BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

6 833 6
BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quầnchúng và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh,tiểu thương ở ngay các trung tâm kinh tế, chính trị. - Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp ở Võng La(Đông Anh, Hà Nội). Hội nghị chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, liênminh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưara nhập Việt Minh. - Trong hai năm 1943-1944, phong trào cách mạng ở hai miền Bắc,Trung có bước phát triển mới. Nhiều căn cứ liên hoàn đã hình thành nối liềnCao Bằng với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Giang,Vĩnh Yên. Nhiều đội du kích thoát ly ra đời

BỔ SUNG, ĐIỀU CHỈNH ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN Xây dựng lực lượng mọi mặt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa - Cuối tháng 10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Từ cuối năm 1941 đến năm 1942, các hội cứu quốc ra đời ở nhiều nơi. - Thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng mở rộng các tổ chức quần chúng và lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, học sinh, tiểu thương ở ngay các trung tâm kinh tế, chính trị. - Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp ở Võng La (Đông Anh, Hà Nội). Hội nghị chủ trương mở rộng Mặt trận Việt Minh, liên minh với tất cả các đảng phái, các nhóm yêu nước ở trong và ngoài nước chưa ra nhập Việt Minh. - Trong hai năm 1943-1944, phong trào cách mạng ở hai miền Bắc, Trung có bước phát triển mới. Nhiều căn cứ liên hoàn đã hình thành nối liền Cao Bằng với Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, Bắc Giang, Vĩnh Yên. Nhiều đội du kích thoát ly ra đời. - Trên mặt trận văn hóa và tư tưởng, Đảng cũng thu được nhiều thành tựu. Nhiều sách báo được xuất bản, Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) đã chống văn hóa phát xít và phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng. Hội Văn hoá cứu quốc ra đời (6-1941). Đảng Dân chủ Việt Nam (6-1944) được thành lập và gia nhập Mặt trận Việt Minh, nhằm tập hợp trí thức và tư sản tiến bộ. - Đầu tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”. - Tháng 10-1944, từ Trung Quốc về tới Pắc Bó, đồng chí Hồ Chí Minh đã quyết định hoãn phát động chiến tranh du kích trong liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng vì điều kiện chưa chín muồi. Ngay sau đó, Người đề ra chủ trương thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. - Ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo, được thành lập. Hai ngày sau, Đội đã đánh thắng đồn Phay Khắt, ba ngày sau đánh thắng đồn Nà Ngần. - Đảng coi trọng công tác củng cố Đảng, chú ý giữ vững sự thống nhất trong hàng ngũ của mình, tăng cường hạt nhân lãnh đạo và đội ngũ cán bộ, kết nạp thêm những người ưu tú. Bổ sung, điều chỉnh đường lối đấu tranh giành chính quyền • Những chuyển biến mới của tình hình - Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Hồng quân Liên Xô tiến như vũ bão về phía sào huyệt của phát- xít Đức và chúng sắp bị tiêu diệt. - Ở Thái Bình Dương, quân Nhật bị đẩy lùi khỏi Miama và Philipin. Phát -xít Nhật ở vào tình thế khốn quẫn, chuyển sang phòng ngự và bị thất bại liên tiếp. - Ở Đông Dương, lực lượng Pháp theo phái Đơgôn đang chờ quân Đồng minh vào để nổi dậy đánh Nhật. Mâu thuẫn giữa Nhật- Pháp trở nên gay gắt. Để phòng hậu họa, 8 giờ tối 9-3-1945, Nhật làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp. Trong thời gian ngắn, quân Pháp tan rã và đầu hàng. Sự câu kết Nhật- Pháp chấm dứt. - Sau đảo chính, chính sách cai trị Đông Dương của Nhật vẫn không có gì thay đổi. Nhật giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương để phục vụ chúng. • Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) - Ngay đêm 9-3, Hội nghị mở rộng của Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Nghị quyết của Hội nghị thể hiện trong bản Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ra ngày 12-3-1945. Chỉ thị có nội dung như sau: + Chỉ thị vạch rõ bản chất hành động của phát -xít Nhật là đảo chính chứ không phải là cuộc cách mạng và chỉ ra nguyên nhân của cuộc chính biến: Hai tên đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo Đông Dương; Trung Quốc, Mỹ sắp đánh vào Đông Dương, Nhật phải trừ Pháp để tránh cái hoạ Pháp đánh sau lưng khi quân đồng minh đổ bộ; sống chết Nhật phải giữ đường nối các thuộc địa miền Nam Dương Á với Nhật vì đường thuỷ của Nhật đã bị cắt đứt. + Hội nghị nhận định: Đảo chính Nhật - Pháp dẫn đến khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi, nhưng sẽ đi đến chín muồi nhanh chóng. + Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt và duy nhất của cách mạng Đông Dương lúc này là phát-xít Nhật. + Về khẩu hiệu đấu tranh: Thay đổi khẩu hiệu đấu tranh cho phù hợp, thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát-xít Nhật- Pháp” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát-xít Nhật”. Đồng thời, nêu ra khẩu hiệu: “Thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”. + Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước, để làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa. Hội nghị xác định lúc này là thời kỳ tiền khởi nghĩa, nên phải có những hình thức đấu tranh, tuyên truyền cho thích hợp (như đẩy mạnh tuyên truyền vũ trang, biểu tình, tuần hành, bãi công chính trị, phá kho thóc của Nhật để cứu đói, thành lập căn cứ cách mạng . sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có đủ điều kiện). + Phương châm đấu tranh: Tiến hành khởi nghĩa từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. + Dự đoán thời cơ khởi nghĩa: quân Đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, Nhật chống đỡ, phía sau sơ hở; cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật ra đời; Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940, quân đội viễn chinh Nhật hoang mang, mất tinh thần. + Chỉ thị xác định không được trông chờ và ỷ lại vào bên ngoài, phải dựa vào sức mình là chính. + Ý nghĩa của Chỉ thị: Chỉ thị đã làm rõ hơn về tình thế và thời cơ cách mạng. Đảng đã kịp thời phát động cao trào kháng Nhật cứu nước rộng khắp trên cả nước phân tích những điều kiện cụ thể để khởi nghĩa có thể nổ ra và giành thắng lợi; đặt ra cho các Đảng bộ địa phương tinh thần chủ động sáng tạo trong lãnh đạo khởi nghĩa ở địa phương mình khi ở đó những điều kiện khởi nghĩa đã chín muồi. Chỉ thị thể hiện sự nhận định sáng suốt, có những chủ trương kiên quyết, kịp thời của Đảng ta, nhờ đó dấy lên một cao trào cách mạng, thúc đẩy tình thế cách mạng mau chóng chín muồi. Là kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân. Trên thực tế, khi Nhật đầu hàng, khi chưa nhận được lệnh của Trung ương, nhiều địa phương đã căn cứ vào Chỉ thị, chủ động, sáng tạo, mau lẹ và kịp thời khởi nghĩa vũ trang từng phần, tiến tới Tổng khởi nghĩa. • Hội nghị Tân trào (13-9-1945) và Đại hội quốc dân Tân trào (16-9-1945) Hội nghị Tân Trào chủ trương: - Lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay quân Nhật, xác định: + Thời cơ cách mạng xuất hiện, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng Việt Nam. + Nguyên tắc chỉ đạo Tổng khởi nghĩa: Thống nhất, tập trung, kịp thời; phải đánh chiếm ngay những nơi chắc thắng, không kể thành phố hay nông thôn; quân sự và chính trị phải phối hợp; phải làm tan rã tinh thần quân địch trước khi đánh…; + Cử Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do đồng chí Trường Chinh làm Trưởng ban. Đại hội quốc dân: - Nhiệt liệt ủng hộ chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh - Quyết định lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, sẵn sàng tiếp quản, lãnh đạo đất nước khi cách mạng thắng lợi, tránh không để xuất hiện một “khoảng trống quyền lực.

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan