Nhóm 1

8 228 0
Nhóm 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH MÔN VI SINH VẬT HỌC NÔNG NGHIỆP NHÓM 1: 1.Triệu Thị Cẩm Loan 4. Kiêm Lý Hoàng Trung 2.Triệu Quyền Đỉnh 5.Thạch Thị Bích Trinh 3. Huỳnh Thị Mỹ Dung Chương6: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐẾN VI SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA VI SINHVẬT TRONG TỰ NHIÊN I. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với vi sinh vật. 1. Ảnh hưởng của các nhân tố vật lí 1.1 Ảnh hưởng độ ẩm Hoạt động sống của VSV điều liên quan đến nước, tỉ lệ nước trong tế bào VSV khá cao, nước trong vi khuẩn chiếm từ 75- 85%, nấm men 78-82%, nấm mốc 84-90% VSV cần nước ở trang thái tự do, do đó qua trình trao đổi chất nếu thiếu nước sẽ có hiện tượng loại nước ra khỏi tế bào, làm cho tế bào có thể bị chết Sức đề kháng của các VSV ở trang thái khô là khác nhau Sức đề kháng của VSV không khí > VSV đất > VSV nước Sức đề kháng của xạ khuẩn > vi khuẩn > nấm mốc Sức đề kháng của bào tử (nha bào) > tế bào sinh dưỡng. 1.2 Nhiệt độ 1.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ thấp Nhiệt độ thấp dưới 0 o c làm ngừng qua trình sinh trưởng, phát triển của VSV Ứng dụng: để bảo quản giốn VSV, thức ăn và các vật dụng cần thiết 1.2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ cao Ở nhiệt độ cao hơn 0 o c, VSV có sự sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại VSV đều có nhiệt độ thấp, cao nhất và nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của riêng nó Ứng dụng: để khử trùng dụng cụ, nguyên liệu trong các lĩnh vực chế biến thực phẩm, y tế, VSV học… 1.3 Áp suất thẩm thấu Màng tế bào chất là một màng bán thấm, nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch mà VSV tồn tại quyết định áp suất thẩm thấu Trong môi trường có nồng độ chất tan thấp ( moi trường nhươc trương –hypotonic) tế bào hút nước mạnh, áp lực tế bào tăng, gây ra hiện tượng trương nguyên sinh. Trong môi trường có nồng độ chất tan cao ( môi trường ưu trương- hypertonic) nước trong tế bào thấm ra ngoài, gây ra teo nguyêng sinh chất , tế bào bị khô sinh lí, nếu kéo dài sẽ bị chết. Ứng dụng: thường dùng muối , đường nồng độ cao trong bảo quản và chế biến thực phẩm. 1.4 Các tia bức xạ Các tia bức xạ có chiều dài bước sóng khoảng 10.000A o có thể gây hại đối với VSV, đó là ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại, tia α ,β,δ, tia X. Tác động của ánh sáng mặt trời trực tiếp làm phá hủy tế bào, hoặc tạo ra các chất độc trong môi trường, gây hại cho VSV. Tia tử ngoại, tia δ kìm hãm sự sinh trưởng gây đột biến gen, giết chết VSV. Tia X phá hủy độc tố của vi khuẩn. - Ứng dụng: các tia bức xạ được sử dụng trong khử trùng, tiêu độc, bảo quản và chế biến. 2. Ảnh hưởng của các nhân tố hóa học : 2.1. Độ PH pH có quan hệ rất lớn đến sự sinh trưởng của VSV . Tác dụng của pH có ảnh hưởng trực tiếp quá trình trao đổi chất của tế bào, pH cần cho hoạt động của nhiều men. 2.2. Các chất sát trùng, ức chế, diệt khuẩn: 2.2.1. Chất ức chế: Là những chất chỉ làm ngừng quá trình sinh trưởng, phát triển, VSV không bị giết chết mà ở trạng thái tìm tàng. 2.2.2. Chất sát trùng: Là những chất có thể giết chết VSV gây bệnh hoặc không gây bệnh nhưng không giết chết nha bào. 2.2.3. Chất diệt khuẩn: Là những chất có thể giết chết toàn bộ vi khuẩn kể cả nha bào. 2.3. Các chất hóa trị liệu: Gồm các chất có thể tổng hợp được bằng phương pháp hóa học, có tác dụng độc đối với VSV nhưng không gây hại cho động vật. 2.4. Chất kháng sinh: - Kháng sinh antibiotic, antibiotica, chemotherapeutica là chất vi sinh vật sinh ra, ngay ở nồng độ thấp kháng sinh cũng có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các VSV một cách đặc hiệu, mỗi kháng sinh chỉ tác động lên một vi khuẩn hoặc một nhóm vi khuẩn bằng cách gây rối loạn phản ứng sinh vật ở ngưỡng phân tử. Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh lên VSV: + Ức chế sinh tổng hợp vách tế bào hoặc phá hủy vách, nên vi khuẩn sinh ra không có vách do đó dễ bị tiêu diệt. + Gây rối loạn chức năng màng nguyên sinh, đặc biệt là chức năng thẩm thấu, chọn lọc, do đó làm ngừng quá trình trao đổi chất. + Làm ngừng quá trình tổng hợp protein. + Gây ức chế sự tổng hợp axit nucleic, ngăn cản sự sao chép AND, ngăn cản sự tổng hợp ARN-polimeraza, tức là ức chế sinh tổng hợp những chất cần thiết cho tế bào. Tùy từng chủng giống VSV khác nhau mà khả năng chịu được các loại thuốc và liều lượng kháng sinh khác nhau. 2.5. Tiêu độc, khử trùng, diệt trùng: 2.5.1. Cơ chế tác dụng của các yếu tố tiêu độc, khử trùng: + Gây tổn hại đến màng vi sinh chất, làm thay đổi tính thấm của màng, trở ngại đến quá trình trao đổi chất. + Gây tổn hại đến thành phần nguyên sinh chất tế bào, làm trở ngại hoặc ngừng các phản ứng trao đổi chất. + Gây nên sự kìm hãm hoặc mất hoạt tính men trong tế bào. + Thay đổi quá trình sinh tổng hợp trong tế bào làm hình thành các chất không cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển của tế bào. + Phá vỡ hoặc hủy hoại toàn bộ tế bào như tác dụng của nhiệt độ cao, sóng siêu âm. 2.5.2. Tiêu độc, khử trùng : - Tiêu độc là biện pháp loại trừ và tiêu diệt mầm bệnh (VSV gây bệnh) ở ngoại cảnh bên ngoài cơ thể người và động vật, như vệ sinh tiêu độc môi trường, dụng cụ, phương tiện trực tiếp hoặc gián tiếp có thể làm lây lan bệnh hoặc gây ô nhiễm cho môi trường. - Khử trùng (disinffection): làm cho vật được khử trùng không còn khả năng gây nhiễm trùng. Khử trùng là một biên pháp loại trừ hoàn toàn VSV có trong một môi trường nào đó bằng cách tiêu diệt hoặc loại bỏ chúng. Khử trùng phải đạt yêu cầu bất hoạt không phục hồi lại (irreversible, inactivating) các mầm bệnh. Khử trùng có vai trò quan trong khi các tác nhân gây bệnh có thể tồn tại ở nhiều nơi và việc tiệt trùng vì nhiều lí do kinh tế và thực tế không thể sử dụng rộng rãi được. 2.6. Biện pháp tiêu độc, khử trùng: 2.6.1. Bằng các chất hóa học: Có nhiều chất có tác dụng tiêu độc, khử trùng, nhưng tùy theo mục đích, đối tượng mà sử dụng những chất hóa học có hiệu quả. Có thể sử dụng các hóa chất sau: - Cồn để khử trùng da, thường được dùng khử trùng trong phẩu thuật. - Phenol và dẫn chất của nó thường dùng dung dịch 0,5% đến 4%, đun sôi để tiêu độc; khử trùng dụng cụ để chế vacxin như cối, chày sứ, đũa thủy tinh, vải che,… - Nhóm halogen có tác dụng sát trùng do phản ứng oxi hóa va halogen hóa các chất hữu cơ. - Dung dịch crezin 5% để tiêu độc, khử trùng chuồng trại, nhà vệ sinh. - Clo được dùng nhiều ở dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất hữu cơ hay vô cơ. Clo được dùng để khử trùng nước ăn, uống (nồng độ 0,1-0,3 mg/lít); clorua vôi thường dùng để tiêu độc, khử trùng chuồng trại, các chất thải, nhà vệ sinh; cloramin tinh khiết pha loãng 1% khử trùng chân tay, dụng cụ. - HgCl 2 1% để ngâm dụng cụ; HgCl 2 0,05% - 0,2% để tiêu độc, khử trùng chuồng trại. - Iot ở dạng cồn được dùng nhiều để sát trùng da. - Foocmon40% pha với thuốc tím để xông sát trùng buồng cấy, sau 6 giờ trung hòa foocmon bằng amoniac; foocmon 5% dùng tiêu dộc, khử trùng nơi ra vào chuồng trại, ngâm vật liêu nhiễm vi khuẩn. 2.6.2. Bằng nhiệt độ Hầu hết tế bào VSV bị chết ở nhiệt độ cao do làm đông vón protein, biến tính protein, làm bất hoạt men, phá hoại vách tế bào dẫn đến phá hủy toàn bộ tế bào. - Khử trùng bằng nhiệt độ khô gồm: + Đốt: đốt que cấy, dao,kéo là những vật liệu không cháy hoặc đốt xác chết, đốt bông băng, vật nhiễm trùng không cần dùng lại. + Sấy khô: Dùng lò hấp khô có nguồn nhiệt là điện ,than. Nhiệt làm nóng không khí trong lò dến nhiệt dọ rất cao,dùng đểtiêu độc, khử trùng các vật liệu không bị biến chất hoặc cháy ở nhiệt độ rất cao. Chú ý:Vật nhiều nước sấy ở nhiệt độ thấp hơn vật chứa ít nước, không sấy ở nhiệt độ trên 180 0 C và chú ý với vi khuẩn có nha bào. - Khử trùng bằng nhiệt ướt gồm : + khử trùng Pasteur là sử dụng nhiệt độ thấp dưới 100 0 C để khử trùng, ở 63 -65 0 C/ 30 phút hoặc 72 -74 0 C/ 15 phút. + Đun sôi : là dùng phương pháp đun sôi trực tiếp trong 30phút – 1 giờ,để khử trùng đối với vật liệu không bị hỏng, biến chất khi tiếp xúc với nước như dụng cụ thủy tinh,sắt,vải… + Hấp hơi nước 100 0 C: phương pháp này dùng đối với các chất không thể tiếp xúc trực tiếp với nước , phải hấp từ 1- 3 giờ mới có hiệu quả. + Hấp cách quãng : hấp ở nhiệt độ hơi nước đun sôi 100 0 C, nhiều lần đối với môi trường bị hỏng. + Khử trùng bằng hơi nước cao áp : Nha bào thường bị diệt ở nhiệt độ ẩm là 120 0 C .Muốn tạo được nhiệt độ này phải sử dụng thiết bị có áp lực cao, dùng để tiêu độc , khử trùng các dụng cụ và vật liệu chịu nhiệt độ và áp suất cao. 2.6.3. Bằng phương pháp lọc Một số dung dịch không thể khử trùng bằng nhiệt độ do bị thay đổi đặc tính vật lí,hóa học như môi trường huyết thanh có thể ngưng kết, men trong dung dịch bị phá hủy. Như vậy đối với những môi trường dịch thể có chứa những nhân tố mẫn cảm với nhiệt độ thì phương pháp lọc khử trùng là tốt nhất. Để khử trùng có thể sử dụng các loại ống lọc như ống lọc Sambeclan,ống lọc Beckfen, ống lọc Seitz. Khi lọc phải sử dụng áp lực chân không, không nên lọc vượt quá áp lực 40mmHg và thời gian không quá 15 phút. 3. Tác dộng của các yếu tố sinh vật học: 3.1 Quan hệ cộng sinh: Là mối quan hệ sonh61 chung hai bên dều có lợi giữa hai sinh vật khác nhau, hoạt động sống của sinh vật này sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật kia và ngược lại, mối quan hệ của chúng khó có thể tách rời. Nếu tách rời chúng, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sống của chúng. 3.2. Quan hệ tương hỗ: Chỉ mối quan hệ giữa các sinh vật sống cạnh nhau và có tác dụng hỗ trợ nhau trong quá trình sống. Mối quan hệ này rất phổ biến trong giới sinh vật nói chung và VSV nói riêng. Không có sự ràng buộc một cách chặt chẽ giữa các sinh vật trong mối quan hệ này, chúng có thể sống tách rời nhau, không cần đến nhau và giữa chúng chỉ có một bên nhận mà không hề có sự giúp đỡ bên kia. 3.3. Quan hệ đối kháng : Đây là mối quan hệ không có lợi, gây ra những ảnh hưởng, hạn chế hoặc tiêu diệt loại trừ nhau biểu hiện trên các mặt như tranh chấp chất dinh dưỡng, tiết ra những sản phẩm độc hại. Ví dụ: Sự lên men axitlactic của vi khuẩn lactic đã ức chế các nhóm vi khuẩn thối rữa vì axitlactic làm cho độ pH giảm thấp. Nhiều nhóm VSV cón tiết ra chất kháng sinh gây ức chế các nhóm VSV khác. 3.4 Quan hệ kí sinh : Là mối quan hệ giữa hai cá thể sinh vật mà một bên có lợi, một bên bị hại. Sinh vật này sống nhờ hoàn toàn vào sinh vật kia bằng cách sử dụng bản thân sinh vật đó làm nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nó, làm cho sinh vật ấy bị ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển hoặc có thể bị chết. Có thể thấy mối quan hệ kí sinh của VSV gây bệnh đối với cơ thể động vật, thực vật hay thực khuẩn thể sống bắt buộc trong tế bào vi khuẩn. Các VSV này được gọi là VSV kí sinh. Mối quan hệ này chủ yếu mang lại cho sinh vật cao vấp những tác hại to lớn. II. PHÂN BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN 1.Sự phân bố của vi sinh vật trong đất 1.1. Mối quan hệ giữa đất và vi sinh vật 1.1.1. Độ dày của tầng đất canh tác VSV tập trung ở tầng đất canh tác, giảm dần thao độ sâu xuống phía dưới. Ở giới hạn sâu nhất trong tầng dất canh tác, trong 1 gam có 1000-10.000 vi khuẩn ở bề mặt là 1-10 tỉ vi khuẩn. Đặt biệt là VSV hiều khí giảm dần theo độ sâu, vi khuẩn kị khí phát triển mạnh ở tầng đất sâu 40-50cm. 1.1.2. Đặc điểm và tính chất của đất Số lượng và thành phần vi sinh vật trong đất còn thay đổi tuỳ chất đất, ở nơi đất nhiều chất hữu cơ, giàu chất mùn có độ ẩm, độ pH thích hợp vi sinh vật phát triển mạnh, thí dụ ở đầm lầy, đồng nước trũng, ao hồ, khúc sông chết, cống rãnh, . Còn ở những nơi đất có đá, đất có cát số lượng và thành phần vi sinh vật ít hơn. 1.1.3. Thời tiết và khí hậu Vùng đất có thời tiết khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm, ôn hòa thì có hệ VSV phong phú với số lượng lớn hơn ở vùng đất có thời tiết khí hậu lạnh, khô, ít nắng hoặc nóng, ẩm nhiều, ít mưa. 1.1.4. Rễ cây họ đậu Thu hút vi khuẩn nốt sần, vi khuẩn cố định (nitơ) Ngoài ra: Đối với tất cả các loại cây trồng, vùng rễ cây là vùng vi sinh vật phát triển mạnh nhất so với vùng không có rễ. Sở dĩ như thế vì rễ cây cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ khi nó chết đi. Khi còn sống, bản thân rễ cây cũng thường xuyên tiết ra các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡngcho vi sinh vật. Rễ cây còn làm cho đất thoáng khí, giữ được độ ẩm. Tất cả những nhân tố đó làm cho số lượng vi sinh vật ở vùng rễ phát triển mạnh hơn vùng ngoài rễ. 1.2. Tác dụng của vi sinh vật trong đất Tác dụng của VSV được thể hiện ở mặt: + Tổng hợp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và tăng nguôn dinh dưỡng cho đất. + Tăng cường phân giải các hợp chất hữu cơ góp phần hình thành chất mùn làm tăng độ phì trong đất. + Tăng cường sự chuyện hóa các hơp chất vô cơ trong đất. 2. Sự phân bố của vi sinh vật trong nước 2.1. Nguồn gốc vi sinh vật ở trong nước + Có thể từ đất do bụi bay lên, nguồn nước này chủ yếu bị nhiễm vi sinh vật trên bề mặt. + Có thể do nước mưa sau khi chảy qua những vùng đất khác nhau cuôns theo nhiều vi sinh vật nơi nước chảy qua. + Do nước ngầm hoặc nguồn nước khác qua những nơi nhiễm bẩn nghiêm trọng. + Số lượng và thành phần vi sinh vật thấy trong nước mang đặc trưng vùng đất bị nhiễm mà nước chảy qua. 2.2. Sự tồn tại phát triển của vi sinh vật trong nước Nước là môi trường được coi là thích hợp của nhiều loại VSV, vì nước có chứa đầy đủ các chất hữu cơ, không khí và nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng và phát trển của VSV. Sự tồn tại của VSV có quan hệ rất lớn đến độ sâu của nước: a) Nước trên bề mặt: nhiều chất hữu cơ, nhiệt độ và độ thoáng khí tốt, do đó VSV phát triển thuận lợi, số lượng và loài khá lớn. b)Nước dưới sâu: Ít chứa chất hữu cơ, nhiệt độ lạnh do đó quần thể VSV ở đây không đa dạng, chỉ tồn tại một nhóm với số lượng nhỏ hơn ở bề mặt. sự tồn tại của VSV còn phù thuộc vào nguồn nước, thời tiết khí hậu, loài hình VSV. 2.3. Vi sinh vật trong ao hồ sông ngòi Ở ao, hồ và sông do hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nước ngầm và suối nên số lượng và thành phần vi sinh vật phong phú hơn nhiều. Ngoài những vi sinh vật tự dưỡng còn có rất nhiều các nhóm vi sinh vật dị dưỡng có khả năng phân huỷ các chất hữu cơ. Hầu hết các nhóm vi sinh vật trong đất đều có mặt ở đây. Ở những nơi bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt còn có mặt các vi khuẩn đường ruột và các vi sinh vật gây bệnh khác. Tuy những vi khuẩn này chỉ sống trong nước một thời gian nhất định nhưng nguồn nước thải lại được đổ vào thường xuyên nên lúc nào chúng cũng có mặt. Đây chính là nguồn ô nhiễm vi sinh nguy hiểm đối với sức khoẻ con người 2.4. Vi sinh vật trong nước mạch, nước giêng, nước mưa a) Nước mạch: Nước tự nhiên được lọc qua tầng đất dày, chất hữu cơ bị giữ lại cùng với phần VSV, nên số lượng còn lại rất ít, trong 1 lít có khoảng 100.000 tế bào VSV b) Nước giếng: Số lượng và thành phần VSV trong giếng phù thuộc vào các yếu tố: Vị trí đào giếng, kĩ thuật xây giếng, cách bảo quản sự dụng giếng. Trung bình trong 1 lít nước giếng có khoảng hàng chục vạn đến hàng triệu VSV. c) Vi sinh vật trong nước mặn: + môi trường nước mặn bao gồm hồ nước mặn và biển, sự phân bố của vi sinh vâth khác hẳn so với môi trường nước ngọt do nồng độ muối ở những nơi này cao. Tuỳ thuộc vào thành phần và nồng độ muối, thành phần và số lượng vi sinh vật cũng khác nhau rất nhiều. +Các vi sinh vật sống trong môi trường nước mặn nói chung có khả năng sử dụng chất dinh dưỡng có nồng độ rất thấp. Chúng phát triển chậm hơn nhiều so với vi sinh vật đất. Chúng thường bám vào các hạt phù sa để sống. Vi sinh vật ở biển thường thuộc nhóm ưa lạnh, có thể sống được ở nhiệt độ từ 0 đến 40C. Chúng thường có khả năng chịu được áp lực lớn nhất là ở những vùng biển sâu. 2.5.Vấn đề làm sạch nước + Nước dùng thường bị ô nhiễm bỡi các VSV gây bệnh xuất phát từ một nguồn gốc đó là nước thải. + Nước biển, bể bơi thường ô nhiễm trực tiếp từ người bệnh + Nước ao hồ, sông suối bị ô nhiễm từ nước thải. Vì vậy vấn đề nước sạch trở thành vấn đề bức thiết nhất hiện nay. 2.6. Bảo vệ nước tránh bị ô nhiễm bởi nước thải Các biện pháp để tránh nước bị ô nhiễm: + Xây dựng các trạm xử lí nước thải để loài trừ các VSV gây bệnh. + Có sự hướng dẫn và quy định cho cá nhân, gia đình và cụm dân cư về sự thoát nước thải phải đúng cách. + Xây dựng và xác định nguồn nước sinh hoạt phục vụ đời sống dân cư góp phấn phòng ngừa sự ô nhiễm của nước. + Các hố chứa nước thải có sự chống thấm tốt đề phòng ngừa ngấm vào các mạch nước ngầm. + Phải có các biện pháp tránh chất thỉa vào bể chứa, giếng nước… Các biện pháp khác như:làm lắng, lọc nước, lọc nhanh bằng cát, khử trùng, tia cực tím và dùng ozon. 2.7.Xác định giá trị của nước Tiêu chuẩn nước trong sinh hoạt là không có hơp chất hữu cơ, không có mùi vị lạ, không có các sản phẩm hóa học gây độc, không có VSV gây bệnh Nước đạt tiêu chuẩn trên gọi là nước “sạch”, nước “tinh khiết”. Muốn xác định nước có bị ô nhiễm hay không người ta chỉ xác định có mặt của vi khuẩn Escherichia coli và Aerbacter, vì vi khuẩn này luôn có số lượng lớn trong chất thải. 3. Phân bố vi sinh vật trong không khí 3.1. Sự tồn tại của vi sinh vật trong không khí Sự phân bố của vi sinh vật trong không khí cũng khác nhau tuỳ từng vùng. Không khí không phải là môi trường sống của vi sinh vật. Tuy nhiên trong không khí có rất nhiều vi sinh vật tồn tại. Nguồn gốc của những vi sinh vật này là từ đất, từ nước, từ con người, động vật, thực vật, theo gió, theo bụi phát tán đi khắp nơi trong không khí. Một hạt bụi có thể mang theo rất nhiều vi sinh vật, đặc biệt là những vi sinh vật có bào tử có khả năng tồn tại lâu trong không khí. Nếu đó là những vi sinh vật gây bệnh thì đó chính là nguồn gây bệnh có trong không khí. Ví dụ như các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp có thể tồn tại lâu trong không khí. Khi người khoẻ hít phải không khí có nhiễm khuẩn đó sẽ có khả năng nhiễm bệnh. Những vi khuẩn gây bệnh thực vật như nấm rỉ sắt có thể theo gió bay đi và lây bệnh cho các cánh đồng ở rất xa nguồn bệnh. Hệ VSV trong không khí phù thuộc vào các yếu tố: Phụ thuộc khí hậu trong năm: Thường vào mùa đông, lượng vi sinh vật hầu như ít nhất so với các mùa khác trong năm. Ngược lại lượng vi sinh vật nhiều nhất vào mùa hè. Có lẽ do độ ẩm không khí, nhiệt độ cao, gió mưa, do các hoạt động khác của thiên nhiên. Theo kết quả nghiên cứu của Omelansku lượng vi sinh vật trong các mùa thay đổi như sau (số lượng trung bình trong 10 năm Phụ thuộc vùng địa lý; + Lượng vi sinh vật gần khu quốc lộ có nhiều xe qua lại bao giờ cũng nhiều vi sinh vật trong không khí hơn vùng nơi khác. + Không khí vùng núi và vùng biển bao giờ cũng ít vi sinh vật hơn vùng khác. Đặc biệt trong không khí ngoài biển lượng vi sinh vật rất ít. + Ngoài ra nó còn phụ thuộc chiều cao lớp không khí. Không khí càng cao so với mặt đất, lượng vi sinh vật càng ít. Phụ thuộc hoạt động sống của con người: Con người và động vật là một trong những nguyên nhân gây nạn ô nhiễm không khí. Thí dụ như trong giao thông, vận tải, trong chăn nuôi, trong sản xuất công nông nghiệp, do bệnh tật hoặc do các hoạt động khác của con người và động vật mà lượng vi sinh vật tăng hay giảm. 3.2. Biển pháp làm sạch không khí Biển pháp tự nhiên: Mưa có tác dụng dội rửa VSV trong không khí, tía cực tím của ánh sáng mặt trời có tác dụng khử trùng Biển pháp nhân tạo: phương pháp lọc, khử trùng bằng tác nhân vật lí, khử trùng bằng hóa chất. . BỐ CỦA VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN 1. Sự phân bố của vi sinh vật trong đất 1. 1. Mối quan hệ giữa đất và vi sinh vật 1. 1 .1. Độ dày của tầng đất canh tác VSV. dưới. Ở giới hạn sâu nhất trong tầng dất canh tác, trong 1 gam có 10 00 -10 .000 vi khuẩn ở bề mặt là 1- 10 tỉ vi khuẩn. Đặt biệt là VSV hiều khí giảm dần theo

Ngày đăng: 09/11/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan