ĐTCHKI TV lớp 4 10 - 11

9 407 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐTCHKI TV lớp 4 10 - 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG TH BÌNH HÒA ĐÔNG ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: TIẾNG VIỆT ĐỌC Lớp năm A. Bài kiểm tra đọc ( 10 điểm ) I. Đọc thành tiếng : (5 điểm) * Học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong các bài sau : Bài 1 : Ông Trạng thả diều ( STV 4 trang 104 ) * Câu hỏi 1: tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền ? * Trả lời : Nguyễn Hiền học đến đâu hiểu đến đấy, trí nhớ lạ thường : có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. * Câu hỏi 2 : Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? * Trả lời : Nhà nghèo phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ, tối đến đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền cát; bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ.) Bài 2 : Có chí thì nên (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 108) *Câu hỏi 1: Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? * Trả lời : (Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh.) * Câu hỏi 2 : Theo em học sinh phải rèn luyện ý chí gì? * Trả lời : (HS phải rèn luyện ý chí vượt khó, vượt sự lười biếng của bản thân, khắc phục những thói quen xấu.) Bài 3 : Vẽ trứng (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 120) * Câu hỏi 1: Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô -nác- đô cảm thấy chán ngán? * Trả lời : (Vì suốt mười mấy ngày, cậu phải vẽ rất nhiều trứng.) * Câu hỏi 2 : Thầy Vê -rô -ki -ô cho học trò vẽ trứng để làm gì? * Trả lời : (Để biết cách quan sát sự vật một cách tỉ mỉ, miêu tả nó trên giấy vẽ chính xác.) *Câu hỏi 3: Theo em nguyên nhân nào quan trọng nhất khiến cho Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi trở thành họa sĩ nổi tiếng? * Trả lời : (Sự khổ công luyện tập của ông.) Bài 4 : Tuổi Ngựa (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 149) * Câu hỏi 1 : Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa? * Trả lời : (Màu sắc trắng lóa của hoa mơ, hương thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.) *Câu hỏi 2: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì? * Trả lời : (Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển, con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.) Bài 5 : Trong quán ăn “Ba cá bống” (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 158) *Câu hỏi 1 : Bu-ra -ti - nô cần moi bí mật gì ở lão Ba – ra - ba? * Trả lời : (Bu – ra – ti – nô cần biết kho báu ở đâu. ) * Câu hỏi 2 : Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào? * Trả lời : (Cáo A -li -xa và mèo A - di - li - ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba - ra - ba để kiếm tiền. Ba - ra - ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. Thừa dịp bọn ác há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.) Bài 6 : Cánh diều tuổi thơ (SGK Tiếng Việt 4 tập I trang 146) *Câu hỏi 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? * Trả lời : (Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Trên cánh diều có nhiều loại sáo * Trả lời :sáo đơn, sáo kép, sáo bè… Tiếng sáo đều vi vu trầm bổng. ) * Câu hỏi 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào? * Trả lời : (Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hy vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!) II . Đọc thầm và làm bài tập ( 5 diêm) Bài đọc : Ông Trạng thả diều ĐỀ THI CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2010 - 2011 Môn : Tiếng việt đọc Thời gian : 30 phút Ngày thi : 13 / 12 / 2010 Điểm Nhận xét gv chấm Chữ kí gv chấm Chữ ký gv coi toàn bài đọc thành tiếng đọc thầm làm bài tập Ông Trạng thả diều Vào đời vua Trần Nhân Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi. Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều. Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta. Theo Trinh Đường Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng. Câu 1 : Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. A Học đến đâu hiểu ngay đến đấy, có trí nhớ lạ thường. B Có thể thuộc 20 trang sách trong một ngày mà vẫn có thời giờ chơi diều. C Cả hai ý trên đều đúng. Câu 2 : Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào ? A Nhà nghèo phải bỏ học, ban ngày đi chăn trâu nhưng chú vẫn đúng ngoài lớp nghe giảng nhờ. B Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. C Cậu đem bài đến lớp nhờ thầy chấm hộ. D Cả A và B đều đúng. Trường TH Bình Hòa Đông Lớp : Bốn …… Họ và tên : ………………… Câu 3 : Vì sau chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”? A Vì chú bé đỗ trạng nguyên nhờ thả diều. B Vì Hiền đỗ trạng nguyên ở tuổi mười ba, khi vẫn còn là chú bé ham thích chơi thả diều. C Vì chú bé Hiền ham thích thả diều nhưng vẫn học giỏi. Câu 4 : Tục ngữ hoặc thành ngữ nào dưới đây không đúng ý nghĩa câu chuyện ? A Tuổi trẻ tài cao. B Có chí thì nên. C Công thành danh toại. Câu 5 : Câu nào sau đây không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi . A Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất ? B Bến cảng như thế nào ? C Bạn có thích chơi diều không ? Câu 6 : Từ trẻ trong câu “ đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta …” là A Tính từ chỉ tính tình. B Tính từ chỉ kích thước. C Tính từ chỉ đặc điểm Câu 7 : Trong câu “ Chú bé rất ham thả diều”, từ nào là tính từ ? A Ham B Thả C Diều Câu 8 : Điền từ vào … trong những câu sau “ Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô ……. thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. A Đang B Đã C sẽ. TRƯỜNG TH BÌNH HỊA ĐƠNG HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MƠN TIẾNG VIỆT ĐỌC LỚP Bốn Năm học 2010 – 2011 A.Bài kiểm tra đọc (10 điểm) a. Đọc thành tiếng( 5 điểm) - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng : 0,5 điểm ; đọc sai quá 5 tiếng : 0 điểm ) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu , các cụm từ rõ nghóa: 1 điểm ( Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ : 0,5 điểm ; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên : 0 điểm ) + Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm ( Giọng đọc chua thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm, giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm : 0 điểm) + Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm . ( Đọc quá 1phút đến 2 phút : 0,5 điểm ; đọc quá 2 phút : 0 điểm ) + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm ( Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm ) b) Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Khoanh tròn C D B C A C A B Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 1 1 0,5 0,5 Trường tiểu học Bình Hòa Đông ĐỀ THI KIỂM TRA CUỐI HKI Năm học 2010 – 2011 Môn : Tiếng việt viết Lớp Bốn Ngày thi : 14 / 12 / 2010 B. Kiểm tra viết ( 10 điểm ) a) Chính tả : ( 5 điểm ) ( thời gian 20 phút ) Viết một đoạn trong bài : Ông Trạng thả diều b) Tập làm văn : ( 5 điểm ) ( thời gian 40 phút ) Đề bài : Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. Ông Trạng thả diều Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. ĐỀ THI CUỐI KỲ I năm học 2010 – 2011 Môn : Tiếng việt Viết Thời gian : 60 phút Ngày Thi : 14 / 12 / 2010 Điểm Nhận xét gv chấm thi Chữ ký gv chấm Chữ ký gv coi toàn bài chính tả tập làm văn a) Chính tả : ( thời gian 20 phút ) Trường TH Bình Hòa Đông Lớp : Bốn …… Họ và tên : ………………… b) Tập làm văn : ( 5 điểm ) ( thời gian 40 phút ) Đề bài : Tả một bạn thân trong lớp em . Trường TH Bình Hòa Đơng HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM Mơn : Tiếng việt viết Lớp Bốn II .Bài kiểm tra viết 10 điểm 1. Chính tả : ( 5 điểm ) - Bài viết khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; khơng viết hoa đúng qui định ), trừ 0,5 điểm * Nếu chữ viết khơng rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểuchữ hoặc trình bày bẩn, … bị trừ 1 điểm tồn bài 2. Tập làm văn : ( 5 điểm ) - Đảm bảo các u cầu sau được 5điểm - Bài văn viết đúng theo u cầu đã học mở bài, thân bài, kết bài độ dài khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu ) + Mở bài : Giới thiệu được đồ vật ( 0,5 điểm ) + Thân bài : - Tả bao qt : Hình dáng, kích thước, màu sắc, vật liệu, ( 2 điểm ) - Tả chi tiết bên ngồi, Tả chi tiết bên trong. ( 1 điểm ) - Việc sử dụng đồ vật : Lúc đang sử dụng, Lúc khơng sử dụng ( 1 điểm ) + Kết bài : Nêu cảm nghỉ ( 0,5 điểm ) * Lưu ý : - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày viết sạch sẽ. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5. . A -li -xa và mèo A - di - li - ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba - ra - ba để kiếm tiền. Ba - ra - ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô. về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm : 4, 5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5.

Ngày đăng: 04/11/2013, 19:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan