Hoàn thiện kế toán NVL tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình

10 294 0
Hoàn thiện kế toán NVL tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện kế toán NVL tại công ty TNHH liên doanh ô Hòa Bình 2.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán vật liệu tại công ty TNHH liên doanh ô Hòa Bình Là một công ty chuyên lắp ráp do đó chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng hơn 90% gía thành sản phẩm. Dưới hình thức là một loại tài sản lưu động của công ty, do yêu cầu của công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu là một trong những vấn đề quan trọng. Ý thức được điều này nên hệ thống kế toán tài chính nói chung và kế toán vật liệu nói riêng không ngừng được đổi mới và hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán. Về mặt tổ chức: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức một cách hợp lý, hoạt động có nguyên tắc, có mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy quản lý của công ty, cơ cấu gọn nhẹ , phù hợp với quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của công ty. Mỗi nhân viên kế toán trong công ty chịu trách nhiệm về một số phần hành nhất định được quy định quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và chịu sự quản lý và giám sát của kế toán trưởng. VMC có một đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán, ham học hỏi, có đạo đức nghề nghiệp cao trung thực, liêm khiết, luôn luôn chấp hành theo đúng quy định của pháp luật, thực hiện và chịu trách nhiệm về các công việc được giao. Công tác kế toán có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa nhân viên các phòng với phòng kế toán giúp cho việc ghi chép sổ sách, số liệu chính xác và kịp thời. Về mặt quản lý: VMC đã tổ chức được một bộ phận chuyên môn đảm nhận công tác vận chuyển, chuyên chở, thiết lập một đội xe riêng, sử dụng xe tải của công ty để vận chuyển vật liệu do đó giảm được chi phí thuê ngoài vật liệu. Khâu thu mua vật tư tiến hành tương đối tốt đảm bảo về chất lượng, chủng loại, cũng như về tính đầy đủ, kịp thời, hợp lý không gây ứ đọng hay thiếu hụt cho sản xuất. Bên cạnh đó là hệ thống kho tàng được xây dựng kiên cố chống ẩm tốt tránh được tốt nhất hiện tượng han gỉ, ôxi hoá nguyên vật liệu, mỗi loại vật liệu được bảo quản một kho riêng, công ty hiên nay có 3 tổng kho và trong mỗi tổng kho có bảo quản riêng từng loại vật liệu. Công ty cũng đã xây dựng định mức tiêu hao vật liệu các loại cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra VMC là mỗi chiếc ô tô. Do đó góp phần tiết kiệm được chi phí, hạn chế sự mất mát lãng phí vật liệu. Công ty thiết lập một chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với công nhân trực tiếp tham gia sản xuất nhằm khuyến khích người lao động trong công ty nâng cao tình thần trách nhiệm, sử dụng tiếp kiệm NVL. Về mặt hạch toán: VMC không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác hạch toán vật liệu nhằm theo dõi chặt chẽ tình hình dự trữ và sử dụng vật liệu trong công ty. Vật tư mua vào được nhập kho và phản ánh đầy đủ trên các sổ sách kế toán. Trình tự nhập, xuất vật tư tại công ty tiến hành hợp lý, hợp lệ, chi tiết, rõ rang. Việc vào sổ sách theo dõi tình hình nhập xuất vật tư được theo dõi thường xuyên, đầy đủ, số liệu giữa thủ kho và kế toán luôn được đối chiếu, so sánh nên những sai sót luôn được phát hiện kịp thời Hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song giúp cho việc ghi chép của kế toán đơn giản dễ kiểm tra, đối chiếu. Hạch toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp khai thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng được yêu cầu theo dõi thường xuyên, liên tục, tình hình biến động của vật tư, tiền vốn… Cách thức hạch toán, hệ thống tài khoản sổ sách, mẫu biểu đều được tuân thủ theo quy định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của bộ trưởng bộ tài chính. Vật tư mua vào được nhập kho và phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán. Trình tự nhập xuất NVL công ty tiến hành hợp lý, hợp lệ, chi tiết, rõ rãng. Việc vào sổ sách theo dõi tình hình nhập, xuất NVL được tiến hành thường xuyên, đầy đủ. Công ty lựa chọn phương pháp đánh giá NVL phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Tình hình luân chuyển chứng từ trong công ty được thực hiện một cách khoa học hạn chế việc ghi chép trùng lặp nhưng vẫn đảm bảo nội dung hạch toán. Nhìn chung công tác kế toán nguyên vật liệu được thực hiện khá tốt, đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đảm bảo theo dõi chặt chẽ tình hình nguyên vật liệu, tính toán, phân bổ chính xác cho từng đối tượng sử dụng. Ngoài ra việc đáp ứng máy vi tính giúp cho công việc hạch toán, tính toán nhanh chóng, hiệu quả và độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên bên cạnh những điểm nổi bật đã nêu trên, công tác kế toán nguyên vật liệu VMC còn tồn tại một số yếu điểm cần được khắc phục và hoàn thiện, đó là: Vấn đề phân loại vật liệu: Hiện nay VMC đã tiến hành phân loại vật liệu theo mã số: Từ 1-278: vật liệu phụ Từ 400- 500: hoá chất Từ 501-trở lên: các loại sơn Đối với vật liệu chính CKD không tiến hành phân loại mà quản lý riêng. Qua đây cho thấy việc phân loại như trên có tính khoa học nhưng chưa hợp lý. Đó là: + Thứ nhất mã số của các loại vật liệu phụ và sơn hoá chất chỉ là những con số hữu hạn, nếu như vật liệu nhiều hơn thì phải tiến hành phân loại lại mặt khác không chi tiết hơn nữa cho từng loại vật liệu (xí nghiệp không quy định mã số có 4 chữ số). +Thứ hai là đối với linh kiện CKD không được tiến hành phân loại sẽ không tiện cho công tác quản lý vật liệu. Để khắc phục hạn chế trên em thấy kế toán nên lập sổ danh mục vật liệu cho từng loại. Vấn đề về nhập kho vât liệu: VMC là một công ty liên doanh sản xuất có quy mô lớn, việc NVL nhập kho một cách thường xuyên là điều tất yếu. Nhưng VMC chưa thiết lập được ban kiểm nghiểm vật tư, hiện nay chỉ do người phụ trách mua hàng kiểm tra trước khi mua và thủ kho kiểm tra trước khi nhập kho, nên vật tư không được kiểm tra một cách khách quan dễ dẫn đến thiếu hụt về số lượng, cũng như về chất lượng, mẫu mã của NVL nhập kho. Về hệ thống sổ kế toán: Hiện nay VMC đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ là hoàn toàn phù hợp. Song việc phản ánh vào nhật ký còn một số điểm lưu ý, đó là VMC không sử dụng tiểu khoản chi tiết theo dõi nguyên vật liệu theo từng nhóm: vật liệu chính, vật liệu phụ, sơn, hoá chất, do đó không theo dõi cụ thể từng loại mà chỉ phản ánh chung chung. Về kế toán chi tiết vật liệu: VMC đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán. Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán diễn ra hàng ngày, giữa hai bộ phận ghi có sự trùng lập nhau về chỉ tiêu số lượng. Hơn nữa việc kiểm tra đối chiếu chỉ tiến hành vào cuối tháng do vậy hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của phòng kế toán, như vậy dễ dẫn đến khả năng xảy ra sai sót. Tại VMC có nhiều loại vật liệu lại thường xuyên biến động, các nghiệp vụ phát sinh lớn, do vậy sẽ dần đến gây mất thời gian, phức tạp vì chứng từ luân chuyển nhiều lần. Về kế toán tổng hợp vật liệu: Về cơ bản việc phân bố chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng chịu chi phí là phù hợp với quy định. Tuy nhiên trên bảng phân bổ số 2 kế toán chỉ phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chung cho các đối tượng sử dụng mà không chi tiết cho từng đối tượng (ở đây là từng phân xưởng sản xuất). Mặt khác kế toán cũng không phản ánh chi tiết về từng loại vật liệu: chính, phụ, nhiên liệu, … mà chỉ phản ánh chung vào TK 152 “Nguyên vật liêu”. Vì vậy ta chỉ biết được tổng giá trị thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng mà không biết đựoc cụ thể của từng loại là bao nhiêu. 2.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán NVL tại công ty TNHH liên doanh ô Hòa Bình Sau một thời gian thực tập tại công ty, qua quá trình tìm hiểu và tham khảo ý kiến của cán bộ phòng kế toán, em đã một phần nắm bắt được những ưu điểm nổi bật cũng như những vướng mắc trong tổ chức kế toán NVL . Sau đây em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhỏ hy vọng đóng góp một phần nào đó vào việc nâng cao chất lượng công tác kế toán hiện nay Về hệ thống sổ kế toán: Như đã đưa ra trên để đảm bảo cho quá trình nhập vật liệu tốt hơn kế toán nên quản lý riêng từng loại vật liệu mà không phản ánh chung trên TK 152, do vậy các nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 6, 10 cột TK 152 nên chia tách thành 4 cột tương ứng cho bốn tiểu khoản: TK 1521, TK 1523, TK 1524. NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 1 Ghi Có TK 111 - Tiền mặt Tháng … năm … S TT Chứn g từ Ghi Có TK 111, Ghi Nợ các TK C ộng TK 111 S N gày 1 31 1 41 1 521 1 522 1 523 1 524 1 53 … Về kế toán chi tiết vật liệu: Đây là khâu quan trọng trong tổ chức kế toán, kế toán chi tiết là công việc thực hiện kết hợp giữa kho và phòng kế toán. Khi giao nhận chứng từ giữa thủ kho và phòng kế toán nên lập phiếu giao nhận chứng từ để làm cơ sở bảo đảm sự mất mát chứng từ hay sai sót có thể xảy ra. Mẫu phiếu giao nhận chứng từ có thể được trình bày như sau: PHIẾU GIAO NHẬN CHỨNG TỪ NHẬP - XUẤT KHO Từ ngày … đến ngày … tháng … năm … Nhóm NVL Số chứng từ Số liệu theo chứng từ nhập kho Số lượng Số tiền 1521 2 1121, 1122 2 bộ 81.200.0 00 Cuối tháng căn cứ vào phiếu giao nhận chứng từ kết hợp với chứng từ gốc do thủ kho gửi lên kế toán tiến hành lập bảng cân đối nhập - xuất - tồn kho vật liệu trong một tháng. Và nó cũng là cơ sở cho kế toán kiểm sổ “Nguyên vật liệu” tồn cuối tháng. Với cách làm này sẽ giảm được thời gian luân chuyên chứng từ giữa thủ kho và phòng kế toán, tạo việc ghi chép sổ cái của kế toán được tập chung, liên tục hơn. Về hạch toán tổng hợp vật liệu: Tại VMC kế toán không sử dụng tài khoản chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí, đó là các phân xưởng. Tất cả các chi phí về vật liệu phát sinh trong tháng được tập hợp chung cho các phân xưởng trên TK 621 vì vậy khi tính giá thành sản phẩm kế toán thành phẩm mất nhiều thời gian để phân bổ theo chỉ tiêu phù hợp với các phân xưởng. Vì vậy để phân bố chi phí vật liệu xuất dùng được chính xác công tác hạch toán xuất vật liệu nên chi tiết cho từng phân xưởng. Vì vậy bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ cột 2: đối tượng sử dụng nên chi tiết như sau: TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  PX gò hàn  PX sơn  PX lắp ráp  PX kiểm tra xe  PX hoàn thiện  PX giao xe TK 627: Chi phí sản xuất chung  PX gò hàn  PX sơn  PX lắp ráp  PX kiểm tra xe  PX hoàn thiện  PX giao xe TK 624: CPQLDN Về vấn đề lập ban kiểm nghiệm vật tư và biên bản kiểm nghiệm Như đã nói trên việc kiểm tra chất lượng, số lượng, mẫu mã chủng loại NVL nhập kho là điều cần thiết. Nên VMC cần thiết lập ban kiểm nghiệm vật tư gồm những người chịu trách nhiệm về NVL trong công ty, trong đó người chịu trách nhiệm chính là thủ kho. Cơ sở để kiểm nhận là hàng hóa của ngưòi cung cấp. Trong trường hợp chưa có hóa đơn phải đăng ký vào hợp đồng mua bán đã kiểm nghiệm. Trong quá trình kiểm tra vật tư nhập kho, nếu phát hiện vật tư thừa thiếu hoặc sai quy cách phẩm chất phải lập biên bản xác minh rõ ràng, chặt chẽ. Nếu vật tư nhập kho đảm bảo chất lượng thì ban kiểm nghiệm phải lập biên bản xác nhận. Về vấn đề lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để có nguồn tài chính bù đắp những thiệt hại xẩy ra trong niên độ kế toán tiếp theo, các doanh nghiệp thường lập quĩ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đối với công ty TNHH liên doanh sản xuất ô Hoà Bình, trị giá tồn kho cuối năm là khá lớn, hơn nữa nhiều loại vật liệu có giá trị lớn, bên cạnh đó, đối với vật liệu nhập khẩu tình hình biến động tỷ giá diễn ra thường xuyên dẫn đến giá mua có sự biến đổi lớn. Nếu công ty không lập dự phòng thì sẽ phải chịu những thiệt hại có thể xảy ra. Xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo em VMC nên lập dự phòng cho linh kiện CKD riêng vì linh kiện CKD được nhập từ nước ngoài với giá trị lớn, có sự biến động giá cả lớn và lập dự phòng cho sơn hoá chất riêng. Công tác lập dự phòng phải được thực hiện nhất quán trong toàn công ty. Về vấn đề phản ánh ghi chép thuế GTGT: Hiện nay VMC hạch toán vật liệu theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhưng công việc này kế toán phản ánh còn rời rạc trên các hoá đơn mà chưa có sự tập chung. Như vậy theo em các nhật ký chứng từ của công ty: số 1, số 2, số 5, số 6, số 10 nên mở thêm cột ghi nợ TK 133 ghi có TK liên quan. Cột này phản ánh thuế VAT đầu vào cuối tháng, căn cứ vào các nhật ký chứng từ kế toán vào sổ cái TK 133. KẾT LUẬN Qua thời gian thực tập tại công ty liên doanh sản xuất ô Hoà Bình, được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thày giáo TS Phạm Thành Long và các cán bộ trong phòng kế toán đã giúp em nắm được phần nào thực tế hạch toán kế toán, hiểu được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng, đó là công cụ đắc lực, sắc bén giúp cho công tác quản lý, lãnh đạo có hiệu quả. Qua nghiên cứu thực tế công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH liên doanh sản xuất ô Hoà Bình em nhận thâý bên cạnh những thành tích đạt được công tác kế toán tuy vậy vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Trong phạm vi bài chuyên đề này em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn phần hành kế toán NVL. Với thời gian thực tập hạn chế và trình độ nhận thức có hạn chắc chắn em không thể tránh khỏi những sai sót khi trình bày chuyên đề này. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thày giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán của công ty để em có thể hoàn thành tốt bài chuyên đề này. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng kế toán tài chính Công ty TNHH liên doanh ô Hòa Bình, Thày giáo TS Phạm Thành Long đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! . Hoàn thiện kế toán NVL tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình 2.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán vật liệu tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa. tháng mà không biết đựoc cụ thể của từng loại là bao nhiêu. 2.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán NVL tại công ty TNHH liên doanh ô tô Hòa Bình Sau

Ngày đăng: 05/11/2013, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan