TT Đề Thi ĐH Địa Lí(Tuấn Anh-Nga Điền)

2 316 0
TT Đề Thi ĐH Địa Lí(Tuấn Anh-Nga Điền)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mai Tuấn Anh GV Trường THCS Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta. 2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Câu II (3,0 điểm) 1. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm? 2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này, vấn đề quan trọng hàng đầu cần phải quan tâm là gì? Tại sao? Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ Đơn vị: nghìn tấn Năm Loại hàng 2000 2003 2005 2007 Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247 - Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 916 11 661 - Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 856 - Hàng nội địa 7 149 13 326 13 553 16 730 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 516 Anh (chị) hãy: 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân loại theo hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000 – 2007. 2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo Chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông ngiệp ở nước ta. Tại sao Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước? Câu IV.b. Theo Chương trình Nâng cao (2,0 điểm) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hóa? ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 Tài liệu tích lũy hay Mai Tuấn Anh GV Trường THCS Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. Trình bày tóm tắt sự phân hóa theo độ cao của thiên nhiên nước ta. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó. 2. Nêu sự không hợp lý trong phân bố dân cư giữa đồng bằng với trung du, miền núi nước ta. Các giải pháp để khắc phục tình trạng này? Câu II (3,0 điểm) 1. Hãy kể tên các tuyến đường sắt của nước ta. Trong đó, tuyến nào quan trọng nhất? Tại sao? 2. Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ có thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp. Câu III (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG Đơn vị: nghìn ha Năm Vùng 1996 2006 Cả nước 7 004 7 325 Đồng bằng sông Hồng 1 170 1 171 Đồng bằng sông Cửu Long 3 443 3 774 Các vùng khác 2 391 2 380 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự quy mô, cơ cấu gieo trồng lúa của nước ta. 2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta năm 2006 so với năm 1996. II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo Chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Trình bày thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng và khu vực đồi núi nước ta. Câu IV.b. Theo Chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Trình bày các định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Việc dịch chuyển theo định hướng đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng? Tài liệu tích lũy hay . – Nga Sơn – Thanh Hóa ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I.PHẦN CHUNG CHO TẤT. chuyên môn hóa? ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 Tài liệu tích lũy hay Mai Tuấn Anh GV Trường THCS Nga Điền – Nga Sơn – Thanh Hóa Môn: ĐỊA LÍ; Khối:

Ngày đăng: 09/11/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan