De thi HK1 Vat ly 10 NC

3 473 1
De thi HK1 Vat ly 10 NC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT DẦU GIÂY ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK 1 09-10 MÔN VẬT 10 TN Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 129 Câu 1: Một người chạy trên đường thẳng. Lúc đầu chạy với tốc độ 5m/s trong khoảng thời gian 4 phút. Sau đó chạy với tốc độ 4m/s trong 3 phút. Tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian trên là: A. 4 m/s. B. 5 m/s. C. 4,5 m/s. D. 4,57 m/s Câu 2: Câu nào sau đây là đúng . A. Không có lực tác dụng thì các vật không thể chuyển động được B. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó C. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần D. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều Câu 3: Hãy chọn câu đúng. Lực hấp dẫn do một hòn đá ở trên mặt đất tác dụng vào Trái Đất thì có độ lớn A. Nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá B. Lớn hơn trọng lượng của hòn đá C. Bằng 0 D. Bằng trọng lượng của hòn đá Câu 4: Hãy chọn câu đúng : Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng thì : A. Vật chuyển động chậm dần trong một thời gian , sau đó chuyển động thẳng đều B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại C. Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều D. Vật lập tức dừng lại Câu 5: Hãy chọn câu đúng . Chiều của lực ma sát nghỉ A. Ngược chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc B. Cùng chiều với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc C. Cùng chiều với gia tốc của vật D. Ngược chiều với vận tốc của vật Câu 6: Lò xo 1 có độ cứng k 1 , lò xo 2 có độ cứng k 2 móc vào nhau tạo thành một lò xo có một đầu cố định; đầu cón lại được kéo một lực F thì lò xo 1 có độ giãn 1 l ∆ , lò xo 2 có độ giãn 2 l∆ . Lúc đó hệ lò xo móc vào nhau có độ giãn 1 2 l l l∆ = ∆ + ∆ . Công thức độ cứng k của hệ 2 lò xo mắc nối tiếp: A. 1 2 k k k= + B. 1 2 1 2 k .k k k k = + C. 1 2 1 2 k k k k .k + = D. 1 2 k k k= − Câu 7: Một vật có khối lượng 500g móc vào lực kế treo trong thang máy , thang máy đi xuống chậm dần đều với gia tốc 1 m / s 2 . Lấy g=9,8 m/s 2 . Số chỉ của lực kế là : A. 0,5 N B. 5,4 N C. 4,5 N D. 5,9 N Câu 8: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox có phương trình chuyển động : x=8+10t-t 2 . Chất điểm đó chuyển động: A. Nhanh dần đều theo chiều âm rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox B. Chậm dần đều theo chiều âm rồi nhanh dần đều theo chiều dương của trục Ox. C. Nhanh dần đều theo chiều dương rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox. D. Chậm dần đều theo chiều dương rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. Câu 9: Một tàu thủy tăng tốc đều đặn từ 15 m/s đến 27 m/s trên một quãng đường thẳng dài 70 m, gia tốc của tàu là: A. 0,6 m/s 2 B. 3,6 m/s 2 C. 1,6 m/s 2 D. 2,6 m/s 2 Câu 10: Một người bơi dọc chiều dài của hồ là 50 m hết 20 s rồi quay lại chổ củ hết 22 s. Hãy xác định vận tốc trung bình và tốc độ trung bình trong suốt quãng đường cả đi lẫn về. A. Vận tốc trung bình bằng 2,5 m/s ; tốc độ trung bình bằng 2,4 m/s B. Vận tốc trung bình bằng 0 m/s ; tốc độ trung bình bằng 2,4 m/s . C. Vận tốc trung bình bằng 5,5 m/s ; tốc độ trung bình bằng 4 m/s. D. Vận tốc trung bình bằng 5 m/s ; tốc độ trung bình bằng 0 m/s. Câu 11: Chọn biểu thức đúng về ma sát trượt A. F mst = µ t N B. mst F uuur = - µ t N ur C. mst F uuur = µ t N ur D. F mst > µ t N Câu 12: Các giọt mưa rơi được xuống đất là do nguyên nhân nào sau đây? A. Lực đẩy Acsimet của không khí. B. Lực hấp dẫn của Trái Đất. C. Gió. D. Lực quán tính. Câu 13: Một quả bóng có khối lượng 200g bay với tốc độ 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương củ với tốc độ 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm là 0,05 s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng (coi lực tác dụng là không đổi trong suốt thời gian tương tác). A. F=150 N B. F=100 N C. F=160 N D. F=200 N Câu 14: Một vật được đặt ở mép một chiếc bàn xoay có bán kính 0,4 m.Hệ số ma sát nghỉ bằng 0,4; lấy g= 10m/s 2 . Hỏi trong một giây, bàn phải quay được mấy vòng thì vật sẽ văng ra khỏi bàn. A. n <0,4 vòng/s. B. n < 0,5 vòng/s. C. n ≥ 0,5 vòng/s. D. n ≥ 0,3 vòng/s. Trang 1/3 - Mã đề thi 129 Câu 15: Ô tô thứ nhất chạy trên đường thẳng có tốc độ không đổi là 40 km/h. Sau đó một giờ ô tô thứ hai cũng xuất phát ở điểm trên đuổi theo ô tô thứ nhất với tốc độ không đổi. Cách điểm xuất phát 200 km thì đuổi kịp ô tô thứ nhất. Tính tốc độ của ô tô thứ hai. A. v 2 =40 km/h B. v 2 =70 km/h C. v 2 =50 km/h D. v 2 =60 km/h Câu 16: Một chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo tròn, bán kính 0,4 m. Biết rằng nó đi được 5 vòng trong 1 giây. Tốc độ dài và gia tốc hướng tâm là: A. 12m/s; 304,4 m/s 2 . B. 12,56 m/s; 394,4 m/s 2 . C. 12,56 m/s; 298,4 m/s 2 . D. 13.5 m/s; 394,4 m/s 2 . Câu 17: Khi vật được ném xiên đến độ cao cực đại gia tốc của vật : A. Bằng 0 B. Hướng thẳng đứng xuống dưới C. Hướng ngang từ phải sang trái D. Hướng ngang từ trái sang phải Câu 18: Hãy chọn câu đúng: Bằng cách so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng P = mg của vật treo vào lực kế ta có thể : A. Biết được thang máy đi lên hay đi xuống B. Biết được thang máy đang chuyển động nhanh dần hay chậm dần C. Biết chiều gia tốc của thang máy D. Không biết chiều gia tốc của thang máy Câu 19: Chọn câu đúng. Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ngưng đạp xe vẫn đi tiếp chưa dừng ngay. Đó là nhờ: A. Trọng lượng của xe. B. Lực ma sát. C. Phản lực của mặt đường. D. Quán tính của xe. Câu 20: Vật có khối lượng m đặt trên mặt phẳng nghiêng lập với phương ngang một góc α . Hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt phẳng nghiêng là µ n . Khi được thả ra nhẹ nhàng ,vật có thể trượt xuống hay không là do những yếu tố nào sau đây quyết định : A. m và µ n B. µ n , m và α C. m và α D. α và µ n Câu 21: Hãy chọn câu đúng : Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn A. Giảm đi một nữa B. Tăng gấp bốn C. Tăng gấp đôi D. Giữ nguyên như cũ Câu 22: Vật có khối lương m đặt trên mặt phẳng nghiêng lập với phương ngang một góc α . Hệ số ma sát trượt là µ t .Khi được thả ra vật trượt xuống . Gia tốc của vật phụ thuộc vào những đại lượng nào ? A. µ t , α , g B. µ t , α , m C. µ t , α , g , m D. m, g, α Câu 23: Một vật đang chuyển động trên mặt phẳng ngang chỉ còn tác dụng của lực ma sát trượt. Nếu vật chịu tác dụng thêm một lực F thì vật sẻ thu gia tốc lớn hơn khi: A. hướng của lực F hướng xuống lập với đường đi một góc 60 o B. hướng của lực F hướng lên lập với đường đi một góc 30 o C. hướng của lực F ngược chiều chuyển động D. hướng của lực F cùng chiều chuyển động Câu 24: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ ban đầu v 0 =25 m/s. Sau khi ném được 3 s vật chạm đất. Hỏi vật được ném từ độ cao nào, tầm bay xa của nó là bao nhiêu? Lấy g= 10m/s 2 A. h=45 m ; L=60 m B. h=55 m ; L=70 m C. h=65 m ; L=80 m D. h=45 m; L=75 m Câu 25: Lò xo có độ cứng k treo ở nơi có gia tốc rơi tự do g . Khi treo vật nặng có khối lương m vào lò xo thì độ dãn của lò xo phụ thuộc vào những đại lượng nào : A. m , k , g B. m ,k C. k ,g D. m , g Câu 26: Một ô tô chạy trên một đường thẳng với tốc độ 25 m/s. Hai giây sau tốc độ là 20 m/s.Hỏi gia tốc trung bình trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? A. Chuyển động nhanh dần đều với a= 2,5 m/s 2 B. Chuyển động chậm dần đều với a= -2,5 m/s 2 C. Chuyển động chậm dần đều với a= -5 m/s 2 D. Chuyển động nhanh dần đều với a= 2 m/s 2 Câu 27: Một vật có khối lương m được ném ngang từ độ cao h với vận tốc ban đầu v 0 .Tầm bay xa của nó phụ thuộc những yếu tố nào ? A. v 0 và h B. m , v 0 và h C. m và v 0 D. m và h Câu 28: Chọn câu phát biểu đúng: A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được. B. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. C. Vật đang chuyển động nếu có lực tác dụng thì tốc độ sẽ thay đổi D. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng hẳn. Câu 29: Lò xo 1 và lò xo 2 có chiều dài ban đầu bằng nhau móc vào nhau. Dùng tay kéo hai đầu còn lại của lò xo 1 và 2 thấy lò xo 1 giãn thêm 5 cm, lò xo 2 giãn thêm 1cm. Biết độ cứng của lò xo 1 là 100 N/m. Tính độ cứng của lò xo 2: A. k 2 =500 N/m B. k 2 =200 N/m C. k 2 =400 N/m D. k 2 =300 N/m Câu 30: Chọn câu sai: Dưới tác dụng của một lực duy nhất có độ lớn không đổi. Một vật có thể chuyển động: A. Chậm dần đều. B. Tròn đều. C. Thẳng đều. D. Nhanh dần đều. Câu 31: Một vật có khối lượng 250g đặt trên sàn nằm ngang. Truyền cho nó một tốc độ tức thời v 0 =5m/s. Tính thời gian để vật dừng lại và quãng đường nó đi được trong khoảng thời gian đó, biết hệ số ma sát trượt là 0,25. Lấy g=10 m/s 2 . A. t=2 s; s=5 m. B. t=3s ;s=6m C. t=2s ;s=8m D. t=4s ;s=5m Câu 32: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất A. Hai lực này cùng phương, ngược chiều nhau B. Hai lực nảy cùng chiều cùng độ lớn C. Hai lực này cùng phương cùng chiều D. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau Câu 33: Cho một hệ vật gồm m 1 > m 2 buộc vào nhau bởi sợi dây không dãn rồi vắt qua ròng rọc cố định . Khi hệ vật chuyển động các vật chuyển động với gia tốc a . Lực căng của dây là Trang 2/3 - Mã đề thi 129 A. T= (m 1 - m 2 ) g B. T = m 1 g C. T= (m 1 + m 2 ) g D. T = m 1 (g – a) ----------------------------------------------- Trang 3/3 - Mã đề thi 129 . DẦU GIÂY ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HK 1 09 -10 MÔN VẬT LÝ 10 TN Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 129 Câu 1: Một người chạy trên đường. F=150 N B. F =100 N C. F=160 N D. F=200 N Câu 14: Một vật được đặt ở mép một chiếc bàn xoay có bán kính 0,4 m.Hệ số ma sát nghỉ bằng 0,4; lấy g= 10m/s 2 .

Ngày đăng: 06/11/2013, 18:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan