TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600

25 889 0
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ UCP600 1.1. Khái niệm nội dung phương thức tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từphương thức thanh tóan trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh tóan phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng. Diễn đạt một cách đơn giản hơn, phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khác chi trả hoặc chấp thuận yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều kiện điều khỏan quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng đầy đủ. Qua khái niệm tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ gồm có : 1. Người xin mở thư tín dụng (applicant) : thông thường là người mua hay là tổ chức nhập khẩu. 2. Người hưởng lợi (beneficiary) : là người bán hay là người xuất khẩu hàng hóa. 3. Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (the issuing bank) : là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu là ngân hàng thừơng được hai bên nhà nhập khẩu xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn. 4. Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank) : là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngòai các bên tham gia vừa đề cập trên đây còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ này, bao gồm : 5. Ngân hàng xác nhận (the confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh tóan. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng (3) (7) NH mở L/C Người nhập khẩu Người xuất khẩu NH thông báo L/C (8) (10)(2) (5) (6)(11) (9) (4) (1) hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu u cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng tài chính quốc tế. 6. Ngân hàng thanh tóan (the paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh tóan trả tiền hay chiết khấu chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu. 7. Ngân hàng thương lượng (the negotiating bank): là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ thường cũng là ngân hàng thơng báo thư tín dụng . Trường hợp thư tín dụng quy định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thư tín dụng quy định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. 8. Ngân hàng chuyển nhượng (the transfering bank), ngân hàng chỉ định (the nominated bank), ngân hàng hòan trả (the reimbursing bank), ngân hàng đòi tiền (the claiming bank), ngân hàng chấp nhận (the accepting bank), ngân hàng chuyển chứng từ (the remitting bank). Tất cả được giao tráchnhiệm cụ thể trong thư tín dụng. Thư tín dụng (letter of credit) gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo u cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ Để có cái nhìn tổng qt về tín dụng chứng từ, tòan bộ nội dung các bước thực hiện phương thức tín dụng chứng từ được mơ tả ở sơ đồ số 1.1 sau: Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (1) Hai bên xuất khẩu nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại (2) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng (3) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết (4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã được mở (5) Dựa vào nội dung L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu (6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh tóan xuất trình cho ngân hàng thông báo để được thanh tóan. (7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh tóan sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. (8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh tóan. (9) Ngân hàng thông báo ghi có báo có cho người xuất khẩu. (10)Ngân hàng mở L/C trích tài khỏan báo nợ cho người nhập khẩu. (11)Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng. Qua nội dung trình tự các bước tiến hành phương thức tín dụng chứng từ như đã mô tả ở trên đây, chúng ta thấy rằng phương thức tín dụng chứng từphương thức thanh tóan sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu nhập khẩu. Bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền còn bên nhập khẩu được ngân hàng đứng ra xem xét , kiểm tra bộ chứng từ nhằm đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận đầy đủ kịp thời chính xác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền. Trong phương thức này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh tóan chứ không chỉ là trung gian đơn thuần như những phương thức thanh tóan khác. Chính vì vậy hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh tóan quốc tế. Tuy vậy, phương thức tín dụng chứng từ chỉ có thể sử dụng trong thanh tóan mậu dịch còn trong thanh tóan phi mậu dịch vẫn phải dùng phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu. 1.2. Quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 1.2.1. Quy trình mở L/C Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi vào ngân hàng kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến. NH mở L/C Người xin mở L/C (NK) Người hưởng thụ L/C (XK) NH thông báo L/C (2) L/C (1) Giấy đề nghò mở L/C (3) L/C Hợp đồng Tòan bộ quy trình này liên quan đến bốn bên : đơn vị nhập khẩu, ngân hàng mở L/C, đơn vị xuất khẩu, ngân hàng thơng báo L/C trong đó đơn vị nhập khẩu ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động. Chi tiết về quy trình mở L/C được trình bày ở sơ đồ 1.2.1 sau : Sơ đồ 1.2.1: Quy trình mở thư tín dụng. 1.2.1.1. Bước 1 : Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngọai thương (hoặc đơn đặt hàng),đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi đơn vị nhập khẩu mở tài khỏan ngọai tệ) để u cầu ngân hàng mở một L/C cho người bán hay người xuất khẩu hưởng. Khi lập giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khẩu là đơn vị mở đầu quy trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, cần chú ý những điểm cơ bản sau: • Viết đúng nội dung theo mẫu giấy đề nghị mở L/C do Ngân hàng mở L/C ấn hành. • Tổ chức nhập khẩu cần phải thận trọng cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C, làm thế nào để vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa để bên xuất khẩu có thể chấp nhận được. • Khi lập giấy đề nghị mở L/C, đơn vị nhập khẩu phải tơn trọng những điều kiện trên hợp đồng, tránh tình trạng mâu thuẫn trái ngược nhau. Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng cũng có thể thay đổi một số nội dung đã ký trên hợp đồng. • Giấy đề nghị mở L/C sẽ được lập tối thiểu là hai bản. Sau khi ngân hàng ký nhận, đóng dấu gửi trả lại cho đơn vị một bản. • Giấy đề nghị mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp giữa người mở L/C với ngân hàng mở L/C là cơ sở để ngân hàng mở L/C soạn thảo L/C gửi cho bên xuất khẩu. Khi lập giấy đề nghị mở L/C gửi cho ngân hàng, đơn vị nhập khẩu còn phải gửi kèm theo các chứng từ sau: Giấy đăng ký mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu Giấy đăng ký kinh doanh Giấy phép nhập khẩu (nếu là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện) Hợp đồng thương mại 1.2.1.2. Bước 2 : Căn cứ vào yêu cầu xin mở L/C của đơn vị nhập khẩu các chứng từ có liên quan, nếu đồng ý ngân hàng trích tài khỏan đơn vị nhập khẩu để ký quỹ mở L/C sau đó lập L/C gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước người xuất khẩu thông qua đường điện tín (telex), hệ thống SWIFT, đường bưu chính … Khi quyết định việc mở L/C, ngân hàng mở L/C là người thanh tóan cho người hưởng lợi khi họ thực hiện đúng các quy định trong L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không có tiền, có tồn tại hay phá sản. Do đó ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh , đặc biệt là hiệu quả phương án nhập khẩu hàng hóa tình hình tài chính của đơn vị yêu cầu mở L/C. Chú ý : L/C là văn bản do ngân hàng mở L/C lập ra theo yêu cầu của đơn vị nhập khẩu chứ không phải do đơn vị nhập khẩu lập cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định khi các điều kiện của L/C được thực hiện đầy đủ. 1.2.1.3. Bước 3 : Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính chân thật của điện L/C nhận được cho nhà xuất khẩu dưới hình thức văn bản nguyên văn (nhận thế nào thì chuyển thế đó) sau khi đã kiểm tra chữ ký hay mã khóa của bức điện L/C đó. Có hai trường hợp thông báo L/C chủ yếu thường xảy ra dưới đây : Trường hợp 1 : Ngân hàng X nhận được L/C từ ngân hàng mở trực tiếp thông báo cho người thụ hưởng là khách của ngân hàng X. Ngân hàng X sẽ thông báo trực tiếp tới người thụ hưởng người thụ hưởng chỉ chịu một lần phí thông báo. Trường hợp 2 : Ngân hàng X nhận được L/C từ ngân hàng thông báo thứ nhất chuyển đến . Do ngân hàng ngân hàng X không có quan hệ đại lý với ngân hàng phát hành L/C nên ngân hàng phát hành L/C phải mở L/C qua ngân hàng thông báo thứ nhất (là ngân hàng có quan hệ đại lý với ngân hàng mở L/C) rồi ngân hàng thông báo thứ nhất mới chuyển tiếp đến ngân hàng thông báo thứ hai là ngân hàng X để ngân hàng X thông báo NH mở L/C NK XK NH thương lượng (7) Thanh toán (9) Thanh toán nhận bộ chứng từ (8) Thanh toán (4) Hàng hoá 6) Telex bộ chứng từ (5) Bộ chứng từ L/C NH mở L/C NK XK NH Chỉ đònh (8) Thanh toán (9) Thanh toán nhận bộ chứng từ (6) Thanh toán chiết khấu (4) Hàng hoá (7) Bộ chứng từ (5) Bộ chứng từ L/C trực tiếp cho người thụ hưởng. Trường hợp này ngân hàng X chỉ cần kiểm tra chữ ký của ngân hàng thứ nhất người thụ hưởng phải chịu hai lần phí thơng báo từ hai ngân hàng. 1.2.2. Quy trình thanh tóan L/C Quy trình thanh tóan L/C băt đầu từ bước 4 trở đi bao gồm các khâu chính đó là giao hàng, lập bộ chứng từ của đơn vị xuất khẩu kiểm tra bộ chứng từ, thanh tóan của ngân hàng mở L/C. Quy trình thanh tốn L/C có thể chia ra thành hai trường hợp : Thanh tóan tại ngân hàng mở L/C (sơ đồ số 1.2.2a) thanh tóan tại ngân hàng chỉ định (sơ đồ số 1.2.2b) Sơ đồ 1.2.2a: Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng mở L/C Sơ đồ 1.2.2b: Quy trình thanh toán L/C tại Ngân hàng chỉ đònh trên L/C. 1.2.2.1. Bước 4 Đơn vị xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thơng báo gởi đến tiến hành kiểm tra đối chiếu với hợp đồng mua bán ngọai thương đã ký trước đây. Sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu, nếu không đồng ý thì đề nghị bên nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hòan chỉnh mới giao hàng. Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị xuất khẩu vì L/C có thể giống hợp đồng cũng có thể khác hợp đồng, nhưng khi thanh tóan thì phải thực hiện đúng theo những điều khỏan của L/C. Những nội dung quan trọng cần kiểm tra khi nhận L/C gồm : Thời gian mở L/C : Thông thường L/C được bên nhập khẩu mở trước ngày giao hàng một thời gian nhất định, để bên xuất khẩu có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị hàng hóa gửi đi. Nhưng nếu mở quá sớm trước ngày giao hàng thì bên nhập khẩu bị đọng vốn vì khi mở L/C bên nhập khẩu phải ký quỹ một phần hay tòan bộ trị giá L/C. Do vậy thường bên nhập khẩu không thích mở L/C quá sớm, nhưng nếu mở quá trễ thì bên xuất khẩu không có đủ thời gian chuẩn bị cho việc giao hàng. Vì vậy thời gian mở L/C phải hợp lý cho cả hai bên. Ngân hàng mở L/C : Ngân hàng mở L/C là ngân hàng cam kết bảo đảm việc thanh tóan cho bên xuất khẩu. Vì vậy đơn vị xuất khẩu cần xem xét người đảm bảo (ngân hàng mở L/C) co uy tín hay không (thái độ chính trị, tiềm lực vốn), trách nhiệm cam kết thanh tóan có rõ ràng cụ thể hay không. Ngân hàng này có quan hệ giao dịch lần nào chưa . . . Nếu chưa an tâm thì co thể yêu cầu ngân hàng thứ ba làm ngân hàng xác nhận để được đảm bảo hơn. Lọai thư tín dụng : Thư tín dụng có nhiều lọai như L/C có thể hủy ngang (revocable L/C), L/C không thể hủy ngang (irrevocable L/C), L/C không thể hủy ngang có xác nhận (confirmed irrevocable L/C), thư tín dụng chuyển nhượng (transferable L/C) . . . Mỗi lọai có tính chất sử dụng khác nhau. Hiện nay lọai L/C không thể hủy ngang lọai có xác nhận hay được sử dụng. Ngày địa điểm hết hiệu lực : Tất cả L/C đều quy định nơi ngày cuối cùng có hiệu lực cho việc xuất trình chứng từ để thanh tóan. Đơn vị xuất khẩu cần phải nghiên cứu thời hạn hịêu lực của L/C xem có đủ thời gian để thực hiện các khâu chuẩn bị hàng hóa, giao hàng xuất trình bộ chứng từ thanh tóan. Thông thường thời hạn hiệu lực của L/C phải ít nhất là sau ngày giao hàng 10-15 ngày địa điểm hết hiệu lực tại nước người xuất khẩu. Trị giá L/C : Thông thường thì trị giá L/C bằng giá hàng (CIF, FOB …) nhân với số lượng hay trọng lượng hàng hóa. Nếu là hàng hóa cân theo trọng lượng (không phải là bao kiện) thì thường quy định thêm dung sai +/- 5% trọng lượng hàng họăc +/- 5% trị giá L/C. Điều kiện giao hàng : Hàng hóa được phép giao từng phần hay không, chuyển tải, cho phép hay không cho phép, hàng hóa phải được giao trên boong tàu (on deck) hay trên khoang tàu (on board) hay chở trần (in bulk). Ngay cả khi L/C không cho phép chuyển tải, ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn ghi rõ chuyển tải trong chừng mực xếp hàng bằng container, sà lan miễn là tòan bộ việc chuyên chở bằng đường biển sử dụng bởi một cùng một vận đơn . Bộ chứng từ thanh tóan : Đơn vị xuất khẩu cần phải nghiên cứu xem bên nhập khẩu yêu cầu xuất trình những chứng từ lọai nào, ai cấp, bao nhiêu bản bản thân mình có thể đáp ứng được những chứng từ này hay không?. Nếu những chứng từ nào mà bên xuất khẩu không thể xuất trình được thì phải tu chỉnh L/C ngay trước khi giao hàng. Tóm lại, đơn vị xuất khẩu khi nhận thư tín dụng cần hết sức thận trọng kiểm tra, phân tích từng điều khỏan trước khi tiến hành giao hàng lập bộ chứng từ thanh tóan phù hợp với thư tín dụng. Chỉ cần sai một trong những điều khỏan trong L/C thì sẽ không được thanh tóan. Do đó nếu không đồng ý ở điều khỏan nào thì đề nghị sửa đổi bổ sung. 1.2.2.2. Bước 5 : Sau khi hòan thành nghĩa vụ giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh tóan theo đúng điều khỏan trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng thông báo để yêu cầu thanh tóan. Hồ sơ chứng từ gửi ngân hàng thanh toán gồm có phiếu xuất trình chứng từ thanh tóan hàng xuất khẩu các chứng từ chi tiết theo yêu cầu của L/C 1.2.2.3. Bước 6 Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu nhận, kiểm tra xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nộp vào Khi ngân hàng bên xuất khẩu nhận được chứng từ cùng bản gốc L/C từ bên xuất khẩu, ngân hàng bên xuất khẩu sẽ thực hiện : • Kiểm tra chi tiết từng lọai chứng từ, thanh tóan viên sẽ xem lại ngày xuất trình chứng từ có nằm trong thời hạn hiệu lực đúng theo quy định của L/C hay không • Kiểm tra các lọai chứng từ đã được xuất trình đầy đủ chưa • Cuối cùng kiểm tra tổng quát bằng cách đọc lại L/C để xem bộ chứng từ có gì sai biệt với L/C hay không Sau khi kiểm tra thì tùy vào tình trạng cụ thể của bộ chứng từ mà ngân hàng giải quyết. Nếu bộ chứng từ không có sai sót thì xem xét tới điều kiện trả tiền của L/C là trả ngay (available by payment) hay thương lượng (available by negotiation), L/C cho phép đòi tiền bằng điện hay không cho phép đòi tiền bằng điện. Nếu bộ chứng từ có sai sót thì tất cả những sai sót đó thuộc lọai có thể sửa chữa được hay không thể sửa chữa được. Tùy từng trường hợp mà ngân hàng của bên xuât khẩu gửi bộ chứng từ đi đòi tiền với những chỉ thị phù hợp. 1.2.2.4. Bước 7 Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh tóan do ngân hàng bên xuât khẩu gửi tới, tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khỏan quy định trong L/C nếu thấy phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ thanh tóan cho bên xuất khẩu theo lệnh của ngân hàng bên xuất khẩu. Trường hợp mua hàng trả chậm thì ngân hàng mở L/C nếu đồng ý thanh toán sẽ gửi điện chấp nhận thanh tóan vào ngày đáo hạn cho ngân hàng bên xuất khẩu đồng thời gửi hối phiếu cho đơn vị nhập khẩu để ký chấp nhận hối phiếu. 1.2.2.5. Bước 8 Nhận được điện báo có về khỏan thanh tóan bộ chứng từ hàng xuất khẩu, ngân hàng bên xuất khẩu sẽ báo có vào tài khỏan cho đơn vị xuất khẩu hoặc thông báo là hối phiếu có kỳ hạn đã được ngân hàng mở L/C chấp thuận thanh tóan. 1.2.2.6. Bước 9 Ngân hàng mở L/C yêu cầu đơn vị nhập khẩu thanh tóan tiền hàng chuyển chứng từ cho đơn vị nhập khẩu. Nếu đơn vị nhập khẩu từ chối thanh tóan thì tùy từng trường hợp mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết. Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp này là giấy đề nghị mở thư tín dụng đơn vị nhập khẩu gửi cho ngân hàng khi yêu cầu mở thư tín dụng. 1.3. Các lọai thư tín dụng thương mại Trong buôn bán quốc tế có rất nhiều lọai thư tín dụng khác nhau sau đây là một số lọai thư tín dụng thường gặp trong thanh tóan quốc tế. 1.3.1. Thư tín dụng có thể hủy ngang (revocable L/C) Là một L/C mà người mở L/C đơn vị nhập khẩu có thể sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Lọai thư tín dụng được hủy ngang ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ thì chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là cam kết. 1.3.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (irrevocable L/C) Là lọai L/C mà ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh tóan tiền cho đơn vị xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó. Lọai L/C không thể hủy bỏ đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Nếu L/C không ghi là có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang thì nó sẽ được coi là không thể hủy ngang (điều 3 UCP600). 1.3.3. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (cofirmed irrevocable L/C) Là lọai L/C không hủy ngang được một ngân hàng khác uy tín hơn đứng ra xác nhận đảm bảo việc trả tiền theo thư tín dụng đó cùng với ngân hàng mở L/C. Điều đó có nghĩa là ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thanh tóan tiền cho người xuất khẩu nếu như ngân hàng mở L/C không trả được tiền (ví dụ như ngân hàng mở L/C bị phá sản, bị mất khả năng chi trả . . .) do đó theo L/C này thì người xuất khẩu được đảm bảo hơn. Nguyên nhân có lọai L/C không hủy ngang có xác nhận là do đơn vị xuất khẩu không hòan tòan tin tưởng vào ngân hàng mở L/C nhất là trong những trường hợp trị giá L/C tương đối lớn. Trong L/C này trách nhiệm của ngân hàng xác nhận nặng hơn ngân hàng mở L/C do đó để được ngân hàng thứ ba đứng ra xác nhận thì ngân hàng mở L/C phải ký quỹ cho ngân hàng xác nhận. Còn phí xác nhận thì hoặc bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu trả tùy theo hợp đồng quy định. Thông thường thì ngân hàng thông báo thường là ngân hàng xác nhận. 1.3.4. Thư tín dụng tuần hòan (revolving letter of credit) Là lọai thư tín dụng không thể hủy ngang trong đó quy định rằng khi L/C sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hiệu lực của L/C thì nó lại tự động có giá trị như cũ cứ như vậy L/C tuần hòan đến khi nào hòan tất giá trị hợp đồng . Lọai L/C tuần hòan này được áp dụng trong trường hợp hai bên xuất khẩu nhập có quan hệ thường xuyên đối tượng thanh tóan không thay đổi. Khi áp dụng L/C tuần hòan, tổ chức nhập khẩu có lợi ở hai điểm lớn : không bị đọng vốn, giảm được phí tổn do việc mở L/C. Thư tín dụng tuần hòan được chia làm hai lọai : • Lọai L/C tuần hòan có tích lũy : là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch L/C trước vào L/C sau cứ như vậy cho đến L/C cuối cùng. Điều đó có nghĩa là trong thời gian hiệu lực của L/C, tổ chức xuất khẩu vì lý do kỹ thuật nào đó mà không thực hiện được đủ số lượng, giá trị trên L/C thì qua L/C kế tiếp đơn vị xuất khẩu có thể [...]... • Các quy định quốc tế áp dụng trong phương thức tín dụng chứng từ Quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (UCP600- 2007) Các họat động thanh toán thương mại quốc tế, đặc biệt là các họat động liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có sự hiểu biết thấu đáo thống nhất trong phạm vi tòan thế giới Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng đẩy mạnh giao lưu thương... quán Thư tín dụng dự phòng (ISP98) Tập quán thư tín dụng dự phòng chỉ dùng cho lọai thư tín dụng dự phòng thường áp dụng ở thị trường Mỹ còn UCP thì áp dụng được cho cả thư tín dụng thương mại thư tín dụng dự phòng Khi áp dụng ISP98 người ta thường quy định vào trong L/C dự phòng đó là áp dụng theo ISP98 luật New york 1.5 Lịch sử hình thành UCP tính tất yếu của việc ra đời của UCP600 UCP... trừ khi có sự quy định khác rõ ràng trong tín dụng Bất cập khi sử dụng : UCP 600 chưa nêu được mối quan hệ giữa UCP với các quy tắc khác Nếu L/C chỉ ra tham chiếu UCP600 URC522 thì biết áp dụng luật nào liệu L/C có bị vô hiệu hay không? Điều 2 : Định nghĩa UCP600 đưa ra 15 khái niệm liên quan đến chủ thể khách thể của phương thức tín dụng chứng từ và đưa ra một số khái niệm mới Chủ thể bao... định UCP600 quy định cách ghi địa chỉ trong chứng từ không nhất thiết phải giống như địa chỉ ghi trong tín dụng nếu cùng một quốc gia Các chi tiết phụ của địa chỉ (telephone, fax, email ) không nhất thiết giống nhau trên các chứng từ với tín dụng thư nhưng địa chỉ người nhận hàng thông báo nhận hàng ghi trên chứng từ vận tải phải đúng như ghi trên tín dụng thư UCP600 đã bỏ điều 30 của UCP 500 về. .. Custom and Practice for Documentary Credits” (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ) Bản UCP đầu tiên được ICC (Phòng thương mại quốc tế) phát hành từ năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bản quy tắc (thông lệ quốc... hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hòan hảo Một chứng từ vận tải hòan hảo là một chứng từ không có điều khỏan hoặc ghi chú tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa Chữ “hòan hảo” không cần thiết phải thể hiện trên chứng từ vận tải là “ hòan hảo đã bốc hàng” bỏ từ Bất cập khi sử dụng : Ngân hàng có coi chứng từ vận tải bị bẩn rách góc là unclean... thích UCP600 đã có điều khỏan mới giải thích các quy định pháp lý thường gặp trong thư tín dụng như : cách ký chứng từ “có thể bằng tay, fax, chữ ký đục lỗ , cách xác nhận chứng từ , các thuật ngữ về thời gian “ngay lập tức”, “càng sớm càng tốt” , điều kiện chi nhánh tham gia vào tín dụng Ngòai ra còn có các giải thích mới : thư tín dụng là không thể hủy ngang dù không có đề cập đến , khái niệm về. .. phát hành chứng từ áp dụng cho bất kỳ người phát hành nào trừ người thụ hưởng (khác với điều 20 của UCP500) Việc giải thích các từ “vào khỏang ” “vào ngày” khác với điều 46c UCP500 Điều 4 : Tín dụng hợp đồng Tương thích với điều 3 của UCP 500 UCP600 không khuyến khích người yêu cầu mở L/C đưa các văn bản của hợp đồng cơ sở, hóa đơn chiếu lệ như một bộ phận cấu thành của tín dụng thư Quan điểm... UCP công việc hàng ngày của những người thực hiện thanh tóan bằng tín dụng chứng từ Thông qua việc sử dụng ISBP, những người kiểm tra chứng từ có thể thực hiện các công việc của mình phù hợp với tập quán mà đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên tòan thế giới Nhờ đó sẽ giảm đi đáng kể một lượng chứng từ bị từ chối thanh tóan do có sự khác biệt khi xuất trình lần đầu tiên • Bản phụ trương UCP600 về. .. nếu xuất trình chứng từ không phù hợp, ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận ngân hàng chỉ định có quyền từ chối thanh tóan thương lượng thanh tóan còn UCP 500 quy định quyền từ chối chứng từ Một điều phải chú ý là điều 16(e) quy định có thể trả chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào Đây là quy định không rõ ràng nên khi sử dụng cần phải đọc kỹ Điều 17 : Chứng từ gốc bản sao Tương . TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP600 1.1. Khái niệm và nội dung phương thức tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là phương thức thanh. trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó. Nội dung phương thức tín dụng chứng từ Để có cái nhìn tổng qt về tín dụng chứng từ, tòan

Ngày đăng: 07/11/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan