Một số ý kiến đóng góp về tổ chức hạch toán của công ty Tư vấn thiết kế Đường bộ

13 545 1
Một số ý kiến đóng góp về tổ chức hạch toán của công ty Tư vấn thiết kế Đường bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số ý kiến đóng góp về tổ chức hạch toán của công ty vấn thiết kế Đường bộ 1. Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán của công ty Sau khi đã phân tích hệ thống bộ máy, từ quản lý đến kế toán của công ty, có thể rút ra được một số đặc điểm như sau: Do đặc điểm là thi công những công trình ở xa, không tập trung và chi phí được tập hợp ngay tại công trình, cuối quý mới được phản ánh một lần vào sổ sách, nên bộ máy kế toán của công ty hết sức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và tiết kiệm. Bên cạnh đó, sự tổ chức kế toán của công ty cũng hợp lý, tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Bên cạnh đó, công ty đã áp dụng triệt để máy vi tính vào công tác kế toán, khiến cho công việc kế toán trở nên nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu khối lượng sổ sách thủ công. Công ty không chỉ dựa hoàn toàn vào phần mềm máy tính mà bên cạnh đó, còn tổ chức một số loại sổ sách bên ngoài, ví dụ chứng từ ghi sổ dược ghi bằng tay, các sổ chi tiết được theo dõi bằng phần mềm Excel, tăng tính chính xác của công tác kế toán vì có sự kiểm tra chéo rất hiệu quả. Tuy nhiên, công tác kế toán cũng không tránh khỏi một số vấn đề còn tồn tại. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hơn nữa lại dinh doanh trong lĩnh vực đường bộ, một lĩnh vực do nhà nước hoàn toàn quản lý. Vì vậy, hoạt động của công ty phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, chế độ nhà nước. Bên cạnh đó, giá cả do công ty đưa ra cũng nằm trong thang giá mà nhà nước đã cung cấp theo từng đơn vị lãnh thổ. Nói tóm lại, ngành hoạt động của công ty chịu sự điều tiết lớn của nhà nước và của Tổng công ty. Vì vậy, có thể thấy, chu kỳ hoạt động của công ty là rất khó dự đoán, cả về khối lượng công việc lẫn khách hàng… Có những giai đoạn, công ty nhận được khối lượng công việc lớn, toàn công ty phải làm việc với một cường độ lớn, cũng có lúc, công ty không có công trình thi công nào. Thậm chí, một thay đổi nhỏ trong chính sách đầu của nhà nước cũng có thể khiến cho doanh thu của công ty biến động lớn. Ví dụ, Nhà nước ký duyệt một công trình nào đó, lớn như đường Hồ Chí minh chẳng hạn, lập tức khối lượng công việc của công ty có thể tăng gấp 150%. Cũng có thể, một quyết định đầu bị thay đổi có thể khiến công ty thất thoát hàng tỷ doanh thu. Hiện nay, công ty làm ăn vững vàng, ổn định là nhờ một phần vào uy tín của mình. Vì tính rủi ro trong kinh doanh lớn như vậy, công ty hầu như rất khó xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình mà chỉ quản lý nó bằng giá dự toán mà thôi. Chính vì vậy, trong hoạt động kế toán của mình, để chủ động trong chính sách tài chính trong năm, tổ chức kế toán của công ty đã có một số chiến lược cho mình nhằm đối phó với tình trạng bất ổn định trong ngành: với những nguyên tắc kế toán cơ bản, công ty đã đậc biệt chú trọng đến nguyên tắc Thận trọng. Chính vì theo đuổi nguyên tắc này nên trong hoạt động kế toán của mình, công ty không tránh khỏi có những sai sót đáng kể. Nhìn chung, đứng trên góc độ lợi ích của doanh nghiệp và người lao động, công ty đã cố gắng hết sức vận dụng chế độ sao cho có lợi cho những người tham gia công ty nhiều nhất. Vì cố gắng đìều hòa lợi ích giữa các bên như vậy, hệ thống kế toán không khỏi có đôi chỗ sai lệch so với chế độ. Cuối cùng, tổ chức kế toán của công ty cũng đã phục vụ đắc lực cho hoạt động hoạch định tài chính cho công ty, giúp công ty chủ động hơn rất nhiều trong những kế hoạch của mình. 1.1.Hệ thống tài khoản sử dụng Nhìn chung, hề thống tài khoản của công ty tương đối nhỏ gọn, phản ánh được hầu hết tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh, hề thống tài khoản củng khá đơn giản, tiết kiệm công sức và thời gian khi thực hiện phân loại tài sản, nguồn vốn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề còn tồn đọng trong việc sử dụng các tài khoản. Thành phần chi phí của công ty bao gồm toàn bộ những yếu tố chi phí bình thường, nhưng công ty lại không theo dõi trên từng tài khoản trực tiếp mà chỉ mở riêng tài khoản 627. Đây là tài khoản mang tính phân bổ nên khi kết chuyển, giá trị của từng công trình đã bị sai lệch khá nhiều. Tuy sử dụng nhóm tài khoản này, việc tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá là rất đơn giản, nhưng nó lại không đúng với bản chất của tài khoản 627. Bên cạnh đó, để phản ánh tài sản cố định, công ty cũng chưa có tài khoản 213 theo dõi nhóm tài sản cố định vô hình mà đưa hết vào tài khoản 211. Tuy việc này không gây nhiều vấn đề, nhưng công ty sẽ khó khăn trong việc theo dõi tài sản và phân loại chi phí trong khi tính giá. 1.2.Xác định chi phí và giá thành Như đã trình bày, vốn là công ty cung cấp dịch vụ nên hàm lượng chất xám trong một công trình là rất lớn, ngược lại, chi phí vật liệu lại không đáng kể. Cùng với chính sách khoán của công ty, xuất hiện một hiện tượng là, có những công trình vấn thiết kế đem lại lợi nhuận rất cao cho công ty, ngược lại, có những công trình tỷ suất lợi nhuận lại rất thấp. Việc này gây ra tình trạng mất cân đối, với từng công trình, đó là sự mất cân đối giữa các yếu tố xác định chi phí, khi so sánh các công trình với nhau, đó là sự mất cân đối về lợi nhuận. Để tránh tình trạng mất cân đối quá lớn giữa các công trình thi công, kế toán đã sử dụng biện pháp: tập hợp tất cả các chi phí phát sinh vào tài khoản 627 với các tiểu khoản như đã trình bày ở trên mà không theo dõi chi tiết, cụ thể với từng công trình. Do bản chất của tài khoản 627 là tài khoản theo dõi chi phí trung gian, chi phí tập hợp trong đó mang tính chất phân bổ nên khi kết chuyển sang 154 rồi 632 đã mang rất nhiều ý chí chủ quan của kế toán bằng những tiêu thức khác nhau. Thông thường, đến cuối năm, khi thực hiện quyết toán, sau khi đã tập hợp toàn bộ chi phí về tài khoản 627, kế toán mới bắt đầu dựa vào một số chỉ tiêu như doanh thu, tỷ lệ thành phần chi phí, thậm chí chỉ tiêu do trên đề ra để phân bổ giá vốn cho hợp lý đối với từng công trình. Như vậy, nhìn chung công ty đã vi phạm nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Bởi vì, khoản doanh thu do một công trình đem lại không tương xứng với giá vốn hàng bán, đã được phân bổ cho “hợp lý” hơn. Đây là một sai sót khá nghiêm trọng quy chế và các chuẩn mực kế toán. Bên cạnh đó, việc theo dõi yếu tố chi phí đối với công ty là rất khó khăn. Công ty sẽ khó theo dõi tình hình biến động từng loại chi phí đối với mỗi công trình, mỗi loại dịch vụ cung cấp. Vậy mà, việc theo dõi các yếu tố chi phí là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với tất cả các loại hình kinh doanh. Tuy nhiên, có thể các chi phí không phải là tiền lương chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, lại có sự biến động phụ thuộc thị trường, nên công ty không cần quan tâm nhiều đến loại chi phí này. Việc định giá không chính xác sẽ khiến cho công ty phản ánh lợi nhuận không chính xác. Trên thực tế, có những năm, công ty đã sử dụng những tiêu thức phân bổ chủ quan của mình để định ra giá vốn, khiến cho lợi nhuận trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế của công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 1.3.Xác định doanh thu Nhìn chung, công ty đã thực hiện tương đối tốt việc xác định và phân loại doanh thu. Công ty đã có sự phân biệt rạch ròi giữa các loại doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Đồng thời, công ty cũng đã tuân thủ nguyên tắc trình bày và phân loại khi trình bày những khoản doanh thu, chi phí đó trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như đã trình bày ở trên, công ty không sử dụng những tiêu chí xác nhận doanh thu như chuẩn mực hướng dẫn. Có thể hiểu, công ty đã vi phạm nguyên tắc phù hợp để nhấn mạnh vào nguyên tắc thận trọng. Nhìn chung, cơ sở để ghi nhận doanh thu của công ty là khi khách hàng thực hiện quyết toán công trình hoặc khi ký kết hợp đồng. Nhưng cũng không ít công trình, công ty chỉ ghi nhận doanh thu khi khách hàng thanh toán tiền, có nghĩa là, cơ sở để ghi nhận doanh thu ở một số trường hợp là cơ sở “tiền mặt”. Như đã nói, đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản, đặc biệt là lĩnh vực cầu đường, hầu hết các công trình của công ty đều phụ thuộc vào chính sách đầu tư, quy hoạch của nhà nước nên công ty rất thận trọng trong việc xác định doanh thu, đồng nghĩa với việc khai thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Bên cạnh đó, hầu như những công trình của công ty làm có giá trị lớn, khả năng không đòi được nợ không phải không có nên công ty cũng sử dụng biện pháp này như một miếng đệm, bảo đảm cho chi phí của công ty không bị đội lên quá cao, giảm thiểu thuế tính trên những khoản thu nhập mà công ty chưa thực sự chắc chắn đã thu được trong tương lai. Có thể nói, công ty đặc biệt chú trọng đến nguyên tắc thận trọng nên đã bỏ qua một số nguyên tắc khác. Tài khoản 131 vốn được công ty theo dõi những khoản ứng trước nhưng lại không được ghi nhận khoản phải thu của khách hàng. Điều này khiến cho, đôi khi công trình đã hoàn thành quyết toán nhưng công ty vẫn “treo” trên 154 và không ghi nhận nợ trên tài khoản 131 khiến cho đồng thời, tài khoản 511 chưa ghi nhận doanh thu vì bên B vẫn chưa thanh toán. Trong khi đó, chuẩn mực kế toán đã quy định rõ, tài khoản 511 theo dõi tất cả những doanh thu đã được thực hiện mà không cần quan tâm đến đã thu được tiền hay chưa. Ví dụ, năm 2004, công ty đã thực hiện được khoản doanh thu là hơn 30 tỷ, trong khi đó, công ty chỉ ghi nhận có hơn 21 tỷ doanh thu. 1.4.Tổ chức hạch toán tài sản cố định Để phục vụ cho nhu cầu thiết kế, khảo sát, công ty có sử dụng một số phần mềm chuyên môn. Những phần mềm này có giá trị tương đối lớn nên được công ty đưa vào mục tài sản cố định là hợp lý. Tuy nhiên, chúng lại được phản ánh trong mục “Tài sản cố định hữu hình”. Đìều này không đúng với bản chất của tài sản và nó sẽ khiến cho việc quản lý tài sản của công ty không thông suốt.Cũng có thể, kế toán thấy nhóm tài sản cố định vô hình chiếm tỷ trọng không lớn lắm, nếu mở thêm một sổ chi tiết 213 sẽ không thực sự có ý nghĩa nên kế toán đã để tất cả trong tài khoản 211. Bên cạnh đó, tiêu thức đánh giá tài sản cố định của công ty cũng chưa được hoàn chỉnh. Đó là, một số tài sản có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn vẫn được công ty ghi nhận vào Tài sản cố định. Ví dụ như một số máy tính, phần mềm đơn giản. Năm 2004, khi công ty thực hiện phân loại, đánh giá lại hàng loạt tài sản cố định thì có hơn 400 triệu tài sản được chuyển thành công cụ dụng cụ, góp phần khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm tăng gần 100%. Một vấn đề nữa trong việc quản lý tài sản cố định đó là, công ty chưa thực hiện chặt chẽ việc bảo quản, theo dõi chất lượng tài sản. Đã xảy ra hiện tượng, khi tài sản cố định luân chuyển giữa các phòng ban thì một số phụ tùng, thiết bị kèm theo không còn đảm bảo chất lượng. Nguyên do có thể vì công ty chưa có quy chế quản lý tài sản cố định chặt chẽ hơn, việc kiểm kê, đánh giá chất lượng tài sản cố định mới chỉ diễn ra vào đầu năm, có thể chưa đáp ứng được với những tài sản giá trị lớn, dễ vận chuyển dễ tháo lắp của công ty. Cuối cùng, việc trích khấu hao của công ty, tuy có lợi thế là đơn giản, nhưng trên thực tế, tập hợp tất cả TSCĐ trong doanh nghiệp lên một bảng tính khấu hao, sau đó mới vào từng thẻ TSCĐ là công việc chưa thực sự tốt. Thứ nhất, sẽ xuất hiện những sai sót có thế xảy ra trong quá trình chuyển sổ. Thứ hai, công ty sẽ khó kiểm soát được chi phí khấu hao ở từng đơn vị, dẫn đến việc quản lý chi phí là không chặt chẽ. Có thể, do khoản chi phí khấu hao này trong thành phần chi phí là tương đối nhỏ nên công ty đã không quản lý chặt chẽ. 1.5.Tổ chức luân chuyển chứng từ Nhìn chung, công ty đã có một cơ cấu luân chuyển chứng từ tương đối tốt, tuy nhiên, quy chế chưa được chặt chẽ. Ví dụ, vào cuối quý là khoảng thời gian các phòng sản xuất phải tập hợp bảng tổng hợp chi phí và bảng chia lương về cho kế toán kiểm tra. Theo nhận xét chủ quan, việc luân chuyển chứng từ này chưa hoàn thiện. Các phòng ban đôi khi còn nộp chậm, nộp thiếu hồ sơ, khiến cho công tác quyết toán bị gián đoạn, tiến độ công việc của phòng kế toán bị chậm lại. 1.6.Đối chiếu công nợ Tài khoản 131 của công ty dùng để theo dõi khoản ứng trước và tình hình thanh toán với khách hàng. Nhưng do công ty không ghi nhận nợ phải trả và doanh thu ngay lập tức trên 131; cùng với đặc điểm là những khách hàng không tập trung, phân tán trên khắp mọi miền đất nước nên việc đối chiếu công nợ nhiều khi gặp khó khăn. Nhìn chung, những vấn đề còn tồn tại ở phần xác định doanh thu một phần do, công ty không chắc chắn trong việc thu tiền của khách hàng. Từ đó rút ra nhận xét là, công ty chưa có chính sách thu hồi nợ phải thu một cách hợp lý. Cuối cùng, công ty chưa có biện pháp phân loại, sắp xếp loại khách hàng. Công ty chưa có chính sách phân biệt những khách hàng thường xuyên, khách hàng vãng lai. Điều này khiến cho chính sách về tín dụng, về ưu đãi có phần khó khắn. 2. Giải pháp khắc phục 2.1.Nguyên nhân bên ngoài Như đã nói, công ty chịu sự quản lý khá lớn của nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh. Có hai loại quản lý mà công ty gặp phải: Thứ nhất, sự quản lý vĩ mô, những chính sách đầu tư, xây dựng của nhà nước. Những công trình của công ty, hầu hết đều phụ thuộc vào chính sách đầu tư, quy hoạch của nhà nước. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiệm trọng tới tình hình sản xuất kinh doanh, có nghĩa là, công ty thường xuyên ở thế bị động trong việc hoạch định kế hoạch cung cấp dịch vục của mình. Nhìn chung, đây là nguyên nhân mang tính khách quan nên công ty chỉ có thể khắc phục bằng cách mở xây dựng những chiến lược mang tầm vĩ mô, dự đoán trước xu thế đầu vĩ mô của nhà nước. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi trình độ lãnh đạo ở mức cao. Công ty đã có hơn 40 năm hình thành phát triển, với đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao, đây không phải là một việc làm quá khó. Thứ hai, sự quản lý mang tính vi mô của nhà nước, đây chính là sự điều tiết của Tổng công ty vấn thiết kế GTVT, vốn là một tổng công ty lớn của bộ giao thông vận tải. Công ty vẫn đang chịu một số đìeu tiết mang tính “chỉ tiêu” rót từ trên xuống, ví dụ như quỹ lương, chế độ đãi ngộ công nhân viên, thậm chí là tỷ suất sinh lời. Chính vì sự can thiệp khá sâu này mà đôi khi, để trung hòa quyền lợi giữa các bên, bộ máy kế toán đã phải thực hiện một số sai phạm nguyên tắc nhất định. Ví dụ để điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận hay tốc độ tăng trưởng về mặt doanh thu sao cho hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp so với chỉ tiêu, công ty đã phải “điều chỉnh” cách phân bổ chi phí của mình. Để khắc phục tình trạng này, tăng tính độc lập của công ty, hiện Công ty vấn thiết kế Đường bộ đang ráo riết thực hiện quá trình cổ phần hóa để nâng cao chất lượng hoạt động và quản lý vốn. Chắc chắn, sau khi cổ phần hóa, công tác quản lý vốn sẽ được công ty chủ động thực hiện, bộ máy kế toán sẽ làm việc chính xác, khách quan hơn. Có thể nói, cổ phần hóa là một biện pháp khá toàn diện để khắc phục những nhược điểm về mặt quản lý nói chung và tổ chức kế toán nói riêng của công ty. Tuy vây, phải nhìn nhận một thực tế là, hiện nay số lượng công việc do Tổng công ty phân cho chiếm hơn một nửa doanh thu của côn ty, nên khi thực hiện cổ phần hóa, công ty cũng cần có biện pháp tăng khả năng cạnh tranh, tăng khả năng tìm kiếm công việc cho công ty mình. 2.2.Nguyên nhân bên trong Nhìn chung, những vấn đề tồn tại của công ty phần lớn bắt nguồn từ việc khó dự đoán được tình hình hoạt động trong tương lai và tính bị động của công ty trong viẹc hoạch định chính sách hoạt động. 2.2.1. Xác định chi phí và giá thành Để tính giá thành chính xác và khách quan, công ty nên tổ chức theo dõi chi tiết và trực tiếp các khoản chi phí phát sinh bằng cách theo dõi từng loại chi phí trực tiếp một và theo phản ánh chi tiết theo từng công trình. Việc này sẽ khiến cho công ty có khả năng phân loại chi phí theo đúng bản chất, khiến cho việc theo dõi, quản lý chi phí được tốt hơn. Thứ nhất, công ty nên tổ chức thêm các tài khoản theo dõi chi phí trực tiếp phát sinh trong sản xuất như sau:  Tài khoản 621: Chi phí nhân công trực tiếp  Tài khoản 622: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Về mặt lý thuyết thì công ty nên theo dõi chi tiết cho từng công trình. Nhưng, trên thực tế, theo dõi như vậy lại quá chi tiết và tỉ mẩn, phát sinh khối lượng công việc lớn hơn, ngòai ra việc này có thể ảnh hưởng tới bộ máy kế toán vì cần phải tổ chức lại thêm các kế toán ở đội để phân loại chi phí được chính xác hơn. Việc này sẽ được phân tích thêm ở phần “Bộ máy kế toán”. 2.2.2. Xác định doanh thu Công ty cần xem xét lại tiêu chí xác định doanh thu của mình. Nói chung, sau khi hợp đồng đã được ký kết, doanh thu nên được phản ánh ngay chứ không nên để tới khi thu được tiền mới phản ánh. Làm vậy, công ty có thể ghi giảm doanh thu trong một vài kỳ kế toán, nhưng cuối cùng khoản doanh thu cũng vẫn phải ghi nhận. Cùng với đó, công ty nên tổ chức chính sách quản lý nợ hiệu quả hơn. Cụ thể, công ty cần có chính sách tín dụng rõ ràng đối với khách hàng, quy định rõ thời hạn thanh toán, chính sách chiết khấu (nếu có) để khuyến khích khách hàng thanh toán. Cạnh đó, công ty cũng nên tổ chức phân loại, đánh giá nợ cụ thể hơn, theo những tiêu thức chi tiết hơn như:  Loại khách hàng (lớn, thường xuyên, vãng lai, mức độ quan trọng…)  Tuổi nợ (ngắn hạn, dài hạn)  Mức độ rủi ro (khó đòi…) Việc quản lý công nợ cũng cần chặt chẽ hơn, nếu mọi phát sinh nợ phải thu của khách hàng đều được phản ánh trên tài khoản 131 thì việc quản lý, đối chiếu sẽ chính xác hơn nhiều. 2.2.3. Hạch toán tài sản cố định Thứ nhất, công ty nên tổ chức quy chế đánh giá tài sản sao cho phù hợp với chế độ và tiện cho công ty theo dõi, quản lý. Cụ thể, công ty nên mở thêm tài khoản 213 để theo dõi chi tiết nhóm “Tài sản cố định vô hình”. Về vấn đề quản lý tài sản, công ty cũng nên có quy trình kiểm soát chặt chẽ hơn. Đối với tài sản cố định theo dõi ở từng phòng, kế toán cần phải theo dõi thêm một số chỉ tiêu như tình hình trích khấu hao, thậm chí, ngoài tình trạng hoạt động (tốt, xấu) như hiện nay, công ty nên có biện pháp theo dõi chặt chẽ hưon. Cụ thể, tài sản cần được kiểm kê, niêm phong chặt chẽ. Bất cứ sự thay đổi nào về cấu hình, hay việc tháo lắp máy đều phải được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, khi lưu chuyển nội bộ, kế toán cũng nên có biện pháp đánh giá, kiểm tra tài sản trước khi giao nhận giữa các bên để quy định rõ trách nhiệm của từng bên, Trên thực tế, công ty đang tổ chức đánh giá lại tái sản của công ty theo gợi ý của Kiểm toán độc lập và để phục vụ cho việc định giá doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hóa tới đây. Công ty cũng đang mở tài khoản 213 và phản ánh lại một số tài sản cố định vô hình. Việc này chắc chắn sẽ giải quyết được một số vấn đề đã nêu ở trên. 2.2.4. Luân chuyển chứng từ Công ty cũng cần phải có một quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ hơn. Quy trình hiện nay của công ty là tương đối hợp lý, nhưng cũng nên quy định chặt chẽ về mặt thời gian luân chuyển cũng như nội dung chứng từ luân chuyển. Ví dụ, cuối quý, cần có quy định chặt chẽ về: [...]... toàn bộ đối với báo cáo tài chính của công ty trong năm 2004 Kết luận Sau một thời gian thực tập kế toán ở Công ty vấn thiết kế Đường bộ, tuy trong một thời gian ngắn nhưng em đã rút ra được rất nhiều điều bổ ích Từ thực tế tổ chức quản lý, kế toán của Công ty, em đã có được những bài học thực tế cho mình Những quy định, chế độ kế toán dù sao cũng chỉ là những kiến thức trong sách vở, để ứng dụng... chú ở phòng Tài chính kế toán công ty, em đã hoàn thành được báo cáo thực tập này Tuy vẫn còn ng đối đơn giản, báo cáo cũng đã cố gắng đưa ra được một cái nhìn tổng quan từ hệ thống quản lý, sản xuất kinh doanh cho đến tổ chức kế toán của công ty Phần cuối báo cáo, em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét về cách thức công ty vận dụng chế độ vào trong thực tế hoạt động của công ty Trong khoản thời gian... nước Chính vì vậy, công tác kế toán của công ty đôi khi không khớp với chế độ, chuẩn mực chung Nhưng, nói chung, hoạt động kế toán của công ty hiện nay là ng đối hoàn thiện Công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, vốn là một lĩnh vực khá xa lạ với kiến thức nhà trường, nhưng xác định đây là một cơ hội nâng cao tầm hiểu biết của bản thân, lại được sự giúp đỡ, bảo ban tận tình của giáo viên hướng... tài chính của công ty Nhưng nhìn chung, để tình hình tài chính công ty trở nên thực tế, khách quan hơn, đây là một việc cần làm, có thể không phải trong một hai kỳ kế toán, nhưng về lâu dài, công ty nên phản ánh khách quan tình hình tài chính của mình Tuy vậy, nhìn chung sai sót đó của công ty chưa đến mức trọng yếu, bằng chứng là, công ty Kiểm toán Vaco đã đưa ra kết luận Chấp nhận toàn bộ đối với... còn rất nhiều vấn đề Mỗi công ty, mỗi loại hình sản xuất lại có một cách vận dụng sao cho phù hợp với bản chất của công ty mình nhất Đặc biệt, kế toán còn có thể vận dụng chế độ như một nghệ thuật để vạch ra những chính sách tài chính cho công ty của mình, để điều hòa lợi ích của các bên có liên quan một cách tài tình Mục đích cuối cùng của hệ thống kế toán vẫn là, kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp,... công việc của kế toán ở phòng sẽ tăng lên rất nhiều để có thể phản ánh chi phí theo từng công trình một Ở đây, em xin đưa ra một giải pháp mang tính tổng thể cho vấn đề náy: Thứ nhất, về tài khoản sử dụng, công ty tổ chức thêm nhóm tài khoản 621, 622 để theo dõi Bên cạnh đó, việc tập hợp chứng từ ở từng đơn vị thực hiện nên được giao cho một người có trình độ nghiệp vụ ng đương với kế toán để tập... phòng kế toán  Thành phần của một bộ hồ để tránh trường hợp, các phòng nộp chậm, nộp thiếu và nộp không tập trung, khiên cho việc quản lý không được thông suốt theo hệ thống 2.2.5 Tổ chức bộ máy kế toán Như trình bày ở trên, để theo dõi chi tiết và trực tiếp các khoản chi phí phát sinh, công ty nên theo dõi chi phí theo đúng bản chất và, nếu được, theo từng công trình Làm như vậy, khối lượng công. .. trộn bộ máy nhân sự của công ty Như đã nói, khối lượng công việc của công ty mang tính thời vụ, có lúc dồn dập, cũng có lúc rất thưa thớt, nếu bộ máy tổ chức quá cồng kềnh sẽ gây ra tình trạng lãng phí, không hiệu quả Bên cạnh đó, bản thân việc theo dõi theo từng hạng mục công trình như vậy cũng là quá chi tiết Bởi vì, mỗi công trình lại do nhiều đơn vị cùng tham gia, mỗi đơn vị lại chỉ phụ trách một. .. theo dõi quá sít sao từng chỉ tiêu chi phí, mà với một số khoản mục quan trọng, công ty cần có sự theo dõi chặt chẽ hơn Ví dụ, chi phí tiền lương vốn chiếm một khoản lớn trong mỗi công trình, nên được theo dõi chặt chẽ ở từng công trình một Hiện nay, công ty chưa thực hiện được điều này Một khó khăn nữa là, nếu công ty hạch toán chính xác doanh thu chi phí, rất có thể sẽ gặp phải tình trạng các yếu tố... kế toán ở phòng kế toán theo dõi, phản ánh Thực ra, hiện nay công ty đang làm theo cách này nhưng chưa có sự chuyên môn hóa, việc tập hợp chi phí mới chỉ mang tính chất tập hợp chứng từ, chưa có sự phân loại Nếu việc phân loại chặt chẽ chi phí được tổ chức ở ngay khâu này thì công việc ở phòng kế toán sẽ ít hơn, việc theo dõi chi phí theo từng công trình sẽ gọn nhẹ hơn Tuy nhiên, giải pháp này có một . Một số ý kiến đóng góp về tổ chức hạch toán của công ty Tư vấn thiết kế Đường bộ 1. Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán của công ty Sau khi. điểm về mặt quản lý nói chung và tổ chức kế toán nói riêng của công ty. Tuy vây, phải nhìn nhận một thực tế là, hiện nay số lượng công việc do Tổng công ty

Ngày đăng: 07/11/2013, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan