Lợi nhuận của các “đại gia” Nhật Bản ... nghịch lý đáng buồn

5 314 0
Lợi nhuận của các “đại gia” Nhật Bản ... nghịch lý đáng buồn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lợi nhuận của các “đại gia” Nhật Bản . nghịch đáng buồn Lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng tới của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp dù có doanh thu lớn đến bao nhiêu, song nếu lợi nhuận không đáng kể, cũng sẽ không được xem là một doanh nghiệp thành công trên thương trường. Căn bệnh "đại công ty" Hơn 10 năm qua, tại Nhật Bản, Hitachi có doanh số 708 tỷ USD và thật bất ngờ, hãng lại thua lỗ đến 722 triệu USD. NEC có doanh số 397 tỷ USD và thua lỗ 1,3 tỷ USD. Fujisu có doanh số 382 tỷ USD và thua lỗ 1,6 tỷ USD. Toshiba có doanh số 463 tỷ USD nhưng chỉ đạt tỷ suất lợi nhuận rất “mỏng” là 0,15%. Vậy đâu là nguyên nhân các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản sản xuất được rất nhiều nhưng lại không thu được nhiều lợi nhuận? Một nhãn hiệu lớn (xét về doanh số) có thể là một nhãn hiệu không đem lại nhiều lợi nhuận, chưa nói đến chuyện có khi thua lỗ triền miên. Nói đến vấn đề này, nhiều chuyên gia quảng cáo thường đề cập đến nghịch “căn bệnh đại công ty” của Nhật bản. Các tập đoàn kinh tế lớn ở Nhật thường kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, song lợi nhuận lại rất khiêm tốn. Hãy lấy trường hợp của Sony làm ví dụ. Nếu có một cuộc khảo sát thì có nhiều khả năng Sony sẽ giành vị trị nhãn hiệu đồ điện tử được “ngưỡng mộ” nhất trên thế giới và vượt xa đối thủ đứng ở vị trí số 2. Quả là một điều tuyệt diệu cho các sản phẩm hiệu Sony. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là: Cảm giác của các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của Sony thì sao? Chắc hẳn họ phải rất mừng vì kiếm được “bộn bạc”? Thực tế đáng buồn là không phải như vậy. Lợi nhuận thuần của tập đoàn Sony rất nhỏ, nhỏ đến mức khó tin. Trong vòng 10 năm qua, tập đoàn Sony Corp có doanh thu tổng cộng lên tới 519,2 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận thuần sau thuế của Sony chỉ có vẻn vẹn 4 tỷ USD. Với lợi nhuận này thì Sony khó lòng mà trả nợ ngân hàng, chứ đừng nói đến chuyện trả cổ tức cho nhà đầu tư. Tất nhiên đây là nước Nhật, vì thế chẳng ai quan tâm đến chuyện trả nợ ngân hàng. Năm 1999, Ngân hàng Trung ương Nhật còn cắt giảm lãi suất thực tế tới mức gần như bằng 0. "Mốt" đa dạng hóa sản phẩm Cũng như hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn khác tại Nhật, Sony đa dạng hoá các dòng sản phẩm của mình rất mạnh mẽ. Nhãn hiệu Sony được đặt tên lên vô số chủng loại sản phẩm khác nhau, từ tivi, máu ghi âm, máy ảnh số, PDA, điện thoại, vật liệu bán dẫn, máy nghe nhạc DVD, pin . Sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Sony là máy chơi game Play Station, một nhãn hiệu hầu như không sử dụng mấy đến lợi thế là sự nổi tiếng của nhãn hiệu Sony. Nếu đem so sánh Sony với hãng máy tính Dell Computer ta có thể thấy Sony kinh doanh đa dạng như thế nào. Dell chỉ duy nhất chế tạo máy tính cá nhân (và mới đây thêm vào dòng sản phẩm máy in). Trong vòng 10 năm qua, Dell có doanh số 140 tỷ USD và tổng lợi nhuận thuần sau thuế là 8,5 tỷ USD, tức là tỷ suất lợi nhuận vào khoảng 6,1%. Quả là một sự khác biệt lớn giữa Dell và Sony. Nhiều người nghĩ rằng so sánh như vậy là không công bằng, vì Dell là một trường hợp đặc biệt xuất sắc. Thực tế không phải như vậy, Dell đang phải đương đầu với một ngành kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, nơi mà tỷ suất lợi nhuận rất thấp (IBM chưa bao giờ có lãi từ ngành kinh doanh máy tính cá nhân, còn nhánh kinh doanh PC của HP cũng có lãi rất thấp). Kết quả là tỷ suất lợi nhuận 6,1% của Dell không phải là điều gì quá đặc biệt. Thêm vào đó, tỷ suất lợi nhuận bình quân của 500 công ty lớn nhất nước Mỹ trong vòng 10 năm qua là 4,7% trên tổng doanh thu. Nếu đem trừ hai năm vừa qua do xảy ra nhiều thảm hoạ kinh tế và tình hình khó khăn hơn bình thường thì tỷ lệ này là 5,7%. Thay cho lời kết Sony không phải là trường hợp cá biệt ở Nhật. Các tập đoàn kinh tế lớn khác như Hitachi, Toshiba, NEC, Fujitsu cũng lâm vào tình trạng tương tự. Thực tế cho thấy thường thì những công ty lớn nhưng thiếu tính tập trung thường có tỷ suất lợi nhuận sau thuế rất thấp. Nếu không có lợi nhuận thì không có tiền trả ngân hàng. Và nếu không có tiền trả nợ ngân hàng của các “đại gia” này thì hệ thống ngân hàng sẽ gặp rắc rối, nền kinh tế của một quốc gia sẽ có vấn đề. Hệ thống kinh tế của nước Nhật yếu là bởi vì nhiều doanh nghiệp, các “tế bào” tạo nên nền kinh tế, hoạt động rất yếu kém. Rất nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản chế tạo và làm đủ thứ trên đời, trừ lợi nhuận. Vì sao các tập đoàn kinh tế của Nhật có dòng sản phẩm đa dạng nhưng thu được lợi nhuận không đáng là bao? Rõ ràng điều này không phải vì chất lượng. Các tập đoàn kinh tế Nhật Bản có danh tiếng hàng đầu thế giới về chất lượng. Một trong những nguyên nhân lớn là chiến lược mở rộng các dòng sản phẩm khác biệt đã làm cho quá trình xây dựng nhãn hiệu của các “đại gia” Nhật Bản bị phân tán và thiếu tập trung. Khi một công sản xuất và tiếp thị rất nhiều sản phẩm khác nhau dưới cùng một nhãn hiệu sẽ là vô cùng khó để xây dựng nhãn hiệu đó thành một nhãn hiệu mạnh. Và quả thật, những công ty Nhật có một chiến lược nhãn hiệu tập trung cao lại làm ra khá khá lợi nhuận, chẳng hạn như Sharp (1,8%), Toyota (3,1%), Honda (3,3%), Canon (3,8%). Các nhà nghiên cứu tính toán rằng, trung bình một tập đoàn kinh tế lớn của Nhật có tỷ suất lợi nhuận sau thuế là 1%, so với mức trung bình của các tập đoàn kinh tế của Mỹ là 5%. Tuy nhiên ngay cả sự so sánh về địa này cũng sẽ không đáng kể nếu tính đến một thực tế là các công ty càng có chiến lược nhãn hiệu mang tính tập trung cao thì lại càng có lợi nhuận cao. Một số ví dụ đáng chú ý là Nokia (10,6%), Intel (21,6%) và đáng kể hơn là Microsoft (31,8%). Quả là những con số đáng để học hỏi cho các nhà quản nhãn hiệu và marketing chiến lược. . Lợi nhuận của các “đại gia” Nhật Bản . nghịch lý đáng buồn Lợi nhuận luôn là mục tiêu hướng tới của bất kỳ doanh nghiệp nào tế lớn của Nhật Bản chế tạo và làm đủ thứ trên đời, trừ lợi nhuận. Vì sao các tập đoàn kinh tế của Nhật có dòng sản phẩm đa dạng nhưng thu được lợi nhuận

Ngày đăng: 06/11/2013, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan