Quy chế chi tiêu nội bộ

11 1.2K 2
Quy chế chi tiêu nội bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG T.H Trì quang 2 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc QUI CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ NĂM 2010 (Ban hành kèm theo quyết định số:19/QĐCTNB ngày 31 tháng 12 năm 2009 của trường T.H Trì Quang 2 ) Chương I Những quy định chung Điều 1: Trường T.H Trì Quang 2là một đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và Đào tạo kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách Nhà nước đảm bảo theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của chính phủ, cơ chế quản lý thu chi của trường dựa trên nguyên tắc công khai dân chủ theo quy định của pháp luật hiện hành, mọi khoản thu, chi của trường đều được thể hiện qua hệ thống sổ sách kế toán theo luật ngân sách nhà nước. Điều 2: Quy chế chi tiêu nội bộ là thực hiện chế độ dân chủ của đơn vị sự nghiệp, qui chế đã được thảo luận công khai và có ý kiến đóng góp của cán bộ giáo viên trong đơn vị, thực hiện quy chế nhằm tạo quyền chủ động trong việc quản lý chi tiêu tài chính và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Điều 3: Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị được công bằng và thống nhất, khuyến khích tăng thu tiết kiệm chi, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính, là cơ sở để đánh giá việc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí. Chương II Căn cứ về nguyên tắc xây dựng quy chế Điều 4: Căn cứ vào luật ngân sách Nhà nước Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của chính phủ, thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính “Hướng dẫn thực hiện nghị định 43/2006/NĐ ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ. Căn cứ vào biên bản họp Hội đồng trường ngày 15 tháng 1 năm 2010. Quy chế được xây dựng trên cơ sở các nguồn thu và quy định chế độ, định mức tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước và các cơ quan thẩm quyền ban hành. Điều 5 : Những khoản thu, chi thực hiện theo chế độ quy định của nhà nước và các cơ quan thẩm quyền, kinh phí thường xuyên được giao quyền tự chủ thực hiện theo nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của chính phủ, các khoản kinh phí không tự chủ Điều 6: Các nguồn thu Nguồn thu tài chính thực hiện theo quy định tại điều 14 nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Nhà trường quản lý thống nhất và toàn diện các nguồn thu bao gồm: - Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp:Tổng chi theo phụ lục 1721.409.000. -Ngân sách năm trước chuyển sang: -Quỹ căn tin. + Thu quỹ Thư viện : 2 000 000 đ + Hoa hồng BHYT: 3 000 000 đ. + Hoa hồng BHTN: 3 000 000 đ. Chương III Những quy định cụ thể A-CHI NGÂN SÁCH Điều 7 : Chi thanh toán cá nhân 7.1- Chi tiền lương ( Mục 6000) Tiền lương, tiền công cán bộ viên chức được hưởng theo tiền lương ngạch bậc do nhà nước quy định = hệ số x mức lương tối thiểu. 7.2- Thu nhập tăng thêm Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế theo nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nội vụ. *Mức xác định thu nhập tăng thêm. Mức xác định thu nhập tăng thêm thực hiện theo quy định tại thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Bộ tài chính “Hướng dẫn thực hiện nghị định 43/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”. Cụ thể như sau: * Đối tượng thuộc diện xét - Là cán bộ, công nhân viên, giáo viên đang công tác tại trường (Biên chế và hợp đồng lao động 1 năm trở lên không tính thời gian thử việc). * Đối tượng không thuộc diện xét: + Vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm pháp luật công chức bị hội đồng kỷ luật xét từ khiển trách trở lên. + Vi phạm các quy định của nhà trường thường xuyên, có hệ thống, vi phạm tệ nạn xã hội. + Cán bộ giáo viên, công nhân viên trong thời gian nghỉ thai sản (4 tháng tính từ ngày được nghỉ). +Cán bộ, giáo viên nghỉ ốm, việc riêng có số ngày vượt hơn qui định của luật lao động. + Cán bộ, giáo viên, công nhân viên hợp đồng có thời gian công tác chưa đủ 12 tháng tính từ ngày hợp đồng (Không tính thời gian thử việc). *Điều kiện xét Để được hội đồng thi đua nhà trường xét thi đua, chi phần thu nhập tăng thêm. Mọi cán bộ giáo viên công nhân viên thuộc đối tượng xét phải hoàn thành nhiệm vụ được xếp loại -Căn cứ kết quả tài chính, số kinh phí tiết kiệm được, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị như sau: Nhằm đảm bảo thống nhất trong chi tiêu kinh phí hoạt động,đồng thời đáp ứng tốt yêu cầu công việc của đơn vị, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu ,góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho cán bộ công chức. phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao,có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được hưởng cao hơn, trả thu nhập tăng thêm dựa trên mức lương cấp bậc chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ và được phân loại theo bình bầu A,B,C và chi tối đa không quá 2 lân quỹ lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. 7.3- Chi các khoản phụ cấp : (Mục 6100) +Phụ cấp chức vụ: Thực hiện theo TT số 33/2005/TT-BGD&ĐT ngày 08/02/2005 như sau: -Hiệu trưởng hệ số:04 -Phó hiệu trưởng hệ số:0,3 -Tổ trưởng hệ số:0,2 -Tổ phó hệ số:0,15 +Phụ cấp trách nhiệm: -Giáo viên Tổng phụ trách hệ số:02 -Thủ quỹ hệ số:01 + Phụ cấp thêm giờ : Thực hiện theo Thông tư số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/09/2008 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ-Bộ Tài chính v/v hướng dẫn chế độ trả lương thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Tờ trình số 1863/TTr-STC-GD&ÑT ngày19/06/2006 được UBND tỉnh phê duyệt tại công văn số 2022/UBND-VHXH ngày 28/06/2006. +Giáo viên kiêm nhiệm: -Giáo viên kiêm nhiệm Chủ tịch công đoàn được giảm 3 giờ / tuần -Giáo viên kiêm nhiệm Trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 2 giờ / tuần -Giáo viên dạy thể dục được tính 2000 đồng / tiết thực hành ngoài trời. -Con nhỏ dưới 12 tháng được giảm 4 giờ/tuần -Ngoài ra GV dạy thay cho GV đi học , đi công tác , nghỉ ôm đau, thai sản được BGH phân công thì được tính thêm giờ theo thực tế tiết dạy (khg quá 200 tiết) Mỗi giáo viên chỉ được tính thêm giờ kiêm nhiệm 01 nhiệm vụ cao nhất, giáo viên dạy thay không quá 200 giờ/năm. Chỉ tính thêm giờ khi biên chế của trường vừa đủ hoặc thiếu so với qui định của Thông tư 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNVngày 26 tháng 08 năm 2006 của Bộ GD và ĐT- Bộ Nội Vụ. “hướng dẫn về định mức biên chế viên chức ở các cơ sở phổ thông công lập” hoặc bộ môn đó thiếu giáo viên. Danh sách dạy thêm giờ phải được Phòng Giáo dục duyệt , đơn giá 01 tiết dạy thêm giờ được tính như sau: Công thức tính đơn giá 01 giờ dạy thêm: Tiền lương+PCCV x 12 tháng x 150% / số giờ tiêu chuẩn cả năm (MG tính theo tháng) Số tiết tiêu chuẩn: -Tiểu học: 23 giờ x 52 tuần = 1196 +Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên : Thực hiện theo TTLT số 01/2006TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 hướng dẫn về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập”. Người được hưởng phụ cấp ưu đãi là cán bộ quản lý, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy . Định mức được hưởng như sau: Tiền lương + PCCV x 35 % Những trường hợp sau đây không được hưởng phụ cấp ưu đãi : + Giáo viên đi học dài hạn, công tác trong và ngoài nước trên 3 tháng, + Giáo viên nghỉ ốm, nghỉ thai sản vượt quá quy định bộ luật lao động thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi trong thời gian nghỉ vượt qui định. + Nghỉ việc riêng 1 tháng liên tục trở lên không tham gia giảng dạy không được hưởng phụ cấp ưu đãi. + Giáo viên bị đình chỉ giảng dạy, trong thời gian bị đình chỉ không đựơc hưởng phụ cấp ưu đãi. 7.4- Chi tiền thưởng: (Mục 6200): Thực hiện theo Nghị Định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 và thực hiện theo TT số 73/2006/TT-BTC ngày 15/08/2006 của Bộ Tài Chính Tờ trình số 1863/TTr-STC-GD&ÑT ngày19/06/2006 được UBND tỉnh phê duyệt tại công văn số 2022/UBND-VHXH ngày 28/06/2006 cụ thể như sau: -Lao động tiên tiến :được thưởng số tiền 100.000 đ /GV; 7.5-Chi phúc lợi, tập thể (Mục 6250): -Chi tiền tàu xe, nghỉ phép theo chế độ nhà nước. -Chi trợ cấp Tết Nguyên đán theo định mức của UBND tỉnh (nếu có) - Khen thưởng học sinh cấp trường: Thực hiện theo công văn 42/TT-GD ngày 1/8/1994 của liên Sở GD-ĐT & Sở Tài chính-vật giá Bến Tre “V/v điều chỉnh mức chi cho các trường Mầm Non ,Phổ Thông” cụ thể: Khen thưởng học sinh : -TH: 80.000 đồng/lớp /năm - Khen thưởng học sinh giỏi cấp huyện ,tỉnh : Thực hiện theo công văn 24/TT-GD ngày 24/1/2000 của Sở GD-ĐT Bến Tre “V/v định mức chi cho việc bồi dưỡng , khen thưởng liên quan đến thi học sinh giỏi các bậc học” cụ thể: +Học sinh giỏi vòng huyện: 1. Hạng I: 150.000 đồng . 2. Hạng II: 120.000 đồng . 3. Hạng III : 80.000 đồng . +Học sinh giỏi vòng tỉnh: 1. Hạng I: 250.000 đồng . 2. Hạng II: 200.000 đồng . 3. Hạng III : 150.000 đồng . 7.5- Các khoản đóng góp: (Mục 6300) Đơn vị tính 16 % BHXH, 3 % BHYT , 2 % kinh phí Công đoàn , 1 % BH thất nghiệp . Cá nhân cán bộ , viên chức đóng góp 6 % BHXH, 1% BHYT, 1% BH thất nghiệp. Theo mức lương và phụ cấp chức vụ của từng lao động trong biên chế và hợp đồng trong quỹ lương. Điều 8: Quy định về các khoản chi quản lý hành chính. 8.1- Thanh toán dịch vụ công cộng(Mục 6500). * Quy định về sử dụng điện – nước: Sử dụng điện, nước trên nguyên tắc tiết kiệm theo chỉ thị 13/CT-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ - Đối với công sở, trường học, xưởng thực tập phải tắt các các thiết bị dùng điện không cần thiết khi đi ra khỏi phòng làm việc, cắt nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị, tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người trong phòng giảm, chỉ sử dụng điều hoà khi thật cần thiết và chỉ để ở chế độ làm mát. + Chi vệ sinh môi trường bao gồm phí xử lý rác thải sinh hoạt và các chi phí bảo vệ môi trường khác theo thực tế phát sinh. 8.2 Chi vật tư văn phòng: (Mục 6550) Bao gồm văn phòng phẩm, mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng, vật tư văn phòng phẩm thường xuyên dùng cho công việc, mua sắm khi cần thiết với tinh thần tiết kiệm tránh lãng phí. 8.3 Chi thông tin liên lạc (Mục 6600) Cước điện thoại được thanh toán theo hóa đơn của Bưu điện ,nhưng chỉ chi cho trường hợp sử dụng điện thoại cho công việc không sử dụng điện thoại cho cá nhân , nếu có nhu cầu cần thiết thì phải có sự đồng ý của thủ trưởng và người gọi điện thoại phải trả tiền cước phí . Tiền báo chí thanh toán theo các loại báo qui định như: báo Giáo dục , báo Đồng khởi , báo Nhân dân . 8.4. Chi Hội nghị phí (Mục 6650) Thực hiện theo công văn số 5138/UBND-TMXDCB ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện nghị quyết số 23/2007/NQ-HĐND ngày 14/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Chi Hội nghị Tổng kết năm học: -Chi nước uống 7.000 đồng/ người 8.5 Chi công tác phí (Mục 6700) Thực hiện công văn số 5138/ UBND-TMXDCB ngày 31/12/2007 v/v tổ chức triển khai thực hiện NQ số 23/2007/NQ-HĐND ngày 14/ 12/2007 của HĐND tỉnh Bến Tre về quy định chế độ công tác phí , chế độ tổ chức các hội nghị; quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc trên địa bàn tỉnh, chi tiêu tổ chức các hội nghị ,hội thảo quốc tế tại tỉnh và chi tiêu tiếp khách trong nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre và công văn số 285/HĐ-UBND ngày 19/02/2008 “Về việc hướng dẫn tiền tàu xe trên địa bàn” của UBND Huyện được tính cụ thể như sau: a/Thanh toán tiền tàu xe: đi và về từ cơ quan đến nơi công tác: 2000 đồng/km được tính cụ thể trong huyện như sau: Thị Trấn:23 000 Hữu Định:36 000 Sơn Hòa:28 000 An Hóa:45 000 Tường Đa:16 000 Giao Hòa: 48 000 An Hiệp :17 000 Giao Long:41 000 Quới Thành:14 000 Quới Sơn:38 000 Thành Triệu:7 000 An Phước:35 000 Phú Túc: Phú An Hòa:38 000 Phú Đức: 10 000 Tân Thạch:30 000 Tiên Thủy: 20 000 An Khánh:17 000 Tiên Long: 22 000 Phước Thạnh:33 000 Tân Phú: 20 000 Tam Phước:26 000. b/Phụ cấp lưu trú: -CB-GV đươc cử đi công tác cả ngày trở lên mới được tính tiền phụ cấp đi đường. Văn phòng chỉ cấp giấy đi đường lần tiếp theo khi giấy đi đường lần trước đã đóng dấu hết và không sử dụng để đi công tác nữa .Giấy đi đường phải được thực hiện đúng qui định , có dấu xác nhận ngày, nơi đến, nội dung công tác. Các chứng từ hóa đơn kèm theo phải hợp lệ đúng chế độ qui định. CB-GV khi đi công tác BGH phân công và cấp giấy đi đường , Không thanh toán giấy đi đường không phải do BGH cấp. *Đi công tác ngoài tỉnh: + Đi công tác ngoài tỉnh trong ngày về mức thanh toán phụ cấp lưu trú tối đa không quá 50.000 đồng/ngày/người. + Đi công tác ngoài tỉnh nghỉ lại nơi công tác mức thanh toán phụ cấp lưu trú là 70.000 đồng/ngày/người. *Đi công tác trong tỉnh: tính phụ cấp lưu trú được tính theo cự ly km tính từ trụ sở làm việc đến nơi công tác: +Nơi đến cách xa trụ sở từ 10 km đến dưới 30 km mức phụ cấp lưu trú 30.000 đồng/ngày/người. +Nơi đến cách xa trụ sở từ 30km đến dưới 40km mức phụ cấp lưu trú 40.000đồng/ngày/người +Nơi đến cách xa trụ sở từ 40km trở lên mức phụ cấp lưu trú là 50.000 đồng/ngày/người. Riêng đối với CB-GV đi công tác thanh tra ở các huyện trong tỉnh và ngoài tỉnh thì tính tiền tàu xe đi và về thực hiện theo cự ly km của công văn số 626/SGD&ĐT KHTC ngày 12/09/2005 v/v ban hành định mức khoán công tác phí của SGD & ĐT. c/Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi công tác: -Đi công tác thuộc TP Hà Nội,TP HCM mức khoán tối đa không quá 150.000 đồng/ngày/người. -Đi công tác ở quận thuộc TP trực thuộc trung ương mức khoán tối đa không quá 140.000 đồng/ngày/người. -Đi công tác tại huyện thuộc các TP trực thuộc trung ương tại TP,thị xã thuộc tỉnh: mức khoán tối đa không quá 120.000 đồng/ngày/người. -Đi công tác tại các vùng còn lại mức khoán tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người. d/Khoán công tác phí: Nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đạt hiệu quả, tiết kiệm thời gian, khoán công tác phí cho CB.GV thường xuyên đi công tác trên 10 ngày/tháng, mức khoán cụ thể: 8.6 Chi phí thuê mướn(Mục 6750) a-Chi thuê mướn: Bao gòm thuê mướn làm vệ sinh môi trường, vận chuyển tài sản, trang thiết bị thanh toán theo nhu cầu thực tế ,nhưng phải thật sự cần thiết. b-Chi đào tạo cán bộ : Đối tượng đi học phải được cơ quan có thẩm quyền cử đi học . Chi phí được thanh toán theo TT số 51/2008/TT-BTC ngày 16/06/2008 của Bộ Tài Chính “ Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,công chức nhà nước”và thực hiện theo CV số 4718/UBND-TMXDCB ngày 21/11/2008 của UBND Tỉnh Bến Tre “về chế độ định mức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.công chức nhà nước”, thực hiện theo CV 3161/STC-NS ngày 27/11/2008 của Sở Tài Chính “v/v thực hiện chế độ định mức đào tạo,bồi dưỡng cán bộ,công chức nhà nước” +Trợ cấp tiền ăn: -Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho CB,CC đi học ngoài tỉnh là: 750.000 đồng/người/tháng cho tất cả các tỉnh (25.000 người /ngày). -Tiền mua tài liệu chi theo thực tế (không bao gồm tài liệu tham khảo)chi phải có chứng từ hoá đơn hợp lệ. -Y tế phí (nếu có) phải có chứng từ hoá đơn hợp lệ và chi theo chế độ hiện hành. Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập(một lượt đi và về;nghỉ lễ; tết), thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho CBCC trong những ngày học tập trung tại cơ sở đào tạo (trong trường hợp cơ sở đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).Các khoản chi này không vượt quá mức chi qui định tại thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ tài Chính quy định chế độ công tác phí. Riêng đối với các đối tượng đi tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý từ 15 ngày trở xuống áp dụng theo chế độ công tác phí theo Nghị Quyết 23/NQ-HĐNN ngày 14/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre. Điều 9: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản 9.1.Chi sửa chữa tài sản (Mục 6900) Nhằm bảo quản, sử dụng tài sản có hiệu quả mỗi CB.GV phải có tinh thần trách nhiệm không để tài sản hư hỏng, mất mát do chủ quan, khi phát hiện tài sản có hiện tượng hư hỏng xuống cấp phải báo ngay cho hiệu trưởng để kịp thời xử lý. Nội dung sửa chữa thường xuyên chi theo thực tế phát sinh bao gồm cơ sở hạ tầng, phòng học, máy móc thiết bị phục vụ cho quản lý hành chính và giảng dạy, các công trình phụ khác của trường, khi có yêu cầu sửa chữa hiệu trưởng xem xét quyết định nếu từ 2.000.000 đồng trở lên phải xin chủ trương của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Nếu sửa chữa có vật liệu xây dựng phải thực hiện theo thông báo giá của liên Sở Xây dựng-Sở Tài chính. 9.2.Chi mua sắm tài sản vô hình: (Mục 9000) Chi mua phần mềm máy tính khi có chủ trương và chỉ đạo của ngành. 9.3. Chi mua tài sản dùng cho công tác chuyên môn (Mục 9050) Chi mua sắm tài sản khi có nhu cầu thật cần thiết với tinh thần tiết kiệm . Khi mua sắm tài sản có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên cho một tài sản hoặc một loại tài sản có số lượng nhiều mà tổng giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải được Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt chủ trương, cơ quan Tài chính duyệt giá. Trường hợp tài sản dưới 5.000.000 đồng nhưng có giá trị sử dụng từ 01 năm trở lên cũng phải được Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt chủ trương. Điều 10: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn (Mục 7000) Chi sách báo, tạp chí , đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy khi có nhu cầu phát sinh hiệu trưởng quyết định.( khoán tiền giấy soạn giáo án 1 gr giấy) Chi tập soạn giáo án cho giáo viên: 1 gr giấy A 4 /năm học (50 000đ) Chi phấn viết cho GV : 10 hộp/năm học (30 000đ) Khoán tập, phấn cho GV: 80 000 đồng/năm học Chi trang phục, giày cho GV thể dục: 1 bộ/năm học Chi chổi quét lớp: 4 cây/năm học Trang trí lớp:30 000 đồng/lớp/năm học Điều 11: Chi khác (Mục 7750) a-Chi nước uống trong đơn vị: 30 000 đ/tháng b-Chi tiếp khách thực hiện theo công văn số 5138/UBND-TMXDCB ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện nghị quyết số 23/2007/NQ- HĐND ngày 14/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Mức chi nước uống: 10.000 đồng /người B-CHI NGUỒN KHÁC Điều 12: Chi học phí Chi từ nguồn thu học phí gồm: a-Chi quản lý phí: 3% gồm bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên tham gia thu, quản lý quỹ, mua biên lai. b-Chi phí xét tốt nghiệp, làm bằng tốt nghiệp THCS. c-Hỗ trợ ngân sách chi hoạt động theo định mức như nguồn ngân sách. Điều 13: Chi quỹ căn tin Chi từ nguồn thu hợp đồng căn tin theo thực tế hàng năm, cụ thể: -50% chi cho khen thưởng giáo viên -50 % chi hỗ trợ các phong trào trong nhà trường. Chi hoa hồng bảo hiểm tai nạn: + Ban giám hiệu trường: 10% + Kế toán: 3% + Giáo viên: 7% + Tủ thuốc và học sinh nghèo: 5% QUẢN LÍ SỬ DỤNG TÀI SẢN CƠ QUAN: Nhằm đảm bảo quản lí sử dụng hợp lí có hiệu quả các loại công cụ, tài sản được mua sắm trang bị cho các bộ phận và sử dụng chung cho toàn cơ quan: Trường T.H Trì Quang 2lập hồ sơ theo dõi tài sản tại nơi sử dụng và có kế hoạch kiểm kê theo định kì và tiết kiệm chi phí hành chính tại cơ quan trường học cụ thể như sau: 1. Quản lí sử dụng tài sản: a. Đường điện, cấp thoát nước: - Đường điện từ trạm hạ thế đến đồng hồ chính do cơ quan Điện lực quản lí, đường điện đến đồng hồ chính đến các bộ phận trong cơ quan và đường dây điện các nơi khác ngoài bộ phận, bộ phận kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên, đường dây điện giữa các thiết bị của từng phòng do từng phòng quản lí và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn. Khi có sự cố, hỏng hóc hoặc có nhu cầu lắp thêm thiết bị điện mới phải báo bộ phận kế hoạch tổng hợp. Định kì bộ phận kế hoạch tổng hợp tiến hành kiểm tra đường dây tải điện ( cùng với kì kiểm tra thiết bị PCCC) đảm bảo an toàn không để xãy ra cháy nổ làm hư hỏng các thiết bị sử dụng điện. - Điện dùng để phục vụ nhu cầu công tác đơn vị, không dùng các thiết bị sử dụng điện vào việc riêng, hệ thống đèn, quạt, máy vi tính, ổn áp … chỉ sử dụng trong trường hợp thật cần thiết. Khi không có nhu cầu sử dụng hoặc hết giờ làm việc phải tắt tất cả các thiết bị điện, không để các thiết bị như: máy vi tính, máy in … ở trạng thái chờ, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên để giảm bớt đèn chiếu sáng trong các phòng. Đối với phòng vi tính có biện pháp sử dụng điện hiệu quả tiết kiệm, đảm bảo an toàn các thiết bị sử dụng điện. - Các đường dẫn, hồ chứa nước, đường thoát nước phải được kiểm tra thường xuyên để phát hiện hỏng, rò rỉ làm thất thoát. Nước được cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích chung của trường (giặt, rửa,tưới cây, vệ sinh…) - Thiết bị PCCC, BGH có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và tổ chức sửa chữa (khi bị hỏng), thay thế kịp thời khi có sự cố xãy ra. b. Phòng học – bàn ghế. Lập sổ theo dõi tài sản tại nơi sử dụng giao cho GVCN có trách nhiệm quản lí và cuối giờ học bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra lại trước khi đóng cửa, định kì theo mỗi năm học đều có kiểm kê. c. Thư viện –thiết bị. - Sách học sinh BGH phân công GV làm chuyên trách thư viện chịu trách nhiệm bảo quản lập hồ sơ tài sản theo dõi khi có tăng giảm và có kế hoạch kiểm kê thường xuyên tránh mối mọt. - Thiết bị ĐDDH BGH phân công giáo viên làm công tác thiết bị có trách nhiệm bảo quản lập sổ tài sản, theo dõi khi có tăng giảm và có kế hoạch kiểm kê địng kì theo năm học, nếu thiết bị có hư thì phải tổng hợp báo cáo cho BGH nắm để có kế hoạch sửa chữa hoặc thanh lí và mua mới cho kịp thời. - Thiết bị tin học: các bộ phận quản lí theo qui chế tin học, các bộ phận sử dụng phải thường xuyên lau chùi, quét dọn. Khi có hư hỏng phải báo ngay cho BGH để có kế hoạch sửa chữa, nếu thiết bị đó không thể khắc phục được thì đề nghị thanh lí. SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN 1. Thiết bị tin học: - Bảo trì máy tình: các bộ phận tin học được giao nhiệm vụ phục vụ công tác tin học của trường học theo đúng qui chế quản lí, theo dõi quá trình vận hành các thiết bị tin học theo đúng qui chế quản lí tin học để nâng cao chất lượng sử dụng của thiết bị, đáp ứng tốt của yêu cầu cho công tác trường học. - Sửa chữa thiết bị tin học: khi thiết bị tin học bị hỏng hoặc bị sự cố các bộ phận sử dụng phải báo ngay để có kế hoạch sửa chữa, đối với thiết bị hỏng có giá trị từ 2.000.000 đ trở lên phải làm tờ trình gởi về Ban lãnh đạo cấp trên phê duyệt trước khi thực hiện (nếu còn thời gian bảo hành phải báo ngay cho công ty cung cấp qua sửa chữa theo đúng quy định). Thiết bị PCCC, phòng học, vật kiến trúc và tài sản khác. Do người quản lí khi phát hiện có sự cố hư hỏng phải kịp thời báo cho BGH có kế hoạch sửa chữa. CHƯƠNG IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 17: Tổ chức thực hiện Qui chế chi tiêu nội bộ được thảo luận dân chủ trong tập thể Hội đồng sư phạm và được tập thể cán bộ, giáo viên biểu quyết thông qua. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi về chế độ, chính sách, định mức chi hiệu trưởng chịu trách nhiệm bổ sung, sửa đổi cho phù hợp và thông qua Hội đồng sư phạm biểu quyết Qui chế này có hiệu lực kề từ ngày ký./. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: -PGD&ĐT -KBNN -Lưu: VT Nguyễn Thanh Tảy [...]... phòng Thông tin liên lạc Hội nghị Công tác phí Chi thuê muớn Sửa chữa tài sản Chi phí nghiệp vụ CM Chi khác Tài sản vô hình Tài sản dùng cho CM Cộng ……………… ……………… PHỤ LỤC Chi tiết nội dung chi (Kèm theo Qui chế chi tiêu nội bộ năm…….) Mục Ngân sách Học phí Căn Giữ tin xe 6000 977,259,000 6050 6100 13,650,000 6101 6106 18,000,000 6112 316,624,000 6113 2,340,000 6117 5,067,000 6200 9,115,000 6250 6300.. .Nội dung chi Tiền lương Tiền công Phụ cấp lương -Chức vụ -Thêm giờ -Ưu đãi -Trách nhiệm -Vượt khung Tiền thưởng Phúc lợi tập thể Các khoản đóng góp -BHXH -BHYT -KPCĐ -BHTN Thanh toán cá nhân khác Dịch vụ công cộng Vật tư văn phòng Thông tin liên lạc Hội nghị Công tác phí Chi thuê muớn Sửa chữa tài sản Chi phí nghiệp vụ CM Chi khác Tài sản vô hình Tài sản dùng cho CM Cộng ……………… ……………… PHỤ LỤC Chi . -KBNN -Lưu: VT Nguyễn Thanh Tảy PHỤ LỤC Chi tiết nội dung chi (Kèm theo Qui chế chi tiêu nội bộ năm…….) Nội dung chi Mục Ngân sách Học phí Căn tin Giữ xe. Quy chế chi tiêu nội bộ là cơ sở để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị được công bằng và thống nhất, khuyến khích tăng thu tiết kiệm chi,

Ngày đăng: 06/11/2013, 14:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan