ĐỀ THI HKI VẬT LÝ 6 (2010-2011)

6 394 0
ĐỀ THI HKI VẬT LÝ 6 (2010-2011)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểm tra học kỳ I Môn: Vật 6 Ma trận đề: Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Đo độ dài 1 0. 5 1 0. 5 Đo thể tích chất lỏng, chất rắn không thấm nước 1 0. 5 1 0. 5 Khối lượng. Đo khối lượng 1 0. 5 1 0. 5 Lực - Hai lực cân bằng 1 0. 5 1 0. 5 Tìm hiểu kết quả tác dụng lực 1 0. 5 1 0. 5 Trọng lưc. Đơn vị lực 1 0. 5 1 0. 5 Lực đàn hồi 1 0. 5 1 0. 5 Lực kế ,phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng 1 0. 5 1 0. 5 Khối lượng riêng- trọng lượng riêng 1 0. 5 1 2 1 0. 5 1 2 Máy cơ đơn giản 1 0. 5 1 2 1 0.25 1 2 Mặt phẳng nghiêng 1 0. 5 1 0.25 Đòn bẩy 1 0. 5 1 0.25 Tổng 3 1.5 7 3.5 2 1 2 4 12 6 2 4 Đề 1: I. Phần trắc nghiệm: (Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng) (6đ) 1. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 2cm đo độ dài cuốn sách. Trong các kết quả dưới đây cách nào ghi đúng? A. 240mm B. 23cm C. 24cm D. 24,0cm 2. Mực nước trong bình chia độ ban đầu chỉ 50cm 3 .Sau khi bỏ viên đá vào bình,mực nước trong bình chỉ 55cm 3 . Thể tích viên đá là: A.5cm 3 B. 50 cm 3 C. 55cm 3 D. 0,5cm 3 3. Một vật có khối lượng 500kg và thể tích 5m 3 . Khối lượng riêng của vật đó bằng: A/ 500kg/m 3 . B/ 2500kg/m 3 C/ 550kg/m 3 D/ 100kg/m 3 4. Đơn vị lực là: A. Niu tơn B. lít C. kilogam D. mét 5. Một vật có khối lượng 0,5kg thì có trọng lượng: A.0,05N B. 0,5N C.5N D.50N. 6. Khi độ biến dạng của lò xo tăng gấp đôi thì lực đàn hồi: A/ Tăng gấp rưỡi B/ Tăng gấp đôi C/ Không thay đổi D/ giảm hai lần. 7. Khi hòn đá bị ném lên thì nó: A. Không chịu tác dụng của lực nào B. Chịu tác dụng của lực ném ban đầu và trọng lực . C. Chịu tác dụng của lực ném ban đầu D.Chịu tác dụng của trọng lực 8.Số liệu 85g được ghi trên gói mì gói biểu hiện: A. Trọng lượng của gói mì. B. khối lượng của gói mì. C. Thể tích của gói mì. D. Sức nặng của gói mì. 9.Kéo cắt sắt có tay cầm dài hơn kéo cắt giấy là do: A.Mỹ quan của nhà sản xuất. B.Lực cắt được tạo ra mạnh hơn. C.Lực do tay ta tác dụng nhẹ hơn. D. Một do khác. 10. Kéo một vật có khối lượng 100g lên cao bằng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo đó: A/ lớn hơn 1N. B/ nhỏ hơn 1N C/ nhỏ hơn 100g D/lớn hơn 100g. 11.Kéo một vật m = 50 kg lên cao theo phương thẳng đứng.Theo em, phải cần một lực ít nhất là bao nhiêu? A. > 500N. B. < 500N. C. 500N. D. 50N 12. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng: A. Chỉ có thể biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng C. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. D. Không có hiện tượng nào xảy ra. II. Phần tự luận: (4đ) Câu 1 :(2đ) Dùng máy cơ đơn giản có lợi ích gì? Hãy kể tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng. Câu 2 : (2đ)Một vật làm bằng sắt có trọng lượng là 1560N. a/. Tính khối lương của vật ? b/. Tính thể tích và trọng lương riêng của vật, biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m 3 . Đề 2: I. Phần trắc nghiệm: (Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng)(6đ) 1. Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1dm để đo độ dài lớp học. Trong các kết quả dưới đây cách nào ghi đúng? A. 5m B. 500cm C. 50dm D. 50,0dm 2. Mực nước trong bình chia độ ban đầu chỉ 40cm 3 .Sau khi bỏ viên đá vào bình,mực nước trong bình chỉ 55cm 3 . Thể tích viên đá là: A.1,5cm 3 B. 40 cm 3 C. 55cm 3 D. 15cm 3 3. Một vật có khối lượng 30kg và thể tích 0,1m 3 . Khối lượng riêng của vật đó bằng: A/ 300kg/m 3 . B/ 2500kg/m 3 C/ 550kg/m 3 D/ 100kg/m 3 4. Một vật có trọng lượng 200N thì khối lượng của vật đó bằng: A. 200kg B. 2kg C. 20kg D. 0,2kg. 5. Đơn vị lực là: A. mét. B. lít C. kilogam D. Niu tơn 6. Khi độ biến dạng của lò xo tăng gấp ba thì lực đàn hồi: A/ Tăng gấp ba B/ Tăng gấp đôi C/ Không thay đổi D/ giảm ba lần. 7. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng: A. Chỉ có thể biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng C. Không có hiện tượng nào xảy ra. D. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. 8. Khi hòn đá bị ném lên thì nó: A. Không chịu tác dụng của lực nào B. Chịu tác dụng của lực ném ban đầu và trọng lực . C. Chịu tác dụng của lực ném ban đầu D.Chịu tác dụng của trọng lực 9.Số liệu 500g được ghi trên võ hộp thịt biểu hiện: A. Thể tích của cả hộp thịt. B. khối lượng của cả hộp thịt. C. Thể tích của cả hộp thịt. D. Khối lượng của thịt trong hộp. 10. Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cái búa nhổ đinh B. Cái cần kéo nước ở dưới giếng lên. C. Cái mở nút chai. D. Dụng cụ mắc ở đầu cột cờ dùng để kéo lên và hạ cờ xuống. 11. Kéo một vật có khối lượng 200g lên cao bằng mặt phẳng nghiêng thì lực kéo đó: A/ lớn hơn 2N. B/ nhỏ hơn 2N C/ nhỏ hơn 200g D/lớn hơn 200g. 12.Kéo một vật m = 30 kg lên cao theo phương thẳng đứng.Theo em, phải cần một lực ít nhất là bao nhiêu? A. > 300N. B. < 300N. C. 30N. D. 300N II. Phần tự luận: (4đ) Câu 1:Dùng một trong hai tấm ván để đưa vật từ mặt đất lên xe tải.Biết tấm ván thứ nhất có chiều dài gấp hai tấm ván thứ hai.Hỏi dùng tấm ván nào có lợi về lực hơn?Giải thích? Câu 2:Một pho tượng bằng đồng có thể tích 500dm 3 .Tính khối lượng và trọng lượng của pho tượng nói trên.Biết khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m 3 . Đáp án: Đề 1: Phần trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C A D A C B B B B B C C Phần tự luận: Câu 1: -Dùng máy cơ đơn giản giúp thực hiện công việc dễ dàng hơn. - Các loại máy cơ đơn giãn thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Câu 2: Khối lượng của vật là: 1560:10= 156kg Thể tích của vật là: V=m/D=156/7800=0,02 m 3 Khối lượng riêng của vật là: d=10.D=10.7800=78000N/m 3 Đề 2: Phần trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 C D A C D A D B D D B D Phần tự luận: Câu 1: Dùng tấm ván thứ nhất có lợi về lực hơn. Vì mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. Câu 2: Đổi 500 dm 3 =0,5 m 3 Khối lượng pho tượng là: m=D.V= 8900.0,5= 4450kg Trọng lượng của pho tượng là: P =10.m= 10.4450=44500 N . Khối lượng của vật là: 1 560 :10= 156kg Thể tích của vật là: V=m/D=1 56/ 7800=0,02 m 3 Khối lượng riêng của vật là: d=10.D=10.7800=78000N/m 3 Đề 2: Phần trắc. dùng. Câu 2 : (2đ)Một vật làm bằng sắt có trọng lượng là 1 560 N. a/. Tính khối lương của vật ? b/. Tính thể tích và trọng lương riêng của vật, biết khối lượng

Ngày đăng: 05/11/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan