Chuyên đề sử dụng ĐDDH

4 473 4
Chuyên đề sử dụng ĐDDH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN A. Phần mở đầu: I.Lý do thực hiện chuyên đề : Từ 2001 – 2002 đến nay, cả nước đã tiến hành thay SGK bậcTHCS. Việc thay đổi chương trình SGK mới thực sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục . Bộ GD - ĐT và các nhà trường đã giành những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho việc dạy và học SGK mới . Một phong trào đổi mới phương pháp dạy và học dấy lên khá sôi nổi trong đội ngũ giáo viên các nhà trường . Đổi mới chương trình SGK mà mấu chốt là đổi mới phương pháp giảng dạy đã được quán triệt trong phần biên soạn SGK – Phương pháp làm việc của thầy và trò , đã tạo nên không khí thi đua tìm tòi , định hình phương pháp dạy và học mới. Xuất phát từ các lý do trên , chúng tôi đã bàn bạc và thống nhất lấy tên chuyên đề là “ Sử dụng đồ dùng dạy học môn Giáo Dục Công Dân trong trường THCS” . II.Cơ sở của việc lựa chọn đề tài: 1.Cơ sở lý luận : Giáo dục công dân là môn học mà các tri thức , chuẩn mực , kỹ năng của nó đều gắn chặt với sự kiện và chất liệu của cuộc sống hiện thực . Đó là những vấn đề về đạo đức , pháp luật của đời sống hàng ngày tác động qua lại giữa con người với con người , giữa con người và các thể chế xã hội. Vì vậy , để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy GDCD , người giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động , tự chiếm lĩnh các giá trị ,các chuẩn mực đạo đức , pháp luật thông qua việc nắm tri thức , thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học . Môn GDCD có ưu thế đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách của học sinh, hình thành niềm tin , tình cảm đạo đức . Mục đích quan trọng nhất và cuối cùng là hình thành hành vi , thói quen đạo đức , sống và làm việc theo pháp luật của học sinh . 2. Cơ sở thực tiễn : Căn cứ vào mục tiêu đào tạo con người mới của xã hội hiện nay vẫn là những công dân tốt , sống có đạo đức , sống và làm việc theo pháp luật , do đó đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học . Muốn làm được điều đó , giáo viên phải là những người tổ chức , điều khiển các hoạt động học tập , hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan , phong phú , tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học , học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học , phân tích , đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học . Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập , sáng tạo , chủ động tiếp thu kiến thức , nâng cao nhận thức , rèn luyện kỹ năng , còn người giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh mà thôi. B. Phần nội dung : I. Mục tiêu của môn GDCD ở trường THCS : 1. Kiến thức : - Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và luật pháp cơ bản , phổ thông , thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân , với người khác , với công việc và môi trường sống . - Hiểu ý nghĩa các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội ; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó . 2. Kỹ năng : - Biết đánh giá bản thân và mọi người xung quanh ; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức , pháp luật , văn hoá xã hội trong giao tiếp và hoạt động học tập lao động , hoạt động tập thể , vui chơi , giải trí , . - Biết tự tổ chức học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học . 3. Thái độ : - Có thái độ đúng đắn , rõ ràng trước các hiện tượng , sự kiện pháp luật , văn hoá trong đời sống hằng ngày ;có tình cảm trong sáng , lành mạnh đối với mọi người , gia đình, nhà trường , quê hương , đất nước. - Có niềm tin vào các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp. - Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân , có nhu cầu tự điều chỉnh , tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội , tích cực , năng động. III. Sử dụng đồ dùng dạy học khi dạy GDCD trong trường THCS : Để thực hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh , cần có những điều kiện nhât định về giáo viên và các phương tiện trang thiết bị cần thiết . Sau đây tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy GDCD theo định hướng đổi mới : 1. Đồ dùng dạy học là gì ? Các nhóm đồ dùng dạy học môn GDCD : - Đồ dùng dạy học ở đây được hiểu là những phương tiện vật chất được sử dụng trong dạy học . - Có thể chia đồ dùng dạy học làm 2 nhóm : Nhóm các loại đồ dùng thông thường được tạo ra trong quá trình dạy học : - Các dụng cụ giảng dạy và học tập : Gồm 2 kiểu chủ yếu Dụng cụ chung như : Bảng , phấn , bút ,thước , . Dụng cụ cá nhân : Vở , giấy , thước , . - Các tài liệu giảng dạy và học tập : - SGK, SGV , sách bài tập , sách tham khảo , . - Tư liệu , tranh , ảnh , bản đồ , biểu đồ , sơ đồ , . - Phiếu học tập - Các đồ dùng thông thường trong gia đình , trong sinh hoạt : Dùng để sắm vai , chơi trò chơi, Nhóm các loại phương tiện kỹ thuật , có tính chất chuyên nghiệp , có cấu tạo , tính năng kỹ thuật phức tạp : - Các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn : - Đài , đĩa , băng hình , đĩa ghi âm , . là phương tiện để nghe. - Máy chiếu , các bản in , hình vẽ trên giấy trong , . là phương tiện để nhìn. - Đầu video , phim tài liệu , .Các phương tiện này tác động đồng thời vào thính giác , thị giác , của người học để nhìn ,quan sát , nghe , nói , . - Dụng cụ thí nghiệm , thực nghiệm : Sa bàn , mô hình , . Ví dụ : Mô hình các điểm nút giao thông . - Các phương tiện đa chức năng : Máy tính điện tử , phần mềm vi tính . 2. Chức năng của đồ dùng dạy học : Mỗi đồ dùng dạy học đều có thể thực hiện 3 chức năng sau : - Thông báo hay trình bày thông tin. - Minh học , giải thích , mô tả trực quan. - Tổ chức và tiến hành các hoạt động . Ví dụ : Tư liệu , tranh ảnh , bảng biểu số liệu trước hết là để thông báo thông tin , sau đó là để minh học , giải thích . Học sinh đọc thông tin , xử lý tài liệu , hành động và suy nghĩ trên các tài liệu này và trao đổi với nhau , với giáo viên . - Đối với các phương tiện nghe nhìn , các phương tiện kỹ thuật khác thì chúng ta càng thấy 3 chức năng trên được thực hiện đầy đủ và linh hoạt hơn. - Việc khai thác các chức năng của đồ dùng dạy học được giáo viên thực hiện ở những mức độ khác nhau . Ví dụ : Tranh , ảnh , bảng biểu tác động đến học sinh , gây được phản ứng của các em và những thắc mắc , câu hỏi của các em đặt ra cho giáo viên và các bạn . Giáo viên tiếp nhận , xử lý các câu hỏi của học sinh , như vậy đã tác động lần nữa đến suy nghĩ và hành động của các em khiến các em nảy ra những ý tưởng về những điều đã trình bày , tiến hành trao đổi ý kiến với nhau , với thầy. Cụ thể : Dạy bài ngoại khóa “An toàn giao thông” – Lớp 8 Giáo viên sử dụng bảng biểu : Số liệu vụ tai nạn giao thông , số lượng người chết vì tai nạn giao thông qua các năm .Học sinh tiếp nhận thông tin , hành động , suy nghĩ trao đổi để rút ra nội dung hoạt động : Số vụ tai nạn và số người chết ngày càng gia tăng.  Từ đó tác động đến học sinh một vấn đề : Tại sao hiện nay trong cuộc sống hiện đại lại xảy ra nhiều tai nạn giao thông đến vậy ? Làm thế nào để giảm bớt ? Học sinh cùng trao đổi , cùng giáo viên đưa ra các ý tưởng để trả lời các câu hỏi đó là : Vì đường xá - cơ sở hạ tầng – yếu kém , vì ý thức tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông còn kém . Để giảm bớt cần tìm hiểu , tuyên truyền về luật an toàn giao thông . - Đồ dùng dạy học được sử dụng như vậy trở thành phương tiện đa chiều hay gọi là đa phương tiện , lúc đó hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học được xem là tối ưu . Giáo viên nên cố gắng sử dụng từng loại , kiểu đồ dùng dạy học hiện có theo mô hình đa phương tiện trong mọi mục đích sử dụng. 3. Tác dụng của đồ dùng dạy học : - Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học , loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan , mang tính chất lý thuyết , áp dặt đối với học sinh . - Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập , gây hứng thú học tập ở học sinh. - Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn , thuận lợi hơn . Các đồ dùng dạy học là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực , tự giác . Trong dạy học đổi mới , học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên , nếu không có đồ dùng , thiết bị dạy học thì việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn , do đó kết quả học tập không đạt yêu cầu mong muốn. 4. Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới : - Việc sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhất định .để việc sử dụng có hiệu quả , tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng 1 cách hình thức , trước hết đồ dùngsử dụng đồ dùng phải gắn bó hữu cơ với phương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học . Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng 1 phương pháp dạy học cụ thể , có phương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó . Vì vậy sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc , đúng chỗ , kịp thời , tránh đưa ra một cách tuỳ tiện. - Một yêu cầu rất quan trọng là đồ dùng dạy học phải có tác dụng kích thích học sinh tư duy , suy nghĩ , tìm tòi , không phải chỉ như một phương tiện minh hoạ nội dung bài học . Khi sử dụng thiết bị , phương tiện dạy học là giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi , tự kiến tạo tri thức , kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáo viên trình bày , giới thiệu , học sinh có nhận xét , đánh giá về nội dung , tính chất sự việc, rút ra kết luận , bài học cần thiết . - Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện và không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học , mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học 1 cách hợp lý , có hiệu quả , tránh lạm dụng hoặc sử dụng 1 cách hình thức , Cần tránh xu hướng sử dụng đồ dùng dạy học 1 cách tràn lan , không có chủ đích rõ rệt , mà mỗi đồ dùng dạy học đưa ra cần được khai thác triệt để. Quy tắc về dụng đồ dùng dạy học môn GDCD : a. Sử dụng tranh ảnh , biểu đồ , bản đồ , sơ đồ : - Treo tranh ảnh ở vị trí dễ quan sát , tốt nhất nên treo tên tường , phía trước mặt học sinh. - Lưu ý học sinh về nhiệm vụ quan sát , theo dõi , nêu yêu cầu , đặt câu hỏi trước khi cho học sinh quan sát. - Giáo viên mô tả , giải thích nhất là đối với những chi tiết trừu tượng , phức tạp trên biểu đồ , sơ đồ. - Cho học sinh thảo luận , phân tích nội dung , ý nghĩa , nhận xét , đánh giá sự kiện , tình huống qua tranh ảnh , biểu đồ để rút ra những điều cần thiết liên quan đến bài học . a. Sử dụng các loại phương tiện nghe nhìn : Quy tắc sử dụng máy và các tài liệu dạy học trên vô tuyến truyền hình : - Việc sử dụng băng , đĩa hình cho phép giáo viên chủ động chọn tư liệu , chọn các trích đoạn cần dùng , chọn thời điểm chạy băng , đĩa , thời lượng quan sát , chủ động dừng lại , quay lại để nhấn mạnh phần nào đó. - Sử dụng được các phương tiện dạy học như vậy ( dù ở loại phương tiện nào) thì cũng đem lại ưu điểm rất lớn cho giờ học : + Đem lại sự hấp dẫn , hứng thú cho học sinh. + Bài học mang tính thực tiễn cao , tránh được sự áp đặt lý thuyết , khô khan. + Phát huy được tính năng động , sáng tạo của học sinh. + Học sinh dễ dàng tiếp cận nội dung bài học , đem lại hiệu quả giáo dục cao. Bên cạnh đó , việc sử dụng đồ dùng dạy học còn gặp rất nhiều hạn chế , khó khăn: - Do điều các nhà trường còn thiếu thốn nhiều cơ sở vật chất . - Hơn nữa ,để chuẩn bị tốt cho 1 giờ dạy có sử dụng đồ dùng dạy học 1 cách hiệu quả người giáo viên phải hao tốn rất nhiều thời gian , công sức , có khi cả tiền bạc . - Đồ dùng dạy học hiện đại còn mới mẻ đối với người giáo viên. - Kỹ năng dử dụng , nhận xét , đánh giá , rút ra bài học từ đồ dùng dạy học của học sinh còn yêu. Để khắc phục những khó khăn trên : - Trước hết cần có sự quan tâm , đầu tư thích đáng của các cơ quan có thẩm quyền để kho tàng đồ dùng dạy học ngày càng phong phú. - Người giáo viên cần tự sưu tầm , tìm kiếm , tự tạo các đồ dùng dạy học khi có thể theo cá nhân ,nhóm , tổ. - Người giáo viên hướng dẫn học sinh để các em tự sưu tầm , tự làm , tự vẽ các bức tranh , bản đồ, biểu đồ , .theo chủ đề , nội dung yêu cầu. c.Kết luận : Những vấn đề trình bày trong chuyên đề này chỉ được vạch ra theo tính chất chủ quan của người viết . Trong thực tế giảng dạy để phát huy được tính tích cực , chủ động sáng tạo của học sinh đòi hỏi quá trình dạy học phải đổi mới ở tất cả các khâu trong quá trình dạy và học .Giáo viên phải nắm được mục tiêu môn học , cấp học và căn cứ vàop mục tiêu cụ thể của từng bài , vào năng lực , trình độ học sinh , điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng vùng miền để xác định phương pháp dạy học phù hợp từ đó mới lựa chọn được đồ dùng dạy học tương ứng để tiến hành hoạt động nhận thức cho học sinh. Người viết chuyên đề này chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy bộ môn GDCD vì vậy khi thực hiện khó tránh khỏi những sai sót . Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến trao đổi kinh nghiệm của các đồng chí giảng dạy bộ môn , các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn , có hiệu quả cao hơn khi áp dụng vào thực tế giảng dạy . Xin chân thành cảm ơn ! . quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học 1 cách hợp lý , có hiệu quả , tránh lạm dụng hoặc sử dụng 1 cách hình thức , Cần tránh xu hướng sử dụng đồ dùng. muốn. 4. Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới : - Việc sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhất định .để việc sử dụng

Ngày đăng: 08/11/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan