THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

18 120 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT TÂY I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT) được thành lập vào tháng 7/1988 theo Nghị định 53/HĐBT. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn vào ngày 22/12/1997: NHNo&PTNT Việt Nam-Ngân hàng thương mại quốc doanh, là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước có quyền tự chủ về mặt tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và bảo toàn vốn đầu tư. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây là thành viên trực thuộc của NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập từ tháng 10/1991, hoạt động theo luật của các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam, trên cơ sở sát nhập 8 đơn vị thuộc Ngân hàng nông nghiệp Sơn Bình và 6 đơn vị trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp thành phố Nội. Trụ sở giao dịch chính của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây đóng tại 34 đường Tô Hiệu-TX Đông-tỉnh Tây với mô hình 14 Ngân hàng huyện, thị xã, 17 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm. Khi mới thành lập Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây cơ sở còn thiếu thốn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ nhân viên là 1181 người, trình độ bất cập. Tổng nguồn vốn huy động là 77,9 tỷ đồng, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm 89%, nợ quá hạn 7,8 tỷ chiếm 16,8% trên tổng dư nợ, kết quả tài chính lỗ 5,2 tỷ. Có thể nói lúc bấy giờ Ngân hàng nông nghiệp Tây đang đứng trên bờ vực của sự phá sản. Sau nhiều năm kiên trì theo dường lối của Đảng và Nhà nước, được sự quan tâm của của các cấp chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên, toàn chi nhánh đã từng bước khắc phục khó khăn, đạt nhiều thành tích cao trong các hoạt động kinh doanh và các công tác khác.Từ năm 1997 đến nay, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây thường xuyên được Đảng và Nhà nước, các Bộ, các ngành Trung Ương-địa phương tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng ba năm 1995, hạng nhì năm 1997; Danh hiệu lá cờ đầu toàn hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1997 và năm 2000 dược Thống đốc Ngân hàng tặng bằng khen; Nhiều chuyên đề, nghiệp vụ chuyên môn đạt danh hiệu xuất sắc nhất toàn ngành như (Điện toán vi tính năm 1995-1997-1998, tín dụng năm 1998, kế toán ngân quỹ năm 1999 .). Đặc biệt trong năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp Tây được chủ tịch nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, năm 2001 được UBND tỉnh tặng danh hiệu cơ quan văn hoá. Với phương châm “Đi vay để cho vay” lấy hiệu quả kinh tế và mục tiêu sinh lời làm thước đo chính trong kinh doanh, kết quả đạt được đã tạo nên chỗ đứng với uy tín ngày càng cao, chiếm được niềm tin của khách hàng trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn. Sự thành công của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây đã chứng minh quá trình thường xuyên đổi mới phong cách giao dịch nhằm xây dựng lên một Ngân hàng kiểu mẫu thu hút khách hàng. Với những thành tích nổi bật và bề dày truyền thống trong hoạt động kinh doanh phục vụ có hiệu qủa, Ngân hàng nông nghiệp Tây tiếp tục phát huy để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. NH đặt ra định hướng đối với hoạt động tín dụng NH mình như sau: - Mở rộng cho vay đối với các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng tới các khách hàng quốc doanh, thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước. - Thực hiện đầu tư có trọng điểm, chú ý đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn có nhiều triển vọng phát triển, tăng cường tài trợ, đầu tư cho phát triển nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp. - Tăng cường thực hiện nỗ lực nhằm mở rộng quy mô tín dụng, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn. - Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để mở rộng tín dụng và là thước đo để đánh giá hoạt động tín dụng. - Củng cố tăng cường uy tín vị thế của ngân hàng trên thị trường nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng. Mục tiêu kinh doanh của NH đến năm 2003: -Tổng nguồn vốn huy động 3000 tỷ, tăng 589 tỷ, tốc độ tăng trưởng 25% -Tổng dư nợ 2700 tỷ, tăng 524 tỷ, tốc độ tăng trưởng 24% - Nâng cao chất lượng TD tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ - Tài chính: Phấn đấu có đủ quỹ lương chi cho CBCNV theo chế độ , thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. II. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY 1. Những thuận lợi tây là tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng 241.000, dân số 2,4 triệu người, toàn tỉnh có 939 doanh nghiệp và 53 vạn hộ trong đó có 49 vạn hộ sản xuất nông nghiệp. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung ổn định tại điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Tốc độ tăng trưởng khá, GDP tăng 9,8%(năm 2002) , cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, ngành nghề truyền thống được khôi phục, phát triển và đi vào hoạt động SXKD có hiệu qủa. Một số dự án của tỉnh đã và đang triển khai như phát triển đàn bò sữa, lợn hướng nạc, thực hiện cơ bản việc chuuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Các cơ chế chính sách về đầu tư tín dụng, bảo đảm tiền vay, lãi suất… được ban hành cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đã tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, thủ tục, tạo môi trường pháp lý thận lợi trong công tác đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. 2. Những khó khăn Kinh tế của tỉnh chủ yếu là thuần nông, cơ sở hạ tầng thấp kém, khách hàng có quan hệ với NHNo&PTNT tây đa số là hộ nông dân chiếm tỷ lệ 71% tổng dư nợ. Công tác đầu tư tín dụng chịu ảnh hưởng lớn về rủi ro trong sản xuất nông nghịêp, nhu cầu mở rộng sản xuất hàng hoá ngày càng lớn nhưng trình độ quản lý và kĩ thuật của người dân còn bất cập, hoạt động khuyến nông chơa đáp ứng dược nhu cầu nhất là công tác phòng dịch. Một số dự án trong nông nghiệp như chăn nuôi lợn hướng nạc, gà công nghiệp…vẫn mang tính tự phát chưa được quy hoạch và quan tâm đúng mức của cấp có thẩm quyền. Sản xuất công nghiệp-TTCN phát triển nhưng sản lượng sản phẩm tiêu thụ chậm mà cơ bản là chưa chuẩn bị tốt thị ttrường tiêu thụ sản phẩm, nên có lúc sản phẩm bị ứ đọng, giá cả giảm sút, hiệu quả dự án kém, thu nhập của người lao động thấp, ảnh hưởng tới việc thanh toán nợ với ngân hàng. Tình hình cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt hơn, huy động vốn ngoại tệ với khối lượng lớn lãi suất cao trong khi phí điều hoà vốn ngoại tệ liên tục giảm đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả tài chính. III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÂY 1. Tình hình cho vay, thu nợ Hộ sản xuất Hoạt động cho vay, thu nợ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Đối với cho vay hộ sản xuất vấn đề này cần được quan tâm hơn bởi vì cho vay hộ sản xuất món vay thường nhỏ lẻ, số lượng khách hàng nhiều địa bàn rộng không tập trung hộ vay còn nhiều hạn chế cả về nhận thức lẫn kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cũng như tiêu thụ sản phẩm. Nên việc thu nợ gặp nhiều khó khăn với những nguyên nhân khác nhau. Bảng 1: Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất ở ngân hàng NHNo&PTNT Tây trong 3 năm qua như sau: Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 - Doanh số cho vay 713.542 1.090.530 1.597.445 + Ngắn hạn 401.503 407.933 535.627 + Trung dài hạn 312.019 682.597 1.061.818 - Doanh số thu nợ 567.182 823.947 1.258.769 + Ngắn hạn 326.912 523.821 742.526 + Trung - dài hạn 240.270 300.126 516.243 - Dư nợ 746.435 1.123.854 1.629.554 + Ngắn hạn 313.958 428.713 609.769 + Trung dài hạn 432.477 695.141 1.019.785 Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay tăng dần so với các năm, nhất là năm 2002, doanh số cho vay tăng so năm 2000 là 883.903 triệu đồng, tỉ lệ tăng 130%. Điều đó chứng tỏ qui mô sản xuất ngày càng được mở rộng nhất là từ sau khi có quyết định 67/CP ngày 30/3/99 của Thủ tướng chính phủ đã được ngân hàng triển khai tới quần chúng nhân dân và được nhân dân chấp nhận. Đây là một chủ trương đúng, phù hợp với điều kiện của người nông dân nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên tính đến 31/12/02 số hộ còn dư nợ ngân hàng là 242.856 hộ, mới chỉ đạt 46% (năm 2001 là 40%)tổng số hộ trên địa bàn toàn tỉnh. Xét về kỳ hạn cho vay, ta nhận thấy là doanh số cho vay ngắn hạn (≤ 1 năm)có tăng dần theo từng năm nhưng tăng với mức độ nhẹ, trong khi doanh số cho vay trung - dài hạn lại tăng với mức tăng trưởng khá nhanh. Năm 2001 doanh số cho vay trung - dài hạn là 682.597 triệu đồng thì đến năm 2002 doanh số cho vay trung dài hạn là 1.061.818triệu đồng tăng so năm 2001 là 379.221 triệu đồng. Nhưng xét về cơ cấu dư nợ trên tổng dư nợ thì năm 2001 dư nợ trung dài hạn chiếm 62%. Năm 2002 dư nợ trung - dài hạn chiếm 63% trên tổng dư nợ. Như vậy tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân thông qua vốn đầu tư trung - dài hạn tốc độ tăng trưởng khá (vì doanh số cho vay trung - dài hạn năm 2002 tăng so năm 2001 là 379.221 triệu đồng). Trong cơ cấu cho vay ngành nghề sản xuất kinh doanh, cho vay hộ sản xuất nông - lâm nghiệp vẫn là chủ đạo, cho vay thương nghiệp dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề khác có xu hướng tăng khá. Điều này được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2 Đơn vị: Triệu đồng Ngành nghề Dư nợ Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1.Nông nghiệp 438.557 749.653 1.185.694 2.Công nghiệp -Tiểu thủ CN 164.282 201.845 248.367 3.Thương mại -Dịch vụ 143.596 162.356 195.493 Tổng số 746.435 1.123.854 1.629.554 Nhìn vào bảng số liệu trên, tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao với xu hướng tăng giảm qua các năm. Nhất là năm 2002 so với năm 2000 tăng 573.451 triệu đồng. Năm 2001 tỷ trọng ngành này là 66% thì đến năm 2002 tỉ trọng ngành sấp sỉ 75% tổng dư nợ. Những kết quả trên đây phần nào cho thấy hiệu quả vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất trong những năm qua. Để phân tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt của từng hộ qua bảng dưới đây . Bảng 3 Đơn vị tính triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 - Doanh số cho vay 713.542 1.090.530 1.597.445 - Số lượt hộ vay 183.922 211.007 254.165 - Doanh số BQ trên hộ vay 3,88 5,17 6,29 Doanh số cho vay tăng lên tương ứng với dư nợ bình quân trên hộ vay. Năm 2000 doanh số cho vay 713.542 triệu bình quân hộ 3,88 triệu đồng đến năm 2002 doanh số cho vay là 1.597.445 triệu đồng, bình quân 6,29 triệu đồng trên hộ vay. Với số tiền vay khá cao như vậy (so với năm 2000 là 3,88 triệu đồng) sẽ giúp cho hộ sản xuất mở rộng được quy mô sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, có điều kiện mua sắm các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho hộ sản xuất. * Doanh số thu nợ: Đối với một ngân hàng kết quả thu nợ có ý nghĩa rất quan trọng, nó phải ánh chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng, bảo đảm kinh doanh ngân hàng an toàn và có lãi. Qua số liệu bảng 1 cho thấy doanh số thu nợ có tăng lên so với các năm song mức độ tăng trưởng dư nợ năm 2002 quá cao so với năm 2001 nên tỉ lệ nợ quá hạn có giảm trên tổng dư nợ. Nhưng thực tế doanh số dư nợ trên tổng số nợ đến hạn vẫn còn chiếm tỉ lệ thấp, điều này được phân tích ở tình hình nợ quá hạn (phần sau). * Dư nợ hộ sản xuất. Dư nợ cho vay luôn là thước đo hoạt động của một ngân hàng nên bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ, cũng như các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp khác, NHNo&PTNT tây với địa bàn có hơn 80% số hộ sống bằng nghề nông lâm nghiệp và các dịch vụ nhỏ ở nông thôn. Nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất có ý nghĩa sống còn và là nhiệm vụ trọng tâm của NHNo&PTNT tây. Như trên ta đã phân tích dư nợ đối với hộ sản xuất ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2001 là 1.123.854 triệu đồng đến năm 2002 là 1.629.554 triệu đồng, dư nợ luôn tăng trưởng là điều đáng mừng. Cùng với việc doanh số cho vay năm 2002 tăng nhanh so với năm 2001 thì doanh số thu nợ cũng tăng lên đáng kể. Thu nợ tăng lên đó là một dấu hiệu rất khả quan đối với ngân hàng, điều này đã thể hiện được rằng các giải pháp tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất của ngân hàng đã phát huy hiệu quả. Cơ cấu dư nợ hộ sản xuất có sự thay đổi theo nhiều khía cạnh đánh giá. Để thấy rõ điều này ta sẽ phân tích thực trạng dư nợ cho vay hộ sản xuất theo kỳ hạn và ngành nghề cho vay. - Dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ: Dựa vào số liệu của bảng 1 ta thấy dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua từng năm. Tính trung bình cả giai đoạn 2000- 2002 đạt hơn 350 tỉ đồng với số hộ còn dư nợ đến 31/12/02 là 242.856 hộ góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương giai đoạn này đạt trung bình 20% năm. Số tiền trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng thường là tiền bán sản phẩm hàng hoá (doanh thu bán hàng) sau kỳ thu hoạch nhưng giá cả hàng hoá nhất là sản phẩm nông nghiệp vẫn mức ở thấp và luôn bị biến động, do đó làm tăng khả năng không hoàn trả được vốn và lãi vay ngắn hạn. Ngược lại với tình hình cho vay ngắn hạn đang tăng lên một cách nhẹ nhàng đều đặn, thì dư nợ cho vay trung -dài hạn tăng trưởng một cách nhanh chóng và vững chắc, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 4 Đơn vị: triệu đồng Khoản mục 2000 2001 2002 - Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất 746.435 1.123.854 1.541.854 - Dư nợ cho vay trung - dài hạn 432.477 695.141 1.019.785 - Tỉ lệ dư nợ trung - dài hạn 58% 62% 63% Với kết quả trên đây là đáng mừng vì các khoản cho vay trung - dài hạn được dùng để đầu tư vào các đối tượng, tài sản có tính lâu dài như chăn nuôi đại gia súc, mua sắm máy móc thiết bị và cải tạo trồng nước các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu, cải tạo ao hồ nuôi thả cá . với số tiền vay bình quân khá cao sẽ kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất. - Dư nợ cho vay hộ sản xuất phân theo ngành kinh tế: Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh doanh phục vụ sự nghiệp phát triển. Kinh tế theo định hướng của địa phương và của quốc gia. Vì vậy việc phân tích hướng phân bổ đầu tư vốn tín dụng ngân hàng phần nào có ý nghĩa trong xác định hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư trên địa bàn. Qua số liệu bảng 2 ta thấy dư nợ theo ngành kinh tế đều có xu hướng tăng trưởng, nhất là năm 2002 so năm 2001. Dư nợ ngành nông nghiệp tăng 158%; tiểu thủ công nghiệp tăng 123% ngành thương mại dịch vụ tăng 120%. Điều đó chứng tỏ một số ngành nghề truyền thống đã được chú trọng và khôi phục, qui mô sản xuất ngày được mở rộng. Đây là một trong ba ngành chủ lực của kinh tế địa phương đã được cấp uỷ, chính quyền và ban lãnh đạo ngân hàng tây đặc biệt quan tâm và cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong tương lai. 2. Tình hình nợ quá hạn Nợ quá hạn luôn là vấn đề đáng lo ngại đối với mỗi ngân hàng. Nó làm tốc độ quay vòng vốn của ngân hàng chậm lại, làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm phát sinh chi phí không cần thiết trong vấn đề đòi nợ, xử lý phát mại tài sản thế chấp. Nợ quá hạn mà không đòi hỏi được về lâu dài sẽ làm giảm nguồn vốn tự có của mỗi ngân hàng và ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập do việc trích quỹ dự phòng rủi ro theo qui định. Tỉ lệ nợ quá hạn cao diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới sự phá sản của ngân hàng. Qua số liệu của bảng 1 ta thấy nợ quá hạn phát sinh tới 86% là hộ sản xuất nông - lâm nghiệp. Đây là một trong những đối tượng khách hàng phải chịu nhiều rủi ro trong sản xuất kinh doanh nhất do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là những nguyên nhân khách quan như mưa lũ, hạn hán, dịch bệnh, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn như do địa điểm không thuận lợi, yếu tố môi trường, tình cảm . Đây là đối tượng khách hàng mà hoạt động tín dụng ngân hàng phải chi phí ở mức cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Điều này cho thấy việc cho vay đối với hộ sản xuất cần phải quan tâm hơn nữa và phải có những biện pháp phù hợp áp dụng cho từng vùng, khu vực kinh tế thì mới mang lại hiệu quả thực sự cho hộ sản xuất và ngân hàng. 3. Đánh giá chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Tây Ngoài hai chỉ tiêu: * Chỉ tiêu 1: = *Chỉ tiêu 2: Tỉ lệ dư nợ trung - dài hạn hộ SX = Đã được tính toán ở phần trên, ta phân tích thêm một số chỉ tiêu: * Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất: Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất = [...]... tâm nhưng chất lượng chưa cao, việc xử lý những sai sót, vi phạm xảy ra còn chưa nghiêm minh, kiên quyết, chưa kịp thời Lực lượng đội ngũ cán bộ tín dụng còn mỏng, trình độ không đồng đều, đôi khi công tác bố trí tổ chức cán bộ chưa thực sự hợp lý Một số bộ phận hiệu quả công tác còn thấp c- Những nguyên nhân làm cho chất lượng tín dụng hộ sản xuất ở NHNo và PTNT tây chưa tốt Chất lượng tín dụng còn... kip thời chưa có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa ngân hàng với chính quyền địa phương và các tổ chức, ban ngành hữu quan * Ngoài những nguyên nhân trên, để đánh giá chất lượng tín dụng ta xem xét hiệu quả của nó còn liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, có thể nói tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Tây có những đóng góp đáng kể để cho kinh tế của tỉnh Đó là... giá thực trạng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Tây Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo & PTNT tây tuy có đạt được một số thành tựu khả quan song còn không ít những khó khăn hạn chế do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra Cụ thể như sau: a- Kết quả đạt được: Kết quả nổi bật là dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì ở mức khá cao Dư nợ hộ sản xuất bình quân hàng... khoán trực tiếp để xác định hướng đầu tư, mức đầu tư từng loại đối tượng cụ thể Tranh thủ sự giúp đỡ các cấp lãnh đạo từ tỉnh cho đến huyện, xã cùng phối kết hợp với các ngành, đoàn thể, cơ quan tuyên truyền các chủ trương, chính sách cho vay của NHNo b- Những mặt còn tồn tại trong công tác tín dụng hộ sản xuất: Chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tuy rằng khá tốt, nhưng hầu như những khoản nợ... vào ngân hàng Việc chỉ đạo sửa sai sau kiểm tra ở một số nơi còn chậm, chưa kiên quyết, sự kết hợp với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ, hiệu quả thu nợ còn thấp chưa đạt yêu cầu Cán bộ tín dụng đôi khi do tiết kiệm thời gian nên cùng khách hàng lập dự án sản xuất kinh doanh mang tính hình thức, đối phó, chưa nêu cao ý thức trách nhiệm dẫn đến hiệu quả vốn tín dụng chưa được tốt Tình trạng phổ... hạn chưa xử lý kịp thời dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn chưa đúng thực trạng chất lượng tín dụng Một số ít cán bộ tín dụng chưa quan tâm đến hướng dẫn qui trình nghiệp vụ, thậm chí không tuân theo qui trình nghiệp vụ đã qui định Việc chỉ đạo cán bộ, tổ công tác thực hiện qui trình nghiệp vụ chưa nghiêm, kém hiệu lực và còn nhiều sơ hở Một số ngân hàng cơ sở chưa làm tốt công tác giám sát, kiểm tra vốn vay thông... thường các món vay ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm do đó vốn tín dụng có tốc độ quay vòng thấp Từ bảng trên ta thấy vòng quay vốn của NHNo Tây trong 3 năm qua đều nhỏ hơn 1, duy chỉ có vốn ngắn hạn qua các năm là lớn hơn một lần Chứng tỏ vốn ngân hàng mức chỉ đạt yêu cầu đối với cho vay ngắn hạn hộ sản xuất Nhưng vòng quay vốn của NHNo Tây không hoàn toàn tăng lên theo từng năm, vì trong giai đoạn... quay vốn trong năm 2002 * Phân tích nợ quá hạn: Hệ số nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng Là sự biểu hiện triệu chứng khách hàng không trả nợ ngân hàng đúng hạn chỉ tiêu này được xác định như sau: Hệ số nợ quá hạn = x 100 Hệ số nợ quá hạn càng cao, khả năng không thu hồi được vốn của ngân hàng càng lớn ở phần trên ta đã xem xét nợ quá hạn theo các ngành nghề, tuy nhiên để... hạn phát sinh do hộ sản xuất sử dụng vốn sai mục đích xin vay hoặc khi hoàn thành dự án chưa đến hạn trả nợ ngân hàng đem cho vay nóng kiếm lời nhưng không đòi được nợ dẫn đến không trả được nợ ngân hàng + Thứ ba: Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Công tác quản lý chỉ đạo tín dụng chưa nghiêm dẫn đến việc một số ít cán bộ tín dụng làm trái qui trình nghiệp vụ, vi phạm thể lệ chế độ của ngành qui định công... kinh tế, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chính sách "xoá đói giảm nghèo" xây dựng nông thôn mới Khối lượng vốn tín dụng lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, doanh số cho vay bình quân hàng năm 1.134 tỷ đồng, trong đó chú trọng đầu tư tập trung . THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ TÂY Ngân. giá thực trạng cho vay hộ sản xuất của NHNo & PTNT Hà Tây Hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất ở NHNo & PTNT Hà tây tuy có đạt được một số thành

Ngày đăng: 07/11/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất ở ngân hàng NHNo&PTNT Hà Tây trong 3 năm qua như sau: - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

Bảng 1.

Tình hình cho vay, thu nợ hộ sản xuất ở ngân hàng NHNo&PTNT Hà Tây trong 3 năm qua như sau: Xem tại trang 5 của tài liệu.
tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt của từng hộ qua bảng dưới đây . - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

t.

ích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt của từng hộ qua bảng dưới đây Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 4 - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

Bảng 4.

Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 5: Bảng tính vòng quay vốn của NHNo & PTNTHà tây Đơn vị tính: triệu đồng - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

Bảng 5.

Bảng tính vòng quay vốn của NHNo & PTNTHà tây Đơn vị tính: triệu đồng Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 6 - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSX TẠI NHNO&PTNT HÀ TÂY

Bảng 6.

Xem tại trang 12 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan