Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

26 1.7K 41
Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÝ ------------ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ PHỔ THÔNG 1 Đề tài: Nghiên cứu chương trình chương Dòng điện trong các môi trường Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: PGS.TS. Lê Công Triêm Quách Nguyễn Bảo Nguyên Lớp: LL & PP dạy học Vật lí - K18 Huế, 12/2010 Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một vấn đề đang được các cấp, các ngành quan tâm. Ngành giáo dục và đào tạo đã hoàn tất công việc biên soạn chương trình, nội dung sách giáo khoa nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì thế để đáp ứng mục tiêu chung, người giáo viên phải luôn tự bồi dưỡng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Muốn làm được điều đó, cần phải nghiên cứu kĩ cấu trúc chương trình, nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Do đó, việc nghiên cứu chương trình vật lí phổ thông là một việc làm quan trọng, cần thiết đối với mỗi giáo viên. “Dòng điện trong các môi trường” là một phần quan trọng trong chương trình vật lí phổ thông. Phần này trình bày các hiện tượng vĩ mô liên quan đến dòng điện trong các môi trường như hiện tượng tỏa nhiệt trong dây dẫn, hiện tượng điện phân, hiện tượng phóng điện trong chất khí và những ứng dụng cũng như tác hại của các hiện tượng đó trong kĩ thuật và trong thiên nhiên. Phần này cũng đề cập đến bản chất dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện phân, chất khí, chân không, chất bán dẫn. Trong đó chú ý đến bản chất của các hạt tải điện và phương thức chuyển dời có hướng của chúng tạo thành dòng điện. Đặc biệt cho thấy rõ sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong các môi trường vào hiệu điện thế và cho biết khi nào có thể áp dụng được định luật Ôm. Tiểu luận này chỉ giới hạn trình bày những kiến thức cơ bản của phần “Dòng điện trong các môi trường” và làm rõ nội dung kiến thức đó. NỘI DUNG 1. Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương “Dòng điện trong các môi trường” - Nêu được các tính chất điện của kim loại. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 2 Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 - Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ. - Mô tả được hiện tượng nhiệt điện là gì. - Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì và ứng dụng chính của hiện tượng này. - Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân. - Mô tả được hiện tượng dương cực tan. - Phát biểu được các định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của các định luật này. - Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân. - Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí. - Mô tả được cách tạo tia lửa điện. - Mô tả được cách tạo hồ quang điện, nêu được các đặc điểm chính và các ứng dụng chính của hồ quang điện. - Nêu được cách tạo ra dòng điện trong chân không, bản chất dòng điện trong chân không và đặc điểm về chiều của dòng điện này. - Nêu được tia catôt là gì. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của ống phóng điện tử. - Nêu được các đặc điểm về tính dẫn điện của chất bán dẫn. - Nêu được bản chất dòng điện trong bán dẫn loại p và loại n. - Mô tả được cấu tạo và tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p – n. - Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của điôt bán dẫn và của tranzito. - Vẽ được sơ đồ mạch chỉnh lưu dòng điện dùng điôt và giải thích được tác dụng chỉnh lưu của mạch này. Kĩ năng - Vận dụng thuyết êlectron tự do trong kim loại để giải thích được vì sao kim loại là chất dẫn điện tốt, dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại thì gây ra tác dụng nhiệt và điện trở suất của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng. - Vận dụng các định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập về hiện tượng điện phân. - Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp xúc p-n. 2. Kiến thức cơ bản của phần “Dòng điện trong các môi trường”  Khái niệm: HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 3 Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1  Các khái niệm: + Tính dẫn điện của chất khí. + Sự phóng điện thành miền, sự phóng điện hình tia, sự phóng điện hồ quang. + Chất bán dẫn.  Các hiện tượng: + Hiện tượng điện ở chỗ tiếp xúc giữa hai kim loại. + Hiện tượng nhiệt điện. + Hiện tượng siêu dẫn. + Hiện tượng phát xạ nhiệt electron.  Thuyết: + Thuyết electron. + Thuyết electron cổ điển về kim loại. + Thuyết điện li. + Thuyết vùng năng lượng của vật rắn.  Định luật: + Định luật Ôm đối với chất điện phân. + Định luật Faraday.  Phương pháp thực nghiệm: Khảo sát đặc tuyến Vôn – Ampe của các môi trường.  Một số ứng dụng của dòng điện trong các môi trường. [2],[3],[4],[6] 3. Phân tích nội dung các kiến thức cơ bản 3.1. Các khái niệm 3.1.1. Tính dẫn điện của chất khí * Tính dẫn điện tự lực và không tự lực của chất khí Chất khí ở trạng thái tự nhiên là chất cách điện tốt, vì bản thân nó gồm các nguyên tử và phân tử trung hòa về điện. Nhưng nếu bằng cách nào đó ta làm xuất hiện trong chất khí các điện tích tự do thì chất khí trở nên dẫn điện. Sự truyền dòng điện qua chất khí còn gọi là sự phóng điện trong chất khí. Sự phóng điện trong chất khí bao giờ cũng kèm theo sự ion hóa chất khí và sự tái hợp không ngừng các phần tử tải điện trong khối khí trên các mặt điện cực cũng như cả ở thành bình. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 4 Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 Sự ion hóa có thể xảy ra do kết quả của các tác dụng bên ngoài không liên quan đến sự có mặt của điện trường trong chất khí. Trong trường hợp này, người ta nói đến tính dẫn điện không tự lực của chất khí. Để làm ion hóa chất khí, người ta có thể dùng các tác dụng bên ngoài như nhiệt (ngọn lửa đèn cồn), bức xạ (tia Rownghen, tia tử ngoại…) nghĩa là dùng các tác nhân ion hóa. Còn nếu sự ion hóa xảy ra do kết quả của những quá trình bên trong chất khí dưới tác dụng của điện trường thì người ta nói rằng đó là tính dẫn điện tự lực của chất khí. * Sự ion hóa Muốn ion hóa chất khí cần truyền cho phân tử khí năng lượng cần thiết để thực hiện công chống lại lực tương tác giữa electron được bứt ra với phần còn lại của phân tử (gồm hạt nhân và các electron còn lại). Năng lượng này gọi là năng lượng ion hóa. Chẳng hạn, năng lượng ion hóa phân tử khí Nitơ bằng 14,5eV. Ngoài sự ion hóa do tác dụng của tác nhân ion hóa, trong chất khí còn có sự ion hóa do va chạm của electron (thu được năng lượng lớn từ điện trường) với phân tử khí. Sự va chạm này là va chạm không đàn hồi, khi đó electron truyền hầu hết năng lượng của nó cho phân tử, làm cho phân tử hoặc là chuyển động sang trạng thái kích thích hoặc là bị ion hóa, nghĩa là làm cho electron bứt hẳn ra khỏi phân tử. Điều kiện để ion hóa phân tử là: động năng mà electron thu được trên quãng đường tự do trung bình phải lớn hơn (hay ít nhất là bằng) năng lượng ion hóa. * Sự tái hợp ion Đồng thời với sự ion hóa chất khí còn có quá trình tái hợp các hạt mang điện trái dấu để thành phân tử trung hòa. Sau khi tác nhân ion hóa ngừng tác dụng thì các ion được tạo ra chỉ tồn tại được một thời gian nào đó rồi biến mất hoàn toàn. Có thể giải thích sự biến mất của các ion như sau: Do chuyển động nhiệt hỗn loạn, ion dương va chạm với electron và kết hợp với nó thành phân tử (hay nguyên tử) trung hòa. Các ion dương và ion âm cũng có thể va chạm với nhau, khi đó ion âm trả lại electron dư cho ion dương và cả hai đều trở thành phân tử trung hòa. Quá trình trung hòa các ion như thế được gọi là sự tái hợp ion. Nếu như khi bứt electron ra khỏi phân tử (hay nguyên tử) cần phải cung cấp năng lượng cho nó (năng lượng ion hóa) thì ngược lại khi tái hợp ion dương với electron, năng lượng dư này sẽ được giải phóng, nói chung là dưới dạng ánh sáng. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 5 Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 3.1.2. Sự phóng điện thành miền, sự phóng điện hình tia, sự phóng điện hồ quang • Sự phóng điện thành miền Sự phóng điện thành miền còn gọi là sự phóng điện tách miền thường quan sát được trong chất khí ở áp suất thấp. Lấy một ống thủy tinh dài 0,3 0,5m ÷ trong đó có đựng chất khí ở áp suất thấp, khoảng 0,1 0,01mmHg ÷ . Khi hiệu điện thế đặt vào hai cực A và K đạt giá trị điện thế “cháy” (khoảng vài trăm vôn) thì do ảnh hưởng của dòng điện đi qua ống, chất khí phát sáng và ta phân biệt những miền sáng chủ yếu như hình . Ngay ở catôt K có một lớp sáng mỏng gọi là lớp sáng catôt (thứ nhất). Sau lớp sáng đó là một miền tối gọi là miền tối Crookes (2) (miền tối thứ nhất). Tiếp đến là miền sáng (3), gọi là miền sáng catôt, trong miền sáng này cường độ sáng tập trung về phía catôt K và giảm dần về phía anôt A. Tiếp theo miền sáng catôt là một miền tối (4), gọi là miền tối Faraday (miền tối thứ hai). Sau đó là miền sáng (5) kéo dài mãi tới anôt A, gọi là cột sáng anôt (còn gọi là cột sáng dương cực). Trong nhiều trường hợp, cột sáng anôt chỉ có những lớp vằn. Trong sự phóng điện thành miền chỉ có hai miền quan trọng đặc biệt là miền tối Crookes và miền sáng catôt vì trong các miền đó có xảy ra những quá trình cơ bản để duy trì dòng điện. Nếu đưa anôt lại gần catôt thì tất cả những miền ở gần âm cực không có gì thay đổi mà chỉ có cột sáng anôt ngắn lại mà thôi. Nếu tiếp tục làm ngắn khoảng đó lại, thì miền tối Faraday không còn nữa, tuy nhiên sự phóng điện vẫn tiếp tục như thường. Cho đến khi anôt tiến đến giới hạn giữa miền sáng catôt và miền tối Crookes thì sự phóng điện sẽ tắt. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 6 4 3 21 K A 5 Hình 1: Sự phóng điện thành miền K A 1 K A Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 • Sự phóng điện hình tia Trong sự phóng điện thành miền ta đã thấy: với hiệu điện thế không lớn sự phóng điện bắt đầu xảy ra khi giảm áp suất khí giữa hai điện cực đến một giá trị nào đó. Bây giờ, nếu áp suất chất khí giữa hai điện cực bằng áp suất khí quyển, ta tăng dần hiệu điện thế giữa hai cực và giả sử điện trường giữa hai cực là đều (hoặc gần đều). Khi hiệu điện thế giữa hai cực đạt đến một giá trị nào đó ta sẽ thấy xuất hiện tia lửa điện. Tia lửa điện xuyên qua khoảng không gian phóng điện rất nhanh rồi tắt, xong lại xuất hiện tia lửa khác. Ta thấy một mạch lửa nhỏ và rất sáng nối liền giữa hai điện cực, thường có dạng dích dắc và có nhiều nhánh. Do có hình dạng như vậy nên ta gọi đó là sự phóng điện hình tia. Ánh sáng của tia lửa điện là kết quả của những quá trình ion hóa. Kèm theo tia lửa có tiếng nổ gây ra bởi sự tăng áp suất (đến hàng trăm atmôtphe) do sự đốt nóng chất khí (đến 10000 0 C) ở chỗ xảy ra sự phóng điện. Tia lửa điện phát sinh trong trường hợp điện trường trong chất khí đạt đến giá trị giới hạn E k gọi là điện trường nổ. Độ lớn của điện trường nổ phụ thuộc vào chất khí và trạng thái của nó. Đối với không khí trong điều kiện thường E ≈ 3.10 5 V/m. Điện trường nổ tăng lên khi áp suất chất khí tăng lên. * Sét là một tia lửa điện khổng lồ. Tia lửa – sét là sự phóng điện giữa đám mây với đất hoặc giữa các đám mây, khi điện trường giữa chúng đủ mạnh. Cường độ dòng điện sét rất lớn có thể tới 10000 50000A ÷ và hiệu điện thế giữa đám mây và đất trước lúc phát sinh ra sét đạt tới 8 9 10 10 V ÷ . Sét là tia lửa hẹp độ 20 30cm ÷ ; còn chiều dài có thể tới hàng chục km. Trong giải hẹp đó một áp suất rất cao của chất khí được tạo thành, gây ra sự nổ, do đó sinh ra sấm. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 7 Hình 3 : Sét Hình 2 : Tia lửa điện Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 Tia lửa – sét, nói chung tương tự như những tia lửa điện tạo ra trong các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên nó có những đặc điểm riêng. Chẳng hạn các tia lửa điện trong các điều kiện thường bắt đầu xảy ra khi cường độ điện trường E k ≈ 3.10 6 V/m, còn cường độ điện trường để xảy ra và sét trong các cơn mưa giông thấp hơn nhiều và nói chung không vượt quá 5 2 4.10 /V m ÷ . Sự giảm thấp cường độ điện trường nổ như vậy cũng quan sát được trong sự phóng điện hình tia thực hiện trong phòng thí nghiệm trên khoảng phóng điện dài (khoảng 10m). Bản chất của sét đã được khảo sát trong các thí nghiệm của Franklin, Lômônôxôp và Richman. Lômônôxôp đã nhận thấy rằng ở lớp khí quyển gần mặt đất luôn luôn tồn tại một điện trườngđiện trường đó tăng lên rất mạnh trước mỗi cơn giông. Khi không có cơn giông, điện trường trong lớp khí quyển thấp hướng từ trên xuống dưới (mặt đất điện âm) và cường độ điện trường vào khoảng 100V/m. Sét có thể gây ra những thiệt hại cho nhà cửa, công trình kiến trúc và có khi nguy hại đến tính mạng con người. Vì vậy cần có thiết bị chống sét cho các công trình, các đường dây cao thế, các đường dây thông tin liên lạc… Một trong các thiết bị chống sét là cột chống sét (cột thu lôi). Đó là cột kim loại nhọn, nối cẩn thận với đất và được gắn chặt bên chỗ cao nhất của các công trình cần được bảo vệ. Cột chống sét có thể bảo vệ cho một diện tích rộng xung quanh cột và theo phép tính, cột chống sét có thể bảo vệ cho một khoảng có đường kính gấp chừng hai lần chiều cao của cột. Tác dụng chống sét của cột chống sét dựa trên hiện tượng rò điện từ mũi nhọn. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 8 Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 * Sét hòn. Sét hòn là một hiện tượng tự nhiên thường đi kèm với hiện tượng sấm chớp khi có mưa to. Nó tồn tại dưới dạng một vật thể bay cháy sáng trong một thời gian dài, ngược lại với hiện tượng hồ quang chỉ tồn tại trong thời gian ngắn giữa hai điểm đi kèm theo hiện tượng sét. Sét hòn từng được cho là một hiện tượng hiếm, nhưng những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ một số ít phần trăm dân chúng Mỹ đã từng chứng kiến. Các bức ảnh về sét hòn lại càng hiếm và chi tiết do các nhân chứng cung cấp có rất nhiều điểm khác biệt. Nhiều quan sát lại mâu thuẫn với nhau, và có thể nhiều hiện tượng khác. Sự phóng điện có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong suốt cơn mưa bão lớn, thỉnh thoảng xuất phát từ một tia sét, nhưng phần lớn chúng xuất hiện bất thình lình trong khi thời tiết đẹp không có bão. Sét hòn thường trôi lơ lửng, bay lượn trong không trung và có dạng hình cầu. Hình dạng của nó có thể là hình cầu, hình trứng, hình giọt nước hoặc hình que với một kích thước lớn hơn nhiều so với kích thước tia chớp. Kích thước lớn nhất quan sát được từ 40 đến 50 cm. Rất nhiều trong số chúng có màu từ đỏ tới vàng, đôi khi trong suốt và một vài còn có tia phát ra xung quanh. Sét hòn được nhiều máy bay ném bom nhìn thấy tại nhiều nơi trong Thế chiến thứ hai, bay dọc cánh máy bay của phi công. Trong suốt thời kỳ đó, đây thực sự là một hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, những hiện tượng này được gọi chung là "foo fighter". Một số báo cáo từ vài nơi cho biết sét hòn bay vào nhà, lượn lờ trên lò nướng trong bếp rồi có khi bay lang thang dọc lối đi các dãy ghế trong máy bay dân dụng. Một báo cáo miêu tả sét hòn đuổi theo một chiếc ô tô, làm cho hệ thống điện bị quá tải và hỏng. Ghi nhận sớm nhất và có tính hủy diệt kinh khủng nhất, xảy ra trong cơn cuồng phong ở Widecombe-in-the-Moor, Devon, nước Anh vào ngày 12 tháng 10 năm 1638. Bốn người đã thiết mạng và khoảng 60 người bị thương khi xuất hiện một quả sét hòn đánh vào một nhà thờ. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 9 Hình 5 : Sét hòn Nghiên cứu chương trình Vật lí phổ thông 1 Các nhà nghiên cứu của viện Max Planck và Đại học Humboldt ở Berlin đã lợi dụng hiện tượng phóng điện dưới nước để tạo ra những đám mây plasma sáng chói tương tự như sét hòn, tồn tại gần nửa giây và có đường kính tới 20 centimét. Họ hy vọng những thực thể nhân tạo này sẽ giúp hiểu biết về hiện tượng kỳ lạ trên và có lẽ còn mở ra ánh sáng mới về việc sử dụng các plasma nóng cho những nhà máy điện nhiệt hạch. • Sự phóng điện hồ quang Nếu sau khi có sự phóng điện hình tia, ta giảm dần điện trở của mạch thì cường độ dòng điện tăng lên. Khi điện trở nhỏ đến một mức nào đó thì sự phóng điện sẽ chuyển từ không liên tục sang liên tục. Khi đó ta có một dạng khác của phóng điện trong chất khí gọi là hồ quang điện. Sự phóng điện hình tia chuyển sang giai đoạn phóng điện hồ quang khi dòng điện tăng đột ngột (có thể đến hàng trăm ampe) còn hiệu điện thế ở khoảng không gian phóng điện giảm xuống còn mấy chục vôn. Điều đó chứng tỏ trong sự phóng điện có phát sinh những quá trình mới, tạo cho chất khí trong khoảng phóng điện có độ dẫn điện rất lớn. Có thể tạo ra hồ quang điện với hiệu điện thế thấp mà không cần qua giai đoạn phóng điện hình tia. Muốn vậy, ta cho hai điện cực tiếp xúc với nhau và khi chỗ tiếp xúc đã nóng lên (do hiệu ứng Joule - Lentz) ta tách hai điện cực ra xa nhau một chút, khi đó ta sẽ được hồ quang điện. Năm 1802, Petrov (Peetrôp) bằng cách này với hai thanh than và một bộ pin mạnh, lần đầu tiên đã phát hiện ra hồ quang điện. Giữa hai thanh than có một cột khí sáng chói, các đầu than nóng đỏ và phát ra ánh sáng chói lòa. Hồ quang hoạt động càng lâu thì thanh than cực âm càng nhọn dần và miệng thanh than làm cực dương càng lõm vào tạo thành một cái hố gọi là miệng hồ quang. HVTH: Quách Nguyễn Bảo Nguyên Trang 10 Hình 6 : Bức tranh thế kỷ 19 miêu tả một hiện tượng sét hòn Hình 7 : Sét hòn đuổi Hình 8 : Đám mây plassma [...]... lạnh đến 00K mà điện trở giảm tới không, nó cũng chưa hẳn là chất siêu dẫn 3.2.3 Thuyết điện li Thuyết về sự phân li các phân tử chất hòa tan trong dung dịch gọi là thuyết điện li, có nội dung cơ bản như sau: - Mọi phân tử đều chứa các electron tích điện âm và các hạt nhân tích điện dương + Nếu tâm của các điện tích dương trùng với tâm của các điện tích âm thì sự phân bố điện tích của phân tử đó về toàn... của ống mà không va chạm với các phân tử khác, và ta nói rằng trong ống là chân không Chân không là môi trường cách điện tốt vì trong chân không không có hạt mang điện tự do và cũng không có cách nào tạo ra các hạt mang điện tự do từ bản thân môi trường đó Muốn có dòng điện chạy qua chân không ta phải đưa vào môi trường đó những hạt mang điện từ một nguồn nào đó Nguồn điện tích tự do này thường được... về toàn bộ là đều và phân tử thuộc loại phân tử không cực và khi đó ta có mối liên kết không cực + Nếu tâm của các điện tích dương và tâm của các điện tích âm không trùng nhau thì ta có phân tử có cực và khi đó ta có mối liên kết có cực + Nếu tâm của các điện tích xa nhau rất rõ, phân tử sẽ thuộc loại ion (mối liên kết ion) Đối với các hợp chất ion, quá trình tạo thành các ion trong dung dịch được... cả các vật thể Vật lí học hiện đại đã khẳng định rằng: Các vật thể được cấu tạo nên từ các phân tử, các phân tử lại hợp thành từ những nguyên tử Nguyên tử của mọi nguyên tố đều cấu tạo từ hạt nhân và các electron chuyển động xung quanh hạt nhân Hạt nhân tích điện dương và mang hầu hết khối lượng của nguyên tử Điện tích của hạt nhân có độ lớn bằng giá trị tuyệt đối của tổng các điện tích âm của các. .. chiều ngược lại Vì vậy lượng điện tích tổng cộng mang bởi các electron qua một mặt bất kì nào đó là bằng không: trong vật dẫn kim loại không có dòng điện Khi có điện trường ngoài, các electron tự do có thêm chuyển động phụ theo một chiều xác định, ngược chiều với điện trường Khi đó số electron chuyển động ngược chiều điện trường sẽ lớn hơn số electron chuyển động cùng chiều điện trường, nghĩa là có xuất... năm 1821 và suất điện động này gọi là suất nhiệt điện độngdòng điện tồn tại trong mạch gọi là dòng nhiệt điện Suất nhiệt điện động ξ tăng không tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa các mối hàn Vì vậy, để đặc trưng cho tính chất nhiệt điện của một cặp vật dẫn bất kì người ta đưa vào đại lượng gọi là suất nhiệt điện động vi phân α, đo bằng suất nhiệt điện động xuất hiện khi hiệu nhiệt độ giữa các mối hàn là... cường độ dòng điện và không phụ thuộc và chiều dòng điện Còn hiện tượng Peltier tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện và thay đổi dấu khi có thay đổi chiều dòng điện Hơn nữa nhiệt lượng Jun - Lenxơ phụ thuộc và điện trở vật dẫn còn nhiệt lượng Peltier không phụ thuộc vào điện trở vật dẫn 3.2.2.2 Hiện tượng Thomson (Tômxơn) Khi khảo sát các hiện tuợng nhiệt điện Thomson đã đi đến kết luận là: Ngay cả trong. .. có ranh giới rõ rệt giữa kim loại và điện môi, cũng như giữa điện môi và bán dẫn Để phân biệt kim loại và bán dẫn rõ rệt hơn người ta dựa vào sự phụ thuộc của điện trở suất vào nhiệt độ: kim loại có điện trở suất tăng theo nhiệt độ, còn bán dẫn lại có điện trở suất giảm mạnh khi nhiệt độ tăng Điện trở suất của điện môi cũng giảm khi nhiệt độ tăng Tuy nhiên với điện môi, cần phải nâng nhiệt độ lên khá... rằng, điện tích bị lượng tử hóa Dựa vào thuyết electron, có thể giải thích một số hiện tượng điện: - Theo thuyết electron, vật dẫn điện tốt là vật có các hạt mang điện có thể chuyển động tự do Trong các vật dẫn kim loại có một số electron có thể di chuyển tự do từ chỗ này đến chỗ khác, gây nên tính dẫn điện của kim loại: các electron này được gọi là electron tự do hay electron dẫn Trong dung dịch điện phân. .. hiện ở các va chạm giữa chúng Thực tế các electron chuyển động trong điện trường tuần hoàn của mạng tinh thể; - Các electron không tuân theo định luật phân bố Maxwell - Boltzmann như khí lí tưởng nữa, mà tuân theo các định luật của thống kê lượng tử Theo quan điểm của vật lí hiện đại, các electron tự do cần phải được xem như một sóng Có thể biểu diễn quá trình truyền điện tử trong kim loại như các sóng . của phần Dòng điện trong các môi trường và làm rõ nội dung kiến thức đó. NỘI DUNG 1. Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương Dòng điện trong các môi trường . hại của các hiện tượng đó trong kĩ thuật và trong thiên nhiên. Phần này cũng đề cập đến bản chất dòng điện trong các môi trường: kim loại, chất điện phân,

Ngày đăng: 07/11/2013, 22:11

Hình ảnh liên quan

3.1.2. Sự phóng điện thành miền, sự phóng điện hình tia, sự phóng điện hồ quang - Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

3.1.2..

Sự phóng điện thành miền, sự phóng điện hình tia, sự phóng điện hồ quang Xem tại trang 6 của tài liệu.
• Sự phóng điện hình tia - Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

ph.

óng điện hình tia Xem tại trang 7 của tài liệu.
Do có hình dạng như vậy nên ta gọi đó là sự phóng điện hình tia. Ánh sáng của tia lửa điện là kết quả của những quá trình ion hóa - Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

o.

có hình dạng như vậy nên ta gọi đó là sự phóng điện hình tia. Ánh sáng của tia lửa điện là kết quả của những quá trình ion hóa Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 5: Sét hòn - Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

Hình 5.

Sét hòn Xem tại trang 9 của tài liệu.
Nếu sau khi có sự phóng điện hình tia, ta giảm dần điện trở của mạch thì cường độ dòng điện tăng lên - Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

u.

sau khi có sự phóng điện hình tia, ta giảm dần điện trở của mạch thì cường độ dòng điện tăng lên Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình1211 3 - Phân tích chương Dòng điện trong các môi trường

Hình 1211.

3 Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan