THỰC TRẠNG TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM

31 213 0
THỰC TRẠNG TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP  VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG TẠO VỐN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM I. Thực trạng tạo vốn (huy động vốn) 1. Yêu cầu đặt ra đối với công tác huy động vốn Lấy chiến lược huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội làm mục tiêu hành động của mình, yêu cầu đặt ra đối với công tác huy động vốn: - Đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên; - Đáp ứng cao nhất yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; Muốn vậy công tác huy động vốn của Ngân hàng phải thoả mãn các yêu cầu; + Từng bước nâng cao tỷ trọng vốn trung dài hạn trong cơ cấu tổng nguồn vốn, thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ, phong phú về hình thức, biện pháp huy động vốn qua các kênh. Xây dựng chiến lược kinh doanh, trước hết từ chiến lược vốn; + Trong công tác huy động vốn phải xuất phát từ phía yêu cầu (đầu ra) để lo nguồn huy động (đầu vào), đồng thời phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa bàn để có kế hoạch, chương trình huy động vốn. Phải xem việc khai thác có hiệu quả các nguồn vốn dưới mọi hình thức qua nhiều kênh khác nhau, vừa là nhiệm vụ lâu dài vừa là yêu cầu mang tính giải pháp tình thế hiện nay, gắn chiến lược huy động vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, nhịp nhàng. 2. Thực trạng huy động vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nhằm đáp ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, Sở Giao dịch NHNo&PTNT đã tích cực khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, đưa ra các hình thức huy động vốn tạo điều kiện chủ động trong hoạt động cho vay các hoạt động khác của Ngân hàng. Nhất là trong điều kiện hiện nay công tác huy động vốn đang là một bài toán khó đối với các NHNo&PTNT. Điều này đòi hỏi các NHNo&PTNT phải có biện pháp hữu hiệu, có các chiến lược huy động vốn đúng đắn, hợp lý để thu hút nguồn vốn đảm bảo cho đầu ra của Ngân hàng. Chỉ trên cơ sở có một nguồn vốn ổn định, giá cả hợp lý các NHNo&PTNT mới có thể thực hiện được mục tiêu lợi nhuận của mình. Với phương châm vốn là khâu mở đường nên Sở Giao dịch NHNo&PTNT đã vận dụng nhiều hình thức khai thác vốn ổn định có lợi trong kinh doanh. Việc huy động vốn không phải là công việc độc lập mà gắn liền với các nghiệp vụ bên có các nghiệp vụ trung gian khác như chuyển tiền, thanh toán. Ngân hàng phải tạo lập một nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Bên cạnh đó việc huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định thị trường đầu ra, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi không, lãi suất có phù hợp hay không. Chính vì vậy công tác huy động vốn của Sở Giao dịch phải đáp ứng được mục tiêu đề ra là phải nâng cao cả về số lượng chất lượng của nguồn vốn huy động. Nằm trên địa bàn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các Ngân hàng. Là một Sở Giao dịch đi vào hoạt động được 7 năm nhưng tốc độ huy động vốnSở Giao dịch đạt được quả là đáng khích lệ. Bằng nhiều hình thức biện pháp thích hợp nguồn vốn của Sở Giao dịch đã có sự tăng trưởng nhanh, vững chắc. Hình thức huy động chủ yếu là: tiền tiết kiệm, các loại kỳ phiếu, giấy tờ có giá dài hạn bằng đồng Việt Nam bằng ngoại tệ. Từ năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 31/3/2004 mặc dù tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn giữa các Ngân hàng trên địa bàn ngày càng gay gắt nhưng Sở Giao dịch NHNo&PTNT luôn bám sát mục tiêu kinh doanh, hoạt động huy động vốn đạt được các kết quả qua các năm như sau: Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Nguồn vốn huy động Tăng, giảm Số tiền Tỷ lệ % 1999 564 2000 1.623 1.059 187,77% 2001 2.207 584 35,98% 2002 3.240 1.033 46,80% 2003 3.810 570 17,59% 31/3/2004 4.545 735 19,29% Nguồn: Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Nhìn vào bảng 1 trên ta thấy nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch NHNo&PTNT đều tăng trưởng qua các năm. - Năm 2000 nguồn vốn huy động đạt 1.623 tỷ đồng, tăng so với năm 1999 là 564 tỷ đồng, tức là tăng 187,77%. - Năm 2001 nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch NHNo&PTNT đạt 2.207 tỷ đồng tăng 584 tỷ đồng so với 2000, về số tương đối tăng 35,98%. - Năm 2002 nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch NHNo&PTNT đạt 3.240 tỷ đồng tăng 1.033 tỷ đồng so với 2001, về số tương đối tăng 46,80%. - Năm 2003 nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch NHNo&PTNT đạt 3.810 tỷ đồng tăng 570 tỷ đồng so với 2002, về số tương đối tăng 17,59%. - 31/3/ 2004 Nguồn vốn huy động của Sở Giao dịch NHNo&PTNT đạt 4.545 tỷ đồng tăng 735tỷ đồng so với 2003, về số tương đối tăng 19,29%. Để xem xét thực chất nguồn vốn huy động ta xem đến cơ cấu huy động vốn tại Sở Giao dịch phân theo thời gian theo thành phần kinh tế: Bảng 2: Cơ cấu nguồn huy động tại Sở Giao dịch Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng NV (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng NV (%) Quy mô (tỷ đồng) Tỷ trọng trong tổng NV (%) Tổng nguồn vốn 2.207 3.240 3.810 I. Phân theo thời gian 1. Tiền gửi không kỳ hạn 2. Tiền gửi có kỳ hạn - Kỳ hạn dưới 12 tháng - Kỳ hạn 12 tháng trở lên 2.207 1.018 1.189 505 684 100 54 46 - - 3.240 1.179 2.061 451 1.610 100 36 64 - - 3.810 1.182 2.628 869 1.759 100 31 69 - - II. Phân theo thàng phần kinh tế 1. Tiền gửi tiết kiệm - Không kỳ hạn - Có kỳ hạn - Có kỳ hạn 12 tháng trở lên 2. Phát hành giấy tờ có giá 2 20 7 824 23 801 504 14 100 37,3 - - - 0,6 57,7 3.240 986 29 957 618 275 1.927 100 30,4 - - - 8,4 59,5 3.810 1.079 27 1.052 743 146 2.575 100 28,3 - - - 3,8 67,6 3. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 4. Tiền gửi các tổ chức TD 1.274 95 4,3 52 1,6 10 0,2 Nguồn: Báo cáo nguồn vốn Sở Giao dịch Nhận xét cơ cấu nguồn vốn: - Theo thời gian: Năm 2001 tổng nguồn vốn huy động là 2.207 tỷ đồng trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 1.018 tỷ đồng chiếm 54% tổng vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn là 1.189 tỷ đồng chiếm 46% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động là 3.240 tỷ đồng tăng 1.033 tỷ đồng so với năm 2001 trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 1.179 tỷ đồng chiếm 36% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn là 2.061 tỷ đồng chiếm 31% tổng nguồn vốn. Năm 2003 tổng nguồn vốn huy động là 3.810 trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 1.182 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn là 2.628 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 69% tổng nguồn vốn. Như vậy, ta thấy quy mô vốn tăng trưởng cơ cấu vốn cũng dần phù hợp hơn. Tiền gửi không kỳ hạn về số tuyệt đối tăng qua các năm. Do vậy, nó đã góp phần tăng qui mô huy động vốn của cả năm nhưng tỷ trọng có giảm dần. Năm 2001 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn là lớn nhất 54%. Nguồn vốn không kỳ hạn có ưu điểm là chi phí huy động thấp do vậy giảm chi phí hoạt động góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên với sự biến động phức tạp của loại vốn này mà Sở Giao dịch đã chú ý đến điều này điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp hơn. Tiền gửi có kỳ hạn tăng cả về số tuyệt đối số tương đối thế nó cũng tạo điều kiện để Sở Giao dịch thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong mọi trường hợp. Vì Sở Giao dịch có ưu thế là ngân hàng đầu mối do vậy Sở Giao dịch tăng thêm nguồn vốn điều phối cho các Sở Giao dịch khác đang gặp khó khăn về vốn. Tuy nhiên tiền gửi có kỳ hạn có tỷ trọng cao nên chi phí huy động lớn, lãi suất đầu vào cao, nhưng nó lại có cơ cấu vốn ổn định để cho vay các dự án cho vay trung, dài hạn. - Theo thành phần kinh tế: Năm 2001 tiền gửi tiết kiệm là 824 tỷ đồng chiếm 37,3% tổng nguồn vốn, phát hành giấy tờ có giá là 14 tỷ đồng chiếm 0,6%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1.274 tỷ đồng chiếm 57,7% tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 95 tỷ đồng chiếm 4,3%. Năm 2002 tiền gửi tiết kiệm là 986 tỷ đồng chiếm 30,4%, phát hành giấy tờ có giá là 275 tỷ tăng 259 tỷ so với năm 2001 chiếm 8,4% tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1.972 tỷ chiếm 59,5% tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 52 tỷ chiếm 1,6%. Năm 2003 tiền gửi tiết kiệm là 1.079 tỷ đồng tăng 93 tỷ đồng so với năm 2002 chiếm 28,3%, phát hành giấy tờ có giá là 146 tỷ chiếm 3,8% tiền gửi các tổ chức kinh tế là 2.575 tỷ đồng tăng 548 tỷ so với năm 2002 chiếm 67,6%, tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 10 tỷ chiếm 0,2%. Ta thấy tiền gửi tiết kiệm tiền gửi của các tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm. Tiền gửi của dân cư có xu hướng tăng dẫn đến chi phí lớn nhưng nó lại có tính ổn định hơn giúp nâng cao khả năng thanh toán giảm rủi ro trong thanh khoản tạo điều kiện thuận lợi cho Sở trong hoạt động kinh doanh của mình. Tiền gửi của các đơn vị kinh tế cũng tăng đều qua các năm nhất là năm 2003 tăng nhanh chiếm 67%. Nguồn vốn này có ưu điểm là chi phí thấp so với tiền gửi của dân cư. Tuy nhiên với tiền gửi của các tổ chức kinh tế lớn cũng gây ra những khó khăn nhất định. Bởi vì huy động được lượng lớn nhưng nguồn vốn này cũng không có tính ổn định cao vì các tổ chức kinh tế có thể gửi tiền vào cùng một lúc nhưng cũng có thể rút ra bất cứ lúc nào với số lượng lớn. Do vậy lượng vốn này không ổn định nó lại phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của các tổ chức. Chính vì vậy, Sở Giao dịch cần phải điều chỉnh để có một cơ cấu vốn phù hợp hơn. Trên đây ta thấy được tình hình huy động vốn nói chung cơ cấu vốn huy động tại Sở Giao dịch. Qua phân tích cho ta thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc huy động vốn nó liên quan đến vấn đề sử dụng vốn của Sở Giao dịch. 3. Các hình thức huy động vốn Các NHNo&PTNT làm nhiệm vụ vay tiền cho vay hoặc đầu tư với mục đích hưởng lợi qua lãi suất. Nghiệp vụ huy động vốn của NHNo&PTNT. Việc đưa ra các hình thức huy động phù hợp linh hoạt là điều rất cần thiết của NHNo&PTNT. Có như vậy mới khai thác được mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Các hình thức huy động vốn có ảnh hưởng đến khối lượng vốn huy động được vào Ngân hàng. Vì vậy việc sử dụng linh hoạt kết hợp các hình thức huy động vốn sẽ thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. 3.1. Huy động vốn tiền gửi Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong xã hội. ∗ Huy động tiền gửi không kỳ hạn Đây là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào hoặc trả cho bên thứ ba bằng cách phát hành séc Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng. Thực chất đây là khoản tiền dùng để đảm bảo khả năng trong thanh toán. Ở một số nước có công nghệ Ngân hàng phát triển cao, việc rút tiền từ tài khoản này phần lớn được thực hiện bằng điện thoại hoặc cũng có thể rút tiền một cách dễ dàng qua các máy rút tiền tự động ATM. Tiền gửi đảm bảo thanh toán được ký thác vào Ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả về mua hàng hoá dịch vụ thực hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách thuận tiện tiết kiệm. Đây là khoản tiền nhàn rỗi chờ thanh toán. Bởi vậy đối với khách hàng đây là một tài sản mà họ ký thác uỷ nhiệm cho Ngân hàng bảo quản thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng. Do đó việc dễ dàng chuyển nhượng được xem như là yếu tố rất quan trọng, còn việc hưởng lãi đối với số vốn được dùng với mục đích giao dịch chỉ là điều thứ yếu. Do vậy loại tiền gửi này được mệnh danh là tiền gửi theo yêu cầu, không đem lại lãi suất cụ thể. Đối với Ngân hàng đây là một khoản nợ mà Ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán chi trả cho người thụ hưởng loại tiền gửi này, lãi suất thường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác, nhưng khi khách hàng mở sử dụng tài khoản này thì Ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc với mức phí thấp. Như vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trong việc bảo quản vốn trong quá trình thanh toán trả tiền hàng hoá dịch vụ. Ngoài ra khách hàng còn được hưởng một khoản tiền lãi nhỏ một số dịch vụ miễn phí. Còn đối với Ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theo dõi ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc một số dịch vụ kèm theo. Chi phí này khá lớn nhưng nó được bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lượng tiền gửi vào số lượng tiền rút ra là không cùng một lúc chủ tài khoản thường không sử dụng hết số tiền trên tài khoản của mình. Do đó luôn tồn tại lại một khoản tiền trên tài khoản trong một thời gian dài, số dư ấy được Ngân hàng dùng để đầu tư cho vay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận. Như vậy đối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dư trên tài khoản giao dịch không những được bù đắp được chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. ∗ Huy động tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này được xác định trước. Do đó doanh nghiệp thường gửi vào Ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Phần lớn nguồn tiền này xuất phát từ nguồn tích luỹ của doanh nghiệp mà có. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn được hưởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó. Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, các NHNo&PTNT cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn, trong trường hợp này khách hàng không được hưởng lãi hoặc chỉ được hưởng theo lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn. Do tính chất của loại nguồn này tương đối ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng được phần lớn số dư loại nguồn vốn này để cho vay trung dài hạn. Nếu nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho Ngân hàng trong qúa trình kinh doanh. Các NHNo&PTNT thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Hiện nay các NHNo&PTNT có các loại tiền gửi có kỳ hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 2 năm. Với mỗi kỳ hạn khác nhau thì Ngân hàng áp dụng một mức lãi suất khác nhau. Thông thường thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Các NHNo&PTNT thường khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tương đối ổn định, Ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh. Nhưng về phía khách hàng khi gửi tiền với kỳ hạn dài họ sẽ lo âu vì sự không ổn định của đồng tiền, chỉ số lạm phát năm của nền kinh tế khả năng tài chính của Ngân hàng. Để thu hút được nhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền phải được đảm bảo, lạm phát vừa phải tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hànghiệu quả. Ở Mỹ tiền gửi có kỳ hạn chiếm 39% tiền gửi Ngân hàng. Các khoản này chủ yếu được thể hiện bằng chứng chỉ tiền gửi, được ghi rõ hạn định giá trị thanh toán. Việc rút tiền trước thời hạn sẽ bị phạt mức phạt có thể vượt quá số lãi được hưởng tính đến ngày rút tiền. Nhưng ở Đức, để khắc phục việc rút vốn trước hạn gây bất lợi cho người gửi tiền, Ngân hàng thường cấp cho khách hàng cần rút vốn trước hạn một khoản tín dụng mà coi khoản tiền gửi theo kỳ hạn là khoản đảm bảo cho tín dụng đó. Mức lãi suất đối với các chứng chỉ tiền gửi có thể cố định hoặc linh hoạt tuỳ theo sự lựa chọn cuả khách hàng đối với loại chứng chỉ tiền gửi có lãi suất linh hoạt, khách hàng có thể gửi thêm tiền trước hạn định. Các chứng chỉ tiền gửi đã được đa dạng hoá nhằm đáp ứng sự cạnh tranh trong huy động vốn của các Ngân hàng. Ví dụ, các chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá cao do Ngân hàng lớn phát hành có thể chuyển nhượng được chính những người mua chứng khoán đã tạo ra một thị trường phụ cho chứng chỉ tiền gửi này. Như vậy Ngân hàng có thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư lớn, mà lẽ ra các nhà đầu tư này có thể dùng vốn đầu tư vào các trái phiếu kho bạc hay vào thị trường tiền tệ. Các chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng tốt này thường được các công ty, các quỹ hưu trí các tổ chức chính quyền đầu tư với khối lượng lớn được giao dịch trên thị trường chứng khoán thứ cấp trước hạn định thanh toán. ∗ Huy động tiền gửi tiết kiệm Từ lâu tiền gửi tiết kiệm đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của các NHNo&PTNT. Vốn huy động từ các tài khoản tiết kiệm thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tiền gửi Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào Ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo quy định. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền của cá nhân chưa sử dụng được gửi Ngân hàng. Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân. Khi gửi tiền vào Ngân [...]... quả hiệu quả tín dụng 1 Kết quả cho vay vốn Trong hoạt động kinh doanh của mình, Sở Giao dịch hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn đặc biệt là hoạt động tín dụng được coi là mũi nhọn, là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình Thực hiện sự chỉ đạo của ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam Sở Giao dịch đã xác định hướng hoạt động tín dụng là: + Tích cực mở rộng đầu... doanh của Ngân hàng Tóm lại trong chương 1 đã chỉ ra vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, những nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng các hình thức huy động vốn Dựa vào phần lý luận chung này làm cơ sở cho việc đánh giá công tác huy động vốn đề ra các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn trong các chương tiếp theo II Thực trạng kết quả hiệu quả tín dụng. .. cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào Ngân hàng nhiều hơn, do đó cơ hội huy động vốn của Ngân hàng tăng lên Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch qua Ngân hàng rất phát triển Hầu hết người dân có thu nhập đều mở tài khoản Séc để thanh toán qua Ngân hàng Tuy nhiên ở những nước kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, nhu cầu giao dịch thanh toán qua Ngân hàng còn hạn chế nên... dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại Khi sử dụng vốn kém hiệu quả làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng tin của dân chúng vào Ngân hàng bị giảm đi, tiền vốn huy động vào Ngân hàng cũng bị giảm Từ đó rất khó khăn trong việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi Nếu hoạt động tín dụng hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập... phục vụ của mình sao cho vừa lòng khách hàng ∗ Uy tín của Ngân hàng Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại phát triển, các NHNo&PTNT phải có uy tín trên thị trường Uy tín phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng của Ngân hàng, uy tín được thể hiện ở chất lượng hoạt động có hiệu quả của Ngân hàng Chính vì vậy mà các NHNo&PTNT phải không ngừng nâng cao đảm... cho Ngân hàng về huy động vốn Ngược lại khi các hình thức huy động vốn của Ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, chất lượng hoạt động các dịch vụ chưa cao, hệ thống màng lưới còn ít, chưa tiện lợi cho khách hàng về việc giao dịch với Ngân hàng thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng huy động vốn của Ngân hàng Nếu một Ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt đa dạng thường có lợi thế hơn các Ngân hàng. .. động tín dụng Hoạt động tín dụng Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửi vào hệ thống Ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thì nghiệp vụ sử dụng vốn được thực hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ…để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho Ngân hàng Do vậy nếu hoạt động sử dụng vốn không... toàn hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu kinh tế địa phương, gắn tín dụng thương mại với đầu tư phát triển nông thôn kiên trì thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn + Thực hiện hoạt động tín dụng theo cơ chế thị trường quan hệ cung cầu vốn, áp dụng lãi suất thực dương, đảm bảo thu bù chi có lãi Tìm kiếm chuyển dần sang đầu tư theo dự án, các chương trình phát triển. .. quan hệ tín dụng với Ngân hàng Hiểu biết của người dân về ngân hàng còn rất hạn chế Họ chưa có thói quen sử dụng các tiện ích của các dịch vụ Ngân hàng, đại đa số dân chúng đều cho rằng Ngân hàng chỉ đơn thuần là một tổ chức nhận tiền gửi cho vay, họ chưa thấy được các chức năng khác của Ngân hàng Sở Giao dịch NHNo&PTNT ngoài việc phát hành kỳ phiếu, nhận tiền gửi tiết kiệm của dân chúng, chỉ thực. .. dân có việc làm thu nhập ổn định, đời sống ngày càng cao Do đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng ngày càng cao Nền kinh tế ở vào thời kỳ tăng trưởng, sản xuất phát triển, tích luỹ nhiều hơn do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của Ngân hàng thuận lợi Mặt khác nó cũng tạo ra môi trường đầu tư cho Ngân hàng, từ đó Ngân hàng phải tìm ra biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho hoạt . THỰC TRẠNG TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM I. Thực trạng tạo vốn (huy. động vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, nhịp nhàng. 2. Thực trạng huy động vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Ngày đăng: 07/11/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động - THỰC TRẠNG TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP  VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM

Bảng 1.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn huy động tại Sở Giao dịch - THỰC TRẠNG TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP  VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM

Bảng 2.

Cơ cấu nguồn huy động tại Sở Giao dịch Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình dư nợ Sở Giao dịch - THỰC TRẠNG TẠO VỐN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP  VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG VIỆT NAM

Bảng 3.

Tình hình dư nợ Sở Giao dịch Xem tại trang 23 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan