn sàng tham gia khu vực đồng tiền chung này. Tuy nhiên các nước này dự định sẽ tham gia vào khu vực đồng tiền chung trong những năm tới. 22. Ngày 2/5/1998, Uỷ ban châu Âu đã quyết định xem xét các quốc gia đủ tiêu chuẩn và sẵn sàng tham gia vào khu vực EURO lần đầu danh sách được xếp theo quy mô GDP như sau: Đức, Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, áo, Phần Lan, Bồ Đào Nha, ireland, Lucxambua. Khu vực đồng EURO còn có thể mở rộng sang các thành viên Đông và Bắc Âu như: Thụy Sĩ và Na Uy. 23. 6. Vai trò của hệ thống tiền tệ Châu Âu: - Tăng cường tính cạnh tranh trên các thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán. - Tăng tổng cầu trên tòan thể lãnh thổ Châu Âu ( Do mức giá cả hàng hóa giảm, phạm vi lựa chọn của người tiêu dung tăng lên, mức lãi suất giảm làm cho giá vốn đầu tư bình quân giảm) - Tạo nên môi trường đầu tư ổn định hơn với các mức rủi ro được giảm thấp nhất. - Giảm chi phí giao dịch ( chi phí giao dịch ngoịa hối giữa các thanh viên- ước tính khoảng 0.4% GDP toàn liên minh), tăng cường hiệu quả kinh tế chung. - Tạo nên 1 vị thế cạnh tranh mới cho cộng đồng Châu Âu trên thị trường tiền tệ quốc tế. 24. 7. Mục tiêu của Liên minh tiền tệ Châu Âu: - Thống nhất xây dựng một chính sách tiền tệ chung - Tạo ra 1 thế đối trọng với đồng USD của Mỹ - Tiến tới xóa bỏ USD trong tài khoản Châu Âu. 8. Hoạt động của hệ thống tiền tệ Châu Âu. - Từ 1-7-1990 đến 31-12-1993 phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế giữa các nước, giúp các nước đạt được các chỉ tiêu để gia nhập khu vực đồng EURO cụ thể hoàn chỉnh thị trường chung châu Âu đặc biệt là hoàn chỉnh quá trình lưu thông và tự do vốn, đặt nền kinh tế quốc gia dưới sự giám rất nhiều bên, phối hợp chính sách tiền tệ giữa các nước trong phạm vi "uỷ ban thống đốc của ngân hàng trung ương để ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền". • Từ 1-1-1994 đến 1-1-1999 phối hợp chính sách kinh tế, tiền tệ nhưng ở mức cao hơn, để chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của đồng EURO. Trong giai đoạn, này các tiêu thức gia nhập EMU sẽ được rà soát lại một cách kỹ lưỡng giữa các nước để đến cuối giai đoạn này có thể quyết định cụ thể nước nào sẽ gia nhập EMU. Đồng thời thành lập viện tiền tệ châu Âu, với nhiệm vụ thực hiện một số chính sách tiền tệ chung để ổn định giá cả tạo điều kiện chuẩn bị cho sự ra đời và vận hành đồng EURO. Đây là bước chuyển tiếp để đưa ngân hàng trung ương châu Âu ECB và hoạt động ở cuối giai đoạn này. • Từ 1-1-1999 đến 30-6-2002 cho ra đời đồng EURO, công bố tỷ giá chuyển đổi chính thức giữa đồng EURO và các đồng tiền quốc gia. Thứ ba là ECB chính thức vận hành và chịu trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của liên minh. 25. 9. Những khó khăn gặp phải đối với các quốc gia khi gia nhập EMU - Quốc gia đó sẽ không còn khả năng thoát khỏi cơn khủng hoảng tiền tệ bằng con đường đơn phương giảm giá hoặc định giá lại đồng tiền quốc gia. - Khi tham gia liên minh tiền tệ, quốc gia sẽ mất đi một phần hay hoàn toàn vị thế quyền lực của mình. Khi sử dụng đồng tiền quốc gia khác thay cho đồng nội tệ của mình, quốc gia tham gia vào liên minh tiền tệ này sẽ đồng thời nhập khâu luôn cả rủi ro ngoại hối của đồng tiền đó. Nhưng nếu như đồng ngoại tệ đó ổn định hơn đồng nội tệ thì điều đó lại mang lại lợi thế cho nước mình. Thực tế có thể xác định ra 2 nguyên nhân cơ bản gây nên việc phải chuyển sang sử dụng đồng tiền thay thế: - Những doanh nghiệp có khoản Tài sản Có bằng đồng nội tệ, còn Tài sản Nợ lại bằng đồng tiền thay thế, do đó khi đồng nội tệ bị mất giá doanh nghiệp sẽ lâm vào cảnh mất khả năng thanh toán; - Việc giữ nguyên và sử dụng đồng nội tệ sẽ bắt buộc luôn phải thực thi chính sách tiền tệ- tín dụng quốc gia của mình bất kể mọi tình trạng nền kinh tế trong nước, còn khi sử dụng đồng tiền thay thế thì quốc gia tham gia liên minh thực tế đã chuyển giao chức năng điều hành chính sách tiền tệ và nhập khẩu chính sách tài chính của quốc gia có đồng tiền được sử dụng làm đồng tiền thay thế. 26. II. Tình hình nợ công của Hy Lạp 1. Nguyên nhân: 27. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản chi tiêu của chính phủ quá lớn, vượt khả năng kiểm soát. - Thứ nhất, tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công: 28. Thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân của Hy Lạp chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha. - Thứ hai, chi tiêu công tăng cao dẫn đến thâm hụt ngân sách: 29. 2001-2007: trong giai đoạn này, mức chi tiêu chính phủ tăng 87% trong khi mức thu của chính phủ chỉ tăng 31%, khiến cho ngân sách thâm hụt vượt quá mức cho phép 3% GDP của EU. 30. Theo đánh giá của các nhà kinh tế, bộ máy công quyền cồng kềnh và thiếu hiệu quả của Hy Lạp chính là nhân tố chính đằng sau sự thâm hụt của quốc gia này. - Thứ ba, nguồn thu giảm sút cũng là một nhân tố dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách và gia tăng nợ công. Trốn thuế và hoạt động kinh tế ngầm ở Hy Lạp là nhân tố làm giảm nguồn thu ngân sách. 31. Hệ thống thuế với nhiều mức thuế cao và bộ luật phức tạp cùng với sự điều tiết dư thừa và thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trốn thuế và kinh tế ngầm phát triển ở Hy Lạp. - Thứ tư, sự tiếp cận dễ dãi với nguồn vốn đầu tư nước ngòai và việc sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. 32. Nhờ việc gia nhập Eurozone Hy Lạp có được hình ảnh ổn định cao và chắc chắn trong mắt các nhà đầu tư, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với mức lãi suất thấp. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp đã chi tiêu quá tay (phần lớn cho cơ sở hạ tầng) mà hầu như không quan tâm đến các kế hoạch trả nợ dẫn đến mức nợ ngày càng tăng. - Thứ năm, thiếu tính minh bạch và niềm tin của các nhà đầu tư: 33. Sự thiếu minh bạch trong số liệu thống kê của Hy Lạp đã làm mất niềm tin của các nhà đầu tư mà quốc gia này đã tạo dựng được với tư cách là một thành viên của Eurozone và nhanh chóng xuất hiện các làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng của Hy Lạp, đẩy quốc gia này vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế. 2. Diễn biến và kết quả 34. Những diễn biến quan trọng trong khủng hoảng nợ châu âu tính từ tháng 11/2009 khi chính phủ mới của Hy Lạp tuyên bố nâng gấp đôi ước tính về thâm hụt ngân sách năm 2009:  11/2009 thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ.  22/12/2009 Moody xếp hạng nợ công Hy Lạp từ A 1 xuống mức A 2 bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thứ ba hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp.  14/1/2010 chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 208% GDP vào năm 2012  29/1/2010 chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương đương 70 tỷ USD, trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%  11/4/2010 Bộ trưởng tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu âu chấp thuận 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần.  23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF  2/5/2010 thủ tướng HY lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi laị nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ EURO trong 3 năm tới  9/5/2010 IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5.5 tỷ EURO  10/5/2010 các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ EURO để hỗ trợ thi trường tài chính và vực dậy đồng EURO, ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp, tương đương khoảng gần 1000 tỷ USD. Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm,chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷ euro tương đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp  27/5/2010 quốc hội tây ban nha chấp thuận kế hoạch thắt chặc ngân sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ đô  18/5/2010 chính phủ đức trong nổ lực ngăn hoạt động đầu tư tài chính dược coi như nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại đức, trái phiếu chính phủ và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (cds)  25/5/2010 nội các ý bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách gdp từ mức 5,3% của năm 2009 về mức 2.7% gdp  28/5/2010 Fitch hạ xếp hạng tín dụng của tây ban nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động  29/5/2010 hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon – bồ đào nha để phản đối kế hoạch thắt chặt ngân sách của chính phủ  7/6/2010 đảng của thủ tướng đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của đức về mức qui định của lien minh châu âu trong khoản thời gian từ nay đến năm 2013  8/6/2010 công đoàn tây ban nha công bố 75% người lao động trong lịnh vực công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4% vượt mọi kỳ vọng cuả các chuyên gia và lên mức cao nhất từ 8/1997  9/6/2010 kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và đang có chủ trương này đã chiến thắng. tuy nhiên cuối cùng thật khó để các nhà hoạch định chính sách thống nhất với nhau  10/6/2010 thỏa thuận cải tổ thị trường lao động tây ban nha sụp đổ. Chính phủ buôc phải áp dụng qui định tuyển dụng và sa thải lỏng lẽo hơn dù không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động. o Kết quả: 35. 36. Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã làm rung động thị trường tài chính châu Âu và toàn cầu. Khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến không chỉ một vài nước trong khu vực châu Âu (Ailen, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…) mà liên quan đến hầu hết các nền kinh tế thế giới. 37. 3. Ảnh hưởng - Cuộc khủng hoảng nợ công của các nước khu vực đồng euro đã làm đồng euro mất giá so với nhân dân tệ. điều này sẽ làm tăng áp lực chi phí cho các nhà SX trung quốc, tác động tiêu cực đến XK trung quốc, hang hóa xuất sang eu sẽ kém cạnh tranh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của nước này. - Bên cạnh đó, trong nhiều năm gần đây, nhằm tránh lệ thuộc quá nhiều vào trái phiếu kho bạc mỹ, trung quốc đã đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại tệ, mở rộng nắm giữ trái phiếu chính phủ của các nước châu âu. Với cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu âu, trung quốc mất khá nhiều tiền trong tổng số giá trị dự trù ngoại hối của mình - Cuộc khủng hoảng nợ công buộc các chính phủ châu âu thực hiện chính sách tài chính thắt chặt. các chính sách này có thể cũng ảnh hưởng đến hang hóa xuất khẩu của trung quốc. ngày 31/5/2010, thủ tướng trung quốc ÔN GIA BẢO cho rằng cuộc đâu tranh ngăn chặn gia tăng nợ chủ quyền tạo ra mối đe dọa đến việc khôi phục tăng trưởng kinh tế toàn cầu. ông cho biết, còn quá sớm để rút các gói kích thích KT, đã triển khai trong cuộc khủng hoản 2007 – 2009 - Mỹ cũng chịu tác động của cuộc khủng hoảng từ châu âu, đặc biệt là tác động đến khả năng khôi phục KT mỹ. trước mắt khủng hoảng nợ châu âu làm cho thị trường tài chính mỹ đi xuống bởi mỹ là chủ nợ lơn của các nước thuộc khu vực đồng ero (ước tính hơn 1000 tỷ usd) và nếu đồng ero mất giá so với đồng đôla mỹ, các hoạt động XNK của mỹ bị ảnh hưởng tiêu cực . bên cạnh đó, lợi nhuận của các công ty mỹ có thị phần tại châu âu giảm do thị trường châu âu đóng góp 20% tổng doanh thu của các công ty SX hang tiêu dung của mỹ. việc tiếp tục gia tăng bất ổn ở thi trường tài chính và các điều kiện tín dụng thắt chặt ở châu âu có thể làm giảm ý chí của các công ty cho vay, cho thuê của mỹ, vì vậy tác động đến khôi phục KT của mỹ - Cuộc khủng hoảng nợ châu âu kéo theo 1 loạt hệ quả tất yếu: tốc độ phục hồi KT thế giới chậm lại, có thể theo hình chữ W hay vì Chữ V, khu vực châu âu sẽ phải chậm khiến tình hình thất nghiệp và lạm phát tăng cao, đồng ero mất giá tăng trưởng gdp giảm súc, làm cho thu nhập thực tế người dân và cầu tiêu dung với hàng Nk giảm mạnh - Khủng hoảng nợ công châu âu có thể tạo ra 2 tác động trái chiều hoàn toàn với luồn vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. những quốc gia có trình độ phát triễn tương đương với các nước thuộc eu sẽ hưỡng lợi do nguồn vốn FDI sẽ dịch chuyển từ các nước chau âu sang các quốc gia này khi nhà đầu tư muốn tránh thuế thu nhập DN đang có xu hướng tăng cao tại các quốc gia châu âu. - Vấn đề HY Lạp đang làm cho các nhà đầu tư trên thế giới càng trở nên thận trọng hơn với các quốc gia có vấn nạn tương tự. 3 số liệu cảnh báo bao gồm: nợ công nhiều thể hiện ở tỷ lệ nợ trên gdp cao, chi tiêu quá mức thể hiện ở mức thâm hụt ngân sách lớn so với gdp, và tốc độ tăng trưởng gdp sụt giảm. - Khủng hoảng nợ công ở châu âu cũng tạo ra những biến động khó lường về tỷ giá. Đồng usd và đặc biệt là đồng yên sẽ tiếp tục tăng mạnh so với đồng ero do tính an toàn từ phía các đồng tiền này. Hiện nay để giải quyết khủng hoảng nợ công, các chính phủ đang áp dụng biện pháp thắt chặt tài chính như giảm chi tiêu, tăng thuế, giảm lương và tư nhân hóa. 38. Thông tin về EU: 39. Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này hiện nay được coi là ngày thành lập của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày châu Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là:Bỉ, Đức, Italia, Luxembourg, Pháp, Hà Lan . Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên. Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27. 40. Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập: 41. 1957: Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan 42. 1973: Đan Mạch, Ireland, Anh 43. 1981: Hy Lạp 44. 1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha 45. 1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển 46. Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp 47. Ngày 1/1/2007: Romania, Bulgaria. 48. Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm 2007. Hầu hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu. 49. Vẫn còn 22 quốc gia gồm Albania, Andorra, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia & Herzegovina, Croatia, Grugia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Na Uy, Nga, San Marino, Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Ukraina, và Vatican chưa gia nhập Liên minh châu Âu. 50. 51. . 2. Khái niệm hệ thống tiền tệ Châu Âu ( Liên minh tiền tệ Châu Âu) : Là liên kết kinh tế và tiền tệ của các quốc gia thanh viên liên minh Châu Âu, mà trong. ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG TIỀN TỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU 1. Khái niệm hệ thống tiền tệ quốc tế: Hệ thống tiền tệ quốc tế là một tập thể các quan hệ tiền

Ngày đăng: 12/11/2013, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan