sang kien kinh nghiep mot so bien phap xa hoi hoa giao duc

11 772 2
sang kien kinh nghiep mot so bien phap xa hoi hoa giao duc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm trong XHHGD mầm non “vận động kinh phí bổ sung đồ dùng dạy học cho lớp” HỌ VÀ TÊN: NGÔ THỊ BÉ TƯ Đơn Vò: Trường Mầm Non Phú Mỹ I. ĐẶT VẤN ĐỀ “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Bác Hồ. Giáo dục là quốc sách hàng đầu của nước ta, chăm sóc - giáo dục trẻ em là nhiệm vụ gia đình – nhà trường và hội, trong đó ngành giáo dục mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước. Bác đã chỉ thò cho ngành Giáo dục Mầm non: “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức những nơi giữ trẻ. Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”. Để tạo điều kiện cho cháu học tốt, giáo viên là người tạo cơ hội, tạo tình huống kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, giúp trẻ tìm tòi khám phá, lôi cuốn trẻ một cách chủ động, làm việc có mục đích khi tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi. Tạo môi trường học tập tốt, phù hợp có đầy đủ trang thiết bò dụng cu,ï đồ dùng, đồ chơi,… thu hút trẻ ham thích học tập, tiếp thu bài nhanh, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như: Đức, Trí, Thể , Mỹ và Lao động đòi hỏi người giáo viên tạo ra môi trường thuận lợi giúp cháu “ Học mà chơi, chơi mà học” nghóa là phải có nhiều đồ dùng, đồ chơi để đáp ứng nhu cầu dạy và học của trẻ. Là giáo viên lớp lá 5 tuổi của trường trong những năm tham gia dạy trẻ, mặc dù đã được ngành giáo dục, nhà trường quan tâm nhưng trang thiết bò, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ vẫn còn hạn chế,… Tôi luôn trăn trở, suy nghó phải làm thế nào để có thêm kinh phí mua sắm các đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho lớp ngoài nguồn kinh phí của ngành giáo dục và những khoảng lương còn hạn chế của giáo viên. Tôi đã mạnh dạn đề xuất lãnh đạo nhà trường và trình bày nguyện vọng xin được“vận động kinh phí bổ sung đồ dùng dạy học cho lớp”, Phụ huynh học sinh cũng là những mạnh thường quân của lớp luôn quan tâm đến việc học, đến lớp học, môi trường học tập của các cháu. Sự đóng góp của phụ huynh nhằm góp phần để tạo cho các cháu có môi trường học tập tốt hơn, đầy đủ hơn và việc giảng dạy của giáo viên được thuận lợi để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng: “… về hội hoá công tác giáo dục” . Từ thực tế trên giúp tôi thực thi đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác hội hoá giáo dục mầm non “vận động kinh phí bổ sung đồ dùng dạy học cho lớp”. - 1 - II. THỰC TRẠNG Trong những năm vừa qua nhà trường rất quan tâm trang bò cho giáo viên một số đồ dùng như: tranh ảnh, chữ số, chữ cái, trang thiết bò như một số kệ, tủ đựng đồ dùng đồ chơi,… tuy nhiên không đáp ứng đủ yêu cầu của các môn học, như môn Làm quen chữ cái: Chủ đề thế giới động vật” dạy chữ “ u, ư” thì không có tranh phù hợp giữa tranh với từ , Đồ dùng của các góc còn thiếu nhiều như: góc học tập và sách, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc phân vai, góc thiên nhiên… kệ đồ chơi của lớp chưa đầy đủ cho 5 góc. Đồ dùng của lớp các năm học trước giáo viên tự làm cũng chưa đáp ứng việc học tập vui chơi của cháu theo chương trình đổi mới hiện nay các góc chơi cần phải có kệ để trang trí đồ dùng đồ chơi và thuận tiện giúp cháu lấy cất đồ chơi đúng nơi qui đònh. Trong khi đó lớp chỉ có 2 cái kệ, 1 cái bò hư do sài lâu năm chỉ còn lại một cái, còn các kệ góc khác chỉ để tạm bằng bàn học sinh hoặc kệ mũ đựng dép. hay trong hoạt động góc không có đủ kệ để đồ chơi nên giáo viên không trưng bày đựơc hết các đồ chơi cho cháu hoạt động, còn các đồ chơi để đỡ trên bàn học của cháu thì nhìn không thẩm mỹ và thường bò rơi. Phần nào đã ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng học tập vui chơi của cháu và việc giảng dạy của giáo viên. Để đạt được mục tiểu giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non đổi mới hiện nay đồi hỏi giáo viên phải chủ động thực hiện hóa giáo dục để tạo ra những cơ sở vật chất bổ sung đồ dùng cho lớp. Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết đònh hiệu quả giáo dục, nếu công tác xã hội hóa giáo dục làm tốt thì tạo được cơ sở vật chất (CSVC) và có nhiều thuận lợi trong giảng dạy và ngược lại. Tôi thấy phụ huynh hoc sinh ( PHHS) là nguồn hổ trợ mạnh về công tác xã hội hóa giáo dục ( XHHGD) giúp nhà trường nói chung, lớp học nói riềng trang bò thêm CSVC để giáo viên giảng dạy tốt. Vì vậy phải làm thế nào để PHHS hiểu sâu hơn về hoạt động của lớp, đặt niềm tin vào lớp tự nguyện đóng góp để trang bò thêm CSVC và hổ trợ phong trào giúp cho lớp hoàn thành tốt niệm vụ của năm học. Từ suy nghó trên tôi tìm ra “ Một số biện pháp XHHGD vận động kinh phí bổ sung đồ dùng cho lớp”. III . KẾ HOẠCH XÂY DỰNG: Để thực hiện tốt công tác XHHGD vận động kinh phí bổ sung đồ dùng cho lớp thì trước hết giáo viên phải đề ra mục tiêu mình cần những đồ dùng gì. Ví dụ nhưng trong năm học với việc áp những khoa học cơng nghệ thơng tin vào giảng dạy thì tơi vận động máy vi tính ( Kismart) và một vài kệ đồ chơi, một số đồ dùng ngun vật liệu … và để đạt được mục tiêu đó tơi sẽ tiến hành chiến lược và những giải pháp sau: • Giáo viên chủ nhiệm lớp: - Thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường. - Nâng cao chất lượng giảng dạy chăm sóc tạo niềm tin ở PHHS. - Cơng tác tun truyền • Về phía phụ huynh học sinh: - Được thơng tin. - Hổ trợ theo khả năng. - Được đề xuất kiến nghị. - Kết hợp với nhà trường, lớp. Sau khi đã xây dựng kế hoạch tơi bắt đầu tiến hành thực hiện kế hoạch đề ra như sau: - 2 - III . BIỆN PHÁP 1/. Thực hiện sự chỉ đạo nhà trường: Theo chương trình đổi mới lấy học sinh làm trung tâm. Để phát huy tính tích cực của cháu trong học tập yêu cầu tất cả các cháu được sử dụng đồ dùng dạy học 100%. Cháu trực tiếp với đồ dùng và đồ chơi để khám phá và làm quen với thế giới xung quanh. Nhưng đồ dùng của lớp chưa đáp ứng yêu cầu các môn học. Thông qua Hội nghò cán bộ công chức đầu năm. Ban giám hiệu triển khai kế hoạch của nhà trường, điều lệ trường Mầm non, hướng dẫn nội dung phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ kết hợp 3 môi trường gia đình, nhà trường và hội. Đề ra các chỉ tiêu cần đạt được trong năm học như bé ngoan: 90%, cháu ngoan 60%, vệ sinh, mạnh dạn, lễ phép, mang khăn 100%, không có cháu suy dinh dưỡng kênh C. Phát động đăng ký thi đua đầu năm để giáo viên phấn đấu. Đầu tư nghiên cứu làm đồ dùng dạy học và đồ chơi để phục vụ giảng dạy. Giáo viên sáng tạo mẫu mới, phong phú, đa dạng, hấp dẫn đảm bảo tính sư phạm và an toàn. Chuẩn bò đầy đủ các nguyên vật liệu gây sự chú ý, kích thích tìm tòi, khám phá, phát huy tính tích cực chủ động ham học hỏi ở trẻ. Đầu năm học Ban giám hiệu chuẩn bò tốt nội dung họp phụ huynh đưa ra chỉ tiêu cụ thể rõ ràng cho từng lớp. Qui đònh các lớp vận động bổ sung đồ dùng trang thiết bò để đáp ứng theo chương trình đổi mới hiện nay. Tơi chuẩn nội dung họp phụ huynh học sinh của lớp: + Nêu đặc điểm tình hình của lớp, nêu thuận lợi và khó khăn mà giáo viên và học sinh còn vướng mắc trong năm. ( về CSVC – Cơng tác XHHGD của lớp). + Thơng qua các chương trình giảng dạy các mơn học để phụ huynh thấy được hoạt động của trường mầm non. + Giáo viên hướng dẫn PHHS nắm một số thao tác cơ bản về các mơn học: Tốn, tạo hình, Làm quen chữ cái, giáo dục âm nhạc, vui chơi … để kết hợp chặt chẽ gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục cháu học tốt. + Thơng qua các phong trào của trường như: Hội khỏe măng non, hội thi bé khéo tay, hội thi sáng tác cho bé, cơ cháu máu hát dân ca, giáo viên giỏ và văn nghệ của ngành. Nhờ PHHS hổ trợ khi cháu tham gia. + Sinh hoạt về CSVC còn thiếu thốn chưa đáp ứng u cầu của ngành học, cháu học nthay đổi buổi sáng chiều (theo học kỳ) để PHHS nắm xây dựng nền nếp cháu ở nhà khi học buổi chiều khơng ảnh hưởng sức khỏe của cháu trong học tập. + Duy trì sỉ số đến cuối năm, nhờ PHHS đưa cháu đi học đều, khi nghỉ phải xin phép giáo viên chủ nhiệm lớp. + Hàng tháng tun truyền ở góc phụ huynh, thơng báo chương trinh học tập trong tuần, sức khẻo, thơng tin phụ huynh cần biết, trừng bày sản phẩm của trẻ, thơng báo tiền thu và khoản chi do PHHS hổ trợ đóng góp cho lớp. + Thơng tin cho PHHS biết trẻ sẽ học được những gì từ những đồ dùng do phụ huynh đóng góp. + Thơng tin hàng tháng qua sổ liên lạc về kết quả học tập của cháu. 2/. Nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo niềm tin ở PHHS Phải nghiêm túc trong giảng dạy, chấp hành tốt những nội qui, qui đònh của nhà trường, luôn học hỏi trao dồi đạo đức, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, - 3 - nghiên cứu, học tập luôn đổi mới phương pháp dạy học, tạo niềm tin cho nhà trường và nơi phụ huynh, ln quan tâm đến các cháu nhuc nhát, cơng bằng trong quan hệ đối xử khơng phân biệt tạo điều kiện cho cháu tiếp xúc với đồ chơi, đồ dùng và đảm bảo mơi trường an tồn cho cháu. Ngay khi vào ngành tôi rất yêu mến trẻ và nghó sẽ gắn bó lâu dài với ngành với trẻ, tôi đã xác đònh rỏ mục đích học tập và trang bò cho mình một kiến thức tương đối vững chắc, sau khi tốt nghiệp trung học sư phạm mầm 12+2 tơi dăng ký học tập các lớp bồi dưỡng ( đại học sư phạm mầm non, lớp đàn …) để nâng cao trình độ, đăng ký dạy tốt. để ban giám hiệu và đồng nghiệm dự sau đó đóng góp ý kiến cho tiết dạy của tôi và rút ra những kinh nghiệm để đổi mới phương pháp dạy học và truyền đạt lại cho học trò. Vd: đăng ký tiết dạy tốt môn toán đề tài “ Đếm đến 7 nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết chữ số 7” khi cho chơi trò chơi “ tạo nhóm các cô rút kinh nghiệm là không phù hợp và gợi ý cho những trò chơi phù hợp hơn như là “ Về đúng nhà” … hay trong môn môi trường xung quanh truyền thụ kiến thức về các động vật sống trong rừng chưa đi vào lợi ích của các con vật thì cũng được các cô góp ý kiến bổ sung thêm từ đó tiết dạy của tôi hoàn chỉnh và đầy đủ kiến thức hơn để trẻ tiếp thu. Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu làm nhiều đồ dùng dạy học, đồ chơi mới lạ, đẹp mắt từ những đồ dùng do PHHS đóng góp Hộp sữa bột giấy lớn làm bếp ga, cân bàn. Mút xốp tôi lộng cắt, tô màu để được: Khóm, cóc, khứa cá kho, bánh bao, bánh mì … vỏ họp kẹo cháu ăn xong tôi làm đèn ngủ, điện thoại; vỏ hợp kem đánh răng tôi làm xe ôtô, xe tải… những đóa video bò hư tôi làm đồng hồ treo tường, bàn ăn cơm hoặc bộ ghế sa long bằng ống hút Nhặt vỏ sò, ốc chà rửa sạch, dán keo cẩn thận bổ sung cho nhóm bán hàng tôm cua … Tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như: đầu tư nghiên cứu ĐDDH theo chủ đề, để lựa chọn tranh ảnh, mẫu đồ vật, con vật, hoa quả…, phương pháp dạy học mới có sáng tạo, lồng ghép tích hợp nhiều bộ môn, phù hợp với chương trình , phù hợp với sự tiếp thu ở độ tuổi các cháu, tuyên truyền tranh theo chủ đề ở lớp để cháu làm quen tiếp xúc hàng ngày, chuẩn bò ĐDDH theo chủ đề phong phú và đa dạng, tạo môi trường cho trẻ hoạt động đối với cháu đồ dùng dạy học phải trực quan, mỗi cháu đều sử dụng riêng một bộ , giúp cháu sắp xếp theo yêu cầu của cô và hứng thú trong học tập, lớp học sinh động cháu tiếp thu bài tốt, trao đổi với phụ huynh vào các giờ đón trẻ và trả trẻ về tình hình học tập cũng như sức khoẻ của cháu cũng như cần sự hổ trợ của phụ huynh về nguyên vật liệu cho các chủ đề. Chẳng hạn chủ đề gia đình thì phụ có những bộ tranh ảnh gia đình, họp thuốc họp sửa… tặng cho lớp để làm đồ dùng đồ chơi…, bên cạnh đó tôi làm bảng tuyên truyền với phụ huynh về tình hình học tập của cháu, chương trình học, sức khoẻ và những nguyên vật liệu đồ dùng cần thiết cho chủ đề để phụ huynh có thì tặng cho lớp. Cho cháu làm các đồ chơi từ các nguyên vật liệu của phụ huynh mang đến, tổ chức trưng bày những đồ dùng đồ chơi từ những nguyên vật liệu do phụ huynh đóng góp. Chọn cháu và bồi dưỡng tham gia phong trào của ngành, của trường, huyện. hoặc họp đột xuất để thông báo về chương trình dạy học chẳng hạn khi có đổi mới về việc dạy trẻ đọc chữ cái thi tôi họp phụ huynh lại hướng dẫn cách đọc và phát âm chữ cái cho phụ huynh nắm để dạy - 4 - trẻ, sau đó tôi phát giấy hướng dẫn cách đọc và phát âm chữ cái cho phụ huynh đem về dể dễ dạy trẻ. Bên cạnh đó còn trang bị một trình độ vi tính cho mình để có thể hướng dẫn trẻ sử dụng các trò chơi Kismart trong máy tính do vận động phụ huynh mua được cho lớp. tập cho trẻ lớp làm và tiếp xúc với cơng nghệ thơng tin qua trò chơi Kismart VD: Máy kismart tơi cho trẻ sử dụng vào hoạt động góc trong trò chơi góc học tập cháu sẽ được chơi những trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ hình thành biểu tượng tốn từ việc làm con bọ theo nhưng số u cầu …Cơng khai các khoản thu chi của lớp, các khoản đòng góp của phụ huynh hang tháng. Trong dạy học tơi đặt ra u cầu dạy như thế nào để thu hút cháu trong chương trình theo chương trình đổi mới hiện này. Đối với chương trình đổi mới hiện nay đòi hỏi cháu mạnh dạn, tự tin, tích cực hoạt động, sáng tạo hòa nhập, chia xẻ bảo vệ mơi trường, có nếp sống văn minh, quan hệ trong giao tiếp ứng xử, cháu phải được phát triển tồn diện các mặt đức, trí, thể, mỹ và lao động. Tạo điều kiện cho cháu học tập tốt hơn. Luôn thể hiện tính gương mẫu, lời nói cử chỉ dòu dàng đối với trẻ, thương yêu trẻ, gần gũi, quan tâm chăm sóc trẻ. Giáo dục cháu mọi lúc mọi nơi, giúp cháu tự tin trong giao tiếp, cung cấp đầy đủ các kiến thức cho cháu. Giáo viên kết hợp chặt chẽ với gia đình, hằng tháng trao đổi tiếp xúc với PHHS về việc chăm sóc và giáo dục cháu, từ đó tun truyền kiến thưc ni con theo khoa học, phát triển tồn diện trẻ để chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. 3/. Công tác tuyền truyền: Phối hợp với các bậc cha, mẹ có ý nghóa quan trọng và là nhiệm vụ thiết thực của lớp để thực hiện tốt trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ, tăng cường sự tham cơng tác XHHGD tạo CSVC cho lớp. Nội dung phối hợp giữa trưòng mầm non với gia đình Để góp phần nâng cao chất lượng CS – GD trẻ ở trường mầm non, lớp cần tạo điều kiện để gia đình có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Có thể nêu một số nội dung phối hợp sau đây : * Nội dung phối hợp giữa lớp với gia đình a) Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ b) Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ c) Phối hợp kiểm tra đánh giá cơng tác CS – GD trẻ của trường/ mầm non d) Tham gia xây dựng cơ sở vật chất - Tham gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. - Đóng góp xây dựng, cải tạo trường/ nhóm, lớp, cơng trình vệ sinh, … theo quy định và theo thỏa thuận. - Đóng góp những hiện vật cho nhóm/ lớp hoặc trường mầm non như : bàn, ghế, quy định leo, cầu trượt, các vật liệu cho trẻ thực hành, … * Hình thức phối hợp của nhà trường với gia đình - Qua bảng thơng báo, góc “Tun truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc tại mỗi nhóm lớp : thơng tin tun truyền tới phụ huynh các kiến thức CS – GD trẻ hoặc thơng báo về nội dung hoạt động ; các u cầu của nhà trường đối với gia đình ; hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cơ giáo trong việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - 5 - - Trao đổi thưởng xuyên, hằng ngày trong các giờ đón, trả trẻ. - Tổ chức họp phụ huynh định kì (3 lần/ 1 năm) : Thông báo cho giáo dục công việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm) kềt hợp phổ biến kiến thức CS – GD trẻ cho cha mẹ. - Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ theo chuyện đặc biệt hoặc khi có dịch bệnh. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cần chú trọng các chuyên đề, các nội dung về chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng. - Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe cho trẻ. - Thông qua các hội thi, hoạt động văn hóa văn nghệ. - Cán bộ, giáo viên đến thăm trẻ tại nhà. - Hôm thư cha mẹ. - Phụ huynh tham quan hoạt động của trường mầm non. - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền hình, truyền thanh, …). * Một số công việc giáo viên cần làm để thu hút sự tham gia, phối hợp của cha mẹ Để tạo sự tin tưỏng và thu hút sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động CS – GD trẻ của lớp giáo viên cần phải : - Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ ; chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh ; sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức CS – GD trẻ khi gia đình có yêu cầu. - Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình CS – GD trẻ ở trường bảng nhiều hình thức khác nhau như : họp phụ huynh, bảng thông báo, góc trao đổi với phụ huynh, … (Ví dụ : Trước ngày tiếp nhận trẻ vào trường/ lớp của giáo viên và của trẻ). - Liên lạc thường xuyên với gia đình để tìm hiểu sinh hoạt thay đổi của trẻ nếu có để kịp thời có biện pháp tác động CS – GD phù hợp. - Thống nhất với các bật cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong từng giai đoạn và cả năm học. - Trong quá phối hợp với các bậc cha mẹ, giáo viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từn gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. - Trong khi lập kế hoạch của chủ đề, kế hoạch tuần, giáo viên cần phải đưa nội dung phối hợp với gia đình vào kế hoạch, cần nêu những yêu cầu cụ thể về cần phối hợp với gia đình để thực hiện chủ đề đó. (Ví dụ : Từ ngày…. đến ngày……. cần phụ huynh đóng góp vật liệu : giấy báo cũ, bìa, cây, hạt … ) ở nhà phụ huynh đọc cho trẻ nghe thơ, chuyện về gia đình, cô giáo ; phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ củng cố kĩ năng rửa tay, đánh răng, rửa mặt, …). Những yêu cầu này giáo viên nên thông báo cho phụ huynh trong giờ đón, trả trẻ ở góc “tuyên truyền cho cha mẹ”. Sau một thời gian đưa ra yêu cầu đối với phụ huynh, giáo viên có thể đưa ra một số thông tin ; thông báo danh sách những phụ huynh đã thực hiện yêu cầu, hoặc nhắc lại yêu cầu với một số phụ huynh. Khi đánh giá sau chủ đề, giáo viên phải có nhận xét về công tác phối hợp với gia đình phục vụ cho việc thực hiện chủ đề (những gì) đã thực hiện được, còn tồn tại gì, có gì cần rút kinh nghiệm, hướng giải quyết như thế nào). - 6 - Chất lượng CS – GD trẻ trong trường mầm non phụ thuộc vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Vì vậy trong q trình giáo dục, giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, nhà trưòng và giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình bằng nhiều nội dung, hình thức phong phú để tạo điều kiện cho cơng tác CS – GD trẻ có hiệu quả Sau đó đi sâu vào vấn đề khó khăn của lớp về cơ sở vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động học tập vui chơi của trẻ và việc giảng dạy của giáo viên. Qua cuộc vận động hầu hết các phụ huynh đều thống nhất 100% với kết hoạch đề ra và đồng ý tạo mọi điều kiện để cho lớp có điều kiện học tập tốt hơn để hoàn thành tốt kế hoạch của trường đề ra trong năm học. 4/ . Tạo điều kiện cho PHHS đóng góp: Giáo viên khơng đưa ra qui định PHHS phải đóng theo một mức nhất định, đóng một lược, mà sự đóng góp cảu PHHS là tự nguyện, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít. Thơi gian đóng góp có thể đóng theo tháng, học kỳ, hoặc cả năm hoặc theo từn chủ đề tùy theo khả năng kinh tế gia đinh. 5/ .u cầu đối với PHHS: * Đối với phụ huynh: Chấp hành tốt nội qui của nhà trường, thực hiện tốt công tác hội hoá giáo dục. Được thơng tin về tình hình của trường,tham gia đóng góp hổ trợ cho các phong trào cảu trường lớp, đóng học phí, bảo hiểm và mua sắm dụng cụ học tập đầy đủ cho cháu và các đồ dùng phục vụ cho lớp. Được nghe kiến thức ni dạy con theo khoa học, tun truyền về phát triển tồn diện trẻ thơ. Kết hợp với nhà trường về việc chăm sóc giáo dục cháu học tốt, quan tâm tới việc học của cháu, thực hiện đúng theo nội quy của nhà trường đưa cháu đi học đều đúng giờ có mang khăn tay, nghỉ học xin phép cô, trang bò thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp đầy đủ. Ví dụ: Muốn PHHS hổ trợ cơ sở vật chất, tham gia các phong trào thì phải nêu được sự cần thiết của cơng việc cụ thể để phụ huynh nắm từ đó hổ trợ cho lớp. ví dụ khi vận động mua máy Vi tính (Kidsmart) PHHS biết được máy đó được sử dụng với mục đích gì? Dùng cho cơ và cháu, PHHS biết được những trò chơi trong giúp trẻ phát triển những gì. ví dụ: KidSmart được chia thành 5 nội dung: Ngơi nhà tốn học, Ngơi nhà khoa học, Ngơi nhà khơng gian và thời gian, Ngơi nhà sách và Những đồ vật biết nghĩ. Thực tế áp dụng cho thấy, việc kết hợp học và chơi đã khiến các em bé tiếp thu kiến thức một cách rất hiệu quả. “KidSmart đã tạo cho các cháu sự hứng thú khi tiếp nhận những kiến thức. Ngồi ra, chương trình này còn giúp các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Từ đó, giúp cho giáo dục mầm non phát triển theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố và hội hố, phù hợp với chương trình ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2010 mà Bộ Giáo dục vừa phê duyệt. PHHS thường thuyên theo dõi bảng thông tin phụ huynh để nắm bắt tình hình học tập của lớp cũng như của các cháu để trao đổi và góp ý với giáo viên. Chẳng hạn nhưng khi học chuyên đề về luyện phát âm và chữ viết cho học sinh mầm non thì có một số thay đổi về cách gọi tên chữ cái và cách phát âm thì thông tin với phụ huynh, và thông - 7 - qua bảng tuyên truyền để phụ huynh hiểu thêm bên cạnh đó thông qua bảng tuyên truyền phụ huynh thấy lớp cần nguyên vật liệu gì thì cha mẹ cháu nào có đều đem vào. Ví dụ như hôm học chủ đề “ Ngành nghề thì phụ huynh thông qua bảng tuyên truyền đã đem vào cho lớp nhiều họp thuốc, que kem, chai bông đã dùng hết, họp sữa, ống hút … để giáo viên và cháu làm những làm những đồ chơi nhưng hàng rào bằng que kem ngôi nhà bằng họp … Vận động phụ huynh qua các hội thi, phong trào khen thưởng… : Nêu được mục đích u của các phong trào, hội thi là giúp cháu ơn lại kiến thức học tập trong chương trình, rèn luyện khéo léo của đơi bàn tay, thể hiện tình cảm thơng qua bức tranh sản phẩm cháu tạo được tính sáng tạo, biết phối hợp các ngun vật liệu, màu sắc thu hút người xem, giúp cháu mạnh dạn, tự tin… nhờ sự hổ trợ của phụ huynh về việc đưa cháu tham gia đều, góp ngun vậy liệu, đóng góp cùng nhà trường, lớp khen thưởng động viên cháu. IV. KẾT QUẢ Qua thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi rất ham học và tham gia vào các hoạt động của trường, Tạo được mơi trường học tập phong phú, sinh động thu hút cháu tham gia tích cực các hoạt động học tập và vui chơi, để giúp cháu phát triển toàn diện về 5 mặt: Phát triển về thể chất, Phát triển nhận thức, Phát triển ngôn ngữ, Phát triển tình cảm hội, Phát triển thẩm mỹ, bước đầu trẻ biết làm quen và sử dụng máy tính, Trẻ có nền nếp trong học tập như : Tích cực tham gia các hoạt động học tập vui chơi. Trẻ biết sáng tạo từ nguyên vật liệu. trong học tập cháu tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao. NỘI DUNG Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 (HKI) Chất lượng Tay nghề giaó viên GVG cơ sở GVG cấp tỉnh Bảo lưu GVG cấp tỉnh Bé ngoan 85% 91% Cháu ngoan 60% 70% Hiện diện 90% 97% Thi Văn nghệ ngành 0 1 giải B tham gia hội thi cô cháu múa hát dân ca dạt giải I Thi “ Màu xanh của bé” 0 Giải A cấp tỉnh Không tổ chức Đồ dùng tự làm 24 món 30 món 40 món Số tiền PHHS đóng góp 300.000đ 5 kệ đồ chơi 1 kệ đồ chơi, một máy Vi tính (kidsmart) Số nguyên vật liệu phụ huynh đóng góp 20 món Rất nhiều. Thường xuyên. - 8 - V. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI Được sự quan tâm, hổ trợ của ngành, của Ban nhân dân và ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn, về vật liệu, về cơ sở vật chất để phục vụ trong giảng dạy. - 9 - Đựơc sự giúp đở, hổ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp khi làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho lớp khi cần thiết. Bản thân luôn có ý thức không ngừng học tập để trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn qua việc: Tham gia thi dạy tốt, dự giờ đạt chỉ tiêu hàng tháng ghi chép đầy đủ, … chòu khó xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình từ đầu năm học, học hỏi chò em đồng nghiệp, đầu tư làm ĐDDH theo chủ đề. Giáo viên dòu dàng, nhã nhặn với trẻ, không nóng nảy la mắng cháu, không nạt nộ, không dùng từ thô bạo đối với cháu, luôn yêu thương các cháu hết mình. Kết hợp chặt chẽ giữa phụ hynh học sinh, tạo được lòng tin và sự tín nhiệm của phụ huynh đối với giáo viên trong mọi công tác xây nền nếp học tập, vui chơi, công tác hội hoá. Đưa ra cho phụ huynh xem những món đồ dùng đã làm được từ những nguyên vật liệu do phụ huynh đem đến. Và những kết quả trẻ đạt được qua việc đóng gopc tích cực của PHHS, ý nghóa và tầm quan trọng của phụ huynh trong việc tham gia công tác hội hoá của lớp. Bên cạnh những nguyên nhân thành công thì vẫn con một sỗ hạn chế như: giáo viên và phụ huynh học sinh lớp đứng ra làm (chưa bài bản) thiếu chuyên môn về công tác hội hoá nên hầu hết cha mẹ học sinh làm tự nguyện. Chưa được trang bò kiến thức nhất đònh về công tác hội hoá, chỉ vận động hạn hẹp trong từng lớp không có các tổ chức hội khác tham gia. Trình độ điều kiện của cha mẹ học sinh không đồng đều vì vậy phải có sự “ Mở” tức là cha mẹ học sinh đều tự nguyện đóng góp, có lòng hảo tâm thì hổ trợ nhiều. VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Công tác XHHGD phải được tuyên truyền rộng rãi để giúp cho PHHS thông suốt về chủ trương của ngành mầm non. Giáo viên phải xác đònh được kế hoạch của năm học, Và đề ra biện pháp thiết thực để đạt được kế hoạch. Giáo viên phải có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và trên chuẩn theo qui đònh. Có những phương pháp đổi mới về hình thức tổ chức gay hứng thú ở trẻ kích thích sự sáng tạo, khám phá, ham thích được đi học. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến PHHS. Kết hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và hội trong công tác cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện. VII. KẾT LUẬN Công tác XHHGD là rất quan trong trong việc chăm lo cho sựu nghiệp giáo dục. Đồi hỏi gia đình, nhà trường và hội cùng quan tâm để giúp cháu học tốt hơn, giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Việc học của các cháu như nền móng của ngôi nhà, là nền móng kiến thức quan trọng cho quá trình học tập sau này. Nếu bước đầu bước đầu xuất phát không tốt thì mục tiêu đến đích sẽ không thành công. Để thực hiện được - 10 - [...]... truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh, các tầng lớp hội về mục đích, ý nghóa của công tác hội hoá, xây dựng các ban đại diện cha mẹ học sinh, những người có kinh nghiệm, khả năng và nhiệt tình Quản lý tốt và sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí do hội hoá mang lại, có như vậy công tác hội hoá mới được nâng cao hiệu quả Phú Mỹ, ngày … tháng 01 năm 2010 DUYỆT CỦA HĐKH GIÁO DỤC Chủ tòch Người . Một số kinh nghiệm trong XHHGD mầm non “vận động kinh phí bổ sung đồ dùng dạy học cho lớp” HỌ VÀ TÊN: NGÔ. trở, suy nghó phải làm thế nào để có thêm kinh phí mua sắm các đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho lớp ngoài nguồn kinh phí của ngành giáo dục và những khoảng

Ngày đăng: 05/11/2013, 17:11

Hình ảnh liên quan

qua bảng tuyên truyền để phụ huynh hiểu thêm bên cạnh đó thông qua bảng tuyên truyền phụ huynh thấy lớp cần nguyên vật liệu gì thì cha mẹ cháu nào có đều đem vào - sang kien kinh nghiep mot so bien phap xa hoi hoa giao duc

qua.

bảng tuyên truyền để phụ huynh hiểu thêm bên cạnh đó thông qua bảng tuyên truyền phụ huynh thấy lớp cần nguyên vật liệu gì thì cha mẹ cháu nào có đều đem vào Xem tại trang 8 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan