Kinh tế trang trại

105 276 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Kinh tế trang trại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế trang trại

Trang 1

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế trang trại là bước phát triển cao có tính quy luật của kinh tế nông hộ, là mô hình sản xuất đã có từ rất lâu, mang tính phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Thực tiễn đã khẳng định khả năng phát triển và hiệu quả nhiều mặt của kinh tế trang trại, nó góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng nhiều; tạo ra khả năng to lớn trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động,…, trên cơ sở đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế xã hội và môi trường bền vững

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhất là từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị năm 1988, kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá và từng bước khẳng định là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp có nhiều ưu thế và phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của một nền sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kinh tế trang trại đã được Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định và khuyến khích phát triển Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại nhằm thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế trang trại và đề ra các chính sách của Nhà nước cho kinh tế trang trại phát triển

Tuy nhiên, kinh tế trang trại hiện nay chưa phát triển rộng và chưa tương xứng với những tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trong cả nước; chưa tạo ra bước đột phá trong việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, mặt đất, mặt nước hoang hoá ở các khu vực trung du, miền núi, ven biển để phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp; chưa đóng góp thỏa đáng vào việc mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu

Trang 2

quả và sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản mang tính hàng hoá trong điều kiện thị trường mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Kinh tế trang trại vẫn là một loại hình kinh tế còn mới mẻ ở nước ta, vì vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu cụ thể tiềm năng và lợi thế đối với từng vùng, từng địa phương để có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, đưa ra những giải pháp phù hợp, sát thực tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong quá trình đầu tư và phát triển

Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là Nông, Lâm nghiệp Những năm gần đây, sản xuất nông lâm nghiệp của huyện đã và đang có bước chuyển dịch tích cực, sản lượng nông sản hàng hoá sản xuất tăng khá qua các năm, trong đó mô hình kinh tế trang trại ở Phổ Yên đang trở thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện

Vấn đề đặt ra từ thực tiễn của quá trình phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên đang rất cần được quan tâm nghiên cứu đó là:

- Sự nhận thức về vị trí,vai trò của kinh tế trang trại trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện - Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại

- Đưa ra các định hướng và giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế trang trại

Với ý nghĩa đó đề tài: Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế

trang trại ở Phổ Yên là vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên để đề xuất những định hướng và giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển

Trang 3

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

- Đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế trang trại để từ đó tìm ra những mặt thành công, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

- Phân tích các yếu tố tác động đến kinh tế trang trại và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sự phát triển của kinh tế trang trại

- Đưa ra các định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại ở địa bàn huyện Phổ Yên một cách có hiệu quả

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 - Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề về kinh tế trang trại ở huyện Phổ Yên để làm rõ tính lý luận và thực tiễn cho quá trình hình thành và phát triển

kinh tế trang trại của địa phương

3.2 - Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: nghiên cứu trên địa bàn huyện Phổ Yên

- Về mặt thời gian: nghiên cứu tư liệu tổng quan được thu thập trên các tài liệu đã công bố từ 1996 đến nay

Số liệu đánh giá thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2001 - 2006

3.3 - Nội dung nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu về tổ chức, quy mô, cơ cấu, loại hình, kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn huyện Phổ Yên

4 Những đóng góp của luận văn

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp cho cấp uỷ và chính quyền địa phương có đủ cơ sở khoa học để chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện một cách tốt nhất

Trang 4

- Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại của Đảng và Nhà nước nói chung và địa phương tỉnh, huyện nói riêng

- Là tài liệu cung cấp thông tin tin cậy về kinh tế trang trại cho các nhà nghiên cứu, các cấp chính quyền, người hoạch định chính sách, nhà sản xuất và những người quan tâm đến kinh tế trang trại ở Phổ Yên

- Kết quả nghiên cứu giúp cho các chủ trang trại có những định hướng và giải pháp đúng đắn nhằm phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại

1.1.1.1 Khái niệm về kinh tế trang trại

Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.[1]

Phần lớn các các nhà nghiên cứu đều cho rằng trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, có mục đích chính là sản xuất hàng hoá, có tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu, hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.[15]

Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển trên cơ sở kinh tế hộ nhưng ở quy mô lớn hơn, được đầu tư nhiều hơn về cả vốn và

Trang 5

kỹ thuật, có thể thuê mướn nhân công để sản xuất ra vài loại sản phẩm hàng hoá từ nông nghiệp với khối lượng lớn cho thị trường

Để hiểu hơn về khái niệm kinh tế trang trại, trước hết cần phân biệt các thuật ngữ “trang trại” và “kinh tế trang trại” Trong tiếng Việt hiện nay hai thuật ngữ này trong nhiều trường hợp được sử dụng không phân biệt, tuy nhiên về thực chất “trang trại” và „kinh tế trang trại” là hai khái niệm không đồng nhất Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại Còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó [15]

Điểm chung của những khái niệm trên cho thấy kinh tế trang trại là kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá, nhưng quy mô sản xuất hàng hoá đó phải đạt tới một mức độ tương đối lớn Như vậy, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá dựa trên cơ sở lao động, đất đai, tư liệu sản xuất cơ bản của hộ gia đình, hoàn toàn tự chủ và bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác, sản phẩm làm ra chủ yếu để bán và tạo nguồn thu nhập chính cho gia đình

Nghị quyết 03/2000/QĐ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế

trang trại đã ghi rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá

trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”

1.1.1.2 Sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại

- Sự giống nhau

Sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất, ruộng đất, lao động tiền vốn của gia đình chủ hộ và chủ trang trại, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các quyết định đó một cách nhanh nhất, triệt để và có hiệu quả, các tài sản và sản phẩm đều thuộc sở hữu của gia đình và được pháp luật bảo vệ

- Sự khác nhau

Trang 6

Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ Kinh tế nông hộ muốn tiến tới kinh tế trang trại thì phải phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc vốn

có của kinh tế tiểu nông để đi vào sản xuất hàng hoá

1.1.1.3 Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại

Theo công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 của Ban Kinh tế Trung ương về báo cáo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại đã sơ bộ xác định các đặc trưng chủ yếu để nhận dạng kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là:

 Trang trại là hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp, được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính chất sản xuất hàng hoá rõ rệt, đạt khối lượng và tỷ lệ sản phẩm hàng hoá lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn

 Mục đích chủ yếu của kinh tế trang trại là sản xuất nông sản phẩm hàng hoá theo nhu cầu thị trường

 Tư liệu sản xuất trong trang trại thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một người chủ Trang trại hoàn toàn có quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

 Các yếu tố sản xuất của trang trại trước hết là ruộng đất và tiền vốn được tập trung với quy mô nhất định theo yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá

 Lao động chính trong các trang trại chủ yếu là chủ trang trại và những người trong gia đình và có thuê mướn lao động theo hình thức công nhật hoặc thời vụ

 Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có vốn, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, đồng thời có hiểu biết nhất định về kinh doanh và nắm bắt nhu cầu thị trường

 Trang trại có cách tổ chức và quản lý sản xuất tiến bộ dựa trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất, thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện hạch toán, điều hành sản xuất hợp lý và thường xuyên tiếp cận thị trường

 Phương thức khai thác đất đai bằng chính sức lao động trực tiếp và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của gia đình

Trang 7

 Kinh tế trang trại mang bản chất kinh tế hai mặt của kinh tế hộ nông dân: vừa là đơn vị sản xuất mang tính chất gia đình; vừa mang dáng dấp của một loại hình doanh nghiệp tư nhân một chủ sở hữu

 Kinh tế trang trại còn có đặc trưng thể hiện sự phát triển cao hơn về chất so với kinh tế nông hộ, điểm khác chủ yếu giữa kinh tế nông hộ với kinh tế trang trại là mục tiêu và quy mô sản xuất hàng hoá; sản xuất hàng hoá là đất đặc trưng có tính bản chất của kinh tế trang trại

1.1.1.4 Vị trí và vai trò của kinh tế trang trại

* Về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: Theo Nghị quyết 03 năm

2000 của Chính phủ thì:

- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông lâm, thuỷ sản

- Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao đông, dân cư, xây dựng nông thôn mới

- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn

* Vai trò của kinh tế trang trại

Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản

Trang 8

phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp

Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển của kinh tế trang trại phải được đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Được thể hiện rõ trên các nội dung chủ yếu sau:

● Vai trò thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của nền sản xuất xã hội, là nhân tố mới ở nông thôn, là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực kinh tế hộ nông dân, là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tạo ra sức sản xuất mới, có khả năng tạo ra khối lượng lớn về nông sản hàng hoá đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Kinh tế trang trại làm ra sản phẩm để bán theo yêu cầu của thị trường, nên nó kích thích sản xuất và đòi hỏi cạnh tranh để tồn tại, phát triển Để giành thắng lợi trong cạnh tranh, các trang trại phải nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Muốn vậy, các trang trại phải biết đầu tư quy mô sản xuất hợp lý, đầu tư khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, tăng cường quản lý , do đó kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nhanh việc sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn

Sự tập trung sản xuất đòi hỏi các trang trại tất yếu phải tiến hành cơ giới hoá, điện khí hoá các khâu của quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Như vậy, kinh tế trang trại đã tạo điều kiện để đưa nông nghiệp đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo tiền đề đi lên sản xuất lớn

● Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và nông thôn

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là xu hướng tất yếu của tập trung hoá, chuyên môn hoá và thị trường hoá sản xuất

Trang 9

nông nghiệp, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, tạo nên những vùng chuyên canh hoá, tập trung hoá và thâm canh cao, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp phát triển nhất là công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ, góp phần làm nông thôn phát triển, tạo thu nhập ổn định trong một bộ phận dân cư làm nông nghiệp Nhiều chủ trang trại đã đầu tư hoặc tự giác hợp tác với nhau để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghiệp để chế biến sản phẩm tạo ra những bán thành phẩm nông sản hàng hoá cung cấp đầu vào cho các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu lớn hơn của Nhà nước

Một số doanh nghiệp Nhà nước đã hợp tác với các trang trại thực hiện đầu tư ứng trước vốn cho chủ trang trại và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh

Một số lâm trường quốc doanh đã khoán khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng cho các hộ dân, điều đó tạo ra sự phân công và hợp tác, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

 Vai trò huy động, khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết việc làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, cho đất nước

Kinh tế trang trại là sự đột phá trong bước chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, lấy việc khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức chủ yếu, nên các trang trại phải nỗ lực tìm mọi biện pháp để phát huy tiềm năng đất đai Huy động các nguồn lực về vốn, lao động, kinh nghiệm, kỹ thuật trong dân một cách hợp lý, có hiệu quả để mở rộng và phát triển sản xuất, tăng thêm lợi nhuận Điều đó dẫn đến sự tích tụ và tập trung đất đai, vốn đầu tư tạo quy mô sản xuất của các trang trại ngày một lớn hơn, thu hút, sử dụng ngày càng nhiều lao động hơn

 Vai trò sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai

Trang 10

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích về tài nguyên và môi trường Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đất đai tài nguyên, đưa đất hoang hoá vào phát triển sản xuất, nhất là đối với vùng trung du, miền núi, và ven biển Ngoài ra, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần tăng nhanh độ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tận dụng mặt nước cho nuôi trồng thuỷ sản

Từ những phân tích trên, có thể thấy:

 Kinh tế trang trại tuy mới và còn là lực lượng sản xuất nhỏ bé, nhưng đã và đang góp phần đáng kể vào huy động nội lực, khơi dậy tiềm năng lao động, đất đai, vốn trong dân vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

 Phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay là rất cần thiết và đúng hướng Kinh tế trang trại giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đang trở thành một hình thức sản xuất chủ yếu, một mô hình làm ăn kinh tế phổ biến, có hiệu quả và không lâu sẽ trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng ở nước ta Nhưng trên thực tế, ở nhiều nơi chưa có thống nhất nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế trang trại, làm cho chủ trang trại chưa yên tâm và gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất, giao dịch trên thương trường Vì vậy, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển như một tổ chức kinh tế có đầy đủ tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật

 Kinh tế trang trại là một bộ phận của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên nó cũng được hưởng tất cả chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp Đồng thời, kinh tế trang trại cũng phải làm tất cả các nghĩa vụ mà các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp phải làm Ngoài ra, kinh tế trang trại mang nhiều yếu tố sản xuất hàng hoá, sẽ gánh vác vai trò lịch sử của nó là thực hiện sự phân công sâu sắc hơn và hợp tác

Trang 11

rộng hơn cùng các thành phần, các lĩnh vực kinh tế khác trong phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, mở mang ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn theo cơ cấu hợp lý, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

 Sự ra đời, hiệu quả hoạt động kinh tế trang trại ở nước ta tuy đã khẳng định bước đầu những ưu thế và vai trò của nó đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội nhưng kéo theo đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề, đó là:

- Cùng với sự phát triển của kinh tế trang trại thì sự phân cực và những bất bình đẳng trong nông nghiệp nông thôn cũng có xu hướng gay gắt, phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt

- Phát triển kinh tế trang trại tất yếu dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất vào tay một số người Đây không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc

- Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, do đó, cũng cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội phát triển theo kiểu phong trào hoặc có thái độ phủ nhận các loại hình tổ chức kinh doanh khác đang phát huy tác dụng tích cực như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác

1.1.1.5 Tiêu chí nhận dạng kinh tế trang trại

Thi hành nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày 23/6/2000 Liên bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã ban hành Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau:

* Giá trị sản lượng hàng hoá và Dịch vụ bình quân hàng năm

- Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên

* Quy mô sản xuất

- Đối với trang trại trồng cây hàng năm:

Trang 12

+ Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên

- Đối với trang trại trồng cây lâu năm:

+ Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung + Từ 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên

- Đối với trang trại lâm nghiệp từ 10 ha trở lên - Đối với trang trại chăn nuôi:

+ Chăn nuôi Trâu, Bò sinh sản, lấy sữa: 10 con trở lên + Chăn nuôi Trâu, Bò lấy thịt: 50 con trở lên

+ Chăn nuôi Lợn sinh sản từ: 20 con trở lên; Dê sinh sản từ 50 con trở lên + Chăn nuôi Lợn thịt từ 100 con trở lên; Dê thịt từ 200 con trở lên

+ Chăn nuôi gia cầm các loại từ 2.000 con trở lên + Nuôi trồng thuỷ sản từ 2 ha trở lên

- Đối với các trang trại đặc thù thì tiêu chí xác định dựa vào giá trị sản xuất hàng hoá thực hiện

1.1.1.6 Phân loại kinh tế trang trại

* Theo hình thức quản lý

- Trang trại gia đình: toàn bộ tư liệu sản xuất đều thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, hộ gia đình là người tự quyết định tổ chức và sản xuất kinh doanh Loại hình trang trại này sử dụng sức lao động trong gia đình là chính, kết hợp thuê nhân công phụ trong mùa vụ

Trang trại gia đình là mô hình sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn về đất canh tác và khối lượng nông sản so với các loại hình sản xuất khác

- Trang trại hợp tác: là loại hình hợp tác tự nguyện của một số trang trại gia đình với nhau thành một trang trại quy mô lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn, tư liệu sản xuất và công nghệ mới tạo ra ưu thế cạnh tranh

Trang 13

- Trang trại cổ phần: là loại hình hợp tác các trang trại thành một trang trại lớn theo nguyên tắc góp cổ phần và hoạt động giống nguyên tắc của công ty cổ phần Loại hình này chủ yếu phát triển trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ lâm sản

- Nông trại uỷ thác: là loại hình trang trại mà chủ trang trại uỷ thác cho bà con, bạn bè quản lý từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định khi chủ trang trại đi làm việc khác

* Theo cơ cấu sản xuất

- Trang trại kinh doanh tổng hợp: là loại nông trại sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, gắn trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với các ngành nghề khác

- Trang trại sản xuất chuyên môn hoá là trang trại tập trung sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm như trang trại chuyên nuôi gà, vịt, lợn và bò sữa, chuyên trồng hoa, rau, chuyên nuôi trồng thuỷ sản

- Trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất của chủ khác để sản xuất kinh doanh

1.1.2 Cơ sở thực tiễn về kinh tế trang trại

1.1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trên thế giới

Trải qua vài thế kỷ tồn tại và phát triển, kinh tế trang trại đã được khẳng định là mô hình sản xuất phù hợp và đạt hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông lâm nghiệp Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi quốc gia, kinh tế trang trại rất đa dạng cả về hình thức quản lý, quy mô và cơ cấu sản xuất

Trang 14

Từ đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên thế giới, có thể thấy:

- Một là: quá trình phát triển trang trại ở hầu hết các nước trên thế giới đều có xu hướng chung là:

● Kinh tế trang trại là một trong những biểu hiện văn minh của kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp khi kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường Cho đến nay kinh tế trang trại đã phát triển ở hầu hết các nước có sản xuất nông - lâm nghiệp và trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới

● Trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nông dân, phù hợp và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ thấp đến cao Kinh tế trang trại là sự phát triển tất yếu của nền nông nghiệp và là sản phẩm tất yếu của kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hoá Chính công nghiệp hoá đã đặt yêu cầu khách quan cho phát triển sản xuất hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hoá và tạo ra những điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển

● Các trang trại gia đình được hình thành chủ yếu từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá vỡ cái vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản phẩm hàng hoá với quy mô từ nhỏ đến lớn, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh So với kinh tế tiểu nông thì kinh tế trang trại là một bước phát triển của nền sản xuất xã hội

● Trải qua hàng thế kỷ nay, trang trại tiếp tục phát triển từ các nước tư bản công nghiệp lâu đời, đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và bắt đầu đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với các cơ cấu và quy mô sản xuất khác nhau

● Con đường đi từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, từ sản xuất tiểu nông sang sản xuất trang trại không phải là sản phẩm riêng của các nước công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, mà là bước phát triển tất yếu của xã hội, phù hợp với quy luật phát triển Kinh tế trang trại không quyết định bản chất của một chế độ xã hội, chưa

Trang 15

có dấu hiệu tư bản hoá loại hình kinh tế trang trại Khi chủ nghĩa tư bản phát triển, hình thành nên thị trường sản xuất hàng hoá phát triển, một bộ phận lao động nông nghiệp trở thành lao động làm thuê nhưng trang trại vẫn tồn tại và phát triển

● Đến thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, trang trại trở thành mô hình sản xuất phổ biến nhất của nền nông nghiệp thế giới, chiếm tỷ trọng lớn tuyệt đối về đất canh tác và khối lượng nông sản phẩm làm ra Trên thế giới hiện nay có khoảng trên 300 triệu trang trại gia đình (ở Mỹ có khoảng 96-98% trang trại là trang trại gia đình) Ở các nước tư bản phát triển, trang trại gia đình chỉ chiếm 5-7% lao động toàn xã hội nhưng vẫn sản xuất nông sản nuôi sống cả xã hội Kinh tế trang trại gia đình đã có sự thích nghi với điều kiện phát triển của chủ nghĩa tư bản phát triển

● Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và tất cả các vùng khác nhau như đồi núi, đồng bằng, ven biển…

● Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao Thực tiễn đã chứng minh rằng kinh tế trang trại có vai trò quan trọng ở các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Đài Loan,…) và đang tiếp tục phát huy tác dụng ở những nước có nền kinh tế phát triển cao (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản,….) Kinh tế trang trại gia đình đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong quá trình phát triển nông nghiệp thế giới, thúc đẩy ngành sản xuất nông sản hàng hoá và đưa nền nông nghiệp tiến lên hiện đại

● Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công nghiệp hoá sau đó, khi công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng giảm dần và quy mô trang trại có xu hướng tăng lên

Ở những vùng đất mới như châu Mỹ, châu Úc thì quy mô trang trại là rất lớn Như ở Mỹ mỗi trang trại có diện tích bình quân từ 180-200 ha, ở Canađa là

Trang 16

400-450 ha, ở Úc là 500 ha, thậm chí hàng nghìn ha… Họ gọi là trang trại nhưng thực chất đó là những đồn điền được Nhà nước khuyến khích, bảo vệ bằng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh

Ở Mỹ, năm 1950 có 5.648 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 151 ha/ trang trại, nhưng đến năm 1992 chỉ còn 1.925 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 198 ha/ trang trại Về cơ cấu sản xuất thì trang trại sản xuất ngũ cốc chiếm phần lớn, ngoài ra còn có trang trại sản xuất khoai tây, chăn nuôi bò sữa, gia cầm… những thành tựu chủ yếu của nền nông nghiệp Mỹ là nhờ kinh tế trang trại [14]

Ở Anh năm 1950 có 453 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 36 ha, đến 1987 còn 254 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 71 ha/ trang trại

Ở Pháp năm 1955 có 2.285 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 14 ha/ trang trại, đến nay còn 952 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 19 ha/ trang trại

Ở Đức năm 1960 có 1.709 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 10 ha/trang trại, đến năm 1985 còn có 983 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 15 ha/trang trại

Ở châu Á, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm luôn là một cản trở đối với phát triển kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường Do vậy, kinh tế trang trại cũng xuất hiện muộn hơn và quy mô nhỏ hơn ở châu Âu, châu Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô trang trại nhỏ ở châu Á chiếm từ 60-70% về số lượng, canh tác 30% diện tích và sản xuất 35% tổng sản phẩm nông nghiệp

Ở Nhật Bản, trang trại gia đình có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, bảo đảm lương thực, thực phẩm cho xã hội Nhật Bản có xu hướng mở rộng quy mô trang trại lên từ 10-20 ha, nhưng vẫn chưa thực hiện được Năm 1970 Nhật Bản có 5.342 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,1 ha/trang trại, đến 1993 còn 3.691 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1.38 ha/trang trại.[14]

Trang 17

Ở Đài Loan năm 1970 có 916 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 0,38 ha/trang trại, đến năm 1998 còn 739 nghìn trang trại với diện tích bình quân là 1,21 ha/ trang trại

Ở Hàn Quốc năm 1965 có 2.507.000 trang trại có diện tích bình quân là 0,90 ha/ trang trại, đến năm 1979 còn 1.772.000 trang trại có diện tích bình quân là 1,20 ha/trang trại Trang trại dưới 0.5 ha chiếm 29.7% từ 0,5 - 1 ha chiếm 34.7%, trên 1 ha chiếm 35,6%

Một số nước khác thuộc Châu Á như: Inđonesia, Malaixia… đang trong quá trình công nghiệp hoá nên luôn có sự biến động về số lượng và diện tích bình quân của trang trại

Ở Indonesia, năm 1963 có 744.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.19 ha/trang trại, đến năm 1973 có 808.000 trang trại với diện tích bình quân là 1.14 ha/trang trại đến năm 1983 có 916.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.95 ha/trang trại

Thái Lan, năm 1963 có 3.124.000 trang trại với diện tích bình quân là 0.55 ha/ trang trại đến năm 1978 có 4.018.000 trang trại với diện tích bình quân là 4.52 ha/ trang trại

Ở Philipin, năm 1960 có 2.166.000 trang trại với diện tích bình quân là 3.53 ha/trang trại, đến năm 1980 có 3.420.000 trang trại với diện tích bình quân là 2.62 ha/trang trại.[14]

Ngày nay, ở Châu Mỹ La tinh các đồn điền đang trong quá trình chia nhỏ ruộng đất cho các công nhân nông nghiệp hình thành các trang trại nông nghiệp gia đình có trình độ chuyên môn nông nghiệp mà vẫn tập trung được lượng nông sản hàng hoá lớn Họ thấy rằng hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa không thích hợp với sản xuất nông nghiệp Ở các nước xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình chia nhỏ lại các xí nghiệp nông nghiệp và phát triển hình thức trang trại gia

Trang 18

đình Từ đó có thể nhận thấy điểm tương đồng là “sản xuất lớn” không thể áp dụng có hiệu quả hơn so với kinh tế trang trại trong gia đình nông nghiệp

Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá, kinh tế trang trại phát triển theo hướng kinh doanh tổng hợp, sau đó đi vào sản xuất tập trung, chuyên canh lớn

- Hai là: Kinh tế trang trại trong thời gian tới vẫn tồn tại và phát triển vì có nhiều thế mạnh hơn hẳn các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp khác

Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thức đa dạng khác nhau như tư bản tư nhân, cổ phần, liên doanh, uỷ thác, … Hình thức quản lý, nội dung hoạt động, cơ cấu và quy mô sản xuất của trang trại thay đổi theo đặc điểm và điều kiện cụ thể ở mỗi nước, mỗi vùng sinh thái, nhưng trang trại gia đình là loại thích hợp nhất Trên thế giới, trang trại gia đình chiếm khoảng 80-90% tổng số trang trại, đây chính là hình thức sản xuất lấy hộ gia đình làm nền tảng để sản xuất nông sản hàng hoá, sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc theo thời vụ

Kinh tế trang trại có ưu thế là:

● Có khả năng dung nạp các trình độ sản xuất nông nghiệp khác nhau về xã hội hoá, chuyên môn hoá, tập trung hoá trong sản xuất

● Có khả năng dung nạp các quy mô sản xuất khác nhau (nhỏ, vừa và lớn)

● Có khả năng liên kết các loại hình kinh tế, sở hữu khác nhau (gia đình, hợp tác hoá, Nhà nước)

● Có khả năng đáp ứng yêu cầu của các trình độ khoa học - công nghệ khác nhau - Ba là: hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động, mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ công nghệ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp

Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, là lực lượng sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp cho toàn xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp.[20]

Trang 19

Ở các nước Châu Á, quy mô diện tích của các trang trại rất nhỏ, thường từ 0.95 - 1.86 ha, tuy nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại rất cao

Số lao động ở các trang trại rất thấp, từ 2-3 lao động, là do việc áp dụng cơ giới hoá đạt trình độ cao

Như vậy, ở các quốc gia khác nhau, quy mô trang trại về diện tích cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, xã hội, trình độ cơ giới hoá và năng suất lao động ở mỗi nước Ở các nước có bình quân đất nông nghiệp/hộ thấp thì diện tích đất bình quân của mỗi trang trại tăng không lớn, nhưng nếu các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu, vẫn tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá và lợi nhuận ngày càng lớn trên một đơn vị diện tích

- Bốn là: bồi dưỡng, đào tạo chủ trang trại là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại trên thế giới

Xuất phát từ tính đặc thù của nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, do vậy không thể áp đặt phương pháp sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp, nghĩa là không thể tách quản lý sản xuất ra khỏi sản xuất, các chủ trang trại vừa là người quản lý vừa là người lao động trực tiếp, vừa là người kinh doanh Mục tiêu của hoạt động kinh tế trang trại là sản xuất nông nghiệp, việc quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp Vì vậy chủ trang trại phải có một trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh bảo đảm cho trang trại hoạt động có hiệu quả

Trong nền kinh tế tiểu nông, chỉ cần có những người nông dân - chủ hộ cần cù lao động, còn trong kinh tế thị trường lại cần có những nông dân, chủ trang trại đồng thời là chủ doanh nghiệp năng động, đủ năng lực quản lý điều hành trang trại đạt hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều Hơn nữa, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở trong nước và trên thị trường quốc tế, đòi hỏi chủ trang trại phải có trình độ quản lý cao để có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế

Trang 20

Năng lực quản lý điều hành của chủ trang trại thể hiện ở khả năng về quản lý tư liệu sản xuất, quản lý lao động, quản lý vốn, xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất, nắm bắt thị trường, tình hình và giá cả tiêu thụ sản phẩm

Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, chủ trang trại muốn được công nhận về trình độ quản lý và tư cách pháp nhân, phải tốt nghiệp các trường kỹ thuật và quản lý, đồng thời có kinh nghiệm qua thực tập và lao động sản xuất kinh doanh một năm ở các trang trại khác Họ không chỉ có bằng tốt nghiệp về nông học mà còn có sự am hiểu về mặt kỹ thuật, kinh tế, và thị trường Các chủ trang trại thường xuyên liên hệ với với các cơ quan nghiên cứu khoa học để thu thập thông tin kinh tế, kỹ thuật, tham gia các hội thảo khoa học Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập của chủ trang trại.[20]

- Năm là: sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường cạnh tranh

Ở nhiều nước đang phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu, việc hình thành và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với kinh tế trang trại

- Sáu là: gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ tại nông thôn Kinh tế trang trại phát triển theo hướng đi liền với chuyên môn hoá vào một ít loại cây trồng, vật nuôi nhất định; hình thành những vùng chuyên canh tập trung lớn Công nghiệp chế biến và dịch vụ kinh tế trang trại là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả

- Bảy là: phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trang trại là yêu cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại

Trang trại là những đơn vị kinh tế tư nhân tự chủ sản xuất kinh doanh, nhưng các trang trại không thể hoạt động đơn độc, mà phần lớn đều tham gia

Trang 21

vào các hoạt động kinh tế hợp tác với các nội dung và hình thức khác nhau Hợp tác được hình thành trên cơ sở hoàn thành tự nguyện, theo con đường góp vốn và phân chia lợi ích, là tổ chức liên thông, liên kết giữa các trang trại trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Hợp tác xã kiểu này không làm động chạm đến quyền sở hữu của từng trang trại, nhưng lại tạo điều kiện làm tăng thêm năng lực sản xuất, lợi ích của từng trang trại

Có sự hỗ trợ của các hợp tác xã kiểu này thì các trang trại chỉ tiến hành sản xuất, còn hợp tác xã lo đầu vào đầu ra

- Tám là: Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại

Ở các nước châu Á, việc phát triển các trang trại gia đình ở vùng đồi núi cao cho thấy vai trò của Nhà nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại công cuộc di dân, mở mang vùng kinh tế mới Ở những nơi không có sự quan tâm của Nhà nước, thì không ổn định được đời sống sản xuất của các hộ nông dân, không đem lại hiệu quả kinh tế mong muốn, mà còn gây ra tình trạng sử dụng, khai thác quá mức tài nguyên rừng, phá hoại môi trường sinh thái.[20]

Ở Malaisia, để phát triển các vùng cây công nghiệp xuất khẩu, chính phủ đã tổ chức đưa hàng vạn hộ nông dân đến lập nghiệp theo phương thức trang trại trồng cao su, cọ dầu xuất khẩu Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trước và sau đó mới đưa các hộ nông dân tự nguyện đến các địa bàn mới, lập trang trại, được giao đất và cho vay vốn, hướng dẫn kĩ thuật, cung cấp vật tư sản xuất và bao tiêu chế biến sản phẩm

Nhà nước có các biện pháp tích cực can thiệp gián tiếp vào thị trường nông sản thông qua các đòn bẩy kinh tế để tạo sự cân bằng về cung và cầu trên thị trường nông sản nhằm điều tiết, chống khủng hoảng Bằng những biện pháp đó, Nhà nước hướng dẫn, khuyến khích các trang trại tăng hoặc tự nguyện giảm sản xuất các loại nông sản

Trang 22

Nhà nước tôn trọng quyền tự nguyện sản xuất kinh doanh của người nông dân và tạo điều kiện cho các trang trại phát triển, đây chính là động lực giúp cho các trang trại gia đình tồn tại và ngày càng phát triển Vai trò của Nhà nước ở đây không chỉ là “bà đỡ” cho sự ra đời một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh mà còn là chỗ hướng dẫn, tạo điều kiện cho hình thức tổ chức kinh doanh này hoạt động có hiệu quả và đúng mục tiêu của Nhà nước đưa ra

Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, đầu tư cho đường sá, cầu cống ở nông thôn giúp cho việc vận chuyển lưu thông nông sản hàng hoá được dễ dàng

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho trang trại phát triển, Nhà nước đề ra các chính sách như: chính sách đất đai; chính sách vốn, tín dụng, chính sách thị trường, chính sách khoa học, công nghệ, chính sách đào tạo chủ trang trại

● Tốc độ tăng dân số ở nông thôn còn cao, lao động nông nghiệp tăng nhanh, thiếu cơ hội và việc làm phi nông nghiệp Hậu quả dẫn đến nông dân bị đẩy ra thành thị tạo thành lớp dân nghèo ở thành thị

Trang 23

● Hệ thống thị trường nông thôn chưa hoàn thiện, mặc dù nhiều nước có chính sách ưu đãi về thuế, về giá cả và nông sản, nhưng nông sản trong trang trại dường như chưa có khả năng tiêu thụ tốt

Từ những kinh nghiệm chung trên đây, đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải suy nghĩ để vận dụng một cách phù hợp vào điều kiện cụ thể của nước ta

1.1.2.2 Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

* Khái quát quá trình hình thành kinh tế trang trại ở nước ta

Hình thức kinh tế trang trại ở nước ta đã xuất hiện sơ khai từ đời Lý, Trần…, trải qua các thời kỳ lịch sử, kinh tế trang trại có các tên gọi khác nhau như “Thái ấp”; “Điền trang”; Đồn điền”…Trước cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có trang trại, đồn điền của địa chủ, chủ nông, chủ tây Các trang trại này phần lớn sử dụng lao động làm thuê từ tá điền, cũng là kiểu phát canh thu tô và công cụ sản xuất thủ công, sử dụng sức người, súc vật, sản xuất mang tính quảng canh, độc canh một số cây ngắn ngày là chính Bên cạnh đó còn có kinh tế trang trại của những nhà tư sản trong nước và nước ngoài, một số tướng lĩnh thời nguỵ làm ăn kinh tế Hình thức trang trại ở dạng các xí nghiệp nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, đồn điền cao su, cà phê và những cây công nghiệp khác phục vụ cho mục đích làm giàu của chúng.[17]

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, các trang trại trước đó được cải tạo, tập thể hoá, quốc doanh hoá thành các cơ sở sản xuất tập thể và Nhà nước dưới hình thức hợp tác xã, nông trường, trạm trại Tiếp theo đó, Nhà nước đã có những chủ trương mới về giao đất, giao rừng, thực hiện nông, lâm kết hợp, khuyến khích di dân kinh tế mới, khai hoang, phục hoá tạo tiền đề cho kinh tế trang trại phát triển Đặc biệt, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993, đã mở đường cho các thành phần kinh tế trong nông nghiệp phát triển và từ đó xuất hiện ngày một

Trang 24

nhiều các mô hình kinh tế trang trại trên khắp cả nước Bước sơ khai của kinh tế trang trại trong giai đoạn này chủ yếu mang tính tự phát và cho đến nay phát triển kinh tế trang trại đã và đang trở thành vấn đề được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển.[9]

Ngày 02/02/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về phát triển kinh tế trang trại Tạo điều kiện hợp pháp cho loại hình kinh tế trang trại phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua các chính sách ưu đãi về nhiều mặt đối với kinh tế trang trại

Mặt khác, Nhà nước đã ban hành các tiêu chí xác định kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện quản lý, hỗ trợ và khuyến khích kinh tế trang trại phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

Như vậy sự hình thành kinh tế trang trại ở nước ta là sự vận động thoát thai từ kinh tế hộ gắn liền với quá trình đổi mới của đất nước, quá trình đó chứa đựng một số đặc điểm sau đây:

- Sự hình thành kinh tế trang trại diễn ra với tốc độ nhanh, chủ yếu là những năm đổi mới, nhất là thời gian gần đây có bước phát triển mạnh Quá trình này hàm chứa xu hướng phát triển kinh tế hàng hoá, đi lên sản xuất lớn trong nông nghiệp, hướng đến thị trường là xu thế hợp với quy luật phát triển

- Có nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế trang trại, nhưng nền tảng chủ yếu hình thành kinh tế trang trại là do vận động kinh tế hộ gia đình nông dân, Điều đó cho thấy chủ trang trại có năng lực thực sự để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá hướng đến người tiêu dùng và có khả năng trong quản lý, điều hành và áp dụng các tiến bộ mới vào sản xuất đáp ứng nhu cầu nông sản hàng hoá cho xã hội

- Các trang trại đều có điểm xuất phát chung là hình thành và đi lên từ đất đai, chủ yếu là đất hoang hoá, đất rừng, một số không nhỏ được hình thành từ quá trình tích tụ và tập trung đất đai vượt hạn điền thông qua việc thực hiện chính sách giao quyền sử dụng đất, giao khoán đất, đấu thầu, cho thuê đất có thời hạn [9],[19]

Trang 25

* Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại

Tháng 1/1981 Chỉ thị 100/CT-BBT ra đời đánh dấu quá trình đổi mới trong nông nghiệp, nông thôn, thực sự giải phóng sức sản xuất cho nông dân

Đại hội VII (tháng 12/1986) đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế nước ta Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1987) về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ, khuyến khích phát triển

Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương tháng 12/1997 và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn

Luật đất đai 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý Nhà nước giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định, lâu dài với 5 quyền đó là: quyền sử dụng, thừa kế, thế chấp, trao đổi, chuyển nhượng

+ Nghị định 64/CP (1993) quy định giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu dài, thời hạn là 20 năm

+ Nghị định 02/CP (1994) quy định giao đất nông nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thời hạn 50 năm

+ Nghị định 01/CP (1994) quy định giao khoán kinh doanh rừng và đất rừng lâu dài cho các cá nhân và hộ gia đình

+ Nghị quyết 03 ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại + Thông tư số 423/2000/QĐNHNN ngày 22/9/2000 về chính sách tín dụng với kinh tế trang trại

+ Thông tư 23/2000/TTBNĐXH hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong trang trại

+ Thông tư 69/2000/TTNB-BNN-TCTK và Thông tư số TCTK ngày 20/5/2003 hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại

Trang 26

62/TT-NBN-* Tình hình kinh tế trang trại của cả nước từ sau khi có Nghị quyết 03 đến nay

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê thì sau 6 năm thực hiện Nghị quyết 03 của Chính phủ Kinh tế trang trại phát triển nhanh về số lượng ở tất cả các vùng trong cả nước, đến thời điểm 01/7/2006, cả nước có 113.730 trang trại, so với năm 2001 tăng 52.713 trang trại (+86,4%), so với năm 2004 tăng 2.898 trang trại (+2,5%) Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là những vùng có nhiều đất đai, mặt nước thuận lợi để mở rộng qui mô trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản là những vùng tập trung số lượng trang trại nhiều nhất Ba vùng này có 80077 trang trại, chiếm 70,4% Riêng đồng bằng sông Cửu Long hiện có 54425 trang trại chiếm gần 50% số trang trại cả nước Loại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp Tỷ trọng trang trại trồng cây hàng năm giảm từ 35,6% (năm 2001), xuống còn 28,7% (năm 2006); trang trại trồng cây lâu năm từ 27,2% giảm xuống còn 20,2%; trang trại chăn nuôi từ 2,9% tăng lên 14,7%; trang trại nuôi trồng thuỷ sản từ 27,9% tăng lên 30,1% trong thời gian tương ứng Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 54425 trang trại; trong đó 24425 trang trại trồng cây hàng năm, chiếm 44,9% số lượng trang trại của vùng, 25147 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 46,2% Đông Nam Bộ có 16867 trang trại chiếm 14,8% của cả nước; trong đó 9537 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 56,5% số lượng trang trại của vùng, 3839 trang trại chăn nuôi, chiếm 22,8% Tây Nguyên có 8785 trang trại, chiếm 7,7% của cả nước; trong đó 7046 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 80,2% số lượng trang trại của vùng Đồng bằng sông Hồng có 13.863 trang trại chiếm 12,2% của cả nước, trong đó 7.562 trang trại chăn nuôi, chiếm 54,5% của vùng [21]

Trang 27

* Trang trại sử dụng ngày càng nhiều ruộng đất, dấu hiệu tích tụ ruộng đất - điều kiện tiên quyết cho nền sản xuất lớn nông nghiệp

Tại thời điểm 01/7/2006, diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản do các trang trại đang sử dụng là 663,5 nghìn ha, tăng 290,3 nghìn ha so năm 2001 (bình quân 1 trang trại sử dụng 5,8 ha) Trong cơ cấu đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trang trại đang sử dụng năm 2006, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 286,4 nghìn ha (43,2%); đất trồng cây lâu năm 148 nghìn ha (22,3%); đất lâm nghiệp 94,7 nghìn ha (14,3%) và đất nuôi trồng thuỷ sản 134,4 nghìn ha (20,2%) Diện tích đất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân 1 trang trại cao nhất là ở vùng Tây Bắc 9,82 ha, Đông Bắc 8,87 ha, Bắc Trung Bộ 7 ha, chủ yếu là do các vùng này có nhiều trang trại lâm nghiệp (tiêu chí qui định từ 10 ha trở lên) Đặc điểm đất đai của các trang trại là đất sản xuất liền bờ, liền khoảnh, qui mô lớn nên rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, bảo vệ, vận chuyển sản phẩm và nhất là cơ giới hoá, thủy lợi hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật [21]

* Kinh tế trang trại phát triển góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn

Tại thời điểm 01/7/2006, các trang trại đã sử dụng 395,9 nghìn lao động làm việc thường xuyên, gấp 1,7 lần so năm 2001; trong đó lao động của hộ chủ trang trại là 291,6 nghìn người, chiếm 73,6% tổng số lao động, còn lại là lao động thuê mướn Do tính chất thời vụ của sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nên ngoài lao động thuê mướn thường xuyên, các trang trại còn thuê mướn lao động thời vụ Những trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản sử dụng nhiều lao động thường xuyên nhất

Thu nhập bình quân 1 lao động làm việc thường xuyên của trang trại là 17,5 triệu đồng/năm cao gấp trên 2 lần so lao động khu vực nông thôn Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông,

Trang 28

chưa qua đào tạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc giản đơn như làm đất, trồng cây, chăn dắt gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,…; có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây, con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,… Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông nghiệp, nông thôn [21]

* Qui mô vốn sản xuất, kinh doanh của trang trại tăng nhanh do các chủ trang trại tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, thâm canh cây trồng vật nuôi

Tại thời điểm 01/7/2006, tổng vốn sản xuất, kinh doanh của các trang trại là 29320,1 tỷ đồng, bình quân một trang trại 257,8 triệu đồng, tăng 122,7 triệu đồng so năm 2001 (+90,8%) Vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 575,5 triệu đồng (tăng 341,6 triệu đồng so năm 2001) do chủ yếu trang trại trồng Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Điều, tiếp đến là Tây Nguyên 279,6 triệu đồng (+100,7 triệu đồng); đồng bằng sông Cửu Long 206,6 triệu đồng (+135,2 triệu đồng); đồng bằng sông Hồng 200,9 triệu đồng (+94,3 triệu đồng); Tây Bắc 200 triệu đồng (+90,5 triệu đồng); Đông Bắc 192,1 triệu đồng (+107,2 triệu đồng); thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 144,4 triệu đồng do chủ yếu trang trại trồng cây hàng năm cần ít vốn hơn Những tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại từ 500 triệu đồng trở lên là: Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu [21]

* Kinh tế trang trại phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn, gắn với thị trường

Tổng thu sản xuất, kinh doanh của các trang trại năm 2006 đạt 19.826 tỷ đồng, gấp 3,6 lần năm 2001, bình quân 174,9 triệu đồng 1 trang trại, gấp 1,9 lần so năm 2001 Tổng thu sản xuất, kinh doanh bình quân 1 trang trại cao nhất là vùng Đông Nam Bộ 221 triệu đồng; đồng bằng sông Hồng 193 triệu đồng; đồng bằng sông Cửu Long 181 triệu đồng; Tây Nguyên 148,6 triệu đồng; Đông Bắc

Trang 29

139 triệu đồng; Duyên hải Nam Trung Bộ 112 triệu đồng; Tây Bắc 100 triệu đồng và thấp nhất là Bắc Trung Bộ 105 triệu đồng

Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bán ra năm 2006 là 18031 tỷ đồng, gấp 3,6 lần so năm 2001, bình quân 1 trang trại 159 triệu đồng gấp 1,9 lần, tỷ suất hàng hoá là 95,2% Các vùng có tỷ suất hàng hoá cao là: Đông Nam Bộ 98,2%, Duyên hải Nam Trung Bộ 98,1%, Tây Nguyên 96,2%, đồng bằng sông Hồng 95,6%, thấp nhất là Tây Bắc 89,8%

Thu nhập trước thuế của các trang trại năm 2006 đạt 6.979 tỷ đồng gấp 3,5 lần so năm 2001, tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu là 35,2% (giảm 0,2% so năm 2001); thu nhập trước thuế bình quân 1 trang trại 61,4 triệu đồng gấp 1,9 lần so năm 2001 Mức chênh lệch giữa các vùng, các địa phương về thu nhập bình quân 1 trang trại còn lớn: cao nhất là Đông Nam Bộ 85,2 triệu đồng gấp hơn 2 lần vùng thấp nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ 38,3 triệu đồng, đồng bằng sông Cửu Long 64 triệu đồng, Đông Bắc 52,3 triệu đồng, đồng bằng sông Hồng 47,6 triệu đồng Tỷ lệ thu nhập trước thuế so tổng thu sản xuất, kinh doanh của trang trại cũng có sự chênh lệch lớn giữa các vùng do chịu ảnh hưởng của loại hình sản xuất và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh: cao nhất là Tây Bắc 47,1%, Tây Nguyên 43,4%, Đông Nam Bộ 38,6%, thấp nhất là đồng bằng sông Hồng 24,6% [21]

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.2.1- Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin từ các tài liệu đã công bố ( Tài liệu thứ cấp)

Đó là những tài liệu liên quan đã được công bố của các cơ quan thống kê các cấp, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp trên, kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu có cùng nội dung Cập nhật những thông tin, vấn đề phục vụ cho nội dung của đề tài Tiến hành hệ thống hoá bổ sung cơ sở lý

Trang 30

luận của đề tài, những thông tin về trang trại để nghiên cứu, xây dựng cơ sở định hướng

- Thu thập thông tin qua điều tra (Tài liệu sơ cấp)

Tài liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các chủ trang trại theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phạm vi điều tra là các trang trại trên địa bàn huyện

Theo báo cáo của Phòng Thống kê và Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, đến nay toàn huyện có 63 trang trại, phân bố trên địa bàn của 12/18 xã, thị trấn Trong đó tập trung nhất là ở 2 xã: xã Thành Công 21 trang trại; xã Phúc Thuận 18 trang trại, số còn lại nằm rải rác ở các xã như Tiên Phong 5; Hồng Tiến 5; Phúc Tân 3, Tân Hương 3; Đồng Tiến 2; Trung Thành 2, còn lại Đắc Sơn, Ba Hàng, Minh Đức và Bãi Bông mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 trang trại

Về loại hình sản xuất được chia ra như sau: trang trại trồng cây lâu năm 6; trang trại chăn nuôi 27; trang trại lâm nghiệp 14 và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp 16

Việc chọn mẫu điều tra : Trang trại chăn nuôi và trang trại trồng cây Lâu

năm được tiến hành điều tra 100% số trang trại hiện có; Trang trại Lâm nghiệp chọn điều tra 9 / 14 trang trại (64,3%); Trang trại Tổng hợp chọn điều tra 8/16 trang trại (50%)

Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA : trực tiếp tiếp xúc với chủ trang trại, tạo điều kiện để cho họ tự bộc lộ, tự mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và mong muốn của họ, để thu thập được thông tin cần thiết và tìm ra những thuận lợi, khó khăn khi tạo lập, vận hành trang trại làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp

+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại:

Trang 31

Phiếu điều tra chúng tôi có đủ thông tin về trang trại như nguyên nhân tạo lập trang trại, kết quả sản xuất Phiếu điều tra được xây dựng cho từng trang trại và đã được chuẩn bị từ trước

Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại như: họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, loại hình trang trại, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị sản xuất

Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại như: tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị

Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại Các yếu tố sản xuất như: vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường, các chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế trang trại, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của nhân dân với vấn đề kinh tế trang trại

1.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Khi đủ số liệu, sẽ tiến hành làm sạch biểu tức là kiểm tra, rà soát và chuẩn hoá lại thông tin, loại bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra

Toàn bộ số liệu điều tra thu thập được tổng hợp, tính toán và phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, các chỉ tiêu giá trị được hiện tại hoá bằng đơn giá thống nhất theo giá hiện hành của năm điều tra Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê kinh tế

+ Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý), so sánh kết quả loại hình trang trại, nhận xét xu hướng của trang trại Hạch toán các khoản mà trang trại đã chi ra, các khoản thu của trang trại, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại

Trang 32

+ Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích ảnh hưởng của giá đến thu nhập của trang trại

- Phương pháp phân tích định lượng bằng hàm sản xuất

Dùng để lượng hoá mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra trong sản xuất của trang trại Từ đó thấy được các mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố để có hướng tác động tối ưu cho kinh tế trang trại phát triển

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Đảm bảo tính chính xác chúng tôi tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học, các nhà quản lý ở địa phương, cán bộ cơ sở Những tài liệu sách báo đã được công bố ở các trường đại học, trung học nông nghiệp Chúng tôi dùng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và trong quá trình đưa ra định hướng, giải pháp

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích

- Chỉ tiêu về kết quả sản xuất

Hệ thống về chỉ tiêu chung về thực trạng phát triển của kinh tế trang trại như: số lượng, quy mô, cơ cấu loại hình trang trại

Hệ thống chỉ tiêu về tình hình các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của trang trại như: đất đai, lao động, vốn, trình độ sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại

Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất hàng hoá, thu nhập hỗn hợp, cụ thể là:

+ Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản

phẩm sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm Được tính bằng sản lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi

Trang 33

tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí

Cách tính: GOPi.Qi

Trong đó:

GO: giá trị sản xuất

Pi: giá trị sản phẩm thứ iQi: lượng sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí

vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí dịch vụ thuê ngoài

Cách tính: IC= Tổng Cij, trong đó:

IC: là chi phí trung gian

Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm j(iln; jlm)

+ Giá trị gia tăng (VA:Value Added), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ

cho các ngành sản xuất kinh doanh Cách tính: VAGOIC

+ Thu nhập hỗn hợp (MI: Mix Inconce), là phần thu nhập của người sản

xuất gồm cả công lao động của gia đình và lợi nhuận có thể nhận được trong một năm hay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh

Cách tính: MIGO(AT LĐ thuê)

Trong đó:

A: là khấu hao TSCĐ

T: là thuế phải nộp

LĐ thuê: là chi phí cho thuê lao động

+ Khấu hao TSCĐ: là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút ra để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm

Trang 34

+ Lợi nhuận (Pr: Profit), là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi giá

trị công lao động của gia đình

PiLMI .Pr

Trong đó:

L: công lao động của gia đình

Pi: giá ngày công lao động ở địa phương Lao động của gia đình:

Lao động của gia đình xác định là số ngày người lao động quy chuẩn 8h/ngày của những người lao động của gia đình tham gia vào sản xuất ra sản phẩm

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí TGoIC

GoTGo

+ Tỷ suất lợi nhuận vốn với TPcTC

TPr Pr TC: là tổng chi phí

+ Giá trị sản suất hàng hoá:

Đây là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại, nó phản ánh trình độ chuyên môn hoá của trang trại Cách tính chỉ tiêu này như sau:

Giá trị SPHH = GO* Tỉ suất sản phẩm hàng hoá

Tỷ suất sản phẩm hàng hoá = Phần giá trị bán ra thị trường/tổng giá trị SX tính cho một chu kỳ sản xuất thường là một năm

- Chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất:

Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất được tính trong 1 năm với 3 tiêu chí chủ yếu: + Thu nhập/1đơn vị diện tích

+ Thu nhập/1đồng chi phí

+ Thu nhập/1ngày công lao động

Trang 35

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở PHỔ YÊN

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh , có quốc lộ 3, đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua trung tâm huyện , có cụm cảng Đa Phúc Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km về phía Nam và cách Hà Nội 55 km về phía Bắc theo quốc lộ 3; phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (Hà Nội ), phía Đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang ), phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc , phía Bắc giáp thị xã Sông Côn g và thành phố Thái Nguyên Với vị trí tiếp giáp những vùng kinh tế năng động , thuận tiện về giao thông , Phổ Yên có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư , tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội

* Đất đai, địa hình

- Về đất đai

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai 01/01/2005, diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.667,63 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:

- Đất nông nghiệp: 20.191,97 ha, chiếm 78,67%;

- Đất phi nông nghiệp: 5.166,57 ha, chiếm 20,13%; - Đất chưa sử dụng: 309,09 ha, chiếm 1,20%

Như vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích là 25.358,54 ha, chiếm 89,8% tổng diện tích tự nhiên Diện tích và cơ cấu các loại đất được thể hiện qua bảng 2.1 sau:

Trang 36

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất 2005 huyện Phổ Yên

Mục đích sử dụng đất, Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất nông nghiệp NNP 20.191,97 78,67

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.639,87 37,56 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.221,61 32,03

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.418,26 5,53

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.166,57 20,13

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan CTSN CTS 22,69 0,09 2.2.2 Đất quốc phòng an ninh CQA 285,70 1,11 2.2.3 Đất SXKD phi n nghiệp CSK 165,36 0,64 2.2.4 Đất có mục đích c cộng CCC 2.149,87 8,38

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 143,58 0,56 2.5 Đất sông suối và MNCD SMN 1.443,81 5,68 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 19,57 0,08

3 Đất chưa sử dụng CSD 309,09 1,20

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 225,34 0,88

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất 2006-2010 huyện Phổ Yên

Trang 37

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, huyện Phổ Yên có 10 loại đất chính Trong đó, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100 cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên toàn huyện

Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích toàn huyện, hầu hết có độ dốc > 250

- Về địa hình

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng Địa hình của huyện thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 2 vùng rõ rệt :

- Vùng phía Đông (hữu ngạn sông Công) gồm 11 xã và 2 thị trấn, có độ cao trung bình 8-15 m, đây là vùng gò đồi thấp xen kẽ với địa hình bằng

- Phía Tây (tả ngạn sông Công) gồm 4 xã, 1 thị trấn, là vùng núi của huyện, địa hình đồi núi là chính, cao nhất là dãy Tạp Giàng 615 m Độ cao trung bình ở vùng này là 200-300 m

* Khí hậu

Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

a.Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20

C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C) Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2

b Chế độ mưa Mưa phân bố không đều trong năm Mùa mưa từ tháng 5

đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa, mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của huyện

Trang 38

c Lượng bốc hơi Trung bình năm đạt 985,5 mm, trong năm có 5-6 tháng

lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa

Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5-2,0% tổng lượng nước cả năm Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75 ha (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62 ha, rừng phòng hộ 2.145,13 ha Tập đoàn cây rừng chủ yếu là: Bạch Đàn, Mỡ, Bồ Đề, Keo, Tre, Mai (tập đoàn cây nhóm 4-6) Lượng tăng trưởng đạt 5,5-6,5 m3/ha/năm

Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây huyện Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30 ha), Thành Công (1.109,32 ha)

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

* Dân số

- Dân số trung bình toàn huyện năm 2005 là 138.608 người, với 31.810 hộ gia đình (bình quân 4,35 người/hộ), dân số thành thị là 13.211 người (chiếm 9,53%), dân số nông thôn 125.397 người (chiếm 90,47%)

Trang 39

- Tốc độ tăng dân số bình quân trong 5 năm (2001-2005) là 1,05%, mỗi năm bình quân tăng khoảng 1.350 người

* Lao động

Năm 2005, toàn huyện có 91.230 lao động trong độ tuổi (chiếm 66% tổng dân số của huyện), trong đó lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 86.000 người (100%) được phân bố như sau :

+ Lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm, thuỷ sản là 74.000 người, chiếm 86%;

+ Lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng 8.320 người, chiếm 9,7%;

+ Lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ 3.680 người, chiếm 4,3%

* Cơ sở hạ tầng

Về giao thông

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13 km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam Từ trục Quốc lộ 3 này là các đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận) Từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường 261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đường cấp phối

Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km Trong phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo

phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm

Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủ

yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km

Có 2 tuyến giao thông thủy thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn qua địa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu (dài 17 km)

Trang 40

Thuỷ lợi

- Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm lớn, nhỏ Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên cố hoá, kênh nhánh cấp 2+3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36 km kênh chính, 23 km kênh nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái Trong 5 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội đồng, xây dựng thêm được một số trạm bơm dầu, bơm điện Từ kết quả của công tác thuỷ lợi đã đưa diện tích 2 vụ lên gần 4.000 ha

Hệ thống điện, thông tin, liên lạc

Hiện nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100% Mạng lưới điện hiện còn bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt

Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của của huyện khá hoàn chỉnh Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di động phủ 13/15 xã, thị trấn

Hệ thống giáo dục, y tế

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Phổ Yên trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở vào tháng 12/2003, sớm 1 năm so với kế hoạch

Phổ Yên luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia Hiện nay đã có 19 trường được công nhận đạt chuẩn (trong đó có 2 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở) Song song với sự phát triển nhanh về quy mô giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục của huyện cũng được nâng lên rõ rệt

Ngày đăng: 06/11/2012, 15:00

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất 2005 huyện Phổ Yên - Kinh tế trang trại

Bảng 2.1.

Hiện trạng sử dụng đất 2005 huyện Phổ Yên Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2. 2: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006 - Kinh tế trang trại

Bảng 2..

2: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2. 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006 - Kinh tế trang trại

Bảng 2..

3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2. 4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006  - Kinh tế trang trại

Bảng 2..

4: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phổ Yên thời kỳ 2001-2006 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Phổ Yên - Kinh tế trang trại

Bảng 2.5.

Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Phổ Yên Xem tại trang 49 của tài liệu.
2.2.3. Tình hình phân bố các trang trại trên địa bàn - Kinh tế trang trại

2.2.3..

Tình hình phân bố các trang trại trên địa bàn Xem tại trang 51 của tài liệu.
còn các loại hình trang trại cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp thì các xã phía Tây chiếm ưu thế gần như tuyệt đối - Kinh tế trang trại

c.

òn các loại hình trang trại cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp thì các xã phía Tây chiếm ưu thế gần như tuyệt đối Xem tại trang 52 của tài liệu.
2.2.5. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại - Kinh tế trang trại

2.2.5..

Tình hình sử dụng lao động của các trang trại Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.9 Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại điều tra - Kinh tế trang trại

Bảng 2.9.

Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại điều tra Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.10 Cơ cấu diện tích đất các trang trại điều tra - Kinh tế trang trại

Bảng 2.10.

Cơ cấu diện tích đất các trang trại điều tra Xem tại trang 59 của tài liệu.
Tổng số Các loại hình trang trại - Kinh tế trang trại

ng.

số Các loại hình trang trại Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.11 Tình hình Vốn và Nguồn vốn của các trang trại điều tra ( Tính bình quân 1 trang trại )  - Kinh tế trang trại

Bảng 2.11.

Tình hình Vốn và Nguồn vốn của các trang trại điều tra ( Tính bình quân 1 trang trại ) Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 2.12: Cơ cấu vốn thực hiện đầu tư năm 2005 - Kinh tế trang trại

Bảng 2.12.

Cơ cấu vốn thực hiện đầu tư năm 2005 Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.13: Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại - Kinh tế trang trại

Bảng 2.13.

Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2006 tính bình quân cho 1 trang trại - Kinh tế trang trại

Bảng 2.14.

Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2006 tính bình quân cho 1 trang trại Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2.16: Tình hình sản xuất hàng hoá năm 2006 của trang trại điều tra - Kinh tế trang trại

Bảng 2.16.

Tình hình sản xuất hàng hoá năm 2006 của trang trại điều tra Xem tại trang 70 của tài liệu.
1. Thu từ nông nghiệp Ng .đ 284.045 99,161 468.758 38.659 75.358 - Kinh tế trang trại

1..

Thu từ nông nghiệp Ng .đ 284.045 99,161 468.758 38.659 75.358 Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng2. 17 Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2006 của các trang trại điều tra  Chỉ tiêu Đơn vị  tính Bình quân  chung TT cây lâu năm TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Tổng hợp  A - Kinh tế trang trại

Bảng 2..

17 Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2006 của các trang trại điều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân chung TT cây lâu năm TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Tổng hợp A Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng2. 18: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng  của các chủ trang trại điều tra  - Kinh tế trang trại

Bảng 2..

18: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng của các chủ trang trại điều tra Xem tại trang 74 của tài liệu.
- Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn - Kinh tế trang trại

inh.

tế trang trại phát triển đã góp phần thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn Xem tại trang 75 của tài liệu.
3.3.1.2. Các giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng - Kinh tế trang trại

3.3.1.2..

Các giải pháp về vốn và đầu tư tín dụng Xem tại trang 83 của tài liệu.
Hình thành cơ  - Kinh tế trang trại

Hình th.

ành cơ Xem tại trang 92 của tài liệu.
Đây là loại hình trang trại phổ biến nhất hiện nay của Phổ Yên, với mô hình  chăn  nuôi  lợn  hướng  nạc  là  chủ  yếu,  ngoài  ra  còn  một  số  mô  hình  chăn  nuôi  Trâu,  Bò,  chăn  nuôi  gia  cầm - Kinh tế trang trại

y.

là loại hình trang trại phổ biến nhất hiện nay của Phổ Yên, với mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc là chủ yếu, ngoài ra còn một số mô hình chăn nuôi Trâu, Bò, chăn nuôi gia cầm Xem tại trang 93 của tài liệu.
Loại mô hình trang trại này có quy mô diện tích khá, đa dạng về cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm - Kinh tế trang trại

o.

ại mô hình trang trại này có quy mô diện tích khá, đa dạng về cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên dễ dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm Xem tại trang 97 của tài liệu.
Nguồn gốc các trang trại tổng hợp trên địa bàn chủ yếu được hình thành và phát triển từ các mô hình kinh tế VAC; VACR - Kinh tế trang trại

gu.

ồn gốc các trang trại tổng hợp trên địa bàn chủ yếu được hình thành và phát triển từ các mô hình kinh tế VAC; VACR Xem tại trang 98 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan