Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

15 997 9
Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam -----------------*-------------------- I- Khái niệm về nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với một số khái niệm khác 1-Khái niệm về nhãn hiệu Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế . hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. InterBrand – Một công ty tư vấn nhãn hiệu hàng đầu, lại định nghĩa theo cách sau: “Nhãn hiệu là một hỗn hợp của các thuộc tính vô hình và hữu hình được biểu trưng hoá trong một thương hiệu, mà thông qua đó, nếu được quản trị phù hợp, sẽ tạo ảnh hưởng và tạo ra giá trị.” Một cách chung nhất ta định nghĩa:”Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau”( Gần giống Luật sở hữu trí tuệ 2006- khoản 16-Điều 4). Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, hoặc sự kết hợp giữa từ ngữ và hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc” . Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hình khối được bảo hộ.Thời hạn qui định cho thủ tục đăng ký Nhãn hiệu hàng hoá là 12 tháng.Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá là 10 năm và có thể gia hạn bảo hộ nhiều lẫn, mỗi lần 10 năm. Khái niệm nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng lần đầu tiên trong một văn bản pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Công ước Paris năm 1886. Công ước Paris bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp riêng biệt là: nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi xuất xứ hàng hoá; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; mẫu hữu ích; chống cạnh tranh không lành mạnh Theo Quy định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs), nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Cũng như Công ước Paris, bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, TRips bảo hộ các dấu hiệu thương mại khác với ý nghĩa là các 1 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam đối tượng sở hữu trí tuệ gồm: chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin kín và bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh. Pháp luật của Cộng đồng Châu Âu thừa nhận nhãn hiệu hàng hoá là tất cả những dấu hiệu thoả mãn hai điều kiện: có thể minh hoạ (trình bày được) và có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Đó là các dấu hiệu: từ, tên riêng, kiểu dáng, chữ, số, hình dáng hàng hoá, đóng gói của hàng hoá. Bên cạnh bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật của Cộng đồng Châu Âu còn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như sáng chế, kiểu dáng, mẫu hữu ích. Còn theo pháp luật Mỹ, cùng với nhãn hiệu hàng hoá, còn nhiều dấu hiệu khác cũng “được sử dụng trong thương mại” (marks used in commmerce) nhằm chỉ ra đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ. Các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại bao gồm: nhãn hiệu hàng hoá (trademark); nhãn hiệu dịch vụ (service mark); nhãn hiệu chứng nhận (certification mark); nhãn hiệu tập thể (collective mark); chỉ dẫn địa lý (geographical indication); tên thương mại (brand name). ở Mỹ, từ thương hiệu (brand) được sử dụng cho tất cả các đối tượng kể trên. Rõ ràng, nhãn hiệu hàng hoá chỉ là một loại dấu hiệu được sử dụng trong thương mại nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ và được bảo hộ với ý nghĩa là một đối tượng sở hữu công nghiệp. Nói cách khác, nhãn hiệu hàng hoá chỉ là một loại thương hiệu cụ thể. Như vậy, theo các văn bản pháp luật quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như pháp luật của cộng đồng Châu Âu và pháp luật Mỹ, “nhãn hiệu hàng hoá” là một đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ và thuật ngữ “nhãn hiệu hàng hoá” được dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Trong khi đó, “thương hiệu” không phải là một đối tượng sở hữu công nghiệp. Hơn nữa, bên cạnh nhãn hiệu hàng hoá, các dấu hiệu khác cũng được sử dụng trong thương mại để chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng, nhà sản xuất… của sản phẩm, dịch vụ như: tên thương mại (General Electric; Hewlett-Packard), chỉ dẫn địa lý (nước hoa Sante Fe), tên gọi xuất xứ hàng hoá.[1] 2- Sơ lược các cách phân loại nhãn hiệu a-Phân theo loại hình: • Nhãn hiệu hàng hóa:Gắn vào hàng hóa • Nhãn hiệu dịch vụ: gắn vào dịch vụ b-Theo luật SHTT 2006:theo khaonr 17,18,19 và 20 điều 4-Luật SHTT 2006 thì 2 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt NamNhãn hiệu tập thể : Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. • Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu chứng nhậnnhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. • Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. • Nhãn hiệu nổi tiếng: Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam 3-Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu; nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa a-Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào của Việt nam sử dụng thuật ngữ thương hiệu và cũng không có khái niệm pháp lý về thương hiệu mà chỉ mang tính chất thương mại. Phải nói ngay rằng,“nhãn hiệu hàng hoá” và “thương hiệu” không phải là các thuật ngữ đồng nhất với nhau. Nhãn hiệu hàng hoá là một đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của mỗi quốc gia. Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng nhằm phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của những nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu được công nhậnnhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị, không gian ba chiều… Thương hiệu không phải là một đối tượng sở hữu công nghiệp nói riêng, đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung. Khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhãn hiệu hàng hoá. Thương hiệu có thể là bất kỳ dấu hiệu gì được gắn liền với sản phẩm, dịch vụ nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu được nhận biết dễ dàng và phân biệt được với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Bởi vậy nhà sản xuất, kinh doanh có thể lựa chọn nhiều yếu tố khác nhau làm thương hiệu cho mình trên cơ sở xem xét về thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của những khách hàng mục tiêu và các yếu tố 3 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam khác như pháp luật, văn hoá, tín ngưỡng… Những yếu tố được chọn làm thương hiệu có thể được gọi là yếu tố thương hiệu, ví dụ: tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì… Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ có thể được pháp luật bảo hộ dưới dạng các đối tượng sở hữu công nghiệp cụ thể như: nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp và thương hiệu cũng có thể được bảo hộ bởi cả pháp luật bản quyền. Rõ ràng, thương hiệu là toàn bộ các dấu hiệu được sử dụng trong thương mại để chỉ nguồn gốc của hàng hoá dịch vụ; nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ đó; đặc trưng của hàng hoá, dịch vụ. Bởi vậy, thương hiệu không chỉ bao gồm nhãn hiệu hàng hoá mà còn bao gồm tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. b-Phân biệt nhãn hiệunhãn hàng hóa: Nhãn hàng hóa theo giải thích trong quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế ghi nhãn hàng hóa thì "nhãn hàng hóa là nhãn chứa các thông tin cần thiết ,chủ yếu về hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa làm căn cứ chọn mua và giúp cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra,giám sát".Về thực chất,nhãn hàng hóa chính là nhãn sản phẩm vẫn được dùng trong đăng ký chất lượng sản phẩm. Như vậy,"nhãn hàng hóa " chỉ thực hiện chứ năng thông tin về hàng hóa cho người tiêu dùng,còn "nhãn hiệu hàng hóa" lại thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa từ các nhà sản xuất khác nhau. Quá trình sử dụng chúng cũng khác nhau,xuất phát từ chức năng,một " nhãn hiệu hàng hóa" có thể được dùng chung cho toàn bộ hoặc từng loại hàng hóa của một chủ sở hữu. "Nhãn hàng hóa" dùng cho từng loại hàng hóa,lô,loạt hàng hóa khác nhau thì cũng khác nhau.Tức là mỗi một sản phẩm đều có nhãn hàng hóa riêng của mình. Mặt khác về quản lý,đăng kí và văn bản điều chỉnh chúng cũng khác nhau. 4-Hàng hóa và dịch vụ được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu (hay những dấu hiệu đặc trưng trong thực tiễn được bảo hộ với tư cách nhãn hiệu) . Pháp luật SHTT Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu có khả năng được đăng ký là “dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ. hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, 4 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam được thể hiện bằng 1 hoăc nhiều màu sắc”. Như vậy để đựợc đăng ký là nhãn hiệu, dấu hiệu đó phải nhìn thấy được, không gồm các dấu hiệu vô hình như âm thanh, mùi. Sau đây chúng tôi đề cập đến các loại dấu hiệu mà thực tế đang được bảo hộ trên thế giới. 1. Từ ngữ: Là loại dấu hiệu được sử dụng phổ biến nhất trong thực tế. Gồm tên công ty, họ tên người, khẩu hiệu và bất kỳ từ ngữ nào được sáng tạo hay không. Không nhất thiết phải có nghĩa. Theo các chuyên gia về thương hiệu, có 4 cách đặt tên nhãn hiệu, đó là: - Sử dụng từ tự tạo: là những ký tự tạo thành 1 từ mới phát âm được và không có trong từ điển. Ví dụ: yahoo, google,… - Sử dụng từ thông dụng: là những từ hiện dùng và thực sự có 1 ý nghĩa trong 1 ngôn ngữ nào đó. - Sử dụng từ ghép: là sự kết hợp các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết. Ví dụ: Vinamilk, . - Sử dụng từ viết tắt: là tên viết tắt của công ty hoặc chứa đựng một thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến người tiêu dùng. Trong đó chia làm 2 loại nhãn hiệu: - Nhãn hiệu tự nghĩ, tự đặt không hàm chứa 1 ý nghĩa nào cả - Nhãn hiệu có sẵn, mang 1 ý nghĩa nào đó. Việc sử dụng nhãn hiệu có sẵn phải theo 1 nguyên tắc: các thuật ngữ mô tả có thuộc tính phân biệt đối với hàng hóa liên quan nếu nó mang 1 ý nghĩa thứ cấp, nghĩa là người tiêu dùng khi thấy nó có thể nhận biết được hàng hóa từ 1 nguồn thương mại xác định. 2. Chữ cái và con số: các chữ cái đơn lẻ nếu không được cách điệu được coi là không có khả năng phân biệt nên sẽ bị loại trừ. Các chữ số, chữ cái thuộc các ngôn ngữ không thông dụng cũng bị loại trừ. Tuy nhiên nếu đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thì vẫn có thể được đăng ký là NHHH. Ví dụ: nhãn hiệu bia 333 được đăng ký nhãn hiệu nhờ thông qua quá trình sử dụng đã đi vào long người tiêu dùng,… 3. Hình ảnh: bao gồm cả hình ảnh hai chiều và ba chiều, hình ảnh ba chiều bao gồm cả các biểu tượng và hình dáng sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm. Luật SHTT Việt Nam không thừa nhận các hình và hình học đơn giản. 5 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam 4. Màu sắc: Loại dấu hiệu này bao gồm các từ ngữ, hình vẽ hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa chúng mà có màu sắc hoặc sự tổ hợp của bản thân các màu sắc. HĐ TRIPS và HĐTM Việt – Mỹ đều quy định tổ hợp màu sắc là 1 loại dấu hiệu có thể đăng ký là NHHH. Tuy nhiên, luật SHTT Việt Nam 2005 không thừa nhận màu sắc là 1 dấu hiệu có thể dùng như NHHH mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể hiện của các dấu hiệu khác. 5. Các dấu hiệu âm thanh: có thể là 1 đoạn nhạc được sáng tác hoặc chuỗi âm thanh mô phỏng từ tự nhiên. Tuy nhiên chỉ một số nước công nghệ phát triển mới công nhận âm thanh có thể được đăng ký là NHHH. 6. Dấu hiệu mùi: Hiện chỉ có Mỹ công nhận dấu hiệu mùi có thể được đăng ký là NHHH. 7. Cách thức trình bày sản phẩm: Hiện nay cũng chỉ có Mỹ công nhận cách thức trình bày sản phẩm như là 1 dấu hiệu có thể được đăng ký là NHHH. Theo GS.TS. Michael P.Ryan – Trường Đại học tổng hợp Georgetown, cách trình bày sản phẩm xứng đáng được bảo hộ nếu chúng hoặc vốn có khả năng phân biệt ở sự kết hợp các yếu tố và ấn tượng chung mà cách trình bày tạo ra đối với người quan sát chúng, hoặc đạt được ý nghĩa thứ 2. Tuy nhiên, một cách trình bày hàng hóa đã trở nên thông thường đối với các đối thủ cạnh tranh trong 1 lĩnh vực thị trường nhất định thì được coi là cách trình bày hàng hóa chung và do đó mất đi địa vị nhãn hiệu của chúng. II- Hình thưc thể hiện của nhãn hiệu • Tên gọi (Brand name): Phần đọc được của NHHH. Ví dụ : OMO,VISO,HALIDA… Yêu cầu đối với tên gọi là phải: dễ đọc,dễ nhớ. • Biểu tượng (Symbol,Logo) Là những tín hiệu mang tính điển hình hóa cao,cấu trúc cô đọng , được biểu hiện bằng chữ,kí hiệu,hình ảnh. Ví dụ: Biểu tượng chiếc vô lăng của hang xe hơi Mercedes Biểu tượng chợ Bến Thành của hãng bia Sài Gòn… Yêu cầu của biểu tượng là ngắn gọn,rõ nét và có ý nghĩa. • Khẩu hiệu kinh doanh (Sologan) 6 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Được sử dụng trong một số trường hợp để làm mạnh thêm nhãn hiệu,nó có thể là nhãn hiệu hoặc không. Ví dụ : “Luôn luôn lắng nghe,luôn luôn thấu hiểu “ của hãng Bảo hiểm Prudential “Liên kết mọi người” của hãng điện thoại di động NOKIA. “Nâng niu bàn chân Việt” của công ty sản xuất hàng tiêu dung Bình Tiên-Bitiss… • Thương hiệu (theo nghĩa hẹp-Trade Mark). Là những nhãn hiệu đã đăng kí bản quyền tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ về mặt pháp lý. Trong trường hợp này công ty đó sẽ in thêm vào tên hay biểu tượng nhãn hiệu một số kí hiệu như R (Registered-thương hiệu đã đăng ký),hay C (Copyright-Giữ bản quyền)… III- Xu hướng mở rộng phạm vi bảo hộ Nhãn hiệu hàng hóa • Hiện nay trong luật sở hữu trí tuệ 2006 về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đã có xu hướng mở rộng hơn về diện bảo hộ và phương thức bảo hộ. Xem xét luật cạnh tranh 2004 ta thấy trong Luật SHTT có 03 điều khoản đề cập đến hành vi cạnh trạnh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT, đó là quy định tại các Điều 4 khoản 4(liên quan đến giải thích thuật ngữ Quyền sở hữu công nghiệp), Điều 6 khoản 3 điểm d (liên quan đến căn cứ phát sinh, xác lập quyền SHCN), đặc biệt tại các Điều 130 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Mục 1 Chương IX liên quan đến chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền SHCN) và Điều 198 khoản 3 quy định về Quyền tự bảo vệ (Phần thứ 5 Chương XVI liên quan đến Bảo vệ quyền SHTT). Trong số các quy định có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật SHTT vừa nêu, chúng tôi nhận thấy có một số điểm cần lưu ý. Một là, khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ[3]đã được mở rộng[4] và có nội hàm rõ ràng hơn rất nhiều so với khái niệm chỉ dẫn gây nhầm lẫn (một trong các dạng biểu hiện cụ thể của hành vi cạnh tranh không lành mành mạnh liên quan tới SHTT được quy định tại Điều 39 khoản 1 và Điều 40 Luật cạnh tranh). Hai là, Luật SHTT đã đề cập đến khả năng chủ thể bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự để bảo vệ quyền của mình[5]- điều không được chỉ rõ trong Luật cạnh tranh • Cùng với quá trình gia nhập WTO,kí các hiệp định thương mại song phương với các đối tác lớn như Mỹ,EU,Nhật Bản, trong tương lai pháp luật Việt Nam sẽ mở rộng thêm việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa,mà có thể sẽ là đưa thêm các dấu hiệu về âm thanh,mùi vị,… 7 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam IV- Các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu hành hóa. A- Tiêu chí thứ nhất: Theo điều 72 của Luật SHTT 2006: Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; - Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác Từ đây,ta có thể rút ra hai tiêu chí : Phải hội tụ đủ hai yếu tố sau:  Có thể nhìn thấy,có thể tri giác được  Các dấu hiệu cụ thể được xem xét là nhãn hiệu được tồ tại dưới dạng chữ cái ,từ ngữ , hình ảnh ,hình vẽ kể cả hình ba chiều (3D) hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó ,được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Theo quy định của pháp luật Việt Nam,đặc điểm thứ nhất của NHHH là các dấu hiệu có thể nhìn thấy được,có nghĩa là con người chỉ có thể cảm nhận được,nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Chính điều này làm cho người tiêu dùng có thể quan sát,nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa,dịch vụ gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn. Theo khoản 1, điều 15 Hiệp định TRIPs về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ cũng quy định” Các thành viên có thể quy định như là điều kiện để được đăng ký rằng các dấu hiệu phải là nhìn thấy được”. Theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới,chẳng hạn Mỹ việc bảo hộ đối với nhãn hiệu còn có thể dựa vào các dấu hiệu :  Dấu hiệu âm thanh: Âm nhạc,tiết nhạc mà con người có thể nhận biết được qua thính giác.  Dấu hiệu “mùi vị”(một số tác giả dùng “mùi hương”):Con người có thể nhận biết thông qua khứu giác. Nếu quy định “mùi vị” thì có lẽ sẽ rộng hơn nữa,bởi mùi vị sẽ bao gồm “mùi” và “vị”,tức là vị còn có thể cảm nhận qua “vị giác”. • NH chỉ đơn thuần được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định Theo Điều 15-TRIPs thì có thể cho phép hoặc không cho phép đăng ký các dấu hiệu vô hình như âm thanh,mùi vị, Rõ ràng đối chiếu quy định của Luật SHTT 2006 ta thấy Việt Nam chọn giải pháp “nhìn được”.(Điều này sẽ dẫn đến,câu khẩu hiệu của Đài tiếng nói Việt Nam (VOV)”Đây là đài tiếng nói 8 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Việt Nam,phát thanh từ Hà Nội-thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cũng không thể được bảo hộ theo luật về nhãn hiệu dưới dạng là một câu Sologan khi VOV tham gia các hoạt động thương mại và dùng nó để tuyên truyền!) Nhãn hiệu có thể được thể hiện thông qua các dấu hiệu như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Như vậy,yếu tố màu sắc là không thể thiếu được đối với nhãn hiệu bởi ưu điểm gây ấn tượng và đối với thị giác con người qua đó giúp cho nhãn hiệu thực hiện chức năng phân biệt của mình. Luật SHTT 2006 quy định các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp bằng bảo hộ,được quy định tại điều 73 - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; - Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; - Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Những quy định trên thực ra cũng khá dễ hiểu và hợp lý,nhằm tôn trọng những tên gọi,nhãn hiệu đã thành biểu tượng trong tâm trí mọi người.Một người không thể dùng chữ WTO- tên viết tắt của tổ chức thương mại thế giới để làm nhãn hiệu. Tuy vậy,nếu được các tổ chức đó cho phép thì vẫn được dùng,thường đó là các loại nhãn hiệu chúng nhận,ví dụ: • Chứng nhận ISO 9000 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quôc tế cho các sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng quốc tế. • Dấu hiệu CE chứng nhận chất lượng các sản phẩm hàng hóa khi xuất khẩu vào EU. • Logo “Hàng Việt Nam chất lượng cao” của báo Sài Gòn tiếp thị cho các sản phẩm hàng hóa đạt giải thưởng. B- Tiêu chí thứ hai: 9 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Trong quy định này,”yếu tố” được hiểu là một bộ phận của dấu hiệu mà không thể hiểu là toàn bộ hay bản thân dấu hiệu đó. Luật SHTT 2006 chỉ đòi hỏi một hoặc một số yếu tố thuộc dấu hiệu phải tạo nên được “sự dễ nhận biết”,”dễ ghi nhớ “ của nhãn hiệu mà thôi. Thật ra,khái niệm “dễ nhận biết”,dễ nhớ” cũng có khá nhiều cách hiểu khác nhau.Tuy vậy,ta có thể tóm lược một vài ý sau: Dễ nhận biết là NH bao gồm các yếu tố đủ để tác động vào nhận thức,tạo nên ấn tượng có khả năng lưu giữ trong trí nhớ hay tiềm thức con người. Chính vì vậy,bất kì ai khi tiếp xúc chúng đều dễ dàng tri giác,ghi nhớ và nhận biết chúng khi đặt chúng bên cạnh các loại nhãn hiệu khác. Trong thực tế,có những yếu tố tạo nên nhãn hiệu rất độc đáo không giống những cái đã có,nhưng lại có quá nhiều chi tiết rờm rà,phức tạp,hình vẽ rắc rối làm cho người tiếp cận khó nắm bắt và không thể ghi nhớ nội dung hay cấu trúc thì cũng khó lòng được cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:  Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;  Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;  Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;  Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;  Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể  Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn 10 [...]... tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo hộ nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng của Việt Nam và nước ngoài cũng như bảo hộ quyền lợi của người 14 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam tiêu dùng Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới Đó là các thủ tục cụ thể công nhận nhãn hiệu nổi... công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này (Trần Việt Hùng-Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng- tạp chí hoạt động khoa học số 11/2007) V-Kết luận chung Qua việc nghiên cứu về nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng và các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam, cho ta một cái nhìn khái quát về nhãn hiệu hàng hóa và pháp luật về nhãn hiệu hàng.. .Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng... hay các sự kiện mang tính chất toàn cầu như WorldCup, Thế vận hội Olympic…; chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá/nhà sản xuất thường đầu tư một số tiền lớn cho quảng cáo với chương 12 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam trình quảng cáo ấn tượng Trong một vụ kiện tại Canada, thẩm phán Cattanach đã khẳng định các nhãn hiệu hàng hoá Coca-Cola, esso, Chevrolet là nhãn hiệu hàng... bền, kiểu dáng đẹp 6 Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; Các nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng có số lượng quốc gia bảo hộ lớn và thời hạn bảo hộ lâu dài Nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng Honda (Nhật bản) được trên 100 quốc gia bảo hộ; nhãn hiệu Valentino (ý) được bảo hộ ở gần 130 quốc gia; Pierre Cardin (Pháp) được gần 100 quốc gia bảo hộ 7 Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8 Giá chuyển nhượng,... Nhựa “Ống Bình Minh” nhập nhằng với nhựa “Bình Minh” Hai công ty đều được cấp giấy phép hợp pháp Mới đây, Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã nhận được đơn của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh khiếu nại việc công ty này bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại và nhãn hiệu “Bình Minh” 11 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Trước đó, giữa tháng 3, Công... người công nhận uy tín, sự nổi tiếng của nó Tức là: nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng phải có danh tiếng (reputation) trong một bộ phận công chúng nhất định “Bộ phận công chúng” được hiểu là những người có liên quan đến loại nhãn hiệu hàng hoá đó, những khách hàng tiềm năng (potential consumer) 13 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Ví dụ, khi nói đến tivi Sony, nhiều người chỉ... Lý do, trùng với nhãn hiệu nổi tiếng “TOYOTA” của Công ty TOYOTA (Nhật Bản) tuy không cho cùng sản phẩm; 3) Không cấp đăng ký nhãn hiệu cho một công ty của Inđônêxia xin đăng ký nhãn hiệu “VINATABA” cho sản phẩm “quần áo, giầy dép” (nhóm 25) Lý do, trùng với nhãn hiệu nổi tiếng “VINATABA” của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, tuy không cho cùng sản phẩm Việc áp dụng quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng... trong ký ức của khách hàng.[2] C- Nhãn hiệu nổi tiếng: Việc xác định một nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng tuỳ thuộc vào hệ thống đánh giá (nếu có) của từng quốc gia hay nói cách khác nó mang tính chủ quan Nhưng trước hết, nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng (well-known trademark) phải là một nhãn hiệu hàng hoá (trademark) .Đối với pháp luật Việt Nam mà cụ thể là theo điều 75 – Luật sở hữu trí tuệ 2006 Các tiêu chí... tư của nhãn hiệu Việc xác định giá trị thương mại của một nhãn hiệu hàng hoá dựa vào một số yếu tố sau: Giá trị khi nhãn hiệu hàng hoá được chuyển nhượng, giá trị đầu tư vào nhãn hiệu hàng hoá, năng lực/ khả năng của công ty có nhãn hiệu hàng hoá, giá trị của các tài sản khác của công ty có nhãn hiệu hàng hoá, giá trị của sản phẩm được gắn nhãn hiệu hàng hoá, thị phần của sản phẩm được gắn nhãn hiệu . Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam -----------------*--------------------. 20 điều 4 -Luật SHTT 2006 thì 2 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam • Nhãn hiệu tập thể : Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu

Ngày đăng: 06/11/2013, 04:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan