KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

28 276 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN 1.CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN 1.1.Cổ phiếu Khi một công ty cổ phần gọi vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hoá sản xuất, thì số vốn đó được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần gọi là cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Có nhiều khái niệm về cổ phiếu được quy định trong các luật chứng khoán. Cổ phiếu có thể hiểu là một chứng thư xác nhận sự góp vốn quyền sở hữu hợp pháp của một chủ thể đối với một doanh nghiệp cổ phần. Theo thông tư 01/TT-UBCK ngày 13-10-1998 của Chính phủ Việt Nam về chứng khoán thị trường chứng khoán thì cổ phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng một chứng chỉ, hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Các cổ đông - người mua cổ phiếu của công ty- là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, là người chủ sở hữu công ty. Vì vậy cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn. 1.2.Trái phiếu Có rất nhiều khái niệm về trái phiếu. Có thể hiểu, trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu (trái chủ), trong đó cam kết sẽ trả số tiền gốc kèm với số tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Theo Nghị định 48/NĐ-TTg của Chính phủ về chứng khoán thị trường chứng khoán ở Việt Nam, trái phiếu là một chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm vốn gốc lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu. 2.CÁC CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh các giao dịch mua bán chứng khoán vốn, chứng khoán nợ, còn có giao dịch mua bán các chứng từ tài chính khác như chứng quyền, chứng khế…Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua mua bán. Do đó, người ta gọi chúngchứng từ có nguồn gốc tài chính hoặc các chứng khoán phái sinh. 2.1.Chứng quyền Chứng quyền hay còn gọi là quyền đặt mua là một chứng thư do công ty cổ phần phát hành cho cổ đông, xác nhận quyền của cổ đông được mua một số lượng nhất định trong một thời hạn nhất định. Các cổ đông là người góp vốn với công ty, vì vậy họ là thành viên của công ty, có quyền nhất định đối với công ty như quyền sở hữu tài sản, quyền biểu quyết, quyền hưởng cổ tức. Những quyền đó nhiều hay ít phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của cổ đông đối với công ty. Để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, thông thường, khi một công ty cổ phần muốn tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới, công ty thường dành cho các cổ đông hiện hữu quyền ưu tiên mua trước một lượng cổ phiếu mới tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Mỗi cổ đông được hưởng ưu đãi này sẽ nhận được một tờ chứng quyền, nó thể hiện chính xác số lượng quyền mua trong một thời hạn xác định theo một giá ấn định. Số quyền mua của một chứng quyền bằng chính số cổ phần hiện hữu mà một cổ đông nắm giữ trong tổng toàn bộ số cổ phần hiện hữu của công ty. Số cổ phiếu dành cho một quyền mua tuỳ thuộc vào số cổ phiếu mới phát hành so với số cổ phiếu hiện hữu. Thông thường, giá cả của cổ phiếu phát hành thêm thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu khi chưa tăng nhằm bù đắp thiệt hại cho các cổ đông do “hiệu ứng pha loãng” gây ra (thị giá cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu bổ sung sẽ giảm so với trước lúc phát hành). Các chứng quyền thường có thời hạn ngắn, có thể chỉ từ 1 tuần đến 6 tuần. Trong thời hạn này, người nắm giữ chứng quyền có thể sử dụng chúng để mua cổ phiếu mới của đợt phát hành đó hoặc bán chứng quyền cho người khác trên TTCK. Quá hạn, chứng quyền mất tác dụng coi như huỷ bỏ, có nghĩa là nó không còn giá trị. Nếu một cổ đông muốn thực hiện quyền của mình, họ sẽ điền một tờ chứng quyền gửi đến công ty. Họ cũng có thể gửi séc hoặc ngân phiếu theo giá trị của những cổ phiếu muốn mua thêm. Ngược lại, nếu họ không muốn thực hiện quyền của mình, họ có thể bán lại chứng quyền trên TTCK theo giá thị trường hiện hành để hưởng một phần chệnh lệch giá phải chấp nhận “hiệu ứng pha loãng” đối với phần tài sản thuộc sở hữu của họ trong công ty. Giá chứng quyền được coi là một phần vốn của cổ đông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giá trị của chứng quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về mệnh giá của cổ phiếu ấn định trong chứng quyền. 2.2.Chứng khế Đây là một chứng thư được công ty phát hành kèm với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi, trong đó cho phép người sở hữu được quyền mua một số lượng nhất định chứng khoán (trái phiếu cổ phiếu thường) mới phát hành, với giá cả nhất định trong thời gian nhất định. Trong thực tế, các chứng khế được phát hành cùng với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu những chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng khế được phát hành nhằm giúp cho việc chào bán hấp dẫn hơn. Nếu công ty có chiều hướng phát triển, trên cơ sở các báo cáo về mức độ hoàn thành những mục tiêu của nó, chứng khế sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư. Chẳng hạn, công ty XYZ có cổ phiếu thường đang lưu hành với giá 35$ một cổ phiếu trên TTCK. Chứng khế phát hành cho phép người sở hữu chứng khế đó mua cổ phiếu XYZ với giá 50$ một cổ phiếu vào bất kỳ thời điểm nào cho đến ngày 31/12/2003 chẳng hạn. Nếu XYZ là một công ty có triển vọng phát triển vọng phát triển tốt công chúng đánh giá là thị giá cổ phiếu của nó vào năm 2003 không chỉ là 50$ mà còn cao hơn thế, thì chứng khế XYZ sẽ rất hấp dẫn. Do các chứng khế có kỳ hạn dài hạn hoặc vĩnh viễn, nên một công ty có thể có vài ba loại chứng khế lưu hành vào cùng một thời điểm. Người nắm giữ chứng khế có thể giữ lại trái phiếu bán chứng khế, hoặc giữ lại chứng khế bán trái phiếu, hoặc giữ lại cả trái phiếu chứng khế; hoặc bán cả hai. Thị giá của chứng khế tuỳ thuộc vào những yếu tố như giá chuyển đổi, thời hạn còn lại trên chứng khế, giá cổ phiếu cơ bản của nó. 2.3.Hợp đồng quyền lựa chọn Hợp đồng quyền lựa chọn là hợp đồng được ký kết giữa một bên là “người ký phát” một bên là người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một số lượng chứng khoán, với giá cả nhất định trong một thời hạn quy định của tương lai. Quyền lựa chọn có hai loại: -Quyền chọn mua: cho phép người mua hợp đồng được quyền mua một số lượng chứng khoán nhất định với giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định của tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí gọi là phí chọn mua. -Quyền chọn bán: cho phép người mua được quyền bán một số lượng chứng khoán nhất định, với giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định trong tương lai. Người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí gọi là phí chọn bán. Thông thường, người mua quyền chọn mua là người đang dự đoán giá của chứng khoán trên thị trường có xu hướng tăng họ là người kỳ vọng giá lên; còn người ký phát thì đóng vai trò là người mong đợi giá xuống. Ngược lại, đối với quyền chọn bán, người mua quyền chọn bán là người kỳ vọng giá chứng khoán sẽ xuống. Hợp đồng quyền lựa chọn cung cấp quyền cho người sở hữu nó chứ không phải là nghĩa vụ mua hoặc bán. Vì vậy, người chủ của quyền lựa chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng quyền lựa chọn. Nếu không muốn thực hiện quyền, người chủ của quyền có thể bán quyền lựa chọn đó trên TTCK, nghĩa là chuyển quyền sở hữu cho người khác. Vì vậy, hợp đồng quyền lựa chọn cũng được coi là một loại chứng khoán của TTCK. 2.4.Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán người mua, trong đó người bán cam kết giao một số lượng chứng khoán nhất định người mua sẽ trả tiền khi nhận số chứng khoán đó với một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai, được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Các điều khoản điều kiện của hợp đồng tương lai được xác định trước, được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch thống nhất về số lượng, chất lượng chứng khoán phải giao, địa điểm giao hàng nhiều quy định cụ thể khác. Để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng, vào lúc ký kết hợp đồng, cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ. Số tiền này còn được gọi là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng. Hợp đồng tương lai bắt nguồn từ hợp đồng giao hàng. Tuy nhiên, chúng cũng có những điểm khác biệt, đó là: Một hợp đồng giao hàng không được chuyển nhượng, người mua buộc phải trả tiền để nhận hàng người bán phải giao hàng để nhận tiền. Còn hợp đồng tương lai được tiến hành trên cơ sở trao đổi, tức là nó cũng trở thành hàng hoá, được mua bán trên một thị trường riêng biệt TTCK. Các điều kiện của một hợp đồng mua bán có kỳ hạn được tiêu chuẩn hoá theo những quy tắc của SGD. Giá cả của các hợp đồng tương lai trên TTCK biến động theo cung cầu được xác định trên cơ sở đấu giá công khai. Phí hoa hồng mua bán các hợp đồng tương lai thường rất cao, có khi gấp 8 đến 9 lần phí hoa hồng mua bán chứng khoán. Việc thanh toán mua bán các hợp đồng tương lai thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại Trung tâm thanh toán bù trừ, không được mua bán chịu. Loại hợp đồng mua bán này ra đời trên cơ sở đổi mới tài chính do các điều kiện thị trường thay đổi dựa vào các tiến bộ tin học. Hợp đồng tương lai ra đời nhằm chống đỡ rủi ro do sự biến động lãi suất vào những năm đầu của thập kỷ 70. Chúng xuất hiện sớm nhất ở Mỹ (thị trường Chicago) vào năm 1975 phát triển mạnh vào năm 1977, tập trung chủ yếu vào các công cụ tài chính như: trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi có kỳ hạn bằng đôla châu Âu. Trong những năm 80, loại thị trường này trở nên phổ biến ở các nước phát triển. 2.5.Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng kỳ hạn là những thoả thuận mua bán một loại tài sản ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với mức giá nhất định. Tuy nhiên, không giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không định giá hàng ngày. Hợp đồng này không phải theo tiêu chuẩn của thị trường riêng biệt, ngày chuyển giao được xác định theo từng hợp đồng. Nói chung, các công cụ có nguồn gốc chứng khoán đều bắt nguồn từ một vài chứng khoán cơ bản. Vì vậy, giá cả của 2 loại phải dịch chuyển cùng gần nhau. Thông thường, giá cuả công cụ có nguồn gốc chứng khoán được xác định trực tiếp từ chứng khoán khởi đầu. Với hợp đồng lựa chọn chứng khế, người ta đã mua quyền để thực hiện với chứng khoán gốc theo giá cả số lượng đã được định trước. Như vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến giá của các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán là: - Giá của chứng khoán gốc. - Giá thực hiện. - Sự dao động giá của các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán. - Thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn. - Sự sẵn có của chứng từ thay thế tương tự. - Các lãi suất tương đối các chi phí để giữ các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán. II.BẢN CHẤT CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TTCK là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch các loại chứng khoán trung dài hạn. Xét về mặt hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì: - Thị trường chứng khoán là nơi tập trung phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. - TTCK là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung cà cầu vốn đều tham gia vào thị trường một cách trực tiếp. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sử dụng quyền sở hữu về vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn. 2.CHỨC NĂNG NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2.1.Chức năng của thị trường chứng khoán Có nhiều quan điểm về chức năng của TTCK theo nhiều tiêu thức cách đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung lại TTCK có những chức năng chủ yếu sau: a.Công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế TTCK cho phép các công ty hay Chính phủ có thể gọi vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, tăng sản lượng thông qua việc phát hành các loại chứng khoán trên TTCK. Tại hầu hết các nước, ngoài kênh huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính, các đơn vị kinh tế Nhà nước có thể huy động vốn trực tiếp bằng cách phát hành chứng khoán thông qua TTCK. Nguồn vốn huy động được đảm bảo sử dụng lâu dài, đơn vị kinh tế không phải lo lắng về thời gian hoàn trả như khi vay ngân hàng. Do đó, áp lực tâm lý nặng nề của doanh nghiệp về chu kỳ trả lãi vốn vay ngân hàng sẽ được giảm bớt. TTCK còn là công cụ thu hút vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh các hình thức phổ biến như liên doanh, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thông qua TTCK, các nhà đầu tư có thể quan sát, theo dõi nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của các ngành, các tổ chức kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì xu hướng huy động vốn thông qua TTCK càng tăng. Điều này có được là nhờ tính đa dạng, linh hoạt chi phí thấp của TTCK so với việc huy động vốn gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian. b.Công cụ tăng tiết kiệm quốc gia Nhìn chung, phương pháp tiết kiệm quản lý tài sản của các nhà đầu tư có thể thực hiện bằng hai cách: Đầu tư vào tài sản thực như bất động sản, đá quý, hoặc đầu tư vào tài sản tài chính như gửi ngân hàng, tiết kiệm, chứng khoán. Khi nền kinh tế phát triển thu nhập quốc gia tăng, người dân có xu hướng thích đầu tư vào tài sản tài chính hơn là các tài thực. TTCK đưa đến cho công chúng những công cụ mới đa dạng, phong phú phù hợp với từng loại đối tượng có suy nghĩ tâm lý riêng. Với cả một hệ thống gồm hàng chục loại chứng khoán khác nhau của nhiều ngành kinh tế khác nhau, người tiết kiệm có thể tự mình lựa chọn, hoặc thông qua các nhà tài chính chuyên môn để lựa chọn những hình thức đầu tư thích hợp nhất. Nhờ vậy, vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư càng sinh lời sẽ càng kích thích ý thức tiết kiệm trong công chúng. Rõ ràng, TTCK là nơi cung cấp các cơ hội đầu tư có lựa chọn cho công chúng, từ đó nâng cao mức độ tiết kiệm quốc gia tạo điều kiện về vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân. c.Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán Công việc thường xuyên hàng ngày của TTCK là mua bán các chứng khoán đã phát hành giữa những người đầu tư mà vì một nguyên nhân nào đó phải thay đổi những quyết định đầu tư trước đó. Việc mua đi bán lại các chứng khoán này không tạo thêm nguồn vốn mới cho chủ thể phát hành mà chỉ là sự thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, tính thanh khoản của các chứng khoán cao hay thấp lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Thủ tục phí thực hiện. + Thời hạn còn lại của chứng khoán. + Yếu tố thị trường. d.Chức năng đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp tình hình cuả nền kinh tế TTCK là nơi đánh giá biểu hiện giá trị tài sản của doanh nghiệp nền kinh tế một cách nhạy bén, công khai, kịp thời thông qua giá cả chứng khoán chỉ số chứng khoán. Việc đánh giá này có thể tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố tâm lý của người đầu tư, qua đó tạo ra môi trường cạnh tranh. 2.2.Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán TTCK thường nhìn vào 3 mục tiêu lớn: hoạt động có hiệu quả, điều hành công bằng, phát triển ổn định. Để đạt được mục tiêu đó, thị trường chứng khoán phải tuân thủ các nguyên tắc sau: a.Nguyên tắc trung gian Nguyên tắc trung gian đòi hỏi việc mua bán chứng khoán phải thực hiện thông qua môi giới trung gian. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt dộng lành mạnh, đều đặn, hợp pháp phát triển, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Muốn việc đầu tư chứng khoán có hiệu quả cao, người đầu tư phải có kinh nghiệm, có trình độ có đầu xét đoán giỏi. Chính những công ty chứng khoán hoặc những nhà môi giới chứng khoán sẽ cố vấn đắc lực giúp cho nhà đầu tư xét đoán được giá trị thực của từng loại chứng khoán dự đoán giá trị tương lai của nó, từ đó có quyết định đầu tư đúng đắn. Nguyên tắc này có tác dụng đảm bảo an toàn về chứng khoán, tránh chứng khoán giả mạo, trộm cắp chứng khoán, khắc phục những hạn chế về không gian của Sàn giao dịch. Điều này thể hiện rõ hơn trên TTCK tập trung – tức là Sở giao dịch chứng khoán. b.Nguyên tắc đấu giá [...]... chứng khoán nào 1.2 .Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp (còn gọi là thị trường cấp II hay thị trường luân chuyển chứng khoán) Đây là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành với nhiều lần mua bán giá cả khác nhau Thu nhập từ việc mua bán chứng khoán này sẽ thuộc về các nhà đầu tư các nhà kinh doanh chứng khoán, chứ không thuộc về các tổ chức phát hành Chức năng của thị trường. .. động 3.3 .Thị trường các chứng khoán phái sinh Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành mua đi, bán lại các chứng khoán phái sinh đã được phát hành Đây là loại thị trường cao cấp chuyên giao dịch những công cụ tài chính cao cấp, do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có TTCK phát triển mạnh IV.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1.MÔ HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT... tư chứng khoán kinh doanh chứng khoán 3.2 .Thị trường trái phiếu Đây là thị trường phát hành mua đi, bán lại các trái phiếu đã được phát hành, bao gồm thị trường trái phiếu doanh nghiệp thị trường trái phiếu Chính phủ Việc vay vốn của dân cư dưới hình thức phát hành trái phiếu ngày càng trở nên phổ biến ở các quôc gia Do đó, thị trường trái phiếu ngày càng lớn về quy mô tình hình thị trường. .. chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán thị trường chứng khoán Uỷ ban chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu tài khoản riêng Kinh phí Nhà nước do Ngân sách Nhà nước cấp Biên chế của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thuộc biên chế quản lý Nhà nước Uỷ ban chứng khoán có nhiệm vụ quyền hạn sau: - Soạn thảo các văn bản pháp luật về TT&TTCK để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và. .. ty chứng khoán có giấy phép hoạt động Chỉ có thành viên mới được phép hoạt động giao dịch chứng khoán tại TTGDCK 1.3 Tổ chức phụ trợ * Lưu ký chứng khoán: Lưu ký chứng khoán là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán Tổ chức hoạt động lưu ký chứng khoán phải là ngân hàng hoặc công ty chứng khoán đáp ứng các yêu cầu về. .. tịch uỷ viên do Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán phân công 1.2 Sở giao dịch chứng khoán (Trung tâm giao dịch chứng khoán) Ở Việt Nam, thị trường giao dịch tập trung được tổ chức từng bước từ Trung tâm giao dịch chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán Trung tâm giao dịch chứng khoán là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở giao dịch chứng khoán Nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu tài... chứng khoán - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua, bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán - Thực hiện đăng ký chứng khoán - Thực hiện đăng ký bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán - Công bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán - Kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán - Thu phí niêm yết chứng khoán, phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ, thông tin và. .. giá chứng khoán, đảm bảo quyền lợi cho người mua bán chứng khoán, giảm các hoạt động gian lận trong kinh doanh chứng khoán, mọi hoạt động trên TTCK đều phải được công khai, như các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty phát hành chứng khoán, số lượng chứng khoán giá cả các loại chứng khoán giao dịch Việc công khai thông tin về TTCK... khoản lợi nhuận hoa hồng cho các công ty chứng khoán thành viên được công bằng, hợp lý Thành viên của hiệp hội cũng là thành viên của TTCK ngược lại 3.PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THEO CÔNG CỤ LƯU THÔNG Theo tiêu thức này, TTCK có thể chia thành 3 loại thị trường: 3.1 .Thị trường cổ phiếu Đây là thị trường phát hành mua đi, bán lại các cồ phiếu đã được phát hành Hoạt động của thị trường cổ phiếu... DỊCH: TTCK ĐƯỢC CHIA THÀNH THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP 1.1 .Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp (còn gọi là thị trường cấp I hay thị trường phát hành) là giai đoạn khởi đầu của TTCK Đây là nơi mua bán chứng khoán mới phát hành để thành lập doanh nghiệp, tăng thêm vốn cho doanh nghiệp, huy động vốn cho nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, qua đó đưa nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư Nguồn . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN 1.CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN 1.1.Cổ phiếu Khi một. càng lớn về quy mô và tình hình thị trường ngày càng sôi động. 3.3 .Thị trường các chứng khoán phái sinh Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường

Ngày đăng: 07/11/2013, 05:20

Hình ảnh liên quan

Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

h.

ình thị trường chứng khoán Việt Nam Xem tại trang 17 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan