TIỂU LUẬN:VACCINE KÝ SINH TRÙNG ĐỘNG VẬT

19 1.1K 4
TIỂU LUẬN:VACCINE KÝ SINH TRÙNG ĐỘNG VẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành chăn nuôi đang chiếm một tỉ trọng lớn trong kinh tế nông nghiệp. Từ xa xưa người ta đã chăn nuôi những đàn gia súc lớn để phục vụ nhu cầu thực phẩm cho con người, tuy nhiên quá trình chăn nuôi cũng đã xảy ra những trận dịch lớn gây tổn hại không ích về kinh tế. Sự phát triển không ngừng của khoa học giúp con người tìm ra được những nguyên nhân cũng như phương pháp phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh, trong đó dùng vacxin được xem là phương pháp ưu việt nhất. Hiện nay, nhiều loại vacxin phòng ngừa vi sinh vật trên vật nuôi đã được tạo ra như

Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh Bộ môn: Công Nghệ Sinh Học Lớp: DH06SH Giáo viên giảng dạy: PGS.TS.Nguyễn Ngọc Hải Thực hiện chuyên đề: Hồ Nam Việt MSSV: 06126182 VACCINE SINH TRÙNG ĐỘNG VẬT I. GIỚI THIỆU: Ngành chăn nuôi đang chiếm một tỉ trọng lớn trong kinh tế nông nghiệp. Từ xa xưa người ta đã chăn nuôi những đàn gia súc lớn để phục vụ nhu cầu thực phẩm cho con người, tuy nhiên quá trình chăn nuôi cũng đã xảy ra những trận dịch lớn gây tổn hại không ích về kinh tế. Sự phát triển không ngừng của khoa học giúp con người tìm ra được những nguyên nhân cũ ng như phương pháp phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh, trong đó dùng vacxin được xem là phương pháp ưu việt nhất. Hiện nay, nhiều loại vacxin phòng ngừa vi sinh vật trên vật nuôi đã được tạo ra như vaccine dại, vaccine dịch tả lơn, vacxin Gumboro, vacxin Niucatxon, … Cùng với vi sinh vật, sinh trùng cũng gây nhiều bệnh nguy hiểm như giun lươn (Strongyloides spp), giun kết hạt (Oesphagostomum spp) ở lợn; giun đủa ngựa (Paascaris equorum); sán lá gan (Fasciola hapatica); lê dạng trùng trên trâu, bò (Babesia bigemina, B. bovis, B. argentina); tiêm mao trùng trâu, bò, dê, cừu (T. evansi, T.vivax, T. brucei, T.congolense); … cùng rất nhi ều bệnh khác. Trước sự phát triển không ngừng của rất nhiều loại bệnh do sinh trùng gây ra, việc nghiên cứu sản xuất vaccine sinh trùng đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành chăn nuôi. II. TỔNG QUAN: 1. Vaccin: 1.1 Định nghĩa, phân loại, nguyên tắc hoạt động: Định nghĩa: Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh nhiễm trùng được gọi là vaccine. Các vaccine đó được chế bằng mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng. (PGS.PTS.PHẠM SỸ LĂNG-PTS.LƯƠNG THẾ TÀI) Vaccine bao gồm trong đó một hoặc một số mầm bệnh đã bị chết hoặc yếu đi được gọi là kháng nguyên, đây là thành phần chủ yếu. ngoài ra còn có hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giúp kháng nguyên ổn định hay tồn tại lâu trong cơ thể động vật, làm tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở động vật, gọi là chất bổ trợ (đố i với loại vaccine vô hoạt). Phân loại: Có 4 cách điều chế vaccine: + Vaccine chết: sản xuất từ mầm bệnh đã bị giết chết. Các vaccine chết thường rất an toàn, ổn định dễ sử dụng, nhưng hiệu lực thường kém và thời gian miễn dịch ngắn. + Vaccine nhược độc: sản xuất từ mầm bệnh đã được làm yếu đi. Tính miễn dịch mạnh, thời gian miễn dịch dài và rất ổn định, nhưng có thể gây ra phản ứng, đòi hỏi phải cẩn thận khi bảo quản và sử dụng. + Vaccine tái tổ hợp. + Vaccine DNA. Các dạng vaccine hiện nay: + Vaccin đơn giá: chỉ có khả năng phòng một loại bệnh. + Vaccine kết hợp: có th ể cùng lúc sử dụng nhiều loại vacxin. + Vaccine đa giá: có khả năng phòng nhiều loại bệnh. Nguyên tắc hoạt động: Vaccine khi đưa vào động vật không có khả năng gây bệnh hay gây ra một bệnh tích rất nhẹ. Nhưng nó gây ra một phản ứng làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm tương ứng, đây được gọi là đáp ứng miễn dịch. + Đáp ứng miễn dịch tạo ra khi sử dụng vaccine được gọi là kháng thể, hiện diện chủ yếu trong huyết thanh gọi là mi ễn dịch dịch thể. + Đáp ứng miễn dịch tạo ra những tế bào có vai trò diệt mầm bệnh hoặc gây dị ứng gọi là miễn dịch tế bào. 1.2 Một số lưu ý khi sử dụng: Khi dùng vaccine cần chú ý một số điểm sau: - Vaccine thường dùng để phòng bệnh cho động vật khỏe chưa mắc bệnh. Nếu tiêm cho động vật đã nhi ễm bệnh thì bệnh có thể sẽ phát sớm và nặng hơn. - Vaccine bệnh nào chỉ phòng ngừa cho loại bệnh đó. - Không nên dùng vaccine cho động vật quá non và thú mang thai. - Khi tiêm cần tuân theo đúng quy trình, hướng dẫn sử dụng. - Kiễm tra tính chât vật lý, màu sắc độ trong của từng loại vaccine. - Đối với vaccine nhược độc cần chú ý, không lau dụng cụ bằng thuốc sát khuẩn, dụng cụ pha và dùng thuốc đề u phải để nguội, sát trùng dụng cụ sau khi sử dụng. - N guy cơ sinh trùng không độc lực trở thành chủng gây bệnh ngoài môi trường do biến đổi gene hoặc hội nhập gene độc lực từ các chủng sinh trùng gây bệnh (vaccine sống). - Độc lực sinh trùng có thể phục hồi khi chúng được tăng sinh trong cơ thể vật chủ. - V i sinh vật có thể biến đổi thành dạng khác trong quá trình nuôi cấy. - M ôi truờng nuôi cấy có thể bị tạp nhiễm gây nguy hiểm cho cơ thể thú khi tiêm. - V accine sống đôi khi không ổn định và có thể quay trở lại dạng độc gây ra bệnh. 2. sinh trùng: 2.1 Phân loại, hoạt động sinh trùng: Phân loại: ( Giáo trình sinh trùng học thú y, NXB nông nghiệp Hà Nội ) Đối tượng nghiên cứu của sinh trùng y học và thú y học gồm 3 nhóm chính: + Nguyên sinh động vật (khoa học về đơn bào) + Giun sán (khoa học về giun sán) + Chân khớp (khoa học về tiết túc) Hoạt động sinh trùng: sinh trùng sống nhờ vào cơ thể khác, bằng cách sử dụng cơ thể này như là nguồn thức ăn và môi trường sống, có thể liên hệ với môi trường ngoài thông qua cơ thể vật chủ. Tác hại của sinh trùng: khi sinh trùng xâm nhập vào cơ thể thú sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho ngành chăn nuôi: + Hút chất dinh dưỡng của cơ thể làm cơ thể bị suy yếu, thú chậm tăng trưởng. + Hủy hoại mô hoặc cơ quan trong cơ thể, suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc gây chết thú. + Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây stress hoặc hoạt động bất thường ở thú. + Ảnh hưởng đến chất lượng thịt, hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 2.2 Đáp ứng miễn dịch đối với sinh trùng: Đáp ứng miễn dịch tự nhiên: Đáp ứng này ít hiệu quả đối với các loại sinh trùng đa bào hay đơn bào. Một số lớn sinh trùng vượt qua hàng rào phòng ngự của cơ thể như da, niêm mạc nhờ các vật chủ trung gian (ve truyền đơn bào Piroplasma cho bò, trâu ) hoặc vật môi giới (ruồi trâu truyền tiên mao trùng Trypanosoma cho trâu, bò, ngựa .), hay nhờ khả năng của chính bản thân sinh trùng (ấu trùng giun đũa có vỏ dày đã giúp chúng thoát được quá trình thực bào của vật chủ). Vì vậy, sự chống đỡ của cơ thể chủ yếu dựa vào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: - Đáp ứng miễn dịch dịch thể: đối với sinh trùng đơn bào sống ngoài tế bào hoặc khi sinh trùng chưa xâm nhập vào trong tế bào. Kháng thể dịch thể có khả năng trung hoà sinh trùng và tạo thuận lợi cho quá trình thực bào sinh trùng. - Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI: Cell Mediated Immunoresponse): chủ yếu dựa vào hoạt động của đại thực bào và các tế bào hổ trợ, ngoài ra bạch cầu toan tính và tiểu cầu cũng tiêu diệ t được sinh trùng khi có IgA, IgE đặc hiệu tương ứng kết hợp trên bề mặt sinh trùng. 2.3 Sự né tránh đáp ứng miễn dịch: Có nhiều biên pháp né trành đáp ứng miễn dịch: - Luôn thay đổi kháng nguyên bề mặt trong suốt chu trình sống của chúng. Có 2 dạng thay đổi: + Theo từng giai đoạn (ký sinh trùng sốt rét). + Thay đổi liên tục (tiên mao trùng Trypanosoma). - Ẩn náo bên trong tế bào (Toxoplasma,Plasmodium .) hoặc trong một vỏ bọc dày (amip, giun bao, giun kết hạ t ) nên mọi khả năng miễn dịch của chủ không tấn công được. Không những thế, đôi khi vỏ bọc này còn có tác dụng trung hoà làm bổ thể cũng không hoạt động được, hoặc lâu lâu vỏ bọc lại tự bong ra và thay bằng vỏ mới. - Đối với các loài giun sán kích thước tương đối lớn thì chỗ cư trú lâu dài là lòng ruột, chúng chí bị tiêu diệt khi vật chủ đượ c sử dụng thuốc diệt giun, sán. Tuy nhiên, chúng thường phải trải qua thời kỳ ấu trùng. Với kích thước nhỏ bé, ấu trùng phải di chuyển qua máu, gan hay phổi, khi ấy miễn dịch có khả năng phát huy tác dụng, nếu không tiêu diệt được thì cũng gây khó khăn cho sự phát triển của chúng. - Một số loài giun sán còn lẩn tránh miễn dịch bằng cách náu mình sau các kháng nguyên của chính vật chủ, vì thế mà cơ thể vậ t chủ không coi sinh trùngvật lạ (ấu trùng sán máng Schistosoma: khi di chuyển từ da đến phổi, người ta thấy chúng khoác lấy các glycolipit ABO hay phân tử MHCII của vật chủ (Major Histocompatibility Complex - các phân tử MHC lớp II thấy ở các tế bào trình diện kháng nguyên như đại thực bào, tế bào lymphô B…) nên phần lớn tránh được sự miễn dịch của vật chủ. - Gây suy giảm đáp ứng miễn dịch của vật chủ bằng bản thân các chất độc mà chúng tiết ra. Ngoài ra, việc sinh trùng chiếm đoạt dinh dưỡng của vật chủ, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cũng là một cách gián tiếp làm suy giảm đáp ứng miễn dịch của vật chủ. 2.4 Một số bệnh do sinh trùng và tác hại Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê Bệnh sán lá gan ở trâu, bò, dê do hai loài sán lá sinh ở ống dẫn mật và gan. Ngoài trâu, bò, dê, hai loài sán này còn gây bệnh cho các động vật nhai lại khác, đôi khi thấy cả ở người. F. hepatica và F. giantica là hai loài sán lá phổ biến ở các vùng thuộc châu Á và Châu Phi. Theo Stemphenson (1947) và Urquhat (1956), tác hại của sán lá gan đối với gia súc nhai lại rất lớn, biểu hiện rõ nhất là gây thiếu máu, viêm và xơ gan khi gia súc bị nhiễm sán lá gan ở mức độ nặng. Bệnh sán lá gan phổ biến ở khắp các châu lục và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh thấ y ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Theo Nguyễn Quang Sức và Nguyễn Thế Hùng (1995), đàn dê Bách Thảo sau hơn 3 năm nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê, thỏ Sơn Tây và một số gia đình nuôi dê nhiễm sán lá gan với tỷ lệ 30,4%. Đoàn Văn Phúc, Vương Đức Chất, Dương Thanh Hà (1995) cho biết, trâu bò thuộc khu vực Hà Nội nhiễm sán lá gan tỷ lệ 53,41%. Kết quả kiểm tra trâu, bò ở một số địa phương xung quanh Hà Nội, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, tỷ lệ nhiễm sần lá gan là 44,53%. Trong đó, trâu nhiễm 33,92%, bò nhiễm 54,21% (Lương Tố Thu và Bùi Khánh Linh, 1996). Nguyễn Thị Kim Lan (2000) đã nghiên cứu và cho biết, đàn dê địa phương nuôi ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kim, Tuyên Quang và Cao Bằng nhiễm sán lá gan biến động từ 5,3% đến 27,9% tuỳ theo địa phương. Bệnh sán lá ruột lợn: Bệnh sán lá ruột lợn do loài sán lá Fasciolopsis buski gây ra. Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước ở khu vực châu Á và Đông Nam châu á. Sán lá F. buski được bác sỹ Busk phát hiện năm 1783 ở tá tràng của người. Tác hại của sán là làm lợn sinh trưởng chậm, thậm chí sụt cân. Ngoài lợn, người và một số động vật khác cũng nhiễm và bị bệnh. Bệnh sán lá dạ cỏ (Paramphistomatidosis) Bệnh sán lá dạ cỏ do nhiều loài sán lá sinh ở dạ cỏ gây ra. Bệnh gây ra do những nang ấu (Adolescaria) theo nhức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá vật chủ. Đến tá tràng, lớp vỏ của nang ấu bị dịch ruột phân huỷ, sán non được giải phóng và bắt đầu gây bệnh. Nhờ giác bám khoẻ ở mặt bụng, ấu trùng bám và thâm nhập sâu vào trong vào vách ruột. Niêm mạc ruột bị giác bám gây tổn th ương, hoại tử, bong ra, tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm ruột và chảy máu. Vì thế gia súc sất bỏ ăn, ỉa chảy, mất nước nghiêm trọng và dễ dẫn đến chết. Độc tố do sán tiết ra gây sưng, loét, xuất huyết, thâm nhiễm tế bào, viêm từng đám, ứ đọng mật, thuỷ thững, thiếu máu. Nếu con vật còn sống thì triệu chứng lâm sàng kéo dài trong vài tuần, gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh sán dây Moniezia ở gia súc nhai lại (Monieziosis) Bệnh sán dây Moniezia thường gặp ở súc vật nhai lại, đặc biệt là súc vật nhai lại còn non. Bệnh xảy ra chủ yếu do hai loài sán dây thuộc lớp Cestoda sinh ở ruột non. Súc vật nhai lại bị bệnh sán dây thì gầy yếu, thiếu máu, suy nhược và dễ chết nếu nhiễm nặng. Những súc vật nhiễm sán thường sinh trưởng kém, còi cọc, chậm lớn và sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh khác. Theo dõi 32 dê lứa tuổi 4 - 12 tháng nhiễm sán dây Moniezia với cường độ nhiễm nặng và rất nặng (qua xét nghiệm phân), Nguyễn Thị Kim Lan (2000) cho biết, 100% số dê theo dõi có triệu chứng gầy yếu, cơ thể suy nhược nặng do mất dinh dưỡng; 53,12% số dê b ị thiếu máu, niêm mạc mắt nhợt nhạt, mắt lờ đờ; 100% số dê có biểu hiện rối loạn tiêu hoá, trong đó có 71,87% ỉa chảy nặng, phân dính bê bết ở vùng dưới hậu môn, đuôi và khoeo chân và 28,13% ỉa phân nhão không thành viên; 100% số dê theo dõi thấy có nhiều đốt sán trong phân, có thể thấy cả đoạn sán dây lủng lẳng ở hậu môn; 12,5% có triệu chứng thần kinh (run rẩy, đầu hay ngoảnh lại sau, đi xoay vòng quanh đầu). Bệnh giun sán đườ ng tiêu hóa Ngựa (Helmmth deseases of horse) Giun sán gây bệnh chủ yếu ở ngựa thuộc 2 lớp + Lớp sán dây: Cestoda RudolDolphi 1808 + Lao giun tròn: Nematoda Rudolphi. 1808 Kết quả khảo sát của Chi cục thú y tỉnh Thái Nguyên và Bắc Khứ cho thấy: bệnh truyền nhiễm ít xảy ra trong đàn ngựa, nhưng chúng lại thường mắc các bệnh sinh trùng, đặc biệt là bệnh giun tròn sinh ở dạ dày, ruột với tỷ lệ và cường độ cao, gây nhiều thiệt hại cho ngựa. Giun sán sinh chiếm đoạt chất dinh dưỡng của ngựa, gây thiếu máu, làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá và gây nên những biến đổi bệnh lý khác. Ngựa con mắc bệnh giun sán nặng thường biểu hiện suy dinh dưỡng, còi cọc, thậm chí có thể bị tắc, thủng ruột mà chết; ngựa trưởng thành gầy yếu, giảm khả năng sinh sản. Bệnh giun xoăn dạ múi khế ở gia súc nhai lại (Trichostrongylidosis) Bệnh giun xoăn dạ múi khế là bệnh phổ biến trên đàn súc vật nhai lại ở nước ta cũng như của nhiều nước trên thế giới. Bệnh do nhiều loài giun tròn sinh ở dạ múi khế của gia súc nhai lại gây nên. Theo nhiều tác giả (Skrjabin, 1963; Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1978; Phan Địch Lân, 1989; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 ), giun xoăn ở dạ múi khế hút máu chủ, làm cho chủ bị thiếu máu nặng, đồng thời giun làm tổn th ương niêm mạc dạ múi khế, gây hội chứng ỉa chảy. Gia súc bị bệnh còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng với các bệnh khác và dễ chết nếu mắc bệnh nặng. Bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, ngựa (Trypanosomiasis) Bệnh tiên mao trùng được Blanchard (1888) phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, bệnh được xác định là phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Bệnh do loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi gây ra. Trâu, bò, ngựa mắc bệnh dễ chết hoặc thiếu máu, suy nhược, giảm hoặc mất khả năng sinh sản và sức sản xuất. Bệnh cầu trùng gà (Avian coccidiosis) Bệnh cầu trùng ở gà là một bệnh khó kiểm soát, ngay cả những nước có trình độ khoa học kỹ thuật thú y phát triển cũng chịu nhiều tổn thất do cầu trùng gây ra: năm 1980, Hungari đã tổn thất 115 triệu Forints, năm 1981 Pháp đã phải chi phí cho bệnh cầu trùng gà tới 70 triệu Frans (Euzeby, 1981). Cầu trùng sinh ở gà làm tổn thương nghiêm trọng đường tiêu hoá, làm cho gà dễ chết. Bệnh cầu trùng lây lan nhanh trong các đàn gà, đặc biệt là trong điều ki ện chăn nuôi tập trung, điều kiện vệ sinh thú y kém, công tác quản lý và chăn nuôi không đảm bảo. Bệnh nhiễm sinh trùng liên qua đến gan Bệnh cầu trùng lợn (Swine coccidiosis) Lợn bị bệnh cầu trùng thường còi cọc, chậm lớn, giảm sức kháng với các bệnh khác. Bệnh cầu trùng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn bởi những lý do sau: - Tỷ lệ chết cao ở lợn con (tỷ lệ chết từ 10 - 20%). - Giảm tốc độ sinh trưởng, tăng trọng kém. Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao như: chi phí về thuốc điều trị, thuố c sát trùng, chăm sóc nuôi dưỡng. Mu ray P.K. (1997) cho biết, trong . chống ký sinh trùng và tính kháng thuốc của ký sinh trùng: Thuốc trị ký sinh trùng: Thuốc trị ký sinh trùng rất khác nhau giữa các nước. Những thuốc chống ký. trở lại dạng độc gây ra bệnh. 2. Ký sinh trùng: 2.1 Phân loại, hoạt động ký sinh trùng: Phân loại: ( Giáo trình ký sinh trùng học thú y, NXB nông nghiệp

Ngày đăng: 08/11/2013, 14:32

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: các vaccine sử dụng kýsinh trùng sống giảm độc. - TIỂU LUẬN:VACCINE KÝ SINH TRÙNG ĐỘNG VẬT

Bảng 2.

các vaccine sử dụng kýsinh trùng sống giảm độc Xem tại trang 13 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan