Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ Biogas ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

6 2.6K 4
Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ Biogas ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tnhf hình sử dụng Biogas tại một số khu vực

Khảo sát tình hình sử dụng hầm Biogas một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Võ Châu Ngân Nguyễn Thị Việt An,Nguyễn Thị Thùy Duyên Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Đại học Cần Thơ Bài viết giới thiệu kết quả khảo sát tại những hộ nông dân có hầm biogas ba tỉnh vùng ĐBSCL gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp. Kết quả phỏng vấn ghi nhận thành công nhiều mặt của hầm từ việc xử lý chất thải chăn nuôi (XLCTCN) và chất thải sinh hoạt (CTSH), sản xuất nhiên liệu phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của người dân, cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho canh tác nông nghiệp . Tuy nhiên kết quả cũng ghi nhận một số hạn chế như khả năng duy trì quy mô chăn nuôi của hộ gia đình kém, giá thành xây dựng hầm khá cao so với thu nhập của người dân, hạn chế khai thác tiềm năng phân bón và nhiên liệu từ khí gas . Kết quả khảo sát là tiền để cho những nghiên cứu ứng dụng hầm biogas tại vùng ĐBSCL, góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của mô hình. GIỚI THIỆU Kể từ khi bắt đầu ứng dụng ĐBSCL từ những năm 1990, công nghệ khí sinh học (biogas) đã phát huy được hiệu quả trong việc XLCTCN và CTSH, cung cấp nguồn khí gas phục vụ đun nấu và các nhu cầu sử dụng năng lượng khác. Ngoài ra chất thải đầu ra hầm biogas còn có thể sử dụng như nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt và nuôi thủy sản. Tại ĐBSCL, các khảo sát về ứng dụng hầm biogas quy mô nông hộ còn khiêm tốn. Năm 2003 có một khảo sát hộ dân có hầm biogas Hậu Giang và Cần Thơ về góc độ kinh tế xã hội [7]. Trong khuôn khổ Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam đã có một số khảo sát tại Tiền Giang (năm 2005), Trà Vinh (năm 2008), Bến Tre (năm 2009), Bến Tre và Kiên Giang (năm 2011). Trong khuôn khổ dự án VIE020 - bèo lục bình đã thực hiện một khảo sát về khả năng chấp nhận của người dân đối với mô hình hầm EQ [1]. Để triển khai rộng rãi hầm biogas ĐBSCL, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ CTCN, rất cần những nghiên cứu đánh giá về khả năng ứng dụng của hầm biogas và mức độ hài lòng người dân đối với những hầm hiện có. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp điều tra - cắt ngang. Công tác điểu tra thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi trực tiếp tại các hộ dân. Tổng số hộ được phỏng vấn là 77, trong đó huyện Phong Điền và quận Bình Thủy - TP. Cần Thơ (24 hộ), huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang (24 hộ), và thị xã Sa Đéc - tỉnh Đồng Tháp (29 hộ). KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 3.1. Thông tin về hầm được xây dựng Trong sổ các hộ dân được phỏng vấn, Cần Thơ có hầm được xây dựng sớm nhất từ năm 1998. Điều này phản ánh đúng thực tế Đại học Cần Thơ là nơi giới thiệu và triển khai mô hình hẩm biogas đẩu tiên ĐBSCL [5]. Kích thước hầm phổ biến nhất từ 4 - 8 m3 có thể XLCT của 4-20 đầu heo. Tại tất cả các hộ khảo sát có đến 88,3% nguồn nguyên liệu nạp cho hầm là từ phân heo. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận hầm TG - BP (chiếm 42,9%), túi PE (18,2%), hầm KT2 (14,3%), (23,4%) hầm EQ1 và EQ2 và (1,3%) hầm tự chế. Kiểu hầm lắp đặt tại các hộ dân phản ánh hoạt động của dự án hỗ trợ xây dựng tại từng địa bàn. Tại Đồng Tháp (96,6%) hầm TG - BP được triển khai với sự tài trợ của tổ chức BFDW - CHLB Đức [4]. Khảo sát tại Hậu Giang (75%) hầm EQ1 và EQ2 được tài trợ bởi chính phủ Lúcxămbua [2]. (75%) hộ dân tại Cần Thơ nhận được sự hỗ trợ từ các dự án, (91,7%) tại Hậu Giang và (55,2%) tại Đồng Tháp. Số lượng lớn hộ dân tự bỏ kinh phí xây dựng hầm tại Đồng Tháp gây nhiều ngạc nhiên nhưng đây là quyết tâm của chính quyền địa phương trong việc giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn [4]. (52%) hộ dân biết được công nghệ biogas thông qua giới thiệu từ cán bộ của các dự án hỗ trợ xây dựng hầm ủ, (29%) do hàng xóm giới thiệu, chỉ có (14%) biết do phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền và giới thiệu công nghệ biogas chưa được quan tâm đúng mức, cần phải chú ý đến công tác tuyên truyền thông qua phương tiện truyền thông. Khi xây dựng hầm có đến 94,81% hộ dân theo dõi việc xây hầm. Trong đó số lượng hộ dân tham gia theo dõi xây dựng Đồng Tháp là cao nhất (chiếm 62,1%) vì tại thời điểm thực hiện dự án người dân được tham gia các khóa tập huân theo dõi và giám sát công tác xây dựng hầm ủ. Địa bàn Hậu Giang có một số hộ dân không quan tâm đến việc xây hầm ủ, đây cũng là mặt hạn chế của việc hỗ trợ toàn bộ kinh phí xây dựng hầm từ các dự án cho hộ dân. Hợp đồng bảo hành xây dựng hầm được thực hiện khá tốt giữa hộ dân và thợ xây dựng (66,2%), đặc biệt trường hợp xây hầm cho các dự án hỗ trợ thường bảo hành 1 năm. Một số hộ dân không quan tâm đến hợp đồng bảo hành vì họ đã biết cách liên hệ với nhóm thợ xây, khi nào có trục trặc sẽ điện thoại để yêu cầu sửa chữa và thường các yêu cầu sửa chữa được đáp ứng trong vòng 3 ngày. Trong số các hộ dân có hợp đồng bảo hành, có 21,6% gặp trục trặc trong thời hạn bảo hành. Hầu hết, lỗi trục trặc do rò rỉ đường ống dẫn gas, tắc bếp . chứ không xảy ra đối với phần xây dựng. 3.2. Sử dụng hầm biogas Liên quan đến sử dụng hầm biogas, (96,1%) hộ dân hài lòng với đun nấu bằng khí gas, (3,9%) không hài lòng do ngọn lửa cháy không tốt và do mùi hôi phát sinh trong quá trình đun nấu. Trường hợp ngọn lửa cháy không tốt được phản ánh bởi hộ dân có túi PE - là công nghệ tạo áp suất khí thấp khiến cho ngọn lửa khi cháy có ánh đỏ, không được lửa xanh như đối với hầm ủ. Cũng do áp suất thấp nên khí gas từ túi PE không thể sử dụng cho thắp sáng được trong khi khí gas từ hầm thì có thể [6]. Với quy mô hộ gia đình trung bình 5 người, mỗi hộ cần khoảng 1,5 m3 khí gas để đun nấu cho một ngày. Có đến 52% hộ dân cho biết họ có dư gas so với nhu cầu đun nấu hàng ngày, trong đó lượng gas dư được cho hàng xóm (15%), số còn lại xả vào môi trường. Lượng khí gas thải bỏ tự do này góp phần làm tăng khả năng gây hiệu ứng nhà kính do chứa đựng hàm lượng CH4 cao. Cần hướng dẫn cho hộ dân những biện pháp xử lý lượng khí dư trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, vùng nông thôn, nhiên liệu LPG đã len lỏi vào tận các thôn xóm và trở thành nguồn chất đốt chính tại nhiều gia đình. Kết quả điều tra cho thấy, trung bình một hộ dân tiêu thụ hết một bình gas 12kg trong vòng ba tháng, tương đương với 450.000 đồng. Nếu hộ dân có hầm biogassử dụng khí gas để đun nấu, có nghĩa là họ đang tiết kiệm trung bình 150.000 đồng cho một tháng. Đặc biệt trong thời gian gần đây giá cả nhiên liệu tăng nhanh càng thấy rõ lợi ích khai thác nhiên liệu của hẩm biogas. Hầm biogas không chỉ để XLCTCN mà còn XLCT người. Tuy vậy, chỉ có (30%) hộ dân đồng ý xây hầm biogas kết nối với nhà vệ sinh của gia đình. Lý do không chịu kết nối hầm biogas và nhà vệ sinh của (70%) hộ dân còn lại là họ e ngại sử dụng khí gas cho đun nấu thức ăn. Đây là vấn đề về tập quán, về ý thức vệ sinh môi trường cần được tuyên truyền và định hướng cụ thể hơn. Nhất là hiện nay Nhà nước đang có chủ trương hỗ trợ hộ dân nghèo xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nên lồng ghép việc xây dựng nhà vệ sinh vào hầm biogas để tiết kiệm kinh phí đầu tư cho người dân, đồng thời BVMT sống của cộng đồng. Bã thải của hầm biogas hoàn toàn chưa đạt tiêu chuẩn xả thải quy định tại QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Hiện tại, lượng bã thải từ các hầm biogas đang được khuyến cáo sử dụng làm phân bón cho cây trồng hoặc đưa vào ao nuôi thủy sản. Mặc dù vậy, (41,6%) số hộ sử dụng bã thải cho canh tác, trong đó hộ dân Cần Thơ chiếm cao nhất (58,3%), thấp nhất là Đồng Tháp (17,2%). Hình thức sử dụng bã thải tươi cao nhất (37,5%) do không tốn chi phí nhân công. Tuy nhiên, hình thức sử dụng này chưa đạt yêu cầu vệ sinh và khó vận chuyển đi xa, cây trồng tưới bã thải được khuyến cáo nên là cây ăn quả hoặc các loại rau cần được nấu chín trước khi ăn [3]. Ngoài ra, hiện chưa có một tiêu chuẩn về nước thải đầu ra cho lĩnh vực chăn nuôi gây không ít khó khăn cho các hộ dân tham gia chăn nuôi. Đối với các hộ không sử dụng bã thải, một số nguyên nhân được liệt kê như lượng bã thải ít, khó khăn để vận chuyển đến nơi cần sử dụng, sử dụng bã thải dạng lỏng không thuận tiện, đặc biệt thói quen sử dụng phân bón vô cơ là một rào cản lớn để khuyến khích người dân sử dụng bã thải cho các hoạt động canh tác. Theo [3], sử dụng bã thải cho trồng rau cải xanh không cần phải bón phân vô cơ, đồng thời có thể rút ngắn thời gian canh tác chỉ còn 5 tuần thay vì 6 tuần như khi bón phân vô cơ; ngoài ra nếu đưa bã thải hầm biogas vào ao nuôi cá sặc rằn có thể tiết kiệm 50% chi phí thức ăn cho cá. Người dân cần được tuyên truyền sâu rộng về lợi ích của bã thải từ hầm ủ, giúp cho người dân đón nhận công nghệ này. 3.3. Các lợi ích gián tiếp của hầm biogas Khi được hỏi về cách thức xử lý phân heo trước khi có hầm biogas, (12%) hộ dân Cần Thơ cho biết thải CTCN ra kênh rạch, (88%) hộ dần cho CTCN xuống ao cá, hoặc lại bón cây; Hậu Giang (25%) số hộ thải trực tiếp CTCN vào kênh rạch còn Đồng Tháp (100%). Điều đáng quan tâm là hiện nay còn đến 4,2% (Cần Thơ), 29,2% (Hậu Giang) và 10,3% (Đồng Tháp) trong số hộ khảo sát đang sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống kênh rạch xung quanh cho sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, khi xây dựng hầm biogas người dân đã góp phần BVMT nước tại khu vực mình sinh sống. Các hộ dân có xu hướng gia tăng số đầu heo nuôi nhờ vệ sinh chuồng trại được cải thiện, có nguồn nhiên liệu miễn phí để nấu thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm tiền mua chất đốt để đầu tư con giống . Tuy nhiên, số liệu khảo sát chưa làm rõ yếu tố này do số lượng vật nuôi biến động theo sự thay đổi của thị trường, người dân có xu hướng bán heo nếu giá thức ăn tăng hoặc giá heo giảm. Trường hợp thị trường không thuận lợi hoặc heo bị dịch bệnh, người dân phải bán heo thì hầm sẽ không có nguồn nguyên liệu nạp và sinh khí được. Người dân cảm thấy lãng phí nếu phải đầu tư chi phí để xây hầm biogas nhưng lợi ích chủ yếu chỉ từ khai thác khí gas. Khi có hầm biogas, một lợi ích khác là có nguồn chất đốt miễn phí, người dân không phải mất thời gian đi thu gom, cưa xẻ, phơi củi như trước đây. Nấu ăn bằng khí sinh học thức ăn nhanh chín hơn (56,8%), không phải trông chừng thường xuyên như khi nấu củi (60,8%), dễ dàng cọ rửa dụng cụ nấu nướng (39,2%), giảm khói bụi (28,4%). Thời gian tiết kiệm được người dân sử dụng cho nhiều hoạt động khác giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, để học tập nâng cao kiến thức, dạy dỗ con cái, thậm chí là có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Kết quả khảo sát cũng ghi nhận tất cả hộ dân có hầm biogas đã trở thành một tuyên truyền viên luôn sẵn sàng chia sẻ công nghệ này cho người quen. Họ vẫn luôn giữ số điện thoại liên hệ của những người thợ xây hầm để giới thiệu cho những người cần xây hầm ủ. KẾT LUẬN Hầm biogas đã được giới thiệu ĐBSCL từ lâu nhưng mức độ triển khai còn khiêm tốn. Hiện tại đa số hầm được xây dựng nhờ vào các dự án hỗ trợ nhưng mỗi dự án có xu hướng giới thiệu chỉ một kiểu hầm ủ. Điều này làm hạn chế mức độ triển khai các loại hình hầm ủ, người dân được biết đến công nghệ biogas nhưng lại không có nhiều thông tin để chọn lựa loại hầm phù hợp với điều kiện sản xuất hay tình hình tài chính của gia đình mình. Hầm biogas có nhiều lợi ích nhưng nông hộ ĐBSCL chủ yếu chỉ khai thác được lợi ích về nhiên liệu chất đốt. Rất ít hộ dân sử dụng khí gas cho thắp sáng và chỉ có một số hộ tận dụng bã thải từ hầm cho canh tác nông nghiệp. Điều này dẫn đến việc lãng phí nguồn khí gas và nguồn phân bón hữu cơ chất lượng cao, làm giảm đi tính hấp dẫn của công nghệ biogas. Để triển khai hầm biogas trên diện rộng cần chú ý đến công tác truyền thông về công nghệ, lợi ích của biogas, bã thải từ hầm . Đồng thời, cần có nhiều chương trình tuyên truyền hướng dẫn người dân thay đổi tập quán canh tác, hướng đến nền canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Hữu Phong. Kết quả điều tra thị trường của thiết bị biogas tại một số huyện thuộc tỉnh Hậu Giang, Trích từ Báo cảo tổng kết Dự án VIE/020 - sản xuất nông thủy sản bền vững và năng lượng tái tạo từ lục bình và chất thải. 2009. Đại học Cần Thơ. Nguyễn Ngọc Em và Đỗ Ngọc Quỳnh. Giới thiệu hai công trình khí sinh học mới EQ1 và EQ2 có bộ cánh khuấy cho các nông hộ của dự án VIE/020, Trích từ Báo cáo tổng kết Dự án VIE/020 - sản xuất nông thủy sản bển vững và năng lượng tái tạo từ lục bình và chất thải. 2009. Đại học Cần Thơ. Nguyên Vo chau Ngan, Klaus Fricke, Hông Minh Hoang, Phan Ngoe Linh, Nguyên Thi Nhát Linh, Phàm cha My, Kiêu Thanh Nguyet, Phàm Minh Tri. Applying co-digesters bio-siurry for sustainabỉe agri-aquacuituraỉ production in the Mekong Delta, Báo cáo Hội thảo quốc tế "From the River banks to the Coast - Integrated Approaches oyland- and water use coping with climate change in the Mekong Delta". 2012. Đại học Cần Thơ. Vo Chau Ngan Nguyên, Thi Ngoe Lưu Huynh, Hoang Viet Le, Ngoc Quynh Do, Ngoe Em Nguyên. Pollution minimizingat traditionai crayt vilỉage hy micro- creditprogram - case study /rom Tan Phu Dong rice powder production viỉỉage. 2012. Ị. Viet. Env. Voi 2, No 2. Vo Chau Ngan Nguyên, Trung Hieu Phan va Hoang Nam Vo. Review on the most popular anaerobic digestermodeis in the Mekong Delta. 2012. J. Viet. Env. Vol 2, No 1. TCMT 07/2013

Ngày đăng: 05/11/2013, 22:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan