Thực tập sinh lý thực vât

35 2.5K 17
Thực tập sinh lý thực vât

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Trường ĐHKH-Huế Khoa Sinh Học Báo cáo Huế, 11/2010 SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Bài 1: KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM 1.Mở đầu: 2.Mục đích: Sinh viên cần nắm các kỹ thuật phòng thí nghiệm nhằm : -Đảm bào an toàn cho tất cả mọi người khi tiến hành thí nghiệm -Thí nghiệm được tiến hành chính xác, hiệu quả và nhanh chóng. -Cách xử các sự cố trong phìng thí nghiệm -Giúp kiểm soát được các thí nghiệm hoặc thực nghiệm, nếu có sai sót ta có thể dễ phát hiện chỗ sai và sửa chữa mà không mất quá nhiều thời gian -Viết tường trình thực tập đầy đủ và chính xác. 3.Yêu cầu: -Sinh viên cần phải nhận thức được tầm quan trong của nội quy phòng thí nghiệm. -Sinh viên cần phải nắm vững các nội quy phòng thí nghiệm trước khi bắt đầu các bài thực hành của mình trong phòng thí nghiệm và có lịch làm việc cụ thể. -Mỗi sinh viên đều phải có số theo dõi thí nghiệm riêng và năm cách ghi chép ở số theo dõi một cách khoa học, thuận tiện trong việc theo doi thí nghiệm và viết tường trình thực tập. -Năm cách viết bào cáo thực tập sao cho người đọc có thể tiếp nhận thông tin nhanh và rõ ràng, đồng thời những người quan tâm có thể lặp lại thí nghiệm từ những thông tin thu được kể trên. -Nắm vững nguyên làm việc của từng thiết bị để sử dụng đúng cách. -Cần phải biết đặc tính của từng hóa chất và tính nguy hiểm của nó để có biện pháp bảo quản hóa chất thích hợp: + Khi mua một loại hóa chất nào nên chú ý đọc nhãn hóa chất để biết hóa chất đó nên được bảo quản ở nhiệt độ nào để bảo quản đúng cách và không làm thay đổi tính chất, và loại hóa chất đó tan trong gì… + Khi pha một loại hóa chất nào đó cần chú ý viết đủ thông tin trên nhãn ghi: Tên hóa chất, nồng độ, tên hóa chất, ngày pha. + Mỗi loại hóa chất sau khi pha chỉ để trong 2 tháng nên chỉ pha một lượng vừa đủ dùng. -Sinh viên cần phỉa biết nồng độ cần thiết của hóa chất sẽ sử dụng, dự đoán được các phản ứng hóa học và nơi vứt bỏ những hóa chất thừa hoặc còn lại sau thí nghiệm. -Chỉ sử dụng những thiết bị phục vụ cho bài thực hành, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thao tác. -Trước khi vào bài thực hành: SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng + Sinh viên phải chuẩn bị trước bài thực tập thông qua việc đọc trước tài liệu hoặc sự hướng dẫn của giáo viên. Nhờ vậy, họ biết trước những việc sẽ phải làm, những hóa chất cần phải sử dụng, những dụng cụ thủy tinh cần thiết, những thiế bị, dụng cụ đo họ sẽ cần dùng +Cần nghiên cứu kĩ mục đích- yêu cầu và nội dung toàn bộ bài hướng dẫn. + Hiểu rõ nguyên tắc của mỗi thí nghiệm để thấy được cơ sở khoa học của việc đề ra các phương pháp thực nghiệm + Đọc cẩn thận cách tiến hành thí nghiệm để hiểu được tiến trình của nó, nếu có vấn đề gì không rõ cần xem lại các khái niệm, các kiến thức có liên quan với thuyết để làm sáng tỏ vấn đề trong bài - Trong giờ thực hành: cần thực hiện đúng các thao tác và quy trình thí nghiệm. 4. Các kỹ thuật phòng thí nghiệm: 4.1 Nội quy phòng thí nghiệm: - Sinh viên phải chuẩn bị trước bài thực tập thông qua việc đọc trước tài liệu hoặc sự hướng dẫn của giáo viên. - Nắm vững nguyên lí làm việc của từng thiết bị để sử dụng đúng cách. - Trước khi thực hành thí nghiệm, sinh viên sẽ được kiểm tra sự chuẩn bị cho bài thực tập, chỉ những sinh viên đạt yêu cầu mới được làm bài thực hành. - Sinh viên cần phải biết đặc tính của từng hóa chất và tính nguy hiểm của nó. - Sinh viên cần phải biết nồng độ cần thiết của hóa chất sẽ sử dụng, dự đoán được các phản ứng hóa học và nơi vất bỏ những hóa chất thừa hoặc còn lại sau thí nghiệm - Chỉ sử dụng những thiết bị phục vụ cho bào thực hành, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi thao tác. - Không được phép ăn uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm - Không được phép chạy nhảy, đùa nghịch hoặc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm sai mục đích - Nếu làm đổ, vỡ bất cứ vật gì trong phòng thí nghiệm thì phải thong báo ngay lập tức cho giáo viên phụ trách, có trách nhiệm thu dọn hiện trường và bồi thường. - Nền nhà luôn phải được giữ khô để tránh bị trượt ngã. - Sinh viên phải biết vị trí của các thiết bị an toàn trong phòng thí nghiệm: bình chữa cháy… - Giáo trình thực tập, sách vở cần phải để gọn gàng, đúng chỗ tránh xa hóa chất, bếp lửa. SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng - Sau khi kết thúc thí nghiệm, sinh viên phải có trách nhiệm dọn vệ sinh nơi mình làm việc và phân công lẫn nhau để dọn vệ sinh những nơi dung chung và toàn phòng thí nghiệm. Sắp xếp các dụng cụ thí nghiệm vào đúng vị trí quy định. - Chú ý thu dọn những mảnh thủy tinh vào các thùng đựng chuyên dụng. - Tuyệt đối không được phép đổ các hóa chất còn lại vào các hộp đựng ban đầu.Trong phòng thí nghiệm luôn có các thùng để chứa đựng các hóa chất còn lại sau thí nghiệm Cần thận trọng với những hóa chất có nguy cơ cao đối với môi trường. 4.2 Những mục đích và yêu cầu đối với sổ theo dõi thực tập: *Mục đích: - Ghi vào trong sổ theo dõi thực tập quá trình chuẩn bị thí nghiệm cũng như các thao tác, các bước tiến hành thí nghiệm. Sự thông thạo các bước tiến hành hoặc sự tuân thủ lịch trình giúp ta kiểm soát được các thí nghiệm hoặc thực nghiệm. -Sự đăng ký hay sắp xếp tốt các bước tiến hành và quan trắc cẩn thận sẽ giúp ích trong việc làm báo cáo. Chúng ta không thể nhớ hết các việc đã làm để viết báo cáo nếu chúng ta không ghi vào sổ theo dõi. Cần phải chú ý nhiều hơn đến các thao tác và các sự quan trắc không được đề cập trong sách hướng dẫn. - Sổ theo dõi là phương tiện giao tiếp tốt nhất. Các điều ghi trong sổ theo dõi cần phải rõ rang để mọi người đều có thể đọc được. * Cần phải để ý đến sổ theo dõi. Sau mỗi buổi thực tập nên kiểm tra lại sổ để xem mọi điều ghi được đủ rõ ràng chưa. Các chỉ dẫn: - Cần phải có đầy đủ các nội dung. - Cần phải đánh số tất cả các trang trong sổ theo dõi - Cần phải dùng bút bi để viết, không dung bút chì. - Số liệu ghi được là số liệu thô nghĩa là các số liệu chưa được tính toán. - Các số liệu phải rõ ràng để có thể đọc được. - Luôn ghi số liệu ở trang bên phải. - Trang bên trái còn lại dung để mô tả số liệu. - Cần phải trình bày báo cáo theo đúng quy định. - Luôn ghi thời gian/ ngày thực hiện thí nghiệm. - Luôn ghi số thứ tự, tên bài thí nghiệm. - Ghi lại tất cả những ngoại lệ. - Ghi lại tất cả các thiết bị đã sử dụng. - Ghi lại đặc điểm của tất cả hóa chất được sử dụng. SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng - Ghi lại các biện pháp an toàn đã áp dụng. Tất cả các nội dung trên đều cần phải ghi vào sổ theo dõi nếu như có thể. - Mỗi sinh viên đều phải có sổ theo dõi thí nghiệm riêng của mình ngay cả khi họ cùng làm một nhóm. 4.3 Những điều cần lưu ý khi viết tường trình thực tập: - Cần lập một sườn chung để đảm bảo không quên một nội dung nào trong toàn bộ công việc. - Tường trình thực tập phải chứa tất cả các thông tin liên quann đến bào thực hành và phải được viết sao cho: người đọc có thể thu nhận thông tin nhanh, rõ ràng và những người quan tâm có thể lặ lại thí nghiệm từ những thông tin thu được kể trên. - Tường trình thực tập nên được viết trên máy tính. - Tùy từng bài thực tập mà ta có thể chọn lọc thông tin để thu được bản tường trình tốt. 4.4 Cách chuyển đổi nồng độ dung dịch: - Sinh viên cần nắm cách chuyển đổi nồng độ dung dịch để có thể pha dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp: + Từ C% theo thể tích suy ra CN và CM +Từ CN sang CM và C% + Từ C% theo thể tích tình % theo trọng lượng + Từ C% theo trọng lượng tính % theo thể tích, ptg và đương lượng 4.5 Thủ thuật làm sạch dụng cụ thí nghiệm: - Dung dịch rửa rất quan trọng trong việc làm sạch dụng cụ thí nghiệm vì dung dịch rửa có thể loại trừ các chất bẩn hấp phụ lên bề mặt đo, đong đếm. - Dung dịch rửa 1: + Na 3 PO 4 : 5-10g +Na 2 CO 3 : 5-10g +Xà phòng: 3g +H 2 O: 100ml - Dung dịch rửa 2: K 2 Cr 2 O 7 10% trong H 2 SO 4 đậm đặc ( VK 2 Cr 2 O 7 = VH 2 SO 4 ). - Đầu tiên rửa dụng cụ thí nghiệm trong dung dịch 1 rồi ngâm trong dung dịch 2 khoảng 1 ngày và rửa lại bằng nước và nước cất, sau đó sấy khô. -Đối với nút cao su và ống cao su, ta phải rửa qua những chất bám nấu 5 phút trong dung dịch NaOH 0,5N, rửa nước lạnh, sau đó lại nấu 5 phút trong dung dịch HCl 5%. Cuối cùng rửa sạch bằng nước lạnh và nước cất. SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng 4.6 Xử khi có sự cố trong phòng thí nghiệm: - Cần nắm các kỹ thuật trong khi pha hóa chất để đảm bảo an toàn cho bản than và mọi người. Vd: + Khi pha loãng các acid thì phải cho acid từ từ vào nước và tránh làm ngược lại. + Trong trường hợp nếu acid quá mạnh thì khi pha acid nên để bình trong chậu nước. + Khi hút acid phải dùng pipet có gắn với ống hút bằng cao su và thao tác lấy hóa chất phải cẩn thận tránh vương vãi ra ngoài. - Trong trường hợp nếu hóa chất vương ra ngoài phải dung nước dội sạch và lau khô. - Nếu hóa chất vương vào tay chân cần phải xử như sau: +Với acid thì rửa qua nước lạnh sau đó bôi lên chỗ bỏng bằng dung dịch NaHCO 3 1% + Với bazơ thì rửa qua nước lạnh sau đó bôi lên chỗ bỏng bằng dung dịch acid acetic 1% + Nếu hóa chất bắn vào mắt thì dung nước lạnh xối mạnh hoặc NaCl 1% + Uống phải acid thì súc miệng và uống nước lạnh có MgO 1% + Uống phải base thì súc miệng và uống nước lạnh có NaHCO 3 1% - Không được tự ý lấy hóa chất và dụng cụ thí nghiệm ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc trao đổi với phòng bạn. - Khi sử dụng điện phải chú ý để tay thật khô, khi cắm điện cần chú ý 110V hay 220V. - Khi sử dụng máy móc và đĩa cân thì phải tránh không cho hóa chất vương vãi vào máy, lau chùi và giữ gìn cần thận các loại máy móc, cân khi sử dụng. - Không hút bằng ống hút khi còn ít hóa chất trong lọ. 5. Thí nghiệm: - Pha 50ml NaOH 1M; 50ml NaOH 0,3M. - Pha 50ml HCl 1M; 50ml HCl 0,3M. - Pha 50ml dung dịch NaCl 10%. 5.1 Hóa chất và dụng cụ: 5.1.1 Hóa chất: - NaOH - Dung dịch HCl. - Nước cất. SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng 5.1.2 Dụng cụ: - Cân, giấy cân, muỗng, giấy lau, cốc đong, đũa thủy tinh, bình định mức. - Pipet 10ml, pipet 2ml, bình đựng dung dịch pha, - Bút ghi nhãn, băng keo, giấy ghi nhãn. 5.2 Tiến hành: 5.2.1 Thí nghiệm 1: Pha 50ml dung dịch NaOH 1M * Thao tác tiến hành: - Lấy 50ml nước cất vào bình định mức. - Ban đầu, cân 2g NaOH nguyên chất sau đó cho vào cốc đong, sau đó cho khoảng 20ml nước cất vào cốc đong, rồi dung đũa thủy tinh khuấy tan NaOH, rồi cho vào bình đựng dung dịch, sau đó dung lượng nước cất còn lại trong bình định mức vào cốc đong để tráng sạch cốc đong rồi cho hết vào bình đựng dung dịch. - Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất, nồng độ dung dịch, ngày pha, tên người pha. * Giải thích: V n CM = => n NaOH = C M . V NaOH = 1. 0,05= 0,05 (mol) Khối lượng NaOH cần để pha 50ml dung dịch NaOH 1M: m NaOH = 40. 0,05= 2g. *Chú ý: - Muốn pha hóa chất phải dùng nước cất. - Trước khi dùng hóa chất nào cũng nên chú ý đến thời gian pha hóa chất. - Hóa chất chỉ để được trong 2 tháng, nếu để lâu hơn sẽ ảnh hưởng đến các thí nghiệm vậy nên khi pha hóa chất chỉ nên pha một lượng vừa đủ dùng. 5.2.2 Thí nghiệm 2: Pha 50ml dung dịch NaOH 0,3M * Thao tác tiến hành: - Lấy 50ml nước cất vào bình định mức. - Ban đầu, cân 0,6g NaOH nguyên chất sau đó cho vào cốc đong, sau đó cho khoảng 20ml nước cất vào cốc đong, rồi dung đũa thủy tinh khuấy tan NaOH, rồi cho vào bình đựng dung dịch, sau đó dung lượng nước cất còn lại trong bình định mức vào cốc đong để tráng sạch cốc đong rồi cho hết vào bình đựng dung dịch. SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng - Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất, nồng độ dung dịch, ngày pha, tên người pha. * Giải thích: V n CM = => n NaOH = C M . V NaOH = 0,3. 0,05= 0,015 (mol) Khối lượng NaOH cần để pha 50ml dung dịch NaOH 1M: m NaOH = 40. 0,015= 0,6g. 5.2.3 Thí nghiệm 3: Pha 50ml dung dịch HCl 1M * Thao tác tiến hành: - Lấy 45,9ml nước cất vào bình định mức. - Ban đầu, dùng pipet 10ml lấy 4,1 ml dung dịch HCl đậm đặc. Tiếp theo, cho từ từ lượng acid trong pipet vào bình đựng dung dịch đã có chứa nước cất. - Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất: HCl, nồng độ dung dịch: 1M, ngày pha, tên người pha. * Giải thích: Ta có công thức đổi từ CM sang C%: 10d M.C C% M = Trong đó: C%: nồng độ phần trăm dung dịch CM: nồng độ mol dung dịch d : khối lượng riêng dung dịch. M: Khối lượng phân tử. Suy ra nông độ phần trăm của dung dich HCl 1M: (36,5.1)/(10.1,19)= 3,067% Vậy thể tích dung dịch HCl đậm đặc cần để pha 50ml dung dịch HCl 1M là: C %HClđ . V HClđ = C% dd pha . V dd pha => V HClđ = (3,067. 50)/ 37= 4,1 ml 5.2.3 Thí nghiệm 4: Pha 50ml dung dịch HCl 0,3M * Thao tác tiến hành: - Lấy 48,8ml nước cất vào bình định mức. SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng - Ban đầu, dùng pipet 2ml lấy 1,2 ml dung dịch HCl đậm đặc. Tiếp theo, cho từ từ lượng acid trong pipet vào bình đựng dung dịch đã có chứa nước cất. - Tiếp theo dung bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất: HCl, nồng độ dung dịch: 1M, ngày pha, tên người pha. * Giải thích: Ta có công thức đổi từ CM sang C%: 10d M.C C% M = Trong đó: C%: nồng độ phần trăm dung dịch CM: nồng độ mol dung dịch d : khối lượng riêng dung dịch. M: Khối lượng phân tử. Suy ra nông độ phần trăm của dung dịch HCl 1M: (36,5.0,3)/(10.1,19)= 0,92% Vậy thể tích dung dịch HCl đậm đặc cần để pha 50ml dung dịch HCl 1M là: C %HClđ . V HClđ = C% dd pha . V dd pha => V HClđ = (0,92. 50)/ 37= 1,2 ml 5.2.3 Thí nghiệm 5: Pha 50ml dung dịch NaCl 0,1M * Thao tác tiến hành: - Lấy 50ml nước cất vào bình định mức. - Ban đầu, cân 0,2925g NaCl nguyên chất sau đó cho vào cốc đong, sau đó cho khoảng 20ml nước cất vào cốc đong, rồi dùng đũa thủy tinh khuấy tan NaCl, rồi cho vào bình đựng dung dịch, sau đó dùng lượng nước cất còn lại trong bình định mức vào cốc đong để tráng sạch cốc đong rồi cho hết vào bình đựng dung dịch. - Tiếp theo dùng bút ghi nhãn sau đó dán lên chai. Trên nhãn sẽ ghi những thông tin: Tên hóa chất: NaCl, nồng độ dung dịch 0,1 M, ngày pha, tên người pha. * Giải thích: V n CM = => n NaCl = C M . V NaCl = 0,1. 0,05= 0,005 (mol) SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Khối lượng NaOH cần để pha 50ml dung dịch NaCl 0,1M: m NaCl = 58,5. 0,015= 0,2925g. 6. Kết luận: Thông qua bài thực tập này, em đã hiểu thêm về : - Những nguyên tắc cần phải tuân theo khi vào phòng thí nghiệm để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. - Tác phong làm việc, cách sắp xếp công việc một cách khoa học để đảm bảo thuận lợi trong quá trình làm thí nghiệm hoặc làm đề tài nghiên cứu. - Cách bảo quản hóa chất - Cách làm sạch dụng cụ thí nghiệm. - Cách chuyển đổi nồng độ dung dịch để có thể pha dung dịch với nồng độ cần dùng - Cách pha dung dịch đúng kỹ thuật. - Cách xử khi có sự cố trong phòng thí nghiệm - Cách viết sổ theo dõi thực tập - Cách viết tường trình thực tập SV: Phạm Văn Hồng [...]... cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng 6 Kết luận: Qua việc thí nghiệm trồng rau mầm, em đã nhận thấy đây là hình thức mới và dễ làm trong gia đình, nhằm cải thiện cho bữa ăn hàng ngày SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh. .. tưới nước vào ống nhựa và theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây 4 Kết quả: - Số lá, chiều cao đậu và bắp sau 10 ngày, 20 ngày Một số hình ảnh: SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Bài... dung dịch 7 Kết qủa: SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng 5 ngày 8 ngày 10 ngày 8 Kết luận và đề nghị : Môi trường thủy canh đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam mới được đưa vào ứng dụng Nhìn chung, các loại rau phát triển tốt và cho năng suất cao SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng 2 Tiềm... trường SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Bài 5 Xác định hàm lượng các loại sắc tố chứa trong cây xanh I Mục đích yêu cầu 1 Mục đích Quang hợp là một chức năng sinh vô cùng quan trọng Thực chất quang hợp chính là quá trình biến đổi các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O thành các hợp chất hữu cơ phức tạp trong cơ thể thực vật dưới tác dụng của ánh sáng... Nguyên nhân do sự phân bố sinh thái của các loài này là khác nhau Như vậy, thực vật trên cạn có hàm lượng Chl a lớn hơn Nhưng đối với nhóm sắc tố carotenoid thì ngược lại, rong có hàm lượng lớn nhất 5 Kết luận Bài thực hành này giúp em biết được phương pháp xác định các sắc tố có trong thực vật, sẽ giúp ích cho công việc sau này của em SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng... với những chi phí phải trả để diệt sâu bệnh và côn trùng, thuê nhân công Hơn nữa các máy SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng móc thiết bị được tái sử dụng nhiều lần nên chỉ tốn chi phí đầu tư cho ban đầu +Quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng ở thực vật làm thay đổi độ pH trong dung dịch thủy canh Do đó, cần phải điều chỉnh pH mỗi ngày Giá trị pH thích hợp... thực tập Sinh thực vật GVHD: - T.S Hoàng Thị Kim Hồng H3BO3 NaCl CoCl2.4H2O Fe-Na - EDTA NaOH HCl 5 Các thao tác chuẩn bị vật liệu và dụng cụ: 5.1 Chuẩn bị vật liệu: - Chọn những hạt giống tương đối đồng đều - Ngâm hạt giống: ngâm hạt giống trong nước ấm 600C (2 sôi + 3 lạnh), lượng nước ngập gấp 1 lần hạt giống Thời gian ngâm 8 giờ, sau 8 giờ ngâm, rửa hạt với nước lạnh, trộn đều khi rửa - Xử lý. .. một lớp đá sỏi đã được rửa sạch, để khô ở đáy chậu - Tiếp theo, rải lớp vải màng lên trên lớp đá - Tiếp đó cắm ống nhựa rỗng hai đầu vào chậu - Sau đó cho đất đã được xử như trên vào chậu SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng * Lưu ý: - Lượng đất và đá cho vào mỗi chậu là như nhau - Không để đất lấp ống nhựa rỗng hai đầu 3.4.3 Thao tác: - Sau khi hạt đã nảy...Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Bài 2 PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY THÍ NGHIỆM 1.Mở đầu: Trồng cây thí nghiệm thường có hai cách: Trồng trong phòng thí nghiệm Trồng ngoài thực địa Trồng cây thí nghiệm ngoài đồng ruộng: Ưu điểm: Mang tính chất tự nhiên Nhược điểm: Lặp đi lặp lại... nón có vòi, giấy lọc - Cân kỹ thuật (0.001g) SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng - Cối chày bằng sứ, ống đong, bình định mức, lọ có nút nhám - Máy so màu - Đá lạnh, ethanol, hoặc acetone, CaCO3 IV Tiến hành thí nghiệm 1 Rút sắc tố ra khỏi lá Lá cây nghiên cứu thường chọn theo nguyên tắc sinh vật Cân chính xác gram mẫu của ba đối tượng cần nghiên cứu (lá phải . thực tập Sinh lý thực vật GVHD: T.S Hoàng Thị Kim Hồng Trường ĐHKH-Huế Khoa Sinh Học Báo cáo Huế, 11/2010 SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh lý thực. xử lý khi có sự cố trong phòng thí nghiệm - Cách viết sổ theo dõi thực tập - Cách viết tường trình thực tập SV: Phạm Văn Hồng Báo cáo thực tập Sinh lý thực

Ngày đăng: 08/11/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan