Nấm móng, dùng thuốc gì?

9 431 0
Nấm móng, dùng thuốc gì?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nấm móng, dùng thuốc gì? Tôi năm nay 35 tuổi, sức khỏe bình thường. Thời gian gần đây móng chân của tôi có hiện tượng khô và gãy, đi khám được chẩn đoán bị nấm móng. Bác sĩ chỉ định cho dùng ketoconazole đường uống, nhưng ra hiệu thuốc lại được tư vấn dùng glyseofulvin vì thuốc rẻ hơn mà lại có tác dụng tương tự. Tôi xin hỏi như vậy có đúng không, tôi có thể thay thuốc được không? Trần Thu Hương (Hà Tĩnh) Glyseofulvin và ketoconazole đều là các thuốc có tác dụng điều trị nấm toàn thân nói chung và nấm da nói riêng. Tuy nhiên khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ của thuốc có khác nhau, vì vậy tác dụng điều trị, các tác dụng không mong muốn, cũng như chỉ định dùng thuốc có ít nhiều khác nhau. Glyseofulvin là thuốc ít hấp thu qua đường tiêu hoá. Hấp thu thuốc tăng lên khi uống trong hoặc sau các bữa ăn có nhiều chất béo. Khi vào cơ thể, thuốc phân bố nhiều ở da, tóc, móng, gan, mô mỡ và cơ Nấm móng. xương. Tích luỹ nhiều trong các tế bào tiền thân keratin và có ái lực cao với mô nhiễm bệnh. Thuốc được chỉ định: điều trị các loại nấm da, tóc và móng nhạy cảm. Tác dụng không mong muốn: thường gặp là nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nổi ban da, rối loạn cảm giác, viêm dây thần kinh ngoại biên, ngủ gà, chóng mặt, giảm bạch cầu. Do đó, thuốc chống chỉ định khi người dùng có rối loạn chuyển hoá porphyrin, suy gan. Ngược lại, ketoconazole lại là thuốc hấp thu được qua đường uống, tốt nhất ở môi trường có độ pH thấp (tức là khi đói). Thuốc phân bố vào các mô mềm, da, gân và các dịch như nước bọt, dịch khớp, mật, nước tiểu. Thuốc qua nhau thai và sữa mẹ nhưng không qua được hàng rào máu não. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh do nhiễm nấm nhạy cảm ở da, tóc, móng, đường tiêu hoá và nội tạng. Dự phòng và trị nấm ở người suy giảm miễn dịch và viêm da do tăng tiết bã nhờn. Nhưng tác dụng không mong muốn khi dùng (tùy theo thời gian và liều sử dụng) có thể gặp là buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, chảy máu tiêu hoá; thiểu năng tuyến thượng thận, gây chứng vú to ở nam giới và giảm tình dục; có thể gặp nhức đầu, chóng mặt, kích động hoặc ngủ gà, viêm da, phát ban, mày đay, tăng enzym gan. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên tự ý thay đổi đơn thuốc của bác sĩ, vừa không khỏi bệnh vừa không lường hết được tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Khắc phục nấm móng Móng tay của cháu rất dễ gãy, có nhiều vảy trắng, ngứa. Có phải cháu bị nấm móng không? Bác sĩ tư vấn cho cháu cách khắc phục. Bệnh nấm móng chân (tay) do nấm và vi khuẩn gây nên, có khả năng lây lan rất nhanh. Một số nguyên nhân sau đây gây ra bệnh nấm móng: Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ; thường xuyên có các chấn thương nhẹ ở vùng móng chân; dùng găng tay, tất và giày kín trong thời gian quá dài; thường xuyên có các hoạt động ở nơi công cộng như bể bơi, phòng tập thể thao; gia đình có người bị mắc bệnh; dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh. Bệnh nấm móng nếu không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn sẽ tấn công sâu hơn vào vùng da phía trong móng sẽ ăn mòn và làm mục móng. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng. Bệnh nấm móng có thể chữa khỏi, nhưng người bệnh cần kiên trì. Cháu nên đi khám da liễu để được tư vấn cụ thể hơn. Hàng ngày cháu cần giữ tay, chân sạch sẽ; cần chú ý cắt gọn móng tay và hết sức tránh gãi, đề phòng nấm phát triển lan vào móng tay; không dùng chung đồ dùng với những người mắc bệnh; không sử dụng găng tay, tất và giầy kín trong thời gian dài; hạn chế sinh hoạt ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh. Nấm móng và cách dùng thuốc Nấm móng chủ yếu do vi nấm Trichophyton (rubum hoặc menta - rophyles) gây ra. Ngoài ra cũng có thể do một số vi nấm khác như Candida, nấm hoại thư sinh hơi (aremonium sp, scopulariopsi, critalidium sp, apergielus sp, fusarium) nhưng ít hơn. Một số điểm về nấm móng Vi nấm có thể xâm lấn móng bằng cách thâm nhập từ dưới móng, từ bờ xa hay ở bờ gần (sát ngay da móng) làm cho móng không còn vẻ bóng, giòn ra, dày lên và màu bẩn, phần dưới móng có bột vụn, trên móng có rãnh, lỗ chỗ. Lâu dần móng bị vẹm, phần còn lại xù xì, vàng đục. Cũng có khi vi nấm xâm nhập thẳng vào phiến móng từ phía trên làm thành các mảng móng mất màu dạng bột trắng (hay gặp ở trẻ em) gọi là nấm móng trắng nông. Đa số phát hiện các trường hợp nấm móng hiện nay là dựa vào lâm sàng và soi kính hiển vi để dùng thuốc. Nấm móng. Soi nấm dưới kinh hiển vi tiên đoán được chính xác 94%, lại rẻ tiền. Phức tạp hơn là phải nuôi cấy nấm (tỷ lệ dương tính giả khá cao, chỉ chính xác được khoảng 30-40%), có trường hợp biết một nấm bị nhiễm mà không liên quan đến bệnh. Trong trường hợp vi nấm không gây các tổn thương đáng kể, không có triệu chứng lâm sàng kèm theo thì thường không dùng thuốc; song nên điều trị nấm chân đi kèm để làm giảm viêm mô dưới da. Những người trong gia đình cũng thường bị nấm móng. Chưa rõ đó là lây truyền do tiếp xúc hay những người đó có tính cảm thụ giống nhau bị nhiễm nấm trực tiếp từ cùng môi trường sống. Để chắc chắn, cần tránh các điều kiện gây lây nhiễm (không dùng chung dụng cụ bấm móng, giày, tất .). Cần rửa sạch móng, lau khô móng, dùng kem làm mềm móng . là những cách hỗ trợ cần thiết. Thuốc thường dùng: Thuốc toàn thân: Terbinafin và intraconazol: - Đánh giá so sánh hai thuốc: Về tỷ lệ khỏi lâm sàng khỏi 87,5% sang thương móng. Nếu dùng terbinafin thì tỷ lệ người bệnh khỏi lâm sàng sau 12 tuần dùng là 54% và sau 16 tuần dùng là 54%. Đối với intraconazol (vì có độc) nên không dùng liên tục mà dùng 7 ngày trong tháng, dùng trong 3 tháng (12 tuần) đến 4 tháng (16 tuần), thì tỷ lệ khỏi lâm sàng thấp hơn chỉ 32%. Về tỷ lệ khỏi hoàn toàn (xét nghiệm không còn thấy nấm gây, móng lành hoàn toàn): nếu dùng terbinafin thì tỷ lệ khỏi sau 12 tuần và 16 tuần điều trị là 46% và 55%, còn dùng intraconazol tỷ lệ này thấp hơn tương ứng 23% và 26%. Như vậy, dùng terbinafin cho hiệu quả cao hơn intraconazol. - Về độ độc: Có tới 3,4% người bệnh dùng terbinafin phải ngừng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc. Phần lớn gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu, đỏ da nhẹ, còn tác dụng phụ nghiêm trọng chỉ khoảng 1% nhưng nếu xảy ra thì lại rất nặng bao gồm: giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt. Sự giảm sút bạch cầu này dẫn tới nhiễm khuẩn (gây viêm họng, lở loét, sốt); nhiễm độc gan nặng; có trường hợp mất bạch cầu hạt và nhiễm độc gan nặng dẫn tới tử vong. Do vậy, không dùng terbinafin cho người có tiền sử giảm bạch cầu, đặc biệt không dùng cho người có bệnh gan mạn; cần làm xét nghiệm máu, chức năng gan trước và định kỳ trong điều trị. Đối với intraconazol người bệnh phải ngưng dùng thuốc vì những tác dụng không mong muốn khoảng 2,6% (nếu dùng thuốc cách quãng) và 4,2% (nếu dùng liên tục). Tác dụng phụ của intraconazol cũng như terbinafin nhưng còn thêm là gây suy tim sung huyết, vì vậy còn có thêm chống chỉ định cho người suy tim sung huyết. Thời gian dùng thuốc: - Terbinafin: dùng thuốc trong 6 tuần đối với nấm móng tay, từ 12-16 tuần đối với nấm móng chân. Tuy nhiên nếu dùng thuốc trong 16 tuần cho hiệu quả cao và bệnh ít tái phát hơn dùng thuốc trong 12 tuần. - Intraconazol có hai cách dùng: Dùng cách quãng (dùng 1 tuần rồi nghỉ dùng trong 3 tuần, nghĩa là trong một tháng chỉ dùng 1 tuần. Dùng như thế 2 tháng với nấm móng tay hoặc 3 tháng với nấm móng chân) và dùng liên tục trong 12 tuần với nấm móng chân. Cách dùng cách quãng ít độc hơn. Griseofulvin là loại thuốc kháng nấm phổ hẹp. Với nấm móng tay dùng thuốc từ 4-8 tháng, với nấm móng chân dùng 6-12 tháng. Thuốc có thể gây đen miệng, khó chịu ở dạ dày, ruột, nhức đầu buồn ngủ, lú lẫn, viêm thần kinh ngoại biên, nhạy cảm với ánh nắng (gây sạm da), đặc biệt có thể giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, suy giảm chức năng gan. Cần kiểm tra hệ tạo máu chức năng gan trước và định kỳ trước, trong khi dùng thuốc. Không được dùng griseofulvin cho người mang thai, suy gan, rối loạn chuyển hóa porphyrin. Thận trọng với người cho con bú. Khi dùng thuốc không được hút thuốc lá, uống rượu, dùng thuốc tránh thai, thuốc ngủ (vì grisefpulvin có các tương tác bất lợi với các chất này). Thuốc dùng ngoài: Một số thuốc sau đây vốn là hóa chất sơn móng chân như amorolfine, ciclopirox, olamin, tioconazol được thử dùng để làm thuốc bôi trị nấm móng chân. Kết quả thu được rất hạn chế khoảng 20% - 54%, có trường hợp chỉ đạt 7%. Vì những thử nghiệm này không có đối chứng nên khó đánh giá vì thế FDA cũng chưa chấp nhận cho dùng. Các thuốc dùng ngoài thường dùng gồm: mỡ griseofulvin 5%, cream terbinafin (laminazil), ketoconazol (nizoral) hay các loại azol khác. Chỉ dùng cho những trường hợp nấm trắng nông hay những trường hợp nấm móng nhẹ. Cách dùng: Dũa cho hết phần móng bị bệnh và dũa qua phần lành và bôi thuốc lên. Với nấm móng chân cũng như móng tay phải dùng tối thiểu là 6 tháng, thậm chí có khi tới 12 tháng. Chữa nấm cần phải kiên trì. Bệnh nhẹ có thể dùng thuốc bôi (kết quả không chắc chắn). Nếu bệnh ở mức độ vừa và nặng phải dùng thuốc uống (có thể kết hợp thêm thuốc bôi). Trong 3 loại thuốc uống thì terbinafin là loại có tác dụng mạnh nhất. Khi không dùng được terbinafin thì thay bằng intracona zol. Griseofulvin kết quả không cao bằng và phải dùng kéo dài so với hai loại trên, song là loại cổ điển, rẻ tiền hơn. . huyết. Thời gian dùng thuốc: - Terbinafin: dùng thuốc trong 6 tuần đối với nấm móng tay, từ 12-16 tuần đối với nấm móng chân. Tuy nhiên nếu dùng thuốc trong. hơn. Griseofulvin là loại thuốc kháng nấm phổ hẹp. Với nấm móng tay dùng thuốc từ 4-8 tháng, với nấm móng chân dùng 6-12 tháng. Thuốc có thể gây đen miệng,

Ngày đăng: 07/11/2013, 04:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan