Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội

22 762 3
Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc công ty Bảo Việt Nội 2.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Nội 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: Công ty bảo hiểm Nội (Bảo Việt Nội) thành lập năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ- BTC ngày 11/11/1980 của Bộ tài chính. Ban đầu Công ty có tên là “ Chi nhánh Bảo hiểm Nội”, trực thuộc tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố Nội, trụ sở đặt tại số 7 Lý Thường Kiệt - Nội. Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp, doanh thu phí bảo hiểm chỉ có một nguồn thu duy nhất là từ Ngân sách Nhà Nước, thực chất chỉ là hình thức rút từ túi nọ bỏ vào túi kia. Vì vậy dịch vụ bảo hiểm không có vai trò lớn trong việc thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển thông qua thị trường vốn, với chức năng dàn xếp, phân tán rủi ro, mà chủ chỉ thông qua hình thức tái bảo hiểm. Vai trò của bảo hiểm thương mại trong nước mờ nhạt ít được mọi người biết đến. Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước có những chuyển mình căn bản, từ cơ chế hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế cơ bản, khuyến khích đầu tư nước ngoài. Thị trường hàng hoá cũng như thị trường vốn trong nước sôi động đặt nghành bảo hiểm trước những yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát triển đất nước. Đáp ứng nhu cầu đó, ngày 17/02/1989, Bộ tài chính - 1 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã ra quyết định 27/TCQĐ-TCCB chuyển “chi nhánh Bảo hiểm Nội” thành “công ty Bảo Việt Nội” gọi tắt là Bảo Việt Nội (BVHN). Ngày 4/3/1989, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ra quyết định 230/TCCB -BH phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Bảo Việt Nội, đặt trụ sở chính tại 15C Trần Khánh Dư - Nội. Trải qua hơn 25 năm, Bảo Việt Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ lúc thành lập chi nhánh chỉ có 10 người với một phòng nhỏ làm trụ sở đến nay Bảo Việt Nội đã có trụ sở khang trang với gần 150 cán bộ và 14 văn phòng đại diện tất cả các quận huyện, cùng mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư trên thành phố Nội, sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân và tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác. Doanh thu hằng năm từ chỗ 30 triệu đồng đến nay đã đạt hơn 280 tỷ đồng, trở thành 1 đơn vị chủ lực của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Ngày 28/11/2005 thủ tướng chính phủ đã ra quyết định 310/2005/QĐ- TTg phê duyệt đề án cổ phần hoá tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam ( Bảo Việt) và thí điểm thành lập tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt. Quyết định của thủ tướng chính phủ là một quyết định có ý nghĩa đặc biệt vì hàm chứa bên trong 3 vấn đề lớn: • Một là, cổ phần hoá tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. • Hai là, chuyển đổi mô hình tổ chức của tổng công ty bảo hiểm Việt Nam từ mô hình tổng công ty Nhà Nước sang mô hình công ty Mẹ - công ty Con. • Ba là, hình thành tập đoàn kinh tế mới - tập đoàn tài chính - Bảo Hiểm Bảo Việt. - 2 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Quyết định của chính phủ đã có hiệu lực, việc thực hiện cổ phần hoá tổng công ty bảo hiểm Việt Nam và thí điểm tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt đã được tiến hành. Đây là một sứ mệnh cao cả nhưng trách nhiệm cũng rất lớn của những người thực hiện quyết định sự thành công trong thực hiện một số chủ trương mới có tính thí điểm của Nhà Nước trong quyết định 310/2005/QĐ-TTg sẽ có ý nghĩa lớn trong điều chỉnh chính sách của Nhà Nước ta về đổi mới trong doanh nghiệp Nhà Nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.1.2 Tổ chức bộ máy hoạt động Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm Nội nói riêng đã có nhiều biến động đáng kể. Nghị định 100/CP ban hành ngày 18/12/1993 và nghị định 74/CP ban hành ngày 14/6/1997 của Chính Phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ( Nhà Nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài và các văn phòng đại diện nước ngoài) tham gia kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Sự xuất hiện của các công ty này buộc Bảo Việt Nội phải không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình thì mới đảm bảo khả năng đứng vững trong cạnh tranh. Một trong những biện pháp quan trọng đó là thay đổi cơ cấu tổ chức văn phòng công ty. Theo cơ cấu tổ chức mới, song song với nhiệm vụ khai thác khách hàng, văn phòng công ty còn có chức năng quản lý và giám sát hoạt động các văn phòng địa phương trực thuộc. Bởi vật ngoài các phòng ban phụ trách các vấn đề tổ chức nhân sự, hành chính, kế toán… những phòng nghiệp vụ ngoài nhiệm vụ trực tiếp tiến hành kinh doanh còn có chức - 3 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp năng quản lý giúp đỡ các văn phòng tại các quận huyện trong việc quan hệ với khách hàng, đánh giá rủi ro, xử lý giám định và bồi thường khiếu nại. Với phương châm “ phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển” Bảo Việt Nội không ngừng đổi mới phong cách làm việc, nâng cao trình độ nghiệp vụ để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Đặc biệt Bảo Việt Nội đã liên tục củng cố kiện toàn bộ máy, tổ chức sắp xếp và đào tạo cán bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của mình. Cụ thể cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Nội hiện nay bao gồm: • Ban giám đốc : 1 giám đốc và 3 phó giám đốc • 27 phòng : trong đó có 5 phòng gián tiếp và 22 phòng trực tiếp kinh doanh có 14 quận huyện, với mạng lưới đại lý cộng tác viên trên địa bàn thành phố. Các phòng nghiệp vụ và văn phòng đại diện không thực hiện hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động của mình mức phân cấp cho phép, kết hợp với các phòng chức năng nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết. Với cơ cấu tổ chức như vậy, việc quản lý chung của Bảo Việt Nội khá chặt chẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo sự thông suốt từ ban giám đốc tới các đại lý, cộng tác viên, đảm bảo đưa ra một dịch vụ bảo hiểm hoàn thiện cho khách hàng. Các phòng ban trong công ty hoạt động vừa độc lập vừa có sự liên hệ qua lại mật thiết với nhau do sự phân công, phân cấp quản lý của ban giám đốc. - 4 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ cơ cấu công ty - 5 - Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám ĐốcPhó Giám Đốc P. Tài chính kế toán P. Phi Hàng hải P. Marketti ng P. Hành chính QT P. QL đại lý P. Tin học P. Q Phòng P. Rủi ro KT P. Cháy RRHH P. Hàng Hải P. Giám định BT P. Tổng hợp P Thanh Xuân P Đống Đa P Ba Đình P Hoàn Kiếm P Cầu Giấy P Gia Lâm P Đông Anh P Hai Bà Trưng P Sóc Sơn P Thanh Trì P Từ Liêm P Hoàng Mai P Long Biên P Số 7 P Tây Hồ P Đông Anh P Gia Lâm P Cầu Giấy Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh: Công ty bảo hiểm Nội với hoạt động chính là kinh doanh bảo hiểm, hiện nay công ty đang tiến hành triển khao khoảng hơn 60 nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể: - BH hàng hóa nhập khẩu. - BH hàng hóa xuất khẩu. - BH hàng hóa vận chuyển nội địa. - BH than tàu biển. - BH trách nhiệm tàu biển. - BH thân tàu song. - BH trách nhiệm tàu sông. - BH trách nhiệm chủ đóng tàu. - BH dầu khí. - BH tài sản trong khai thác dầu khí. - BH hàng không. - BH trách nhiệm chủ sân bay. - BH hàng không khác. - BH rủi ro xây dựng (CAR) - BH rủi ro lắp đặt ( EAR) - BH máy móc ( MB) - BH thiết bị điện tử. - BH máy móc thiết bị xây dựng. - BH gián đoạn kinh doanh kỹ thuật. - BH cháy và các rủi ro hỗn hợp. - BH rủi ro trong công nghiệp. - BH tổn thất vật chất bất ngờ. - BH tiền. - BH trộm cắp. - 6 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - BH nhà tư nhân. - BH hỗn hợp văn phòng. - BH gián đoạn kinh doanh sau cháy và tổn thất. - BH trách nhiệm công cộng. - BH trách nhiệm công cộng và sản phẩm mới. - BH lòng trung thực. - BH trách nhiệm Hole in one. - BH trách nhiệm nghề nghiệp với bệnh viện và bác sỹ. - BH trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn. - BH trách nhiệm môi giới bảo hiểm. - BH trách nhiệm khác. - BH vật chất ôtô. - BH vật chất môtô. - BH TNDS của chủ xe ôtô đối với người thứ 3. - BH TNDS của chủ xe môtô đối với người thứ 3. - BH trách nhiệm của chủ xe đối với hành khách. - BH TN của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe. - BH tai bạn con người 24/24. - BH sức khỏe và tai nạn con người. - BH kết hợp con người. - BH tại nạn con người theo mẫu đơn Colognre. - BH sức khỏe con người mức cao. - BH trợ cấp nằm viện phẫu thuật. - BH sinh mạng cá nhân. - BH tai nạn hành khách. - BH toàn diện học sinh. - BH tai nạn thủy thủ thuyền viên. - BH tai nạn người lao động. - 7 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - BH tai bạn lái phụ xe và người ngồi trên xe. - BH tai nạn người ngồi trên xe mô tô. - BH khách du lịch. - BH cho người Việt Nam du lịch nước ngoài ngắn hạn, - BH chi phí y tế và vận chuyển y tế cấp cứu. - BH thành viên hộ gia đình. - BH chăm sóc sức khỏe cho người sinh sản. - BH cứu trợ y tế cho người sử dụng thẻ ACB. 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh: I. Đánh giá chung: 1. Tình hình chung: - Sự suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước, cả nước và thủ đô Nội tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, dự báo tăng trưởng cả nước từ 5,5% - 6%. Vận chuyển hàng hải, XNK tiếp tục khó khăn. 2. Khó khăn trực tiếp: - Cầu bảo hiểm giảm do:  Tăng trưởng kinh tế sụt giảm  XNK giảm mạnh  Thu nhập cá nhân, tiêu dùng cá nhân giảm  Giá tàu biển, cước vận tải giảm mạnh  Lượng ôtô tiêu thụ giảm mạnh  Giải ngân các dự án xây dựng chậm …  Một số khách hàng lớn, truyền thống nhưng chí phí, tỷ lệ tổn thất lại quá cao - Thêm các DNBH mới gia nhập thị trường, các DN đã thành lập củng cố, tiếp tục phát triển kinh doanh. - 8 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. 3. Thuận lợi : - Các DN có ý thức tăng phí đối với các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao như xe cơ giới, học sinh… - Nghị đinh 103 của Chính Phủ đi vào hoạt động sẽ tăng phí bảo hiểm TNDS của chủ xe lên 15-20%. - Nhu cầu về bảo hiểm tai nạn và chi phí y tế của người dân ngày càng cao hơn. - Vượt qua khó khăn là cơ hội khẳng định chính mình. II. Một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty hiện nay: 1. Điểm mạnh: - Đã hoạt động trên địa bàn lâu năm, có nhiều khách hàng truyền thống, gắn bó từ nhiều năm, vẫn được biết đến như công ty hàng đầu, có uy tín với đông đảo khách hàng. - Công tác tổ chức ổn định, đội ngũ CB-CNV có kinh nghiệm, nhiệt tình công tác. - Có hệ thống các phòng khu vực thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Có mối quan hệ tốt với một số cơ quan chức năng và các khách hàng lớn. - Luôn được sự chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời, hiệu quả từ lãnh đạo và các phòng ban Tổng công ty. 2. Điểm yếu: - Trình độ chuyên môn nhìn chung là tốt nhưng thiếu người được đào tạo chuyên sâu cho từng lĩnh vực, từng nghiệp vụ. Khả năng ngoại ngữ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa tạo được phong trào học tập nâng cao trong cán bộ nhân viên. - 9 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Cơ chế tiền lương còn bị gò bó, mang nặng tính trung bình chủ nghĩa nên khó thu hút được người giỏi vào một vài vị trí then chốt. Đồng thời cũng tạo ra sự ỷ lại cho một bộ phận nhân viên và chưa khuyến khích được người giỏi phát huy hết khả năng cống hiến, phát triển. - Các phòng bảo hiểm huyện chủ yếu khai thác nghiệp vụ: bảo hiểm xe công ty giới & con người, chưa chú trọng phát triển các nghiệp vụ khác: XDLD, hoả hoạn, du lịch… Việc hỗ trợ của các phòng quản lý nghiệp vụ đối với các phòng khai thác chưa được tốt. - Nghiệp vụ, kênh phân phối mới chưa được chấp hành một cách nghiêm ngặt. - Hồ sơ bồi thường, đặc biệt là về xe cơ giới và con người, tốn nhiều nhân lực và thời gian để xử lý trong khi quy trình chưa được thực hiện nghiêm ngặt, nhiều khâu cần cải tiến. - Một số phòng khai thác phải thuê địa điêm với giá thuê đòi hỏi cao hơn, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. III.Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua 1. Kết quả doanh thu các nghiệp vụ. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Nội giai đoạn 2004-2008 được thể hiện bảng số liệu sau: Bảng kết quả kinh doanh của Bảo Việt Nội Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Doanh thu ( triệu đồng) 155.564 178.926 192.521 213.682 256.60 Tốc độ tăng trưởng _ 15,02 7.05 10.99 20.08 - 10 - Chỉ tiêu [...]... phân cấp của công ty, công ty đã kịp thời báo cáo và đã nhận được ý kiến chỉ đạo giải quyết nhanh, kịp thời của Bảo Hiểm Bảo Việt 2.2 Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Bảo Việt Nội: 2.2.1 Kết quả kinh doanh và vị trí của bảo hiểm cháy nổ cũng như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong dòng sản phẩm của Bảo Việt Nội: Năm 2008 sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm tại địa bàn Nội sẽ càng... thi hành kể từ ngày 1/4/2001đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất của thị trường bảo hiểm Việt Nam Có thể thấy rằng, dựa trên uy tín, khả năng và tiềm lực của Bảo hiểm Bảo Việt sẽ tạo đà thuận lợi rất tốt cho công ty Bảo Việt Nội trong quá trình khai thác thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm cháy nổ nói riêng b) Khó khăn: Khách quan:  Ngày 28/6/2007 chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. .. bảo hiểm tự nguyện là 10% bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là 5%, nên khách hàng có xu hướng tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc tham gia theo đơn bảo hiểm tài sản khác…  Công tác tuyên truyền về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hiện chưa sâu rộng nên các đơn vị, doanh nghiệp chưa hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của mình khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Chủ quan:  Bên cạnh những nguyên nhân khách quan công ty. .. hồng, tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc cao hơn bảo hiểm tự nguyện, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC của cơ quan chức năng còn chậm, cảnh sát PCCC chưa thông báo công khai danh sách các đơn vị, doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nên việc chấp hành của hầu hết các khách hàng còn chậm trễ… Đến thời điểm này cảnh sát PCCC công an NộiBảo hiểm Việt Nội vẫn chưa ký... lý giám sát Bảo hiểm – Bộ Tài chính), Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Nhìn lại các năm gần đây, bên cạnh việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với các đối tác lớn là các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như Munich Re, Swiss Re, Allianz Re, Hannover Re… các công ty môi giới bảo hiểm quốc tế... của Nhà Nước, tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, nhằm đảm bảo toàn công ty thực hiện đúng, thống nhất, những quy định của cơ quan cấp trên - Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiệu biện pháp từ quản lý rủi ro, đánh giá trước khi nhận bảo hiểmm giám định bồi thường và phân loại khách hàng qua công tác thống kê nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh như việc han chế bảo hiểm rủi ro lụt, chấn động …nhưng cần tránh thực. .. lực nên các đơn bảo hiểm cháy đã đăng ký còn hiệu lực đến 28/06/2008 nên không thể thanh lý để chuyển sang bảo hiểm cháy nổ bắt buộc  Đối với các đơn vị phụ thuộc ngân sách nhà nước như nghành giáo dục, cơ sở y tế, cơ quan chính quyền…chưa có văn bản chỉ đạo hướng dẫn cụ thể dự trù kinh phí nên chưa thực hiện được chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc  Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác PCCC cũng... tâm lý và lộ trình triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của cảnh sát PCCC - 20 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC do cảnh sát PCCC cấp, nên hầu hết các đơn vị, doanh nghiệp chưa được cấp không thể áp dụng quy tác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà chỉ áp dụng được Đơn cháy tiêu chuẩn và Đơn mọi... doanh nghiệp, đơn vị tham gia bảo hiểm theo quy định của từng nghành đó Các doanh nghiệp bảo hiểm dùng chi phí để thông qua nghành ngân hàng, công ty cho thuê tài chính để ép khách hàng tham gia bảo hiểm nên mức độ cạnh tranh qua kênh này ngày càng gay gắt quyết liệt hơn Việc triển khai chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gặp nhiều khó khăn, do các cấp chính quyền và Bộ nghành chưa có văn bản chỉ đạo hướng... doanh thành công của tổng công ty Bảo hiểm - 18 - Nguyễn Mạnh Cường – BH47B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Bảo Việt Theo đó, tổng doanh thu năm 2008 của Bảo hiểm Bảo hiểm Việt ước đạt 3.783 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2007 Trong đó, doanh thu từ hoạt động bảo hiểm đạt 3.597 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6% so với năm trước, doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 186 tỷ đồng Với thị phần doanh thu bảo hiểm . Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Thực trạng khai thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở công ty Bảo Việt Hà Nội 2.1 Giới thiệu chung về công ty Bảo Việt Hà Nội 2.1.1. thác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc ở Bảo Việt Hà Nội: 2.2.1 Kết quả kinh doanh và vị trí của bảo hiểm cháy nổ cũng như bảo hiểm cháy nổ bắt buộc trong dòng

Ngày đăng: 07/11/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan