Tham luận dạy TV hay./.

4 4.1K 18
Tham luận dạy TV hay./.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD & ĐT NGỌC HỒI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẮK ANG BÁO CÁO THAM LUẬN (V/v Dạy Tiếng Việt - Lớp 1 Chương trình công nghệ) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm học 2008 - 2009 trường tiểu học Đắk Ang cùng một số trường trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã áp dụng dạy thực nghiệm môn Tiếng Việt. Đây là một chương trình thực nghiệm nên còn rất nhiều vấn đề cần sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để việc dạy - học theo Chương trình công nghệ phù hợp hơn với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Cái đích chính là chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao nhất. II. THỰC TRẠNG DẠY - HỌC TRONG THỜI GIAN QUA TẠI TRƯỜNG 1. Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của phòng và BGH nhà trường đã tạo điều kiện mở các hội thảo, chuyên đề để các GV nói chung, GV trực tiếp giảng dạy lớp 1 nói riêng học hỏi và rút kinh nghiệm, thường xuyên quan tâm đến công tác dạy - học. Các GV đều nhiệt tình, tận tụy có tinh thần trách nhiệm. 2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cũng không ít khó khăn. Những khó khăn thường gặp khi dạy học HS dân tộc thiểu số nói chung, HS lớp 1 nói riêng. Khi áp dụng dạy thực nghiệm môn Tiếng Việt chương trình công nghệ GV gặp rất nhiều bất cập. - Học sinh đa số là con em người dân tộc thiểu số. Phụ huynh HS chưa quan tâm đến việc học của con em mình. - Đi học chưa chuyên cần . - Địa bàn rộng, nhiều điểm trường, việc đi lại của GV rất vất vả. - Vốn Tiếng Việt của các em rất hạn chế và ảnh hưởng phương ngữ nên khi phát âm rất khó khăn. Sự tiếp thu bài chậm dẫn đến sự phát huy tính tích cực của HS rất khó. - Vốn kiến thức khi vào lớp 1 của các em rất ít, một số em chưa học qua mầm non. Nhiều em chưa thuộc 29 chữ cái, một số không ít HS đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phân biệt được các âm đôi, âm ghép: th, nh, kh, ng ngh, gh. Có em vẫn chưa thuộc bảng chữ cái. 3. Ưu điểm của chương trình công nghệ - HS nhận biết được nguyên âm, phụ âm, … loại vần Phân tích tiếng và biết tiếng có mấy phần, các loại vần, các nguyên tắc chính tả ngay từ thời gian đầu tập viết. Học âm, vần nào thì nắm được luật chính tả của âm, vần đó. Từ đó các em viết đúng chính tả hơn. - Các phân môn được thiết kế thành những tiết học riêng nên dễ cho việc dạy - học - SGK trình bày đẹp, khoa học, gây được sư chú ý của HS, dễ sử dụng. - Phân tích vần, tiếng bằng thao tác tay giúp học sinh nắm chắc cấu tạo vần, tiếng. 4. Tồn tại - Qua thời gian giảng dạy thấy phân phối chương trình rất “nặng” GV phải dạy “đuổi”. Chương trình phổ thông chỉ có 10 tiết / 1 tuần. Sau mỗi kiểu vần lại có một bài ôn tập để củng cố kiểu vần đó. Bài chính khóa dạy vào buổi sáng, phụ đạo buổi chiều thường là ôn tập củng cố kiến thức, rèn HS yếu. - Với chương trình công nghệ 12 tiết/ 1 tuần. Đối với trường tiểu học Đắk Ang dạy 7 buổi / 1 tuần thì các buổi sáng chỉ thực hiện được 10 tiết, còn 2 tiết đưa xuống buổi chiều thành dạy chính khóa (để đảm bảo chương trình) cũng là một khó khăn đối với điều kiện thực tế của giáo viên và HS. Mặc dù dạy thêm 2 buổi chính khóa thậm chí 3 buổi nhưng GV không có khoản thù lao dạy thêm buổi ngoài tiền lương. - HS không có thời gian ôn tập cũng như rèn HS yếu các kĩ năng đọc, viết. Đặc biệt có lớp HS có 5 độ tuổi, chất lượng HS không đồng đều. Lượng kiến thức nhiều nếu không dạy “đuổi” sẽ không kịp chương trình. Trong khi đó việc học của các em chủ yếu ở trên lớp vì ở nhà cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con. Các em chưa có ý thức tự giác học tập lại không có ai kèm cặp, không có bàn nghế ngồi học, bút để viết, buổi tối thì không có đủ ánh sáng. Lượng kiến thức cung cấp đến các em quá nhiều mà các em thì không lĩnh hội kịp. Với các em HS khuyết tật, HS khó khăn trong học tập thì càng khó khăn. Dẫn đến chất lượng chưa cao. - Một tiết học vần của chương trình công nghệ HS phải học 3, 4 vần như: vần ăng - ăc, âng - âc; vần ênh, êch, inh, ich; vần uya, uyên, uyêt… Vốn nắm bắt chậm lại mau quên thì số lượng tiếng trong một tiết tập đọc, chính tả là quá nhiều. Trong một tiết học 45 phút mà đưa hai phân môn: Tập đọc, chính tả hoặc Tập viết, chính tả là quá tải với HS, thời gian không đảm bảo. - SGK, vở tập viết cấp về muộn. - Đối với GV tám tuần đầu vì chưa có SGK nên rất khó khăn khi dạy. Trong quá trình giảng dạy còn nhiều lúng túng về cách truyền đạt, phân bố thời gian trong tiết học chưa hợp lý . GV chưa thoát được sách thiết kế. - Sách thiết kế một số nội dung chưa phù hợp như bài: Vần anh, ach. Khi dạy vần ach lại đưa tiếng mẫu vanh. Các âm r, d, gi đều là âm r điều này không đúng vì 3 âm có ngữ âm, ngữ nghĩa khác nhau. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP - GV cần phải nắm được nội dung SGK, nghiên cứu sách thiết kế nắm được mục tiêu của bài. - GV phải kiên trì trong quá trình giảng dạy. - Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. - Phân luồng đối tượng HS, phân bố thời gian hợp lý. - Tăng cường tổ chức hội thảo chuyên đề, thao giảng, dự giờ để học hỏi , rút kinh nghiệm, tìm ra phương pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. IV. ĐỀ XUẤT - Trung tâm công nghệ cần hướng dẫn, chỉ đạo và có sự giúp đỡ về công tác chuyên môn nhiều hơn - Cần có đồ dùng dạy - học cho giáo viên và học sinh - Trang thiết bị, SGK, tài liệu, phục vụ cho việc dạy - học cần cấp phát kịp thời. - Lượng kiến thức cần xem xét lại cho phù hợp với đối tượng HS dân tộc thiểu số. Vì với lượng kiến thức như hiện nay thì quá nhiều với HS. - Có chế độ dạy tăng buổi đối với giáo viên đang thực hiện chương trình. V. KẾT LUẬN Qua một thời gian giảng dạy thực nghiệm Chương trình công nghệ Tiếng Việt Lớp 1 vùng dân tộc thiểu số tôi thấy rằng để chương trình có thể áp dụng rộng rãi và có hiệu quả thì cần phải điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng HS. Trên đây là một số ý kiến tôi đưa ra. Rất mong được tham khảo những ý kiến của các đồng nghiệp, phụ huynh HS, và của chính các em HS để quá trình dạy - học đạt kết quả cao nhất. Đắk Ang, ngày 25 tháng 11 năm 2008

Ngày đăng: 06/11/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan