Bài viết tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS

3 13.6K 90
Bài viết tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA THANH NIÊN TRONG PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH HIV/AIDS. Để bắt đầu cho bài phát biểu này, tôi xin được dùng một phép so sánh nhỏ,dù còn nhiều khập khiễng, nhưng lại khá cụ thể và dễ hiểu: Trong một cuộc chiến tranh, giữa chiến trường đầy ác liệt, trước một kẻ thù cụ thể, ta có thể dễ dàng nhận diện và dùng vũ khí, sức lực để đánh bại kẻ thù, giành phần thắng về phía mình. Nhưng cũng có một cuộc chiến dù kẻ thù không hiện hữu ngay trước mặt, nó không giết chết con người bằng súng đạn, nhưng nó lại dễ dàng đánh gụccon người bằng những ma lực không dễ gì cưỡng lại được và sức huỷ diệt của nó còn tồi tệ gấp hàng trăm lần so với những cuộc chiến khác. Chiến trường ấy mới thực sự khốc liệt, kẻ thù ấy mới thực sự hiểm nguy. Đó chính là đaị dịch HIV/AIDS, căn bệnh thể kỉ, chướg ngại vật trên con đường tiến lên của loài người! Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp, cũng đã một lần nghe đến và nói về HIV/AIDS. Chẳng hạn như: HIV/AIDS là gì? Nó lây qua những con đường nào? .vv vv .Nhưng có lẽ vẫn còn rất nhiều ngườivẫn chưa hiểu hết những tác hại khôn lường mà đại dịch này gây ra. HIV/AIDS làm cho con người mất dần sức khoẻ, tinh thenf để làm việc, gây suy tàn giống nòi và tai hại hơn, là HIV/AIDS sẽ đánh dổ mọi nổ lực, cố gắng của con người trong quá trình thoát nghèo và phát triển. Thậm chí, “tên kẻ thù dấu mặt” này còn có thể biến mọi thành quả mà con người đạt được trở về với con số không. Đó thực sự là mối hiểm hoạ của bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là với các nước nghèo và đang phát triển, trog đó có Việt Nam. Theo báo cáo số liệu của 63 tỉnh, thành trong cả nước: tính đến ngày 30/9/2010, có 180.312 người nhiễm HIV còn sống (trong đó có 42.339 người chuyển sang AIDS), số bệnh nhân AIDS đã tử vong là 48.368 người. Đối với tỉnh Quảng Trị: tính đến ngày 20/11/2010: có 219 người bị nhiễm HIV(trong đó ở trên địa bàn TXQT có 9 người), trong đó có 117 người đã chuyển sang AIDS(ở TXQT có 4 người); số bệnh nhân AIDS đã tử vong là 52 người. Và theo dự báo, nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu, thì đến năm 2020, số người lây nhiễm HIV/AIDS có thể lên đến 700.000 người…Và cứ mỗi ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam, lại có thêm 100 người phải sống chung với căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Trước những con số “nóng” đáng báo động ấy, chúng ta lại một lần nữa nhức nhối đặt ra câu hỏi rằng: Chúng ta đã làm được những gì và câầnphải làm gì trước đại dịch HIV/AIDS? Như chúng ta đã biết, kể từ năm 2005, để khuyến khích các quốc gia, tổ chức và cá nhân tham gia chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, tại phiên họp của đại hội đồng Liên hợp quốc (6-2001), với sự tham gia của hơn 180 nước trên toàn thế giới, đã nêu cao khẩu hiệu “Giữ vững cam kết, quyết tâm ngăn chặn HIV/AIDS “. Và kể từ đó đến nay, các nhà lãnh đạo và mọi người dân trên thế giới đã luôn được cỗ vũ đi tiên phong trong việc ngăn chặn AIDS. Và ở Việt Nam cũng có rất nhiều sự kiện được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng và cũng đã có rất nhiều cam kết, chính sách để đối phó với HIV/AIDS. Tuy nhiên, các chính sách đã được ban hành, nhiều cam kết được đưa ra nhưng lại không được thực hiện một cách đầy đủ và thiếu sự đầu tư kinh phí trên thực tế. Vì thế, công cuộc phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất nhiều bất cập, và những hành động của con người còn rất hạn chế và khiêm tốn so với thực trạng diễn biến của HIV/AIDS hiện nay… Trong những nổ lực ấy, những việc làm được và chưa làm được ấy, thiết nghĩ rằng, trách nhiệm và hành động của thanh niên- thế hệ tương lai của đất nước là rất lớn lao! Vì sao vậy? Bởi thanh niên chính là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS cao nhất nhưng cung xlà lực lượng mạnh mẽ nhất, hùng hậu nhất trong cuộc chiến với đại dịch HIV/AIDS. Và để lời nói thêm sáng rõ và có tính thuyết phục cao, dĩ nhiên ta phải có nhữg dẫn chứng, lí lẽ thật xác đáng! Theo thống kê của Bộ y tế, trong tổng số những người nhiễm HIV/AIDSViệt Nam, thanh niên từ 19-29 tuổi chiếm 62% và đang có xu hướng trẻ hoá trong lứa tuổi nhiễm HIV/AIDS. Trong số đó, những thanh niên từ 15-24 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao. Bởi lẽ đây là giai đoạn tâm lí có nhiều biến đổi, thanh niên là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài xã hội, lại thích khám phá những thứ mới lạ, thích được trải nghiệm và chứng tỏ bản thân. Và trong thực tế hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ có cách sống buông thả, ham chơi bời, hưởng thụ, lại ít kinh nghiệm và thiếu kỉ năng sống, nên trước những sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài, họ dễ tiếp thu những cái xấu, những tệ nạn xã hội…Và từ đó, dễ rơi vào những sai lầm, những cái bẫy chết người lúc nào không hay biết. Vì thế, HIV/AIDS càng có cơ hội cao hơn để xâm nhập vào giới trẻ, vào học đường. Đã có biết bao câu chuyện đáng buồn về những thanh niên bỏ học để sa vào con đường nghiện ngập, tù tội, dám vứt bỏ cả gia đình, bạn bè… để cuối cùng tự huỷ hoại cuộc đời mình. Thế hệ trẻ chúng ta hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường, nghe về những chuyện ấy, ta nghĩ gì? Nhưng vẫn có nhiều bạn trẻ ảo tưởng rằng: “Tuổi trẻ chúng tôi có sức khoẻ tốt nên HIV cũng chẳng có gì đáng lo ngại! Hay “HIV/AIDS không dễ lây và chúng ta đã biết cách phòng tránh !”…Nếu nghĩ như thế là chúng ta đã phạm phải sai lầm lớn. Bởi vì chủ quan và xem nhẹ HIV/AIDS cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ đi đến thất bại sớm hơn và nặng nề hơn! Tuy nhiên, nói như thế, không có nghĩa là tất cả thanh niên, thế hệ trẻ đều sai lầm, hư hỏng. Bởi trên thực tế, vẫn có rất nhiêù tấm gương trẻ tuổi giàu nhiệt huyết và tích cực trong trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Đó là những thanh niên siêng năng học tập, rèn luyện đạo đức, tích cực trau dồi kỉ năng và kinh nghiệm sống cho bản thân. Họ sống lành mạnh. Trong sáng và giàu tình yêu thương với mọi người. Họ sống có lí tưởng và kiên định với mục tiêu mà mình đặt ra. Và họ tình nguyện trở thành những “chiến sỉ” tích cực trong mặt trận chống lại những cái xấu xa, tiêu cực, trong đó có HIV/AIDS. Đã có rất nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều chương trình hành động mang lại hiệu quả cao của các bạn trẻ để ngăn chặn HIV/AIDS. Chính vì thế, có thể nói rằng, thế hệ trẻ là lực lượng tiên phong hùng hậu nhất trong cuộc “chiếnh đấu” ác liệt này. Nhận thức rõ được vai trò, trách nhiệm của bản thân mỗi bạn thanh niên cũng chính là nhận thức được trách nhiệm của một người công dân đích thực trước đất nước, trước thời đại và tương lai. Và để đảm đương được “sứ mệnh” lớn lao đó, đòi hỏi mỗi người thanh niên, tuổi trẻ phải có những hiểu biết, nhận thức đúng đắn về vị trí của mình trước đại dịch HIV/AIDS, cụ thể là: Trước hết, bạn cần trang bị cho mình kiến thức cơ bản về HIV/AIDS vì đây là một trong những hành trang bạn cần đem theo trong cuộc đời mình. Đồng thời, biết dừng đúng lúc trong mọi cuộc chơi, biết tạo cho mình thói quen sống lành mạnh, bạn thực sự là người chiến thắng. Hơn nữa, bạn hãy trải lòng mình mà cảm thông, sẽ chia với những người không may nhiễm HIV. Bởi rằng, đôi khi phép chia không cho ta thương nhỏ hơn. Như là khi ta chia nụ cười, ta sẽ nhận về vô số niềm vui; khi ta chia vòng tay, ta sẽ nhận về mênh mông ấm áp tình yêu thương; và khi ta chia niềm yêu thương, ta sẽ có rất nhiều niềm hạnh phúc. Hãy sẻ chia với những người xung quanh và không phân biệt đối xử, kì thị với những người nhiêm HIV/ AIDS. Điều đó sẽ làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng trong cuộc chiến ác liệt này. Và cuối cùng một điều giản dị mà tôi muốn nói, đó là hãy sống vì những người bạn yêu thương và chính vì bản thân bạn. Vì thế, chúng ta không còn thời gian để chần chừ, ngần ngại và né tránh nữa, đã đến lúc chúng ta phải dũng cảm “ đối mặt” và “ chiến đấu” quyết liệt với đại dịch HIV/AIDS. Hãy biến lời nói của mình thành những hành động cụ thể, bởi như Tổng thư kí Liên hợp quốc đã từng nói: “Trong thế giới của AIDS, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hôm nay, nhân dịp sự kiện tròn 20 năm Việt Nam đối phó với đại dịch HIV/AIDS, trong không khí của tháng hành động quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, tôi chân thành mong muốn mỗi bạn trẻ hãy cùng cất tiếng nói to hơn nữa, dõng dạc hơn nữa bởi rằng: “ Chúng tôi là Thanh niên Việt Nam, chúng tôi biết, chúng tôi hiểu Chúng tôi quan tâm, chúng tôi hành động, ngay bây giờ.” Hãy biến lời nói thành hành động thiết thực và hiệu quả hơn nữa, vì tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Hà(12B4) . TRÁCH NHIỆM VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA THANH NIÊN TRONG PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH HIV/AIDS. Để bắt đầu cho bài phát biểu này, tôi xin được dùng một phép so sánh. trước đại dịch HIV/AIDS? Như chúng ta đã biết, kể từ năm 2005, để khuyến khích các quốc gia, tổ chức và cá nhân tham gia chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, tại

Ngày đăng: 04/11/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan