Hoạt động của ngân hàng Techcombank trong 2 năm 2011,2012 . Thực trạng và giải pháp

24 392 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoạt động của ngân hàng Techcombank trong 2 năm 2011,2012 . Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang có những biến chuyển rất lớn cả về lượng và chất. Điều đó thể hiện rất rõ trong tỉ lệ tăng trưởng GDP của đất nước. Cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện của rất nhiều nhà máy xí nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi kéo theo những nhu cầu rất lớn về vốn. Vậy những nguồn vốn đó được lấy từ đâu? Thời gian qua và hiện nay, nguồn vốn cho hầu hết các công trình trọng điểm chủ yếu đều do các ngân hàng thương mại(NHTM) cung cấp. Các NHTM như một chiếc cầu nối chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu, từ nơi có vốn đến nơi cần vốn. Như vậy vai trò của các NHTM là vô cùng quan trọng, là một điều kiện tiên quyết, không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hoá và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Techcombank, có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng rất nhanh hàng năm của ngân hàng.Vậy các tình hình hoạt động của ngân hàng Techcombank hiện nay như thế nào? có những khó khăn thách thức gì? đứng trước tình hình đó thì các NH Techcombank phải làm gì để nâng cao hiệu quả của hoạt động , tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước. Đó chính là những nội dung chính bài thảo luận của em với đề tài: "Hoạt động của ngân hàng Techcombank trong 2 năm 2011,2012 . Thực trạng và giải pháp ".

Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang có những biến chuyển rất lớn cả về lượng chất. Điều đó thể hiện rất rõ trong tỉ lệ tăng trưởng GDP của đất nước. Cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện của rất nhiều nhà máy xí nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi kéo theo những nhu cầu rất lớn về vốn. Vậy những nguồn vốn đó được lấy từ đâu? Thời gian qua hiện nay, nguồn vốn cho hầu hết các công trình trọng điểm chủ yếu đều do các ngân hàng thương mại(NHTM) cung cấp. Các NHTM như một chiếc cầu nối chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu, từ nơi có vốn đến nơi cần vốn. Như vậy vai trò của các NHTM là vô cùng quan trọng, là một điều kiện tiên quyết, không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt NamTechcombank ngày càng khẳng định được uy tín thương hiệu của mình thông qua sự đa dạng hoá chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt của Techcombank, có đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng rất nhanh hàng năm của ngân hàng.Vậy các tình hình hoạt động của ngân hàng Techcombank hiện nay như thế nào? có những khó khăn thách thức gì? đứng trước tình hình đó thì các NH Techcombank phải làm gì để nâng cao hiệu quả của hoạt động , tiếp tục khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước. Đó chính là những nội dung chính bài thảo luận của em với đề tài: "Hoạt động của ngân hàng Techcombank trong 2 năm 2011,2012 . Thực trạng giải pháp ". I. Tổng quan về hoạt động của ngân hàng thương mại 1. Nguyên nhân hình thành sự ra đời của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Nguyên nhân hình thành: Nền kinh tế ngày càng phát triển, do đó nhu cầu về vốn vay để phát triển kinh tế phục vụ sản xuất ngày càng cao. Trong xã hội gồm có hai chủ thể lớn là người có nhu cầu vay tiền để sản xuất ngượi hiện đang có lượng tiền tạm thời dư thừa có nhu cầu cho vay để lấy lãi. Tuy nhiên hai chủ thể này không thể bỗng dưng tự tìm tới nhau để thực hiện các “giao dịch” theo mong muốn của họ được. Do đó ngân hàng xuất hiện giữa vai trò là người trung gian giữa người đi vay người cho vay. Lịch sử hình thành ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Trước cách mạng tháng tám thành công, khi nước ta còn là một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa, chịu sự cai trị của thực dân Pháp thì mọi hoạt động về tài chính, tiền tệ đều được thực hiện thông qua một ngân hàng duy nhất là ngân hàng Đông Dương – là ngân hàng do thực dân Pháp lập ra với mục đích là công cụ cai trị nước ta. Sau khi nước ta giành được độc lập bằng chiến thắng vang dội của cách mạng tháng Tám, thì nước ta đã làm chủ được đất nước, cùng với việc tự chủ về chính trị nền kinh tế cũng cần có sự tự chủ bằng việc xây dựng một ngân hàng riêng cho đất nước, thực hiện việc phát hành tiền giấy của nước mình. Ngân hàng Quốc gia ra đời. 2. Các hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam a. Khái niệm ngân hàng thương mại: -Ngân hàng thương mại là ngân hàng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng các hoạt động kinh doanh khác có lien quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các tổ chức tín dụng các quy ddingj khác của pháp luật -Theo luật ngân hàng Nhà nước: Hoạt động ngân hànghoạt động kinh doanh tiền tệ dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán b. Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn *Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại gồm +Nguồn vốn chủ sở hữu • Nguồn vốn hình thành ban đầu: tuỳ theo tính chất của mỗi Ngân hàng mà nguồn vốn hình thành vốn ban đầu khác nhau: do ngân sách nhà nước cấp ,do các bên liên doanh đóng góp, hoặc vốn thuộc sở hữu tư nhân • Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: nguồn từ lợi nhuận, phát hành thêm cổ phần,góp thêm cấp thêm. • Các quỹ +Nguồn tiền gửi • Tiền gửi thanh toán • Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp các tổ chức xã hội • Tiền gửi tiết kiệm của dân cư • Tiền gửi của các Ngân hàng khác +Nguồn đi vay các nghiệp vụ đi vay của Ngân hàng thương mại • Vay Ngân hàng nhà nước (vay Ngân hàng trung ương) • Vay các tổ chức tín dụng khác. • Vay trên thị trường vốn: như phát hành các giấy nợ • Các nguồn khác: nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán *Hoạt động huy động vốn Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư cung cấp các dịch vụ khác. Hoạt động vay - hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngân hàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Ngân hàng thương mại. Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyên của Ngân hàng thương mại. Một Ngân hàng thương mại bất kì nào cũng bắt đầu hoạt động của mình bằng việc huy động nguồn vốn. Đối tượng huy động của Ngân hàng thương mại là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư. Nguồn vốn quan trọng nhất,và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng. Các Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh tế xã hội, thậm chí cả nguồn tiền của các Ngân hàng khác. Khi những người có tiền chưa sử dụng đến họ có thể đem ra đầu tư hoặc gửi Ngân hàng để nhận tiền lãi. Thông thường họ gửi tiền vào Ngân hàng, vì đây là cách đơn giản, ít tốn kém chi phí để tìm kiếm cơ hội đầu tư mà vẫn có lãi đây là cách ít rủi ro nhất. Ngoài ra người gửi tiền vào Ngân hàng cũng mong muốn được sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như chuyển tiền cho người thân ở nơi khác, thanh toán hộ các hoá đơn phát sinh, bảo quản các tài sản có giá trị lớn . Khi gửi tiền vào Ngân hàng, người gửi tiền có thể vay Ngân hàng một khoản tiền mà không cần thế chấp vì họ đã có một số tiền gửi nhất định ở Ngân hàng, coi như một khoản đảm bảo. Còn Ngân hàng có thể muốn tìm kiếm thêm thu nhập từ lệ phí nhận tiền gửi, tuy nhiên lý do chính Ngân hàng nhận tiền gửi để tạo nguồn cho vay, từ đó Ngân hàng có thể đầu tư, kinh doanh tìm kiếm được những khoản thu nhập lớn hơn. Hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng có ý nghĩa to lớn với người gửi tiền, nền kinh tế, cũng như bản thân Ngân hàng. Thông qua hoạt động này mà Ngân hàng có thể tập hợp được các khoản tiền nhàn rỗi, nhỏ bé, phân tán tạm thời chưa sử dụng với các thời hạn hết sức khác nhau thành nguồn tiền lớn tài trợ cho nền kinh tế, hoặc cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng. điều khó khăn nhất mà Ngân hàng phải thực hiện là sử dụng các khoản tiền gửi có thời hạn rất khác nhau để cho vay những món có thời hạn xác định,vì thế mà Ngân hàng phải quản lí tốt thời hạn của các nguồn vốn của mình thì mới duy trì được hoạt động có hiệu quả, tránh được những rủi ro về khả năng thanh toán. Việc tập hợp được những nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng để đưa vào kinh doanh đã góp phần tiết kiệm sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế. Ngoài ra hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng cũng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ. Đặc biệt trong nền kinh tế phát triển nếu dân chúng có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng để sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng thì điều này sẽ góp phần giúp chính phủ quản lí được thu nhập của người dân. Một trong những nguồn vốn không kém phần quan trọng, là nguồn vốn phát hành kì phiếu, trái phiếu. Việc phát hành kì phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào quy mô vốn cần huy động , thời gian huy động vốn, cơ cấu nợ tài sản của Ngân hàng. Các hoạt động huy động nguồn vốn trên đây hình thành nên tài sản nợ của Ngân hàng Ngân hàng phải có trách nhiệm chi trả đối với tất cả các nguồn vốn huy động được theo yêu cầu của khách hàng. Quy mô cơ cấu nguồn vốn quyết định đến hoạt động của Ngân hàng. Do đó quản lí nguồn vốn phù hợp sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lược đối với mỗi Ngân hàng . Hoạt động sử dụng vốn: Khi đã huy động được vốn rồi, nắm trong tay một số tiền nhất định thì các Ngân hàng thương mại phải làm như thế nào để hiệu quả hoá những nguồn này, nghĩa là tìm cách để những khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, có hiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng bằng những cách sau: Ngân hàng đã tài trợ lại cho nền kinh tế dưới dạng các thành phần kinh tế vay, hoặc Ngân hàng đầu tư trực tiếp, Ngân hàng tham gia góp vốn cùng kinh doanh hay cho thuê tài sản,Ngân hàng gửi tiền tại các Ngân hàng khác- tại Ngân hàng Nhà nước- những tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán , Ngân hàng nắm giữ chứng khoán vì chúng mang lại thu nhập cho Ngân hàng có thể bán đi để ra tăng ngân quỹ khi cần thiết . Những đối tượng tài trợ không chỉ có các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trong lĩnh vực thương mại mà còn có cả các cá nhân tiêu dùng, thậm chí Chính phủ cũng được Ngân hàng tài trợ dưới những hình thức : Ngân hàng thương mại mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu của chính phủ trên thị trường tiền tệ. Sự phát triển của hoạt động cho vay, đã giúp Ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàng thương mại có khả năng “tạo tiền” hay mở rộng lượng tiền cung ứng. Tuy nhiên hoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yế tố rủi ro nên Ngân hàng thường áp dụng các nguyên tắc hoạt động quản lý tiền vay một cách chặt chẽ. Lãi thu được từ hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đã huy động đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại chi phí rủi ro đầu tư . Kinh tế ngày càng phát triển, lượng cho vay của Ngân hàng thương mại ngày càng tăng nhanh loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng phong phú đa dạng. Tại hầu hết các nước công nghiêp trong nhóm những nước hàng đầu thế giới, cho vay của các Ngân hàng thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn (trong đó có các tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng, lạm phát, .) So với hoạt động cho vay thì hoạt động đầu tư của Ngân hàng có quy mô tỷ trọng nhỏ hơn trong mục tài sản sinh lời của Ngân hàng thương mại. Phải sang đến những năm đầu thế kỷ XIX các Ngân hàng thương mại mới quan tâm mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực đầu tư vào các ngành công nghiệp. So với hoạt động cho vay hoạt động đầu tư đem lại thu nhập cao hơn nhưng rủi ro cao hơn do thu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà Ngân hàng đầu tư vào. Ngoài ra thì trong hoạt động đầu tư , Ngân hàng được lựa chọn doanh mục đầu tư có lợi nhất cho mình. Bên cạnh hoạt động cho vay đầu tư, Ngân hàng có thể tham gia vào thị trường chứng khoán tuỳ quy định của từng quốc gia. Ngân hàng thương mại có thể tham gia như một người cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán hay đóng vai trò là nhà đầu tư, mua bán chứng khoán vì mục tiêu kiếm lời cho chính Ngân hàng. Hoặc thực hiện kinh doanh chứng khoán thông qua uỷ thác của khách hàng. Ngân hàng thực hiện các dịch vụ trung gian Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động vốn hoạt động sử dụng vốn thì Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng của mình. Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này Ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thoả mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần. Ngày nay, các dịch vụ của Ngân hàng không ngừng phát triển cả về số lượng chất lượng, các dịch vụ ngày càng đa dạng. Hoạt động trung gian gồm rất nhiều loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ thu hộ chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này từ tài khoản này đến tài khoản khác ở cùng một Ngân hàng hay ở hai Ngân hàng khác nhau; dịch vụ tư vấn cho khách hàng các vấn đề tài chính, dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động. Đây là những khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụ này khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian phiền toái khi thanh toán các khoản này, cung cấp các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ Ngân hàng theo đó cũng phát triển theo để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng thực hiện nghiệp vụ trung gian mang tính dịch sẽ đem lại cho Ngân hàng những khoản thu nhập khá quan trọng. Điều cần lưu ý là dịch vụ Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng phát triển toàn diện.Tại các nước phát triển, các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau bằng con đường “phi giá”, tức là luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng, không ngừng tìm tòi những dịch vụ mới cung cấp tiện nghi cho khách hàng. Dịch vụ Ngân hàng càng phát triển, thể hiện xã hội càng văn minh, nền công nghiệp càng phát triển. Lợi nhuận các Ngân hàng không chỉ ở nghiệp vụ cho vay, mà phân nửa từ các hoạt động dịch vụ mang lại, nhưng lại là lĩnh vực ít rủi ro. Ba lĩnh vực hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, thực hiện các dịch vụ trung gian là các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. Ba dịch vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển, tạo uy tín cho Ngân hàng. Có huy động vốn thì mới có nghiệp vụ cho vay, cho vay có hiệu quả phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào, đồng thời muốn cho vay huy động vốn tốt thì Ngân hàng phải làm tốt vai trò chung gian, chính sự kết hợp đồng bộ đó tạo thành quy luật trong hoạt động của Ngân hàng tạo thành xu hướng kinh doanh tổng hợp đa năng của các Ngân hàng thương mại. II. Thực trạng hoạt động của ngân hàng techcombank. 1. Giới thiệu chung về ngân hàng Techcombank. Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Tên giao dịch: Techcombank Tru sở chính: 70-72, Bà triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ: 8.788.078.710.000 đồng (Tám nghìn bảy trăm tám mươi tám tỷ không trăm bảy mươi tám triệu bảy trăm mười nghìn đồng). Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam xét trên quy mô tổng tài sản, cho vay, tiền gửi huy động lợi nhuận thuần. Techcombank đã xây dựng mạng lưới kinh doanh dẫn đầu ngành về huy động tiền gửi cá nhân, cho vay cá nhân các doanh nghiệp vừa nhỏ. Hơn 19 năm qua kể từ ngày thành lập, Techcombank đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng để đáp ứng nhu cầu tài chính của lực lượng lao động hơn 50 triệu người 305.000 doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam. Techcombank đã chèo lái thành công trong làn sóng tự do hóa tài chính cũng như sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam để trở thành một trong những ngân hàng lớn nhất có lợi nhuận cao nhất cả nước. 2. Thực trạng hoạt động của ngân hàng Techcombank. a. Năm 2010. Là năm đầu tiên triển khai chiến lược điều chỉnh 2010-2014 với 2 nhiệm vụ trọng tâm là tập trung xây dựng các hệ thống nền tảng cho một ngân hàng hiện đại tận dụng các cơ hội thị trường đê đẩy mạnh kinh doanh trong một số mảng nòng cốt, Techcombank đã đạt được nhiều kết quả quan trọng thông qua nhiều chương trình, sáng kiến chiến lược đã được thực thi trên toàn hệ thống nhằm đưa Techcombank trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Tình hình hoạt động của toàn hệ thống năm 2010 như sau: Đơn vị: Tỷ đồng 2010 So sánh Kế hoạch Thực hiên 31/12/2009 % kế hoạch Cho vay khách hàng 42.093 59.521 59.928 126% 89% Tổng nguồn vốn huy động 72.693 116.635 108.334 149% 93% -Các TCKT 19.544 23.483 18.745 96% 80% -Dân cư 42.804 72.559 61.806 144% 85% -Các TCTD 10.346 20.594 27.783 269% 135% Vốn chủ sở hữu 7.324 8.546 9.389 128% 110% -Vốn điều lệ 5.400 6.932 6.932 128% 100% Tổng tài sản 92.582 128.093 150.291 162% 117% Lợi nhuận trước thuế 2.253 2.825 2.744 122% 97% Hoạt động huy động vốn :  Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống là: 108.334 tỷ VND. So với cuối năm 2009 nguồn huy động tăng lên 35.640 tỷ VND. Nguồn vốn huy động tuy chưa đạt được kế hoạch đề ra nhưng đã có sự tăng trưởng rất tốt kh huy động dân cư tăng 44% so với cuối năm 2009. Đây là một thành công lớn của Techcombank trong công tác huy động, đặc biệt là huy ddoogj từ dân cư là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất trong các loại nguồn vốn huy động vào ngân hàng.

Ngày đăng: 07/11/2013, 10:35

Hình ảnh liên quan

Tổng hợp tình hình hoạt động của toàn hệ thống năm 2011 - Hoạt động của ngân hàng Techcombank trong 2 năm 2011,2012 . Thực trạng và giải pháp

ng.

hợp tình hình hoạt động của toàn hệ thống năm 2011 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan