KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM

19 819 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM 1.1. VHĐ VAI TRÒ CỦA VHĐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM. 1.1.1. Khái niệm VHĐ các hình thức HĐV của NHTM. 1.1.1.1. Khái niệm VHĐ. Nguồn vốn của NHTM là giá trị tiền tệ mà ngân hàng tạo lập được thông qua nghiệp vụ huy động vốn, đi vay, vốn tự có, các nghiệp vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm hai nguồn chủ yếu là vốn tự có vốn huy động. Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý phương pháp hạch toán khác nhau. " VHĐ của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM ." 1.1.1.2. Các hình thức HĐV của NHTM. a. HĐV qua nghiệp vụ tiền gửi Nghiệp vụ tiền gửi của NHTM bao gồm tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân tiền gửi tiết kiệm dân cư. ● Tiền gửi: Gồm tiền gửi không kỳ hạn tiền gửi có kỳ hạn - Tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi này của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NH với mục đích chính để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu dùng. Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi rút tiền ra bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tiền tài khoản. Với tính chất linh hoạt của số dư người gửi tiền được hưởng các lợi ích thanh toán nên tiền gửi thanh toán không được NH trả lãi hoặc được trả nhưng với lãi suất rất thấp. - Tiền gửi có kỳ hạn: loại tiền gửi này của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào NHTM với mục đích để hưởng lãi. Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời hạn nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên do những lý do khác nhau, người gửi tiền có thể rút tiền trước hạn, trường hợp này người gửi tiền không được hưởng lãi hoặc được hưởng theo lãi suất thấp, tuỳ theo quyết định của Ngân hàng. ● Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhạn tiền gửi tiết kiệm được bảo hiểm theo quy định của luật pháp về bảo hiểm tiền gửi. Mục đích của người gửi tiền tiết kiệm là để hưởng lãi để tích luỹ, do vậy tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát hành sec hay thực hiện các khoản thanh toán khác ngoại trừ người gửi tiền đề nghị trích tài khoản tiền gửi tiết kiệm để trả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính chủ tài khoản. Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại là tiết kiệm không kỳ hạn tiết kiệm có kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm người gửi tiền có thề rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. Xét về mục đích gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm được phân thành: Tiết kiệm xây dựng nhà ở. Tiết kiệm mua sắm tài sản có giá trị cao. Tiết kiệm hưởng lãi suất mà dự thưởng. v vv. Tiền gửi tiết kiệm được phản ánh trên các tài khoản “tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn”, “tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn”, “tài khoản tiết kiệm khác”. b. HĐV bằng việc phát hành các giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là các công cụ Nợ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi suất của loại này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành bao gồm kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá. Như vậy, để đạt được hiệu quả trong kế toán HĐV, ngân hàng phải có chiến lược thích hợp, phù hợp với khả năng, mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình. 1.1.2. Vai trò của VHĐ. Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong tổng nguồn vốn của NHTM thì vốn tự có chỉ chiếm một phần nhỏ, còn phần lớn là vốn ngân hàng huy động được từ bên ngoài. Nếu như vốn tự có là" tấm đệm" bảo vệ an toàn điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thì vốn huy động sẽ quyết định sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Vai trò đó được thể hiện như sau: - Vốn huy động là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. - Quyết định quy mô tín dụng, khả năng sinh lời cũng như các hoạt động kinh doanh khác của NHTM. - Tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. - Quyết định năng lực canh tranh của các NHTM. Với những vai trò hết sức quan trọng như vậy, các ngân hàng cần quan tâm tìm mọi biện pháp để thực hiện tốt các mặt hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động kế toán huy động vốn. 1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HĐV 1.2.1. Khái niệm, vai trò của kế toán huy động vốn. Kế toán HĐV là việc thu thập, ghi chép xử lý, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản tiền gửi, phát hành GTCG. Trên cơ sở đó cung cấp các thông tin phục vụ lãnh đạo chỉ đạo về nguồn vốn đầu vào, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vai trò kế toán huy động vốn được thể hiện như sau: - Kế toán HĐV phản ánh chính xác loại vốn huy động, tổng hợp số liệu nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý ngân hàng. - Giúp bảo vệ an toàn tài sản tại đơn vị ngân hàng. - Ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ tính toán trả lãi, kể cả lãi thực trả lãi dự trả, qua đó biết được chi phí HĐV một cách chính xác. Ngoài ra những thông tin về nghiệp vụ kế toán HĐV còn phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán….được thực hiện dễ dàng hơn. 1.2.2. Tài khoản chứng từ sử dụng trong kế toán HĐV. 1.2.2.1 Tài khoản sử dụng Hệ thống tài khoản phản ánh nghiệp vụ HĐV bao gồm:  Tài khoản tiền gửi của khách hàng ( SH42) TK421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam TK422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ TK423: Tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam TK424: Tiết gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ vàng TK425: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng đồng Việt Nam TK426: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ. Kết cấu: Bên Có ghi: số tiền khách hàng gửi vào Bên Nợ ghi: số tiền khách hàng rút ra Số dư có: phản ánh số tiền khách hàng hiện còn gửi ngân hàng Các tài khoản này được mở chi tiết theo tên khách hàng.  Tài khoản phát hành giấy tờ có giá ( SH43) TK431: Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt nam TK432: Chiết khấu GTCG bằng VNĐ TK433: Phụ trội GTCG bằng VNĐ TK434: Mệnh giá GTCG bằng ngoại tệ vàng TK435: Chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ vàng TK436: Phụ trội GTCG bằng ngoại tệ vàng.  Các tài khoản vay TK403,404: Vay NHNN bằng đồng VN ngoại tệ TK415,416: Vay các TCTD trong nước bằng đồng VN ngoại tệ TK417,418: Vay các NH nước ngoài bằng đồng VN ngoại tệ TK419: Vay chiết khấu tái chiết khấu thương phiếu các giấy tờ có giá Kết cấu: Bên có ghi: số tiền NHTM đi vay Bên nợ ghi:- số tiền NHTM trả nợ - Số tiền bị xử lý chuyển nợ quá hạn Số dư có: phản ánh số tiền còn nợ NH khác ● Tài khoản nhận tiền ủy thác đầu tư cho vay bằng đồng VN ngoại tệ ( SH 483 484) Kết cấu: Bên có ghi: Số vốn nhận được từ các tổ chức giao vốn Bên nợ ghi: Số vốn đã thanh toán với tổ chức giao vốn (khi đã giải ngân cho khách hàng vay) Số dư có: Phản ánh số vốn nhận của các tổ chức giao vốn nhưng chưa giải ngân cho khách hàng ● Tài khoản lãi phải trả (SH49) Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi dồn tính (theo nguyên tắc cơ sở dồn tính) tính trên các tài khoản nguồn vốn (tiền gửi của khách hàng, tiền vay các tổ chức khác ) mà NHTM phải trả khi đến hạn. Số lãi này đã hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng chưa trả cho khách hàng. Kết cấu: Bên có ghi: Số tiền lãi phải trả dồn tính Bên nợ ghi: Số tiền lãi đã trả Số dư có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tính, chưa thanh toánTài khoản chi phí chờ phân bổ (SH 388) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát hành ( như chi phí trả lãi trước) nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán việc kết chuyển phân bổ các khoản chi phí này vào chi phí của các kỳ kế toán phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán. Kết cấu: Bên Nợ ghi: Chi phí chờ phân bổ (chi trả trước) phát sinh trong kỳ Bên Có ghi: Chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí trong kỳ Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi phí trả trước chưa được phân bổ 1.2.2.2. Chứng từ sử dụng. Các chứng từ sử dụng trong nghiệp vụ HĐV rất phong phú đa dạng bao gồm cả chứng từ giấy chứng từ điện tử. Một số loại chứng từ phổ biến là: - Nhóm chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt. - Nhóm chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu… - Nhóm chứng từ điện tử: Uỷ nhiệm chi điện tử, uỷ nhiệm thu điện tử,thẻ thanh toán . - Các loại trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi. - Các loại sổ tiết kiệm. - Các loại hợp đồng tín dụng đi vay nhận vốn Các chứng từ này phải đảm bảo tính pháp lý cao, không được sử dụng lẫn lộn các chứng từ. Trên chứng từ phải có đầy đủ chữ ký của khách hàng ngân hàng theo chế độ chứng từ của ngân hàng. 1.3 QUY TRÌNH KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN. 1.3.1. Kế toán tiền gửi thanh toán Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tài khoản của mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã định  Kế toán nhận tiền gửi: - Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt: Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm tiền mặt vào ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt, sau khi đã kiểm đếm đủ tiền, kế toán sẽ hạch toán: Nợ: TK Tiền mặt (SH 1011) Có: TK Tiền gửi KKH/ khách hàng (SH 4221.xx) - Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản. Kế toán căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để hạch toán: Nợ: TK Tiền gửi người chi trả (SH4221.xx) (nếu thanh toán cùng NH) Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng. (nếu thanh toán khác NH) Có: TK Tiền gửi/ người thụ hưởng. (SH4221.xx)  Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán - Kế toán chi trả bằng tiền mặt: Chủ tài khoản phát hành sec tiền mặt gửi NH để lĩnh tiền mặt từ tài khoản thanh toán. Nhận sec kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng thấu chi tài khoản), vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính, làm thủ tục chi tiền cho người có tên ghi trên tờ séc. Nợ: TK tiền gửi thanh toán (SH 4221.xx) Có: TK Tiền mặt.(SH 1011) - Kế toán chi trả bằng chuyển khoản. Chủ tài khoản sử dụng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như lệnh chi (uỷ nhiệm chi), sec chuyển khoản .để trích tài khoản của mình chuyển trả tiền cho người thụ hưởng. Nợ: TK Tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản-người chi trả (SH 4221.xx) Có: TK Tiền gửi thanh toán của thụ hưởng (SH 4221.xx) (nếu thanh toán cùng NH) Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng ( nếu thanh toán khác NH) Lệ phí chuyển tiền: lệ phí chuyển tiền thu theo tỉ lệ do từng hệ thống NHTM quy định. Thuế GTGT: là mức thuế (thuế xuất) áp dụng đối với loại hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT do Bộ Tài chính quy định  Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán Hàng tháng ( vào ngày gần cuối tháng) kế toán tính trả lãi các tài khoản tiền gửi thanh toán. Số lãi này được nhập vào TK của chủ tài khoản ( lãi nhập gốc-lãi kép) Bút toán phản ánh chi trả lãi tiền gửi: Nợ: TK chi phí - chi trả lãi tiền gửi Có: TK tiền gửi thanh toán của khách hàng 13.2 Kế toán tiền gửi có kỳ hạn Đặc điểm của tài khoản tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền chỉ được rút tiền khi tài khoản tiền gửi đã đến hạn trả, trường hợp vì lý do nào đó người gửi rút tiền ra trước hạn thì NH sẽ áp dụng chế tài như khoản tiền gửi không được hưởng lãi, hoặc áp dụng mức lãi suất thấp do NH quy định. Trường hợp đến hạn rút tiền nhưng người gửi không đến rút tiền thì coi như gửi tiếp kì hạn mới  Kế toán nhận tiền gửi: Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán sẽ nhập dữ liệu vào máy tính. Nợ: TK tiền mặt (SH1011) hoặc TK tiền gửi không kỳ hạn (SH4221.xx) Có: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx)  Kế toán chi trả tiền gửi: Khác với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khi khách hàng rút tiền từ tài khoản tiền gửi có kỳ hạn phải rút trọn số tiền của kỳ hạn - Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Nợ: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx) Có: TK tiền mặt ( SH1011) - Khách hàng chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Nợ: TK tiền gửi có kỳ hạn (SH4222.xx) Có: TK tiền gửi không kỳ hạn (SH4221.xx)  Kế toán trả lãi tiền gửi có kỳ hạn Việc trả lãi tiền gửi có kỳ hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn (trả cùng gốc). Tuy nhiên thực hiện nguyên tắc cơ sở dồn tính thì hàng tháng tiến hành tính lãi hạch toán số lãi đó vào tài khoản chi phí trả lãi đối ứng với TK “lãi phải trả cho tiền gửi”. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài khoản “lãi phải trả cho tiền gửi” tổng số tiền lãi. Công thức tính lãi hàng tháng: Tiền lãi = số tiền gửi vào*lãi suất tiền gửi/ tháng. Sau khi tính dược số lãi phải trả, hàng tháng kế toán lập chứng từ hạch toán: Bút toán: Nợ: TK chi phí trả lãi Có: TK lãi phải trả cho tiền gửi. (SH4911) Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi lãi hạch toán: Nợ: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH4911) Có: TK thích hợp (TK tiền mặt hay TK tiền gửi không kỳ hạn) 13.3. Kế toán tiền gửi tiết kiệm a, Đặc điểm quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm - Về thủ tục mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm: Căn cứ để mở TK tiền gửi tiết kiệm là chứng minh thư nhân dân của người gửi tiền. Đối với người nước ngoài đang sinh sống hoạt động hợp pháp ở Việt Nam thì phải có hộ chiếu thị thực có thời hạn hiệu lực còn lại dài hơn kỳ hạn gửi tiền. Sau khi kiểm soát các giấy tờ tuỳ thân cơ sở nhận tiền gửi tiết kiệm sẽ mở cho người gửi tiền một tài khoản tiết kiệm thích hợp. - Chứng từ sử dụng: Ngoài giấy nộp tiền lĩnh tiền còn sử dụng các loại chứng từ chuyên dùng: + Thẻ tiết kiệm: là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. + Phiếu lưu: là hình thức sổ tờ rời được lập ra theo thẻ tiết kiệm để lưu lại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm với mục đớch theo dừi tỡnh hỡnh giao dịch tiết kiệm của người gửi tiết kiệm. b, Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm Sau khi hoàn thành thủ tục mở tài khoản cho khách hàng, kế toán sẽ tiến hành hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình giao dịch với khách hàng.  Kế toán nhận tiền gửi: - Lần đầu tiên gửi tiết kiệm người gửi tiền xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu ( đối với người nước ngoài), viết giấy nộp tiền phiếu lưu, đăng kí mẫu chữ kí trên phiếu lưu sau đó trao giấy nộp tiền phiếu lưu cho nhân viên giao dịch tiết kiệm, nộp tiền mặt cho bộ phận ngân quỹ. Về hạch toán, căn cứ vào chứng từ ghi: Nợ: TK tiền mặt ( SH 1011) Có: TK tiết kiệm không kỳ hạn hoặc TK tiết kiệm có kỳ hạn (4231-4232) - Các lần gửi tiếp theo: + Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: người gửi tiền viết giấy nộp tiền kèm thẻ tiết kiệm gửi cho nhân viên giao dịch tiết kiệm sau đó trả lại thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền. Trường hợp này không phải lập thẻ tiết kiệm phiếu lưu mới. + Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: do loại tiết kiệm có kì hạn mở tài khoản theo từng kỳ hạn mỗi thẻ tiết kiệm có kỳ hạn chỉ xác định 1lần gửi rút duy [...]... việc của kế toán được thực hiện hoàn toàn trên máy vi tính, từ đó giúp cho việc hạch toán được chính xác nhanh chóng Ngược lại, nếu ngân hàng mà áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa thì việc luân chuyển chứng từ sử dụng chứng từ rất cồng kềnh Điều này làm cho công tác kế toán giảm đi rõ rệt 1.4.2 Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán Kỹ thuật nghiệp vụ kế toán là công cụ mà kế toán sử dụng trong hoạt động của... phân bổ - Kế toán thanh toán GTCG có chiết khấu khi đáo hạn 1.3.4.3 Kế toán phát hành GTCG có phụ trội - Phản ánh số tiền thu về phát hành GTCG có phụ trội Khoản phụ trội được người mua GTCG chấp nhận phải nộp vào NH phát hành GTCG cùng mệnh giá GTCG ngay khi mua GTCG Khoản phụ trội được hạch toán vào TK “ phụ trội GTCG” từng định kỳ được phân bổ dần để giảm chi phí đi vay (hạch toán vào bên Có... toán GTCG): từng định kỳ phải tính hạch toán dự trả lãi trong kỳ, đồng thời hạch toán phân bổ khoản phụ trội để giảm chi phí Kế toán dự trả lãi: Nợ TK: trả lãi phát hành GTCG (TK 803): số lãi trong kỳ Có TK: lãi phải trả về phát hành GTCG (TK492) Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ Nợ: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội phân bổ trong kỳ Có: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803) Kế toán. .. đáo hạn): Định kỳ hạch toán dự trả lãi Nợ: TK trả lãi phát hành GTCG (TK803):lãi trong kỳ Có: TK lãi phả trả về phát hành GTCG (TK492) Khi thanh toán GTCG hạch toán trả lãi cho khách hàng Nợ: TK lãi phải trả về phát hành GTCG (492): tổng tiền lãi Có: TK tiền mặt hoặc TK thích hợp khác +trả lãi GTCG trước, số tiền trả lãi trước được khấu trừ vào mệnh giá của GTCG được hạch toán vào TK “ chi phí chờ... phí chờ phân bổ (TK 388) Kế toán phân bổ khoản phụ trội trong kỳ Nợ: TK phụ trội GTCG ( TK433/435): khoản phụ trội trong kỳ Có: TK trả lãi phát hành GTCG ( TK803) 1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN HĐV Hiệu quả kế toán HĐV chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả kế toán HĐV Các nhân tố đó là:... ngân hàng áp dụng các phần mềm tính lãi chuyên dùng sẽ giúp kế toán viên không phải tính lãi thủ công Việc áp dụng công nghệ sẽ giảm bớt thời gian thực hiện mỗi nghiệp vụ Hiệu quả công tác kế toán được nâng lên rõ rệt 1.4.4 Yếu tố con người Nhân viên ngân hàng là người trực tiếp thực hiện các giao dịch Nếu họ có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như trình độ về tin học, ngoại ngữ cùng khả năng giao... lãi phải trả về phát hành GTCG (TK 492): tổng lãi Có: TK thích hợp (TK 1011 hoặc TK tiền gửi) Ngoài ra còn có bút toán chi trả gốc + Trả lãi trước (trả lãi ngay khi phát hành GTCG có chiết khấu) Khoản lãi này cùng với khoản chiết khấu được trừ vào mệnh giá GTCG, người mua GTCG chỉ phải nộp số tiền chênh lệch Số tiền trả lãi được hạch toán vào TK “ chi phí chờ phân bổ”, định kỳ sẽ phân bổ vào TK803 cùng... hưởng theo quy định của NHTM nhận tiền gửi + Bút toán chi lãi cho người gửi tiền lĩnh trước hạn: Nợ: TK lãi phải trả cho người gửi tiền (SH 491) Có: TK tiền mặt (lĩnh bằng tiền mặt) + Bút toán hoàn nhập để giảm chi phí: Nợ: TK lãi phải trả cho tiền gửi (SH 491) Có: TK chi phí trả lãi 1.3.4 Quy trình kế toán HĐV qua việc phát hành GTCG Người mua GTCG sau khi làm thủ tục nộp tiền vào ngân hàng phát hành... 1011 hoặc TK tiền gửi ): số tiền thu về bán GTCG (mệnh giá + khoản phụ trội) Có: TK phụ trội GTCG (TK 433/436): số tiền phụ trội Có: TK mệnh giá GTCG (TK 431/435): số tiền mệnh giá - Kế toán trả lãi phân bổ khoản phụ trội: + Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ: số tiền lãi trả trong kỳ được phản ánh vào bên Nợ Tk 803, khoản phân bổ phụ trội trong kỳ được phản ánh vào bên Có TK 803 để giảm chi phí Trả... số tháng Ngày cuối tháng nhân viên kế toán tiết kiệm tiến hành tính lãi cho tất cả các tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn Việc trả lãi được thực hiện bằng hai cách: hoặc là trả tiền mặt trực tiếp cho người gửi hoặc là nhập lãi vào tài khoản tiết kiệm của người gửi tiền (lãi nhập gốc) + Trả lãi bằng tiền mặt trực tiếp cho người gửi tiền: kế toán lập phiếu chi, hạch toán: Nợ: TK trả lãi tiền gửi ( SH 801) . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN VÀ KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM 1.1. VHĐ VÀ VAI TRÒ CỦA VHĐ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM. 1.1.1. Khái niệm. doanh trong đó có hoạt động kế toán huy động vốn. 1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HĐV 1.2.1. Khái niệm, vai trò của kế toán huy động vốn. Kế toán HĐV là việc thu thập,

Ngày đăng: 06/11/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan