THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI TSC

33 212 0
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI TSC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TSC 2.1. Giới thiệu chung về công ty Dịch vụ Thương mại TSC 2.1.1 Giới thiệu về công ty Công ty dịch vụ thương mại (tiếng Anh là: Trade and Service Company, viết tắt là TSC) là doanh nghiệp đoàn thể do phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam thành lập, đầu tư 100% vốn quản lý trực tiếp, toàn diện. Công ty Dịch vụ Thương mại hoạt động theo cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại văn bản 283/CN ngày 16 tháng 1 năm 1993 do Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ký, thông báo ý kiến của Thủ tướng chính phủ về việc quản lý các doanh nghiệp đoàn thể. Công ty Dịch vụ Thương mại (dưới đây gọi tắt là công ty) có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở làm việc riêng, có tài khoản tiền đồng Việt Nam tài khoản ngoại tệ mở tại các ngân hàng, có con dấu để giao dịch thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. Công ty có trụ sở chính tại 79 Phố Bà Triệu – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có các chi nhánh tại Thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng Thành Phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty Công ty Dịch vụ Thương mại (TSC) là một doanh nghiệp đoàn thể, hạch toán độc lập trực thuộc sự quản lý của phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam. Chức năng của công ty là kinh doanh dịch vụ hàng hoá nhằm tạo ra nguồn thu bổ sung kinh phí hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư của Phòng Thương mại. Tuy là một công ty trực thuộc nhưng công ty được phép chủ động trong việc tiếp cận tìm kiếm thị trường, khai thác các mặt hàng, các dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh thu lợi. Công ty có chi nhánh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí minh có mối quan hệ làm ăn với các cá nhân tổ chức trên toàn quốc. Hiện tại, những hoạt động kinh doanh chính mang lại thu nhập cho công ty là: lữ hành du lịch, dịch vụ vé máy bay, kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, hoạt động tư vấn hội chợ triển lãm, xuất khẩu lao động. Hoạt động lữ hành du lịch: đây là hoạt động quan trọng không chỉ trong việc tạo ra doanh thu lớn cho công ty mà còn có tác dụng thúc đẩy giao lưu thương mại, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong ngoài nước. Hàng năm công ty đã đưa hàng trăm đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi Hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, học hỏi kinh nghiệm, dự hội thảo chuyên đề nghiệp vụ ở nước ngoài tại 15 nước. Tổ chức đón gần một ngàn khách vào tham quan du lịch, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá: đây là hoạt động mang lại đầu tư chủ yếu cho công ty. Là một công ty thương mại nhưng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty hầu như chỉ mang tính chất dịch vụ chứ không mang nhiều tính chất thương mại. Hàng hoá xuất khẩu của công ty chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ (hàng sơn mài, mây, tre đan…), các nguyên liệu thô như quặng đồng, kẽm, . Công ty không trực tiếp mua hàng để xuất khẩu mà chủ yếu do các công ty có nguồn hàng cần xuất khẩu nhờ bán hộ do công ty có nhiều mối quan hệ làm ăn ở nước ngoài. Do vậy, công ty không cần vốn để mua hàng mà chủ yếu là mua chịu, sau khi xuất khẩu thu tiền mới phải thanh toán. Hàng hoá nhập khẩu của công ty chủ yếu là các máy móc, thiết bị sản xuất, hàng tiêu dùng . Các hàng hoá này hầu hết công ty đều được các công ty trong nước đặt hàng nhờ công ty nhập hộ, công ty chỉ làm dịch vụ trung gian hưởng hoa hồng. Hoạt động xuất khẩu lao động: đây là hoạt động mang lại lợi nhuận rất lớn cho công ty. Lao động được công ty đưa ra nước ngoài chủ yếu là các thuyền viên làm việc trên các tàu viễn dương, các lao động giúp việc cho các gia đình ở nước ngoài. Thị trường xuất khẩu lao động của công ty chủ yếu là Malaixia, Đài Loan Nhật Bản. Hoạt động tư vấn hội chợ triển lãm: tổ chức các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam trong ngoài nước, đồng thời tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về luật pháp cũng như các thông tin về môi trường kinh doanh trong ngoài nước. Ngoài ra, công ty còn làm đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không Việt Nam Airline. Nhìn chung, trong tất cả các hoạt động của công ty ta nhận thấy tuy là một công ty thương mại dịch vụ nhưng chủ yếu công ty vẫn là làm dịch vụ, đây là một hạn chế. Để tăng lợi nhuận thì trong thời gian tới công ty cần chủ động hơn trong việc kinh doanh, mở rộng hơn nữa các lĩnh vực dịch vụ cũng như tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. 2.1.3. Tình hình kinh doanh của công ty Dịch vụ Thương mại TSC trong những năm gần đây Trong những năm gần đây, được sự ủng hộ chỉ đạo sát sao của Ban thường trực, các chi nhánh, các công ty trong hệ thống Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, cùng với những nỗ lực của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã thu được những kết quả nhất định về kinh doanh. Mặc dù lượng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra kinh doanh trong những năm gần đây hầu như không tăng, nhưng doanh thu lợi nhuận của công ty ngày một tăng mạnh cho thấy công ty hiện đang sử dụng vốn khá có hiệu quả. Biểu 1 : Doanh thu thực hiện chia theo các lĩnh vực kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Lĩnh vực kinh doanh Doanh thu 2002 Doanh thu 2001 2002/2001 (%) Xuất khẩu hàng hoá 15 9 166,7 Xúc tiến thương mại 26 18,6 139,7 Xuất khẩu lao động 1,6 1,2 133.3 Các lĩnh vực khác 54,9 41 133,9 Tổng doanh thu 97,5 69,8 139.7 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Cùng với việc hoàn thành vượt mức kế hoạch, công ty đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung tạo ra nguồn thu bổ sung cho kinh phí hoạt động xúc tiến của Phòng thương mại nói riêng. Công tác xuất nhập khẩu hàng hoá : duy trì mở rộng thị trường đã có, khai thác thêm nhiều thị trường mới. Ngoài Nhật Bản, Tiệp Khắc, Sinhgapo, Hồng Kông, đã thêm Trung Quốc, Australia tạo hiệu quả kinh doanh cao hơn trước. Công tác xúc tiến thương mại công ty đã khai thác tốt lợi thế chung của Phòng Thương mại, cùng với việc được cấp lại giấy phép lữ hành quốc tế đã đẩy mạnh tổ chức đưa các đoàn doanh nghiệp của Việt Nam đi Hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, học hỏi kinh nghiệm, dự hội thảo chuyên đề nghiệp vụ ở nước ngoài với 120 đoàn, 1750 người, 650 doanh nghiệp đơn vị tại 15 nước. Tổ chức đón 850 khách vào tham quan khảo sát tại Việt Nam (năm 2002) Công tác xuất khẩu lao động năm 2002 đã đưa được 727 lao động sang Đài Loan, làm việc trên các tàu du lịch vùng Thái Bình Dương, hoàn tất thủ tục chuẩn bị đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản Malaixia. Bên cạnh bước tập trung phát triển các dịch vụ trên, công ty đã khai thác thêm những lợi thế khác để tạo việc làm trong các lĩnh vực như: nhập khẩu hàng hoá, tạm nhập tái xuất, xuất nhập khẩu uỷ thác . * Nộp ngân sách Nhà nước kinh phí cho Phòng Thương mại: - Nộp ngân sách Nhà nước năm 2001 là 9,1 tỷ đồng, năm 2002 là: 13,4 tỷ tăng 147% năm 2001. - Đóng góp kinh phí cho Phòng Thương mại mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. * Thu nhập tích luỹ công ty Lương bình quân 1 tháng 1 lao động năm sau cao hơn so với năm trước chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên đang được nâng cao. Lương bình quân tháng 1 nhân viên năm 2001 là 1,3 triệu đồng ; năm 2002 là 1,65 triệu đồng tăng 128% năm 2001. Lợi nhuận của công ty cũng tăng qua các năm, năm 2001 lợi nhuận sau thuế đạt 404,5 triệu đồng, năm 2002 đạt 578 triệu đồng, tăng 143% so với năm 2001. Nhờ làm ăn có lãi, hàng năm công ty đã tích cực bổ sung nguồn vốn cho công ty cũng như tích cực đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ kinh doanh. Năm 2002 công ty đã mua sắm trang bị thêm nhiều phương tiện làm việc cho CBCNV bổ sung nguồn vốn bằng 1 ô tô trị giá trên 300 triệu đồng. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Dịch vụ Thương mại TSC 2.2.1. Thực trạng vốn của công ty Công ty Dịch vụ Thương mại (TSC) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, trực thuộc Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, do Phòng Thương mại trực tiếp quản lý đầu tư 100% vốn. Do vậy, vốn của công ty cũng giống như mọi doanh nghiệp khác trong nước đều được huy động từ hai nguồn là nợ phải trả vốn chủ sở hữu. Điều khác là, 100% vốn chủ sở hữu ở thời điểm ban đầu khi thành lập công ty là do Phòng Thương mại cấp (4 tỷ đồng). Song do quá trình phát triển, hoạt động của công ty ngày càng mở rộng, số vốn được cấp không thể đủ cho công ty có thể kinh doanh được. Do vậy, để phục vụ quá trình kinh doanh của mình công ty đã chủ động vay một khối lượng vốn lớn từ các cá nhân, tổ chức, Ngân hàng trong ngoài nước. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam là một tổ chức có uy tín ở trong ngoài nước nên việc vay vốn của công ty rất thuận lợi, đây là một nhân tố rất quan trọng giúp cho công ty có thể sử dụng tỷ lệ nợ cao, có thể chiếm dụng được lượng vốn khá lớn để kinh doanh. Tình hình vốn của công ty được thể hiện qua biểu 2 – Nguồn huy động vốn của công ty Biểu 2: Nguồn huy động vốn của công ty Đơn vị: Triệu đồng Nguồn vốn 2000 2001 2002 A. Nợ phải trả 8.836 14.475 14.358 I. Nợ ngắn hạn 8.575 14.386 14.199 1. Vay ngắn hạn 305 91 356 2. Phải trả người bán 1.869 1.121 3.967 3. Người mua trả tiền trước 128 693 573 4. Thuế các khoản phải nộp Nhà nước 384 - 79 - 41 5.Phải trả cho các đơn vị nội bộ 2.475 8.063 6.264 6. Các khoản phải trả phải nộp khác 3.414 4.498 3.080 II. Nợ khác 261 89 159 1. Chi phí phải trả 261 89 159 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 6.257 6.270 6.743 1. Nguồn vốn kinh doanh 5.900 5.899 6.399 2. Chênh lệch tỷ giá 2 1 19 3. Lãi chưa phân phối 38 71 104 5. Quỹ dự phòng tài chính 27 30 30 6. Quỹ phát triển kinh doanh 234 247 247 7. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 14 11 9 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 44 11 - 65 Tổng nguồn vốn 15.093 20.745 21.101 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TSC ngày 31/12 năm 2000, 2001, 2002). Số liệu ở biểu cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động được của công ty, cũng là tổng số vốncông ty có thể sử dụng, liên tục có sự tăng trưởng nhưng không đều qua các năm. Năm 2001 so với năm 2000, tổng nguồn vốn tăng khá lớn khoảng 5,6 tỷ đồng (37%). Trong khi đó, năm 2002 so với năm 2001 tổng nguồn vốn tăng rất ít chỉ 0,4 tỷ đồng (1,9%). Nguyên nhân của sự tăng không đồng đều này là do bước vào năm 2001 công ty đã chủ trương mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá không những duy trì được những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Tiệp Khắc, Hồng Kông, Sinhgapore, mà còn mở rộng được sang các thị trường mới, nhiều tiềm năng như Trung Quốc, Australia. Do việc mở rộng thị trường, đòi hỏi công ty cũng phải có thêm các nguồn hàng, các chi phí mới phát sinh do đó công ty đã phải đầu tư thêm một lượng vốn lớn. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại do việc được cấp lại giấy phép lữ hành quốc tế nên đã đẩy mạnh tổ chức đưa các đoàn Việt Nam đi Hội chợ triển lãm, Khảo sát thị trường, dự hội thảo chuyên đề nghiệp vụ ở nước ngoài, đồng thời tổ chức đón rất nhiều đoàn khách vào tham quan khảo sát thị trường Việt Nam. Do đó, việc tăng vốn đầu tư vào công tác xúc tiến thương mại cũng đòi hỏi một lượng vốn lớn. Qua năm 2002, khi các thị trường đã ổn định, lượng vốn đầu tư đã đáp ứng nhu cầu sử dụng thì lượng vốn tăng thêm là không đáng kể. Tổng nguồn vốn tăng lên được giải thích bởi sự tăng giảm của hai bộ phận là vốn chủ sở hữu nợ phải trả. * NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Không có nhiều điều để nói về nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Thực vậy, nguồn vốn chủ sở hữu qua ba năm hầu như không có sự thay đổi về lượng. Từ lượng vốn là 4 tỷ đồng được cấp bởi Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam ở ngày đầu thành lập công ty, đến nay công ty phát triển nó thành 6,7 tỷ đồng. Lượng vốn tăng thêm chủ yếu được tích luỹ qua các năm làm ăn có lãi, công ty đã giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng công ty. Mặc dù không có sự thay đổi đáng kể nào về lượng nhưng xét về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì lại có sự thay đổi đáng kể. Năm 2000 vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tới 41% trong tổng số nguồn vốn của công ty nhưng bước sang năm 2001 nó chỉ còn chiếm 30% năm 2002 cũng chỉ là 32%. Sở dĩ có sự sụt giảm như vậy, là do trong năm 2001, do yêu cầu của việc mở rộng kinh doanh hàng hoá, dịch vụ công ty đã chủ động tăng thêm vốn đầu tư như đã nói ở trên. Nhưng vốn đầu tư vào mở rộng kinh doanh chủ yếu được huy động từ các khoản vay ngắn hạn từ việc chiếm dụng vốn, chứ không tăng thêm vốn chủ sở hữu. Bước sang năm 2002, công ty do làm ăn có lãi nên đã bổ sung nguồn vốn kinh doanh thêm 500 triệu, do đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có tăng thêm 2%. Để thấy rõ hơn tình hình vốn chủ sở hữu của công ty, ta phân tích cụ thể từng bộ phận của vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ các bộ phận chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh, lãi chưa phân phối các quỹ. Nguồn vốn kinh doanh trong hai năm 2000 2001 không có sự thay đổi, nhưng sang năm 2002, nguồn vốn kinh doanh được bổ sung thêm 500 triệu từ lợi nhuận của công ty. Đây chính là nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Phần lãi chưa phân phối của công ty đều tăng qua các năm nhưng số lãi này không lớn, năm 2002 cao nhất mới đạt 103 triệu đồng.Tuy vậy, sự tăng này cũng ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhưng là rất nhỏ. Các nguồn quỹ của doanh nghiệp như quỹ phát triển kinh doanh, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được công ty duy trì ổn định qua các năm. Đây là điều tốt, bởi nó sẽ giúp công ty ổn định được nếu gặp những rủi ro trong kinh doanh cũng đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Riêng quỹ khen thưởng, phúc lợi lại có xu hướng giảm, thậm chí đạt con số âm vào năm 2002 trên bảng cân đối kế toán. Thoạt nhìn, có thể cho rằng công ty không chú trọng tới việc khen thưởng cũng như các chương trình phúc lợi của công ty nhưng trái lại sự sụt giảm hay con số âm không đủ để khẳng định được điều đó. Trong các năm qua, do công ty ăn có hiệu quả là cũng một phần do công ty đã biết khuyến khích, khen thưởng kịp thời cán bộ công nhân viên, do quỹ khen thưởng không đủ đáp ứng nhu cầu chi nên công ty đã phải sử dụng cả lãi chưa phân phối. Tuy vậy, việc duy trì một quỹ khen thưởng, phúc lợi đủ lớn sẽ giúp công ty có thể chủ động trong việc sử dụng hơn. Đây là một vấn đề công ty cần chú ý trong thời gian tới. * NỢ PHẢI TRẢ Một điều dễ nhận thấy trong các khoản nợ của công tycông ty không hề sử dụng các khoản vay dài hạn. Các khoản nợ của công ty chủ yếu bắt nguồn từ vay ngắn hạn các khoản phải trả. Như vậy toàn bộ các tài sản thường xuyên một phần tài sản không thường xuyên của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, phần tài sản không thường xuyên còn lại được tài trợ bằng việc sử dụng nợ. Biểu 3: Các hệ số nợ của công ty TSC Các hệ số 2000 2001 2002 01/00 02/01 Hệ số nợ tổng vốn 0,59 0,70 0,68 0,11 - 0,02 Hệ số nợ vốn chủ sở hữu 1,41 2,31 2,13 0,9 - 0,18 Hệ số cơ cấu nguồn vốn 0,41 0,30 0,32 - 0,11 0,02 (Nguồn: Phòng - tài chính kế toán) Qua biểu 3 có thể dễ dàng nhận xét về cơ cấu nguồn vốn của công ty. Với hệ số nợ trên tổng nguồn vốn cao có xu hướng tăng cùng với sự tăng nguồn vốn cho thấy việc công ty mở rộng kinh doanh hoàn toàn dựa vào việc sử dụng nợ. Mặt khác, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu quá cao đồng thời với việc tỷ trọng vốn chủ sở [...]... giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty Dịch vụ Thương mại TSC 2.3.1 Kết quả Qua những phân tích về thực trạng sử dụng vốn tại công ty Dịch vụ Thương mại TSC, ta thấy công tác sử dụng vốn tại công ty nhìn chung là tốt Công ty đã đạt được một số kết quả cụ thể như: Thứ nhất, lợi nhuận sau thuế của công ty ngày một tăng trong khi lượng vỗn chủ sở hữu của công ty hầu như không tăng (hệ số sinh lợi vốn. .. thêm của công ty được sử dụng đầu tư vào đâu ? Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ trả lời cho câu hỏi đó 2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty TSC 2.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn Mục tiêu của mọi doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản, tối đa hoá lợi nhuận, vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng phải nhằm mục tiêu ấy Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn ta có... Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty cho thấy trong những năm qua công tác sử dụng vốn của công ty đã có kết quả khá tốt Tuy vậy hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn chưa tương xứng với những điều kiện thuận lợi mà công ty có được Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để có thể hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh mà công ty đã đặt ra... đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty, việc xem xét tình hình phân bổ vốn của công ty là việc làm cần thiết Như đã biết, doanh nghiệp sử dụng vốn để đầu tư vào tài sản, như vậy cơ cấu tài sản cũng phản sánh cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp Cơ cấu sử dụng vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong biểu 5: Cơ cấu sử dụng vốn của công ty TSC Biểu 5: Thực trạng sử dụng vốn của công ty TSC Đơn vị: triệu... ra 2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty TSC hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ nhưng công ty chủ yếu là làm dịch vụ, do đó lượng vốn cố định, lượng vốncông ty sử dụng để mua sắm TSC , là không nhiều Vốn đầu tư vào tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của công ty (năm 2000 là 9%, giảm còn 4% trong hai năm 2001, 2002) Do quy mô của công ty rất nhỏ,... căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của công ty Công ty TSCcông ty thương mại dịch vụ nhưng trong mọi hoạt động của công ty tính thương mại rất ít mà hầu như công ty chỉ làm dịch vụ Ví dụ, trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá: việc nhập khẩu một hàng hoá nào đó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của công ty mà đều do các công ty trong nước đặt hàng, đặt tiền cho công ty, sau đó công ty mới... giúp công ty có thể giành lợi thế trong cạnh tranh, mở rộng hoạt động một cách dễ dàng hơn Do đó việc xác định lại cơ cấu sử dụng vốn của công ty là việc làm cần thiết 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty Dịch vụ Thương mại TSC là một công ty hoạt động trên lĩnh vực lưu thông dịch vụ do đó tỷ trọng vốn lưu động trên tổng nguồn vốn lớn hơn các doanh nghiệp sản xuất Do vốn lưu động được sử. .. lệ vốn lưu động cao như vậy phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của một công ty thương mại dịch vụ, lấy việc mua đi bán lại hàng hoá dịch vụ làm công cụ kiếm lời Vốn cố định của công ty hay vốncông ty đầu tư vào tài sản cố định là không lớn Do đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực thương mại dịch vụ nên tỷ trọng vốn cố định thường thấp (tỷ trọng vốn cố định của công ty. .. tệ lớn Những thành công của công ty có được là do một số lí do sau: Trước hết, công ty đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác quản lý sử dụng vốn Nhờ vậy, vốn của công ty đã được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, phát huy được tác dụng đối với quá trình kinh doanh của công ty Thứ hai, công ty có lợi thế thương mại, thị trường, địa điểm các đièu kiện làm việc mà các công ty khác khó có thể... định vốn cố định có quan hệ chặt chẽ với nhau nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn cố định Trong năm 2000, một đồng nguyên giá tài sản cố định của công ty sử dụng vào kinh doanh đem lại 10,8 đồng doanh thu thuần, năm 2001 con số này tăng lên 24,7 sang năm 2002 là 37,8 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định ngày một tăng cho thấy công ty luôn sử dụng hết công . THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI TSC 2.1. Giới thiệu chung về công ty Dịch vụ và Thương mại TSC 2.1.1 Giới thiệu về công. CBCNV và bổ sung nguồn vốn bằng 1 ô tô trị giá trên 300 triệu đồng. 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty Dịch vụ và Thương mại TSC 2.2.1. Thực trạng

Ngày đăng: 05/11/2013, 11:20

Hình ảnh liên quan

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm 2000, 2001, 2002). - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI TSC

gu.

ồn: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm 2000, 2001, 2002) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Biểu 7: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI TSC

i.

ểu 7: Tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan