bài tập lý thuyết đồ thị - pascal năng cao

8 2.5K 104
bài tập lý thuyết đồ thị - pascal năng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài Tập đồ thò Trang 1 Bài tập Thực hành: Bài 1. Viết một chương trình tìm các thành phần liên thông của đồ thò + Yêu cầu: - Xác đònh tính liên thông - Các thành phần liên thông - Minh họa bằng đồ họa dữ liệu vào: là từ file text có tên DOTHI.INP -hàng đầu ghi số N (số đỉnh đồ thò), và số K (số cạnh của đồ thò). -K hàng tiếp theo hàng thứ i chứa 2 số u i và v i mô tả cạnh thứ i tương ứng với đỉnh u i và v i của đồ thò. Kết qủa : Ra màn hình như sau : -Dòng đầu : Số thành phần liên thông. -Các dòng tiếp theo: +Thành phần thứ 1: x1 x2 . +Thành phần thứ 2: x1 x2 . + Bài 2. Có N thành phố đánh số thứ tự tứ 1 đến N, giữa các thành phố có thể có hoặc không có đường đi. Đường đi có thể là một chiều hoặc hai chiều. Tìm tất cả đường đi từ thành phố x đến thành phố y cho trước. dữ liệu vào: là từ file text có tên THPHO.INP -hàng đầu ghi số N (số thành phố), và số K (số đường đi trực tiếp giữa 2 thành phố). - Dòng thứ hai ghi hai số x và y -K hàng tiếp theo hàng thứ i chứa 2 số u i và v i mô tả đừng thứ i tương ứng nối hai thành phố u i và v i . Kết qủa: Ra màn hình -Dòng đầu tổng số đường đi. -Các dòng tiếp theo, mỗi dòng là danh sách các đỉnh trên đường đi, bắt đầu từ x kết thúc tại y. Bài 3. “ Otomat”. Một máy đổi thẻ giải trí tự động có m cửa dùng để đổi thẻ. Có các thẻ mã số từ 1 đến n. Nếu ta bỏ thẻ có mã i vào 1 cửa nào đó thì máy thu thẻ đó và cho ra 1 thẻ có mã số trong khoãng 1 . n. Người ta tiết lộ cho bạn biết rằng máy hành động theo thông tin ghi trong tệp văn bản có tên OTOMAT.INP như sau: - Các giá trò n m (dòng đầu tiên) - Một bảng kích thước n x m (n dòng m cột) phần tử nằm trên dòng i, cột j của bảng này là phần tử máy sẽ cho ra nếu ta bỏ thẻ mã i vào cửa j. Yêu cầu: a- Với mỗi thẻ số hiệu x cho trước hãy tìm cách nhanh nhất để thu được thẻ có số hiệu lớn nhất. b- Với mỗi cặp thẻ x, y cho trước hãy tìm cách nhanh nhất (có thể nếu được) để dùng thẻ x thu được thẻ y. Lời giải cần hiển thò trên màn hình theo mẫu sau: Bỏ thẻ x vào cửa y sẽ thu được thẻ z Bỏ thẻ z vào cửa . Bài 4. Mạng máy tính: Biên soan: Võ Viết Trí Bài Tập đồ thò Trang 2 Một mạng máy tính gồm n máy đánh số từ 1 đến n, và m kênh truyền tin một chiều giữa một số cặp máy được đánh số từ 1 đến m. Mạng máy tính là thông suốt (nghóa là từ một máy bất kỳ có thể truyền tin đến tất cả các máy còn lại hoặc là theo kênh nối trực tiếp hoặc thông qua các máy trung gian). Một máy trong mạng được gọi là máy chẳn (máy lẻ) nếu số kênh truyền tin trực tiếp từ đó đến các máy khác trong mạng là số chẳn (số lẻ). Giả sử S và T là hai máy lẻ trong mạng. Bằng cách đảo ngược hướng truyền tin một số kênh trong mạng, hãy biến đổi mạng đã cho thành mạng (không nhất thiết phải thông suốt) mà trong đó 2 máy S và T trở thành máy chẳn mà không thay đổi tính chẳn lẻ của các máy khác. Dữ liệu vào được cho trong file kiểu Text có tên NET.INP theo qui cách: - Dòng đầu tiên chứa 2 số n, m được ghi cách nhau bởi dấu cách ( n < 1 0 1 ) - Dòng thứ hai chứa 2 số nguyên dương S T được ghi cách nhau bởi dấu cách là chỉ số của 2 máy lẻ trong mạng. - Dòng thứ i trong số m dòng tiếp theo ghi 2 số nguyên U i , V i cho biết kênh thứ i truyền trực tiếp từ máy U i đến máy V i ( i = 1, 2, . , m ) Kết quả ghi ra màn hình và ra file kiểu Text với tên NET.OUT theo qui cách: - Dòng đầu ghi số lượng kênh cần thay đổi hướng truyền q - Mỗi dòng trong số q dòng tiếp theo ghi chỉ số của kênh cần đảo ngược hướng truyền tin. Ví dụ: NET.INP NET.OUT 6 9 3 1 6 1 1 2 7 2 3 9 3 4 4 1 4 6 6 3 2 5 5 3 5 6 Bài 5. “Lưới đen trắng” Cho 1 lưới các ô vuông, mỗi ô có màu đen hoặc trắng. Cho một mẫu cắt hình chữ nhật là một phần của lưới này. Mẫu cắt gồm m dòng và n cột (m, n < 100) Hãy cho biết: a- Số vùng màu đen, số vùng màu trắng có trong mẫu cắt. Biết rằng 2 ô có chung cạnh và cùng màu là nằm trong một vùng. b- hãy đổi màu (đen thành trắng hoặc trắng thành đen) cho 1 vùng nào đó để sau khi đổi ta có vùng mới với diện tích lớn nhất . Kết quả ghi ra màn hình. dữ liệu vào: là từ file Text LUOI.INP có cấu trúc: - Dòng đầu là hai số nguyên dương m, n. Từ dòng thứ hai trở đi đến dòng m+1, mỗi dòng chứa n số (0 hoặc 1) cách nhau bởi ít nhất 1 ký tự trắng. Số 0 tương ứng cho ô màu đen, số 1 tượng trưng cho ô màu trắng. VD: LUOI.INP Dữ liệu ra: ghi lên màn hình 5 5 Số vùng màu trắng: 2 0 1 0 1 0 Số vùng màu đen: 3 0 0 0 1 1 Sau khi đổi màu 1 vùng Biên soan: Võ Viết Trí Bài Tập đồ thò Trang 3 1 1 1 1 1 Diện tích vùng lớn nhất đạt được: 24 0 0 0 0 0 Màn của vùng lớn nhất: Đen. 0 0 0 0 0 Bài 6. “ Mạng đường sắt” Do nhu cầu cấp bách trong xây dựng kinh tế của một quốc gia, người ta cần sửa chữa gấp rút lại một mạng lưới đường sắt ( hai chiều) đã có sẳn lưu thông giữa N thành phố ( đánh số thứ tự 1,2, .,N). Biết rằng chi phí cho sữa chữa chỉ phụ thuộc vào chiều dài của đoạn đường củ. Hãy tìm một phương án sữa chữa ít tốn kém nhất mà vẫn đảm bảo là chỉ sử dụng đường mới sữa mà vẫn lưu thông giữa các thành phố như trứơc khi sửa. dữ liệu vào: là từ file text có tên DUONGSAT.INP -hàng đầu ghi số N (số thành phố), và số K (số đường nối trực tiếp giữa hai thành phố). -K hàng tiếp theo hàng thứ i chứa 3 số u i , v i và d i mô tả có đường nối thứ i giữa 2 thành phố u i và v i với chiều dài là d i . Kết qủa: Ra màn hình. -Dòng tiên là tổng số chiều dài cần sửa chữa. -Các dòng tiếp theo là chỉ số của các đường cần sửa. Bài 7. Cho một bảng N dòng, M cột các số nguyên không âm. Từ một ô (i,j) ta có thể đi sang ô chung cạnh nếu giá trò của ô này không lớn hơn giá trò của ô (i,j). Một đường đi từ ô (i,j) tới ô (k,l) theo cách đi trên gọi là một đường đi xuống. Hãy lập trình giải quyết các bài toán sau: 1. Cho trước hai ô (i,j) và (k,l). Hãy tìm một đường đi xuống từ ô (i,j) tới ô (k,l) (nếu có) với tổng giá trò T các ô trên đường đi là bé nhất. 2. Cho trước ô (i,j) hãy chỉ ra một đường đi xuống qua nhiều ô nhất xuất phát từ ô (i,j). Dữ liệu trong file TEXT có tên BANG.INP với cấu trúc như sau: - Dòng đầu là hai số N, M (bé hơn hay bằng 100) - N dòng tiếp theo, dòng thứ i chứa tương ứng dòng thứ i của bảng. - Dòng tiếp theo chứa 4 số i, j, k và l tương ứng với dữ liệu câu 1. - Dòng cuối chứa 2 số i và j tương ứng với dữ liệu câu 2. Kết quả ghi ra file TEXT có tên BANG.OUT với cấu trúc như sau: - Dòng đầu là: “KET QUA CAU 1:” - Dòng thứ 2 ghi giá trò T. - Dòng thứ 3 ghi “KHONG” nếu không có đường đi xuống từ ô (i,j) tới ô (k,l), ngược lại đưa ra dãy các ô trên đường đi bắt đầu tư ô (i,j) và kết thúc tại ô (k,l). - Dòng thứ 4 ghi ra: “KET QUA CAU 2” - Dòng thứ 5 ghi ra đường đi tìm được quy cách như dòng thứ 3. Các số trên cùng một dòng trong các file BANG.INP và BANG.OUT cách nhau bởi ít nhất một khoảng trắng. Bài 8. Cho một lưới các ô vuông mà tọa độ góc trái dưới là (0,0), tọa độ góc phải trên là (100,100) gồm 10.000 ô vuông. Trong lưới này ta đặt N hình vuông khác nhau kích thước đều bằng 5x5, các đỉnh của các hình vuông này có tọa độ nguyên và các cạnh hình vuông song song với các trục tọa độ và hai cạnh song song của hai hình vuông khác nhau cách nhau ít nhất 1 đơn vò. Để đi từ điểm (0,0) đến điểm (100,100), có thể có hai cách đi: - Cách thứ nhất: đi theo các cạnh của các ô của lưới, các mốc đi qua là các đỉnh. Biên soan: Võ Viết Trí Bài Tập đồ thò Trang 4 - Cách thứ hai: đi theo các đỉnh của lưới, từ một đỉnh này đến một đỉnh khác theo đoạn nối hai đỉnh đó. Đường đi từ ô (0,0) đến ô (100,100) chỉ được chung với N hình vuông đã cho nhiều nhất 1 điểm. Dữ liệu được cho bởi file TEXT có tên INPUT.DAT trong đó dòng thứ nhất ghi số N, các dòng tiếp theo mỗi dòng ghi hai số x và y mà (x,y) là tọa độ của đỉnh trái dưới của hình vuông, 0 ≤ x,y ≤ 95. 1. Tìm đường đi ngắn nhất từ (0,0) đến (100,100) theo cách thứ nhất. Kết quả thông báo ra file TEXT có tên KQ2.DAT các đỉnh lần lượt trên hành trình trong một dòng, dòng tiếp theo thông báo độ dài. 2. Tìm được đi ngắn nhất từ (0,0) đế (100,100) theo cách thứ hai. Kết quả thông báo tiếp ra file TEXT có tên KQ1.DAT các đỉnh lần lượt trên hành trình trong một dòng, dòng tiếp theo thông báo độ dài. Bài 9. “Lập lòch bay” Có N thành phố (N ≤ 50). Hàng ngày từ thành phố i đến thành phố j có các chuyến bay vào các giờ nào đó, các giờ này tính thống nhất theo một đồng hồ chung cho cả N thành phố. Tại thành phố i, nếu ở lại đó một giờ thì tốn một lượng tiền nào đó. Một người muốn bay từ thành phố u đến thành phố v và khởi hành vào giờ T. Thời gian chuyển máy bay xem như không đáng kể. Dữ liệu được cho bở file TEXT có tên MB.DAT trong đó dòng thứ nhất ghi các số N, u, v, T. Với 1 ≤ i,j ≤ N, dòng thứ (i-1)N+j+1 ghi như sau: - Nếu i≠j thì số đầu tiên là thời gian bay từ i đến j, số thứ hai là giá vé bay từ i đến j, tiếp theo là các giờ có chuyến bay từ i đến j, nếu dòng này rỗng có nghóa là không có đường bay từ i đến j. - Nếu i=j thì ghi chi phí cho 1 giờ tại i. Tất cả các số đều nguyên dương, số chỉ giờ tính từ 1 đến 24 Hãy tìm cho người đó một hành trình từ u đến v theo các yêu cầu sau đây: 1. Thời gian bay nhanh nhất. Kết quả thông báo ra file TEXT với tên KQ.DAT, các dòng đầu ghi hành trình, mỗi dòng một chặng theo quy cách như sau (quy ước ngày 1 là ngày khởi hành): . 4 → 3 đi 5 giờ ngày 6 đến 7 giờ ngày 8. 3 → 10 đi 11 giờ ngày 8 đến 15 giờ ngày 8. . dòng tiếp theo thông báo giờ bay từ u, giờ đến v, thời gian bay (chú ý rằng hành trình có thể kéo dài nhiều ngày). 2. Chi phí ít nhất. Kết quả thông báo tiếp ra file KQ2.DAT, các dòng cho hành trình tương tự như trên, dòng tiếp theo ghi chi phí, giờ bay từ u, giờ đến v, thời gian bay. Bài 10. “Vẽ Đường” Một lưới giao thông đường hai chiều giữa n đòa điểm được cho bởi ma trận A[i,j] trong đó A[i,j] =1 nếu đòa điểm i nối với đòa điểm j, còn A[i,j] =0 trong trường hợp ngược lại. Trên mỗi đoạn đường có vạch ở giữa để phân cách. Người ta cần vẽ lại vạch này trên mỗi đoạn đường bằng các xe vẽ vạch, mỗi đoạn một lần. Mỗi một xe khi đã bắt đầu vẽ vạch không nâng được cần lên cho đến khi kết thúc. Mỗi một xe chỉ sử dụng một lần. Hãy lập trình xác đònh số lượng ít nhất các xe phải sử dụng để vẽ lại vạch cho tất cả đoạn đường, mỗi xe hãy chỉ ra lộ trình mà nó phải thực hiện. Dữ liệu cho trong File Text có tên nhập từ bàn phím, trong đó dòng đầu là n, n dòng tiếp theo là chứa bảng A. Kết quả đưa ra màn hình (Quy cách đưa kết quả ra tùy chọn). Bài 11. “Tô Màu”. Biên soan: Võ Viết Trí Bài Tập đồ thò Trang 5 Cho một bảng gồm các hình vuông, kích thước MxN (M,N<=100). Trong đó có một số ô đen, còn lại là ô trắng. Hãy tô màu tất cả các ô trắng bằng hai màu xanh và đỏ sao cho trên mỗi dòng cũng như trên mỗi cột số lượng các ô màu xanh và số lượng các ô màu đỏ chênh lệch nhau không quá 1. Dữ liệu vào: là file Text TOMAU.INP có cấu trúc như sau: - Dòng đầu tiên là 2 số M, N - M dòng tiếp theo mỗi dòng gồm N số (0 hoặc 1) Dòng thứ i cột j mô tả cho ô vuông ở hàng i cột j. Số 0 tương ứng cho ô trắng, số 1 tương ứng cho ô đen. Kết quả: file TOMAU.OUT hoặc màn hình Cấu trúc như sau: Một bảng số gồm M dòng và N cột. Số ở hàng i cột j mô tả cho ô tương ứng (i,j). Số 2 tương ứng cho màu xanh, số 3 tương ứng cho màu đỏ. (có thể cho hiển thò trên màn hình đồ họa bảng màu tương ứng). Ví dụ: TOMAU.INP TOMAU.OUT 6 4 3 1 2 1 0 1 0 1 2 1 1 1 0 1 1 1 1 3 1 2 1 0 1 0 3 2 1 1 0 0 1 1 1 2 1 3 1 0 1 0 2 1 3 1 0 1 0 1 Bài 12. Lâu đài. Hình bên dưới là lưới ô vuông kích thước MxN (M=4, N=7) biểu diễn một lâu đài. Ta gọi một phòng là gồm 1 hoặc nhiều ô vuông chung cạnh được bao chung quanh bởi các bức tường.Hãy viết chương trình tính : 1. Lâu đài có bao nhiêu phòng ? 2. Phòng lớn nhất là bao nhiêu ô vuông ? 3. Bức tường nào cần loại bỏ để có một phòng càng nhiều ô vuông càng tốt. 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 -> Dữ liệu vào: File text tên LAUDAI.INP có cấu trúc như sau: Biên soan: Võ Viết Trí đxxđxđxxđxđ (Mũi tên trong hình chỉ bức tường bò loại bỏ) Bài Tập đồ thò Trang 6 -Dòng đầu tiên là hai số M,N (0<M,N<50). -M dòng tiếp theo, mỗi dòng là N số , số thứ j của dòng thứ i là số p ij nhằm mô tả các bức tường tại ô hàng i cột j. Cách thứ mô tả như sau : pij là tổng của các số sau: 1: nếu ô(i,j) có bức tường phía Tây (bên trái); 2: nếu ô(i,j) có bức từng phía Bắc (bên trên); 4: nếu ô(i,j) có bức từng phía Đông (Bên phải); 8: nếu ô(i,j) có bức từng phía Nam (Bên dưới); Các bức tường bên trong có thể được xác đònh hai lần trong hai ô Kết Qủa : Ra Màn hình như sau: Viết trên 3 dòng: + Dòng thứ nhất viết số lượng phòng. + Dòng tiếp theo viết diện tích (tổng số ô) của phòng lớn nhất. + Dòng thứ cuối cùng viết hai số đầu chỉ hàng và cột của ô chứa bức tường bò loại bỏ, sau đó là một số chỉ bức tường tương ứng bò bỏ (1:Tây;2:Bắc;4:Đông;8:Nam); Ví dụ : LAUDAI.INP Màn hình 4 7 5 11 6 11 6 3 10 6 9 7 9 6 13 5 15 5 4 1 4 1 10 12 7 13 7 5 13 11 10 8 10 12 13 Bài 13. Mê Cung. Một vương quốc nọ, nhà vua có N cung điện đánh số là 1,2, .,N, giành cho K Cung Phi ký hiệu là 1,2, .,K. Mỗi Cung Phi ở riêng một cung điện . Một hôm nhà vua muốn tìm các đi thăm một số Cung Phi. Biết rằng giữa các cung điện với nhau có thể có hoặc không có đường đi qua lại (hai chiều) với nhau. Yêu cầu : a. Hãy giúp cho nhà Vua cách bắt đầu từ Cung điện N o đi thăm càng nhiều càng tốt các Cung Phi mà không phải qua Cung điện không người và mỗi nơi chỉ thăm một lần. b. Hãy giúp nhà Vua từ cung điện N o đi thăm càng nhiều càng tốt các Cung Phi rồi sau đó trở về nơi xuất phát mà không phải đến cung không người và mỗi nơi chỉ đến một lần. Dữ liệu Nhập: Cho trong File Text tên là CUNGDIEN.INP như sau : + Dòng đầu tiên là bốn số : N,K,E,N o . (E là số đường đi trực tiếp giữa hai Cung điện). + dòng thứ hai, chứ K số n 1 ,n 2 , . . . .,n k , số thứ j mô tả Cung Phi j ở cung điện n j + E dòng tiếp theo, mổi dòng thứ j là hai số u j , v j mô tả đường đi trực tiếp thứ j nối giữa hai cung điện u j và v j . Kết Qủa: Ra Màn hình như sau :Gồm 4 dòng: Trong hai dòng đầu là kết quả câu a. Dòng thứ nhất là tổng số Cung Phi được thăm, Dòng thứ hai lần lượt là chỉ số của các Cung phi theo thứ tự được thăm bắt đầu từ Cung phi ở Cung điện N o nếu có. Trong Hai dòng sau : Dòng đầu là Tổng số Cung điện đã đi qua kể cả Cung điện N o . Dòng tiếp theo là các chỉ số cung điện lần lượt được nhà vua đi qua bắt đầu từ Cung điện N o và kết thúc là N o . Ví dụ : CUNGDIEN.INP Màn Hình 7 7 8 5 7 2 6 4 5 1 7 3 4 3 5 7 1 6 2 1 3 7 7 6 5 4 1 3 2 7 6 5 Biên soan: Võ Viết Trí Bài Tập đồ thò Trang 7 3 2 7 2 4 5 1 4 5 6 2 5 Bài 14. Mạng máy tính cục bộ. Xét một mạng máy tính cục bộ có N máy tính (được đánh số 1,2, . . .,N) (0<N<101) bao gồm 1 máy chủ hệ thống và các máy làm việc. Máy chủ hệ thống gọi là máy ở mức 0 (và được đánh số 1). Các máy được nối với máy chủ được gọi là máy ở mức 1. Các máy được nối với máy ở mức 1 được gọi là máy ở mức 2. . Mỗi máy ở mức i (trừ máy chủ hệ thống ở mức 0) được nối với đúng một máy ở mức i-1 (i=1, 2, .) gọi là máy chủ trực tiếp của máy ở mức i. Không có hai máy nào ở cùng mức được nối với nhau, đồng thời từ máy chủ hệ thống có thể truyền tin tới bất kì máy làm việc nào trong mạng (hoặc là trực tiếp hoặc là thông qua một số máy trong mạng). Thông tin được truyền từ máy chủ hệ thống đến các máy làm việc theo qui tắc sau: Khi nhận được thông tin từ máy ở mức nhỏ hơn chuyển đến, mỗi máy (trừ các máy không có máy con) phải ghi lại thông tin với thời gian g, sau đó lần lượt truyền thông tin nhận được cho các máy con của nó. Thời gian truyền thông tin từ một máy này cho đến máy con của nó là t. Yêu cầu: 1. Hãy xác đònh xem hệ thống bồm bao nhiêu mức và mỗi mức gồm những máy nào. 2. Đối với mỗi máy hãy xác đònh máy nào trong mạng là máy con của nó. 3. Nếu tại thời điểm 0 máy chủ hệ thống cần truyền thông tin xuống tất cả các máy con của nó trong mạng, hãy xác đònh trình tự truyền tin giữa các máy trong mạng sao cho việc truyền tin được hoàn thành sớm nhất. Dữ liệu vào : File văn bản MMT.INP +Dòng đầu tiên là 3 số N,g,t viết cách nhau ít nhất một ký tự trắng. + Dòng thứ hai ghi N số nguyên, số đầu tiên là số 0, số nguyên thứ j cho biết chỉ số của máy chủ trực tiếp của máy j (các số cách nhau ít nhất một ký tự trắng). Kết qủa: Ra File văn bản MMT.OUT +Dòng đầu ghi số mức của hệ thống. +Dòng thứ hai gồm N số ghi cách nhau bởi dấu cách, số nguyên thứ i ghi chỉ số mức của máy i (i=1,2, ,N). + Mỗi dòng thứ j (j=1,2, .,N) trong N dòng tiếp theo ghi chỉ số của các máy con của máy j (qui ước 0 nếu máy j không có máy con) + Mỗi dòng thứ k (k=1,2, ,N) trong số N dòng tiếp theo ghi chỉ số của các máy con của máy k theo trình tự truyền tin từ máy k đến chúng (qui ước ghi số 0 nếu máy k không có máy con) +Dòng cuối cùng ghi thời điểm sớm nhất tìm được. Bài 15. Lát Gạch. Cho lưới NxN ô vuông có độ dài cạnh bằng một đơn vò (N<11). Người ta phủ lưới này bằng NxN hình vuông có độ dài cạnh bằng 1 đơn vò thuộc một trong bốn dạng (đánh số từ 1 đến 4) mô tả trong hình 1. Một cách phủ được gọi là đúng đắn nếu như không có 2 tam giác cùng màu nào lại có chung cạnh. Biên soan: Võ Viết Trí Hình 1 4321 Bài Tập đồ thò Trang 8 Ví dụ : Hình 2 là một cách phủ đúng đắn. Hình 3 là cách phủ không đúng đắn. Yêu cầu: Cho trước một cách phủ, cần kiểm tra xem nó là đúnh đắn hay không. Trong trường hợp câu trả lời là không, hãy tìm cách đổi lại cách phủ của một số ít nhất ô để nó biến thành một cách phủ đúng đắn. Trong ví dụ trên ta cần đổi lại cách phủ của ô (1,2) để thu được cách phủ hoàn hảo. Dữ liệu Vào: Trong file văn bản tên LATGACH.INP, trong đó : +Dòng đầu tiên ghi số nguyên dương N. +Dòng thứ i trong N dòng tiếp theo chứa thông tin về cách phủ các ô dòng thứ i cuả lưới gồm N số nguyên dương a i1 ,a i2 , . . . . . . . . .,a in , (0<a ij <5) Kết qủa : Ra màn hình. +Dòng đầu tiên ghi số lượng ô cần đổi. +N dòng tiếp theo ghi thôn tin về cách phủ đúng đắn tìm được như dạng dữ liệu vào. Ví dụ: LATGACH.INP Màn hình 2 1 2 4 2 3 4 1 4 1 Biên soan: Võ Viết Trí Hình 3 Hình 2 . Bài Tập đồ thò Trang 1 Bài tập Thực hành: Bài 1. Viết một chương trình tìm các thành phần liên thông của đồ thò + Yêu cầu: - Xác đònh tính liên thông -. liên thông - Minh họa bằng đồ họa dữ liệu vào: là từ file text có tên DOTHI.INP -hàng đầu ghi số N (số đỉnh đồ thò), và số K (số cạnh của đồ thò). -K hàng

Ngày đăng: 08/11/2013, 18:11

Hình ảnh liên quan

Kết quả: file TOMAU.OUT hoặc màn hình Cấu trúc như sau: - bài tập lý thuyết đồ thị - pascal năng cao

t.

quả: file TOMAU.OUT hoặc màn hình Cấu trúc như sau: Xem tại trang 5 của tài liệu.
Cho một bảng gồm các hình vuông, kích thước MxN (M,N&lt;=100). Trong đó có một số ô đen, còn lại là ô trắng - bài tập lý thuyết đồ thị - pascal năng cao

ho.

một bảng gồm các hình vuông, kích thước MxN (M,N&lt;=100). Trong đó có một số ô đen, còn lại là ô trắng Xem tại trang 5 của tài liệu.
Kết qủa: Ra màn hình. - bài tập lý thuyết đồ thị - pascal năng cao

t.

qủa: Ra màn hình Xem tại trang 8 của tài liệu.
Ví dụ: Hình 2 là một cách phủ đúng đắn. Hình 3 là cách phủ không đúng đắn. - bài tập lý thuyết đồ thị - pascal năng cao

d.

ụ: Hình 2 là một cách phủ đúng đắn. Hình 3 là cách phủ không đúng đắn Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan