Hướng dẫn chấm môn Văn - HKI. 2010-2011

4 289 0
Hướng dẫn chấm môn Văn - HKI. 2010-2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRÀ VINH ---------------------------- KỲ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010 Môn thi: NGỮ VĂN – Giáo dục trung học phổ thông ĐỀ THI THỬ CHÍNH THỨC ------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1 điểm). II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 Trình bày ý nghĩa văn bản truyện ngắn Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn? 2,00 - Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần. 1,00 - Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà bằng hộp sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ. 1,00 Câu 2 Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của mình về ý kiến sau: Những kẻ cứ làm mà không cần học vấn thì chẳng khác nào thuỷ thủ đi trên tàu không bánh lái, không la bàn mà cũng chả biết đi đâu. 3,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách, nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần làm rõ được các ý chính sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,25 - Nhận thức được vai trò của học vấn đối với con người trong cuộc sống: không có học vấn con người sẽ không đi được đến cái đích của cuộc đời. 0.75 - Thể hiện thái độ, ý thức của bản thân trong hành trình học tập, trau dồi kiến thức để trở 1,00 -----------------------Trang 1----------------------- thành những con người có học vấn. - Có biểu hiện tích cực trong học tập: tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu không ngừng. 1,00 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Câu 3.a Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… (Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008, tr. 118) 5,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận phân tích đoạn thơ trữ trình; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu được vị trí của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong dàn đồng ca của thơ Việt Nam giai đoạn chống Mĩ và và những vấn đề căn cốt của đoạn trích thuộc phần đầu Chương V – Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng: hoàn cảnh ra đời, giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, vị trí đoạn trích,…cảm nhận được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thí sinh có thể trình bày và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý sau: - Giới thiệu chung về tác giả, trường ca Mặt đường khát vọng và đoạn thơ được cảm nhận. 0,50 - Ý khái quát của đoạn thơ: Đất Nước có từ lâu đời và rất gần gũi, thân thương đối với mỗi con người. Đoạn thơ gợi được chiều sâu của không gian, thời gian của lịch sử, văn hóa gắn với những thăng trầm của dân tộc. 1,50 - Biểu hiện cụ thể: Về nội dung + Đất Nước được cảm nhận gắn với một nên văn hóa lâu đời của dân tộc. • Gắn với những câu chuyện cổ tích, ca dao. 0,50 -----------------------Trang 2----------------------- • Gắn với truyền thống văn hóa, thuần phong mĩ tục của người Việt. + Đất Nước lớn lên từ trong vất vả và đau thương cùng với những cuộc trường chinh không nghỉ. 0,50 + Đất Nước gắn với những con người ân nghĩa, thủy chung. 0,50 Về nghệ thuật + Giọng thơ trữ tình – chính luận. 0,50 + Sự vận dụng sáng tạo nhiều thi liệu văn hóa dân gian. 0.50 - Kết luận: Với sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình – chính luận, đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng sâu xa, góp phần làm nổi bật tư tưởng Đất Nước của nhân dân. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. Câu 3.b Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong văn bản truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 5,00 a. Yêu cầu về kỹ năng: Thí sinh biết cách làm bài nghị luận phân tích nhân vật trong văn bản tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về Nguyễn Minh Châu và những vấn đề căn cốt về văn bản truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa: hoàn cảnh sáng tác, tư tưởng chủ đề, những giá trị kết tinh về nội dung và nghệ thuật,…thí sinh biết cách lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật người đàn bà hàng chài. Thí sinh có thể trình bày và sắp xếp ý theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được những ý sau: - Gới thiệu chung tác giả, tác phẩm và nhân vật người đàn bà hàng chài. - Ý khái quát về nhân vật: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa vẻ ngoài và tâm hồn, giữa thân phận và phẩm chất. 0,50 0,50 - Biểu hiện cụ thể: + Ngoại hình: Thân hình cao lớn, đường nét thô kệch, rỗ mặt; khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt; tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng,…→ Hiện thân của sự nghèo khổ, vất vả và cam chịu. 0,50 + Vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài 2,00 • Một người mẹ có tình yêu thương con khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng và xúc động. • Tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung và giàu đức hi sinh. -----------------------Trang 3----------------------- • Khát vọng hạnh phúc, can đảm và cứng cỏi. • Một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời và giàu lòng tự trọng. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật 1,00 • Tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống để làm nổi bật nhân vật người đàn bà hàng chài. • Khắc họa nhân vật điển hình. • Ngôn ngữ nhân vật: giản dị, đằm thắm mà đầy dư vị. - Kết luận Đánh giá sự thành công của ngòi bút Nguyễn Minh Châu trong việc khắc họa nhân vật người đàn bà hàng chài cùng cái nhìn nhân đạo đã giúp nhà văn phát hiện ra hạt ngọc ẩn giấu trong những cái lấm láp, đời thường. 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức. ------------------Hết------------------ -----------------------Trang 4----------------------- . cầu về kỹ năng và kiến thức. -- -- - -- - -- - -- - -- - -Hết -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - Trang 4-- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - . THỬ CHÍNH THỨC -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- - -- HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 04 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần

Ngày đăng: 08/11/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

Với sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình – chính luận, đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng sâu xa, góp phần làm nổi bật tư tưởng Đất Nước - Hướng dẫn chấm môn Văn - HKI. 2010-2011

i.

sự kết hợp hài hòa giữa chất liệu văn hóa dân gian với hình thức thơ trữ tình – chính luận, đoạn thơ là một định nghĩa theo cách riêng của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước: vừa gần gũi thân quen, vừa bay bổng sâu xa, góp phần làm nổi bật tư tưởng Đất Nước Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan