Giao An Boi Duong HSG 12

95 818 2
Giao An Boi Duong HSG 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Soạn ngày : 15-08-2010 Tiết 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI 2 CỰC IANTA ( T1: Tình hình quốc tế sau CTTG 2 và những thoả thuận của 3 cường quốc ở Ianta ) I. MỤC TIÊU 1)Kiến Thức - Nắm được khái niệm “trật tự thế giới hai cực” Hiểu biết về bối cảnh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 mà trật tự 2 cực được thiết lập và tồn tại, Trật tự hai cực được hình thành và thiết lập như thế nào? Đặc điểm của nó. - Hiểu được nguyên nhân và quá trình sụp đổ của trật tự hai cực 2) Kỷ năng: - Rèn luyện kỷ năng phân tích, tổng hợp , so sánh đánh giá các sự kiện lịch sử 3) Thái độ: - Có thái độ khách quan khi đánh giá về 2 cực Xô-Mỹ - Có thái độ trân trọng, biết ơn sự ủng hộ tích cực của Liên Xô trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta và ý thức đấu tranh giử gìn hoà bình II. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại III. TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tài liệu tự chọn lớp 12 - SGK lịch sử 12 nâng cao - Bản đồ quan hệ quốc tế IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1) Giới thiệu bài mới 2) Nội dung bài giảng I. Tình hình quốc tế sau CTTG 2 và những thoả thuận của 3 cường quốc ở Ianta Hoạt động của Thầy và trò Trọng tâm kiến thức cần nắm Gv : yêu cầu HS nhắc lại những nét chính của tình hình thế giới sau khi chiến tranh 2 kết thúc rồi nêu câu hỏi: 1) Một số nét lớn về tình hình quốc tế sau chiến tranh Giáo án Tự chọn lớp 12 1 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 - Đặc điểm nổi bật của thế giới sau chiến tranh là gì? HS dựa vào các kiến thức đã học ở lớp 11 và đầu năm 12 trình bày , sau khi HS trình bày , GV gọi các HS khác bổ sung và kết luận , nhấn mạnh các điểm sau: GV nêu câu hỏi: -Mâu thuẫn cơ bản của thế giới sau chiến tranh là gì? GV hướng dẫn HS thấy được sự cang thẳng mâu thuẫn trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít rồi kết luận. GV : yêu cầu HS nhắc lại nội dung cơ bản của hội nghị Ianta rồi nhấn mạnh các điểm sau: - Thực chất nội dung của Hội nghị Ianta là gì? - Những thoã thuận đó có ảnh hưởng gì đến tình hình thế giới? - Các nước Anh-Pháp bị suy yếu nghiêm trọng cả ở chính quốc cả ở thuộc địa - Các nước phát xít bị tiêu diệt và hoàn toàn kiệt quệ - Châu Âu tách thành 2 hệ thống đối lập nhau Đông và Tây âu - Mỹ vươn lên thành siêu cường trong thế giới tư bản – âm mưu bá chủ thế giới - Liên Xô vươn lên và trở thành nhân tố quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế - Hệ thống XHCN được mở rộng - Phong trào gpdt phát triễn mạnh, nhiều quốc gia độc lập ra đời ->Mặt trận đồng minh bị phân hoá , mâu thuẫn ngày càng gay gắt 2) Những thoả thuận Xô-Mỹ-Anh ở Ianta - Ở Châu Âu: +Liên Xô: Đông Đức, đông Bec-lin, các nước Đông Âu +Mỹ -Anh-Pháp: Tây Đức, Tây Bec-lin, các nước Tây Âu Giáo án Tự chọn lớp 12 2 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 - GV nêu câu hỏi: - Điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật là gì? GV nêu câu hỏi: - Sự phân chia phạm vị giữa 2 cường quốc tạo nên cục diện thế giới như thế nào? Gv hướng dẫn HS thấy được sự hình thành trật tự 2 cực và bản chất của trật tự 2 cực +Áo và Phần Lan là các nước trung lập - Châu Á: + Duy trì nguyên trạng và công nhận độc lập của Mông cổ + trả lại Liên Xô nam đảo Xa –kha-lin, 4 đảo thuộc quần đảo Cu-rin, quốc tế hoá cảng Đại liên, liên Xô thuê cảng Lữ thuận làm căn cứ quân sự, cùng TQ khai thác đường sắt mãn châu-Đại liên, Liên Xô chiếm đóng bắc Triều Tiên + Mỹ chiếm đóng Nam triều tiên, Nhật bản + TQ thành lập chính phủ liên hiệp + Các nước ĐNÁ, Tây á, Nam Á thuộc ảnh hưởng các nước phương tây => Cơ sở và khuôn khổ cho việc thiét lập trật tự thế giới mới – trật tự 2 cực Ianta 3) Củng cố - bài tập: - Trật tự thế giới 2 cực Ianta được hình thành trong bối cảnh như thế nào ? - Liên Xô và Mỹ đã thoả thuận những gì ở Ianta để sắp xếp lại trật tự thế giới sau chiến tranh Giáo án Tự chọn lớp 12 3 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Soạn ngày :22-08-2010 Tiết 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI 2 CỰC IANTA ( T2 : Sự thiết lập trật tự thế giới mới sau CTTG 2 ) IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nội dung cơ bản của hội nghị Ianta 2) Nội dung bài giảng II. Sự thiết lập trật tự thế giới mới sau CTTG 2 Hoạt động của Thầy và trò Trọng tâm kiến thức cần nắm -Gv yêu cầu Hs nhắc lại các nội dung cơ bản của hội nghị Ianta rồi nhấn mạnh; - Một trong những nội dung của hội nghị Ianta là thành lập tổ chức LHQ, tuy nhiên quá trình thành lập LHQ là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế , quá trình đó diễn ra như thế nào? Yêu cầu HS trả lời rồi kết luận -GV yêu cầu HS nhác lại mục đích và nguyên tắc hoạt động của LHQ, rồi nhấn mạnh các nội dung này được qui định trong hiến chương LHQ gồm 19 chương với 111 điều 1.Liên hợp quốc – một cơ chế duy trì hoà bình và trật tự thế giới - Quá trình thành lập: + Tuyên bố LHQ của 26 nước tại Wasinhtơn ngày 1-1-1942 + Hội nghị Mascơva 30-10-1943 giữa 4 nước Liên Xô-Mỹ-Anh-TQ + Hội nghị Têhểan ngày 1-12-1943 giửa 3 cường quốc Liên Xô-Mỹ-Anh + Hội ngị Dămbactơn 10-1944 +Hội nghị Ianta 2-1945 + 25-4-1945 Hội nghị Xanfranxicoo + 24-10-1945 LHQ chính thức hoạt động - Nội dung của hiến chương LHQ + Mục đích Giáo án Tự chọn lớp 12 4 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 -GV yêu cầu HS lên bảng vẽ lại sơ đồ tổ chức của Liên hợp quốc, GV sửa lại và phân tích về vai trò của các cơ quan thuộc LHQ -GV có thể yêu cầu HS nêu các tổ chức của LHQ mà các em biết rồi nhấn mạnh các tổ chức đang hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam, rồi nhấn mạnh các vai trò của LHQ - GV nêu vấn đề : việc giải quyết vấn đề các nước phát xít bại trận tiến tới bình thường hoá quan hệ với các nước thắng trận có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự thế giới mới và giữ gìn hoà bình an ninh thế giới - GV nêu tiếp các câu hỏi: - Nước Đức được giải quyết như thế nào? - Nước Nhật được giải quyết như thế nào? - Các nước đồng minh của CN phát xít được giải quyết như thế nào? - Sau khi HS trả lời, GV bổ sung và kết luận. + Nguyên tắc hoạt động - Cơ cấu tổ chức của LHQ + Đại hội đồng + Hội đồng bảo an + Ban thư ký + Hội đồng kinh tế + Toà án quốc tế + Hội đồng quản thác - Vai trò của LHQ + giải quyết các xung đột + Giải quyết các vấn đề về môi trường , dịch bệnh, về xoá đói giảm ngèo + Thúc đẩy về hợp tác giao lưu VH- KHKT 2.Việc giải quyết vấn đè các nước chiến bại sau chiến tranh + Vấn đề Đức: - Hội nghị Pôsđam ( 17/7 -2/8/1945) - Nước Đức do 4 quốc gia chiếm đóng ( Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) - Dân chủ hoá nước Đức - Mở toà án quốc tế nuy-rem-be ( 10/1945 - 8/1946) + Vấn đề Nhật: Giáo án Tự chọn lớp 12 5 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 - GV kết luận về quá trình hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh từ 1945 đến 1947 rồi chuyễn mục - Trước hết GV yêu câu HS nhắc lại trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới 1 là gì - Sau khi HS trả lời GV yêu cầu HS so sánh hệ thống Vec-xai – Wasinhtơn với trật tự 2 cực Ian ta rồi nhận xét và kết luận - Tuyên cáo Pôsddam kêu gọi Nhật đầu hàng - Qui định lãnh thổ nhât ( Hôn sư, Sư kô cư, Kiu siu và Hok kai đô ) - Dân chủ hoá nước Nhật - Mở toà án quốc tế Tôkyô - Qui điịnh sự chiếm đóng của Mỹ + Các nước bại trận khác ( Ý, Bungari, Hung ga ry, Ru ma ni và Phần lan ) - Hoà hội Pa ri 10-2-1947 - Qui định về lãnh thổ, biên giới, mức bồi thường chiến phí 3. Đặc điểm của trật tự thế giới 2 cực Ianta - Sự đối lập về tư tưởng giữa 2 cực Xô-Mỹ dẫn đến sự đối lập giữa 2 khối Đông-Tây - Trật tự 2 cực Ianta bị chi phối bởi Chiến tranh lạnh - Về cơ cấu tổ chức, xoá bỏ tàn dư chiến tranh, duy trì an ninh thế giới tiến bộ hơn hệ thống Vecxai- Wasinhtơn - Liên hợp quốc tiến bộ hơn Hội Quốc Liên 3) Bài tập-củng cố: - Mục đích , nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, Vai trò của LHQ - Trình bày việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh - So sánh trật tự 2 cực Ianta với hệ thống Vecxai - Wasinhtơn Giáo án Tự chọn lớp 12 6 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Soạn ngày : 29-08-2010 Tiết 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI 2 CỰC IANTA ( T3:Sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta và nguyên nhân của nó ) IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ: Trình bày mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc - Vẽ sơ đồ tổ chức của Liên hợp quốc 2) Nội dung bài giảng III. Sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta và nguyên nhân của nó Hoạt động của Thầy và trò Trọng tâm kiến thức cần nắm - GV yêu câu HS nhắc lại quá trình thiết lập của trật tự 2 cực Ianta rồi nêu câu hỏi: - Vậy hiện nay trật tự 2 cực có tồn tại nữa không? - Sau khi HS trả lời GV kết luận và nêu vấn đề: - Vậy Quá trình xói mòn dẫn tới sụp đổ của Trật tự 2 cực Ianta diễn ra như thế nào? - GV hướng dẫn HS tìm hiểu quá trình sụp đổ và các biểu hiện của quá trình xói mòn dẫn tới sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta - GV nêu câu hỏi: - Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự 2 cực Ianta? - GV nêu vấn đề : - Nguyên nhân nào dẫn tới sự sụp đổ của 1.Quá trình sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta - Sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 10-1949 - Sự lớn mạnh của Tây âu và Nhật bản thu hẹp phạm vi của Mỹ - Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ latinh - Sự tan rã của Liên bang Xô viết và các nước Đông âu 1991 đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của trật tự 2 cực Ianta 2.Nguyên nhân sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Giáo án Tự chọn lớp 12 7 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 trật tự 2 cực sau hơn 40 năm tồn tại? - GV gợi ý hướng dẫn HS tìm ra các nguyên nhân rồi phân tích từng nguyên nhân và kết luận. - Cả 2 cường quốc Xô-Mỹ quá mệt mỏi trong chạy đua vũ trang => chuyễn từ đối đầu sang đối thoại - Các cuộc đàm phán Đông-Tây( vân đề Đức ) làm giảm tình hình căng thẳng ở Châu Âu - Thắng lợi của Phong trào giải phóng dân tộc ( TQ ) , phong trào không liên kết - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật, Tây Âu => vai trò của hai siêu cường suy yếu 3) Bài tập-củng cố: - Quá trình sụp đổ của trật tự thế giới 2 cực diễn ra như thế nào ? - Phân tích đặc điểm của trật tự thế giới hai cực Ianta - Phân tích nguyên nhân dẫn tới sụp đổ của trật tự thế giới 2 cực Giáo án Tự chọn lớp 12 8 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Soạn ngày : 05-09-2010 Tiết 4: LIÊN BANG NGA VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1991 ĐẾN NAY ( Tiết 1: Những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu ) I. MỤC TIÊU 1)Kiến Thức - Những nguyên nhân chính dẫn tới sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu - Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước này từ 1991 đến nay 2) Kỷ năng: - Giúp HS rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích và khái quát các sự kiện chính trị, kinh tế, đối ngoại với những đánh giá khách quan chân thực các sự kiện lịch sử 3) Thái độ: - Giúp HS nhận thức sâu sắc lịch sử không phải là một con đường thẳng tắp, bằng phẳng mà có những khúc quanh gập ghềnh và cả những đảo lộn. Sự lựa chọn chế độ chính trị-kinh tế là quyền tự quyết của mỗi dân tộc với những mục tiêu độc lập dân chủ công bằng xã hội trong một thế giới hoà bình ổn định và phát triễn. II. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại III. TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tài liệu tự chọn lớp 12 - SGK lịch sử 12 nâng cao IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới 2 cực 2) Giới thiệu bài mới Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã , tình hình liên bang Nga củng như các nước Đông Âu như thế nào, vai trò của liên bang nga trong quan hệ quốc tế ra sao, con đường phát triễn của các nước Đông Âu hiện nay là gì . Bài học nào rút ra cho Việt Nam và các nước XHCN hiện nay từ sự sụp đổ đó chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề 2” LIÊN BANG NGA VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1991 ĐẾN NAY ” Chủ đề này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong 3 tiết . Hôm nay chúng ta cùng phân tích cặn kẽ các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu Giáo án Tự chọn lớp 12 9 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 3) Nội Dung bài giảng: I. Những nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu Hoạt động của Thầy và trò Trọng tâm kiến thức cần nắm -GV neu vấn đề: Trong 3 năm 1989 đến 1991 ở phần phía đông lục địa châu Âu đã diễn ra dồn dập những sự kiện như một “cơn bão chính trị” gây chấn động dữ dội, cuốn hút mạnh mẽ dư luận thế giới. Rồi nêu tiếp câu hỏi: - Đó là sự kiện gì? - HS dựa vào sự hiểu biết trả lời, GV nêu tiếp câu hỏi: - Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông ÂU? - HS dựa vào kiến thức đã học trình bày câc nguyên nhân, GV bổ sung, phân tích các nguyên nhân và kết luận + Nguyên nhân thứ nhất - Mô hình nhà nước tập trung quân liêu bao cấp - Những thiếu sót và hạn chế cáng ngày càng tích tụ chậm được sữa chữa bổ sung - Phủ nhận các qui luật khách quan, vi phạm pháp chế XHCN + Nguyên nhân thứ 2: - Những sai lầm của công cuộc cải tổ - Vội vàng , hấp tấp thiếu chuẫn bị - Xa rời những nguyên lý của CN Mac-Lênin + Nguyên nhân thứ 3: - Sự chống phá điên cuồng của CNĐQ và các thù lực thù địch trong và ngoài nước + Nguyên nhân thứ tư: - sự tha hoá biến chất của một số cán Giáo án Tự chọn lớp 12 10 [...]... được két quả khả quan -GV mở rộng : chính sách ngoại giao của Enxin là “ngoại giao chim ưng hai đầu” được Putin kế thừa “ngoại giao hai cánh” Giáo án Tự chọn lớp 12 15 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 với hai cánh phương đông và phương tây đã làm cho nền ngoại giao của nước Nga mới có thể tự do bay lượn trên vũ đài quốc tế Vị thế quốc tế của nước nga ngày càng được đề cao, nước Nga đang trở lại địa... hoá đời sống xã hội Giáo án Tự chọn lớp 12 12 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 GV mở rộng thêm: Về chính trị Nga và các nước Đông Âu theo thể chế cộng hoà hoặc cộng hoà đại nghị Các nước Nga, Rumani, Balan theo chế độ cộng hoà lưỡng hành ( Tổng thống và thủ tướng cùng nắm quyền hành pháp, tổng thống có nhiều quyền lực hơn), các nước Sec, Slovakia, Hunggari, Anbani theo chế độ cộng hoà nghị viện Tổng... 11-2007 Hiến chương ASEAN được thông qua Giáo án Tự chọn lớp 12 25 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 4) Bài tập – củng cố - Phân biệt các tổ chức: ARF, APEC, ASEM, AFTA, ASEAN+3 - Phân tích ý nghĩa của việc Việt nam gia nhập ASEAN - hãy chọn 10 sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong lịch sử ĐNA giai đoạn từ 1945-2000 - Biến đổi chính ở ĐNA từ sau 1945 đến nay là gì, biến đổi nào là quan trọng nhất vì sao... Đông Âu 2) Giới thiệu bài mới Sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã , tình hình liên bang Nga củng như các nước Đông Âu như thế nào, vai trò của liên bang nga trong quan hệ quốc tế ra sao, con đường phát triễn của các nước Đông Âu hiện nay là gì Chúng ta cùng tìm hiểu phần II của chủ đề 3) Nội Dung bài giảng: II.Tình hình kinh tế, chính trị ở Liên bang nga và các nước Đông Âu từ sau 1991 Hoạt động của Thầy... trong đối ngoại của các nước Đông Âu -Mục tiêu: là gia nhập EU và NATO - Khôi phục quan hệ truyền thống với nhiều nước trước đây -kết quả: + 1-5-2004 các nước Balan, Sec, Hunggari, và Slôvakia gia nhập EU, đến 1-1-2007 là Bungaru và ru mani +3-1999 các nước Balan, Sec, Hunggari, gia nhập NATO, đến 4-2007 là Bungaru và Ru mani, Slôvakia -GV kết luận: như vậy từ sau 1991 bản đồ chính trị ở phần phía đông... nhập ở ĐNA , góp phần vào mối quan hệ hợp tác, hữu nghị cùng phát triễn giữa các quốc gia ASEAN II PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại III TÀI LIỆU VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tài liệu tự chọn lớp 12 - SGK lịch sử 12 nâng cao - Bản đồ thế giới , các bảng biểu về khu vực ĐNÁ IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1) Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đường lối đối ngoại của Liên bang Nga từ sau năm 1991 đến năm... thành lập ASEAN -GV yêu cầu HS nhắc lại hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN - Sau khi HS trả lời, GV bổ suvà kết luân Giáo án Tự chọn lớp 12 - Hoàn cảnh ra đời 21 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 - Mục đích - Nguyên tác hoạt động - Các hoạt động chính 4) Bài tập-củng cố - Lập bảng thống kê thời gian các nước ĐNA tuyên bố độc lập theo mẫu sau TT Tên nước Thời gian tuyên... DiỄN đàn khu vực ASEAN hop tại băngkôk (ARF) - 7-1995 VN gia nhập ASEAN, 1997 Lào và Myânm, 1999 CPC=> ASEAN 10 - 1996 Diễn đàn hợp tác Á-Âu hop tại băngkôk - 1998 hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội ASEAN+3 => Là khu vực độc lập, hoà bình ổn định, phát triễn và có vị thế trên trường quốc tế - GV nhấn mạnh xu thế hợp tác và phát triễn của ĐNA rồi kết luận - 9-2003 : + Cộng đồng chính trị -an ninh + Cộng đồng... rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu - Từ sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu hãy rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và các nước XHCN hiện nay Giáo án Tự chọn lớp 12 11 Hồ Minh Tuấn Trường THPT Quỳnh Lưu 3 Soạn ngày :12- 09-2010 Tiết 5: LIÊN BANG NGA VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ 1991 ĐẾN NAY ( Tiết 2: Tình hình kinh tế, chính trị ở Liên bang nga và các nước Đông Âu từ sau 1991 ) IV TIẾN... toàn  Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc - GV nêu câu hỏi: Vì sao nói cuộc chiến tranh Đông dương phản ánh tình trạng đối đầu giữa 2 cực ? - HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời, GV bổ sung, phân tích và nhấn mạnh về sự phân hoá của ĐNA - 7-1954 Miền bắc Việt Nam tiến hành xây dựng CNXH - 6-1954 Mỹ thành lập khối SEATO lôi cuốn Thái lan và Philippin tham gia => Cuộc chiến tranh Đông Dương với Pháp, . Xô-Mỹ-Anh-TQ + Hội nghị Têh an ngày 1 -12- 1943 giửa 3 cường quốc Liên Xô-Mỹ-Anh + Hội ngị Dămbactơn 10-1944 +Hội nghị Ianta 2-1945 + 25-4-1945 Hội nghị Xanfranxicoo. Xô-Mỹ-Anh ở Ianta - Ở Châu Âu: +Liên Xô: Đông Đức, đông Bec-lin, các nước Đông Âu +Mỹ -Anh-Pháp: Tây Đức, Tây Bec-lin, các nước Tây Âu Giáo án Tự chọn lớp 12

Ngày đăng: 04/11/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

- Lập bảng thống kờ một số thụng tin về cỏc nước ĐNA theo mẫu: - Giao An Boi Duong HSG 12

p.

bảng thống kờ một số thụng tin về cỏc nước ĐNA theo mẫu: Xem tại trang 19 của tài liệu.
- Lập bảng thống kờ thời gian cỏc nước ĐNA tuyờn bố độc lập theo mẫu sau - Giao An Boi Duong HSG 12

p.

bảng thống kờ thời gian cỏc nước ĐNA tuyờn bố độc lập theo mẫu sau Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bài tập: học sinh lập bảng hệ thống và so sỏnh cỏc chiến lược chiến tranh của Mỹ từ - Giao An Boi Duong HSG 12

i.

tập: học sinh lập bảng hệ thống và so sỏnh cỏc chiến lược chiến tranh của Mỹ từ Xem tại trang 72 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan