tình hình huy dộng vốn tại PHÒNG GIAO DỊCH DUYÊN HẢI - NGÂN HÀNG MHB

16 362 2
tình hình huy dộng vốn tại PHÒNG GIAO DỊCH DUYÊN HẢI - NGÂN HÀNG MHB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tình hình huy động vốn của ngân hàng

Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 1 Phần 1: GIỚI THIỆN KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG GIAO DỊCH DUYÊN HẢI - NGÂN HÀNG MHB      I .Khái quát chung 1.Lí do chọn đề tài Nước ta là một nước đang phát triển với nền kinh tế thị trường phong phú nên việc kinh doanh ở nước ta hết sức đa dạng. trong khi đó nước ta là một nước nghèo nên nguồn vốn kinh doanh luôn thiếu thốn… Ngân hàng ra đời là một tất yếu nhằm giúp việc huy động vốn trong xã hội đạt được nhiều thuận lợi. Một quốc gia có hệ thống ngân hàng phát triển vững mạnh, ổn định góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta hệ thống ngân hàng đang từng bước mở rộng và phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu về vốn của các loại hình kinh doanh. Hoạt động ngân hàng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế. Chính điều đó cho thấy mỗi khi lỉnh vực ngân hàng hoạt động sôi nổi thì nền kinh tế phát triển khả quan. Còn ngược lại nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn thì diễn biến nền kinh tế có xu hướng xấu đi. Giữa ngân hàng và các hộ sản xuất có tác động qua lại, ngân hàng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và ngân hàng hỗ trợ giúp họ mở rộng sản xuất nói riêng và các dịch vụ khác nói chung. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, PGD – Ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vai. Bên cạnh đó ngân hàng có vị trí tại trung tân thị trấn nơi tập trung đông dân cư, đồng thời đây cũng là nơi có nhiều doanh nghiệp lớn được thành lập nên rất cần nguồn vốn để xoay trở trong việc kinh doanh. 2.Lịch sử hình thành Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 2 Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long là ngân hàng thương mai nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu là một Ngân hàng thương mại họạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng chung, dài hạn. Bắt đầu đi vào hoạt dộng từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 1 Sở giao dich tại TP.HCM, 1 Văn Phòng đại Diện tại Hà Nội, 1 Trung tâm Thẻ, 1 Công ty Chứng khoán và hơn 130 chi nhánh, phòng giao dich tại các phòng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước. Để góp phần phát kinh tế xã hội vùng ven biển của Trà Vinh và mở rộng mạng lưới của MHB chính vì vậy mà Ngân hàng Phát Triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh – PGD Duyên Hải đã được thành lập theo quyết định số 42/2003/QD-NHN-KH, ngày 16/06/2003 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trụ sở giao dịch: Số 16, Đường 3/2. Khóm 1, Thị Trần Duyên Hải, Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Tên doanh nghiệp cấp trên trực tiếp: Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh Trụ sở giao dịch: 57, Phạm Hồng Thái, Phường 3, Thành Phố Trà Vinh Cơ cấu tổ chức: GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Hành chính nhân Sự Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Nghiệp Vụ Kinh Doanh Phòng Kiểm Tra Nội Bộ Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 3 3.Các hoạt động chính của ngân hàng a.Huy động tiền gửi Ngân hàng MHB huy động tiền gửi bằng nhiều hình thức, với các loại kì hạn đa dạng tương ứng với mức lải suất cao nhất khác nhau. Ngân hàng nhận tiền gửi bằng nhiều hình thức: Bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản hoặc bằng các loại séc b.Hoạt động cho vay o Ngân hàng tổ chức cho vay trên nhiều lĩnh vực như: o Ngân hàng cho các đơn vị kinh tế và các nhân vay các khoản ngắn hạn, trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn trong quá trình hoạt động. o Ngân hàng còn cho vay xây dựng, mua, sửa chửa nhà, đất,…với các hình thức cho vai đa dạng như: thế chấp, bảo lãnh. o Các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ o Tài trợ xuất nhập khẩu c.Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án đầu tư 4.Mục tiêu nghiên cứu a.Mục tiêu chung Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB – chi nhánh Duyên Hải,từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củangân hàng . b.Mục tiêu cụ thể Phân tích, nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt dộng cho vay ngắn hạn thông qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu. Đề xuất những giải pháp nhằm năng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Duyên HảiNgân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh trong giai đọn sắp tới. II.Nội dung nghiên cứu Trong tương lai gần, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững là trọng tâm mà hội đồng quản trị MHB đưa ra với các kế hoạch đa dạng hóa các hoạt động như sau: Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời đảm bảo năng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống Đưa ra các chuỗi sản phẩm tiết kiệm mới Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mợ rộng phát triển công nghệ để hổ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 4 Phần 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN      I.Cơ sở lí thuyết 1.Khái niêm về nguồn vốnhuy động vốn Nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại được định nghĩa là toàn bộ tài sản bên nợ trong bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. Nó bao gồm nguồn vốn chủ sỡ hữu và nguồn vốn đi vay, trong đó nguồn vốn đi vay là chủ yếu và quan trọng bởi nguồn này tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.Thông qua kết cấu nguồn vốn của mỗi ngân hàng người ta có thể đánh giá được rất nhiều điều về sự hoạt động cũng như khả năng quản trị Ngân hàng của ban lãnh đạo. Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ mà Ngân hàng sử dụng nhiều công cụ và nhiều biện pháp khác nhau nhằm tạo lập nguồn vốn để đảm bảo cho các hoạt động nguồn vốn được tiến hành một cách liên tục. 2.Tầm quan trọng của huy động vốn a. Đối với NHTM. Hoạt động huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Không có hoạt động huy động vốn NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động khác . Có thể nói hoạt động huy động vốn góp phần giải quyết “ đầu vào” của ngân hàng. Thông qua các hoạt động huy động vốn của NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tính nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó , ngân hàng có thể đáng giá và đưa ra các chính sách huy động vốn ngày càng hiệu quả để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Nhờ vào nghiệp vụ huy động vốn mà các ngan hàng có thể tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Từ đó thông qua hoạt động tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế, cũng nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng b. Đối với khách hàng Cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư và tiết kiệm nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dung trong tương lai. Cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cho họ tích lủy và cất trữ vốn tạm thời nhàn rỗi. Giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặt biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàngdịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 5 3. Các hình thức huy động vốn. a.Huy động tiền gửi Tiền gửi thanh toán: Đây là một trong những dịch vụ nhận tiền gửi lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán cho khách hàng. Cá nhân hay doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Khi khách hàng có nhu cầu, ngân hàng mở cho họ một tài khoản tiền gửi thanh toán, trên tài khoàn này tất cả các nghiệp vụ thu chi của khách hàng sẽ được cụ thể hóa. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội không phải lúc nào các khoản thu của doanh nghiệp hay tổ chức cũng được chi trả ngay, bên cạnh đó các khoản thu này thường lớn nếu sữ dụng nó với mục đích hợp lí thì có thể đem lại lợi ích cho cả ngân hàng và cả người gửi tiền Tiền gửi tiết kiệm dư cư: Chiếm vị trí hàng đầu trong nguồn vốn của Ngân hàng và là đề tài cạnh tranh gay gắt giũa họ. Các ngân hàng luôn xác định cho mình một chiến lược cạnh tranh để thu hút khách hàng gửi tiền. Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỏ hoặc chưa từng sử dụng trong các tầng lớp dân cư họ gửi vào đây với mục đích bảo toàn và sinh lời. Nguồn gửi này mang tính chất ổn định, chắc chắn, chủ động mặc dù lãi suất và chi phí cao hơn. Tuy nhiên các ngân hàng luôn xác định đây là nguồn an toàn nhất, đảm bảo nhất và củng là chủ đạo đối với nguồn vốn của họ. Tiền gửi của các ngân hàng khác: Củng tồn tại trong một nền kinh tế, cùng chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường đặc biệt cùng kinh doanh trên lĩnh vực nhạy cảm nhất của nền kinh tế, các NHTW cùng đại bàn không thể tách rời nhau mà họ cùng nhau hợp tác, trao đổi và lien kết với nhau. Họ có thể vay mượn lẫn nhau, thanh toán hộ cho nhau hya bù trừ cho nhau. Để quá trình ấy diễn ra mang lại hiệu quả cao, các ngân hàng thường mở cho họ một tài khoản tại ngân hàng bạn, khi có nhu cầu thanh toán với khách hàng họ có thể bù trừ cho nhau một cách nhanh gọn và thuận tiện nhất. Đây chính là một niện pháp tăng vốn hữu hiệu nhất cho ngân hàng. b.Huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá Trái phiếu ngân hàng: Là việc ngân hàng phát hành ra công chúng một loại công cụ nợ dài hạn thường 5 – 10 năm. Trên trái phiếu sẽ khi rõ mệnh giá, lãi suất, thời gian đáo hạn. Kỳ phiếu ngân hàng: Đây là hình thức huy động với kỳ hạn ngắn hơn, lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm, dễ chuyễn thành tiền mặt khi cần thiết. Chứng chỉ tiền gửi: Đây là giấy xác nhận khoản vay của ngân hàng, có xác nhận về lãi suất, số tiền vay, ngày đáo hạn. Trước đây lãi suất của các loại chứng chỉ này là cố định nhưng để phù hợp với điều kiện và thích hợp hơn cho khách hàng thì nó có thể mang lãi suất theo thỏa thuận Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 6 c.Huy động vốn theo thời gian Vốn ngắn hạn: đây là loại vốn có thời gian huy động dưới 12 tháng. Để thỏa thuận nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng có thể chia ra làm nhiều kỳ hạn nhỏ: dưới 1 tháng, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, hoặc khách hàng có thể rút ra bất kỳ thời điểm nào họ cần. Vốn trung hạn: là nguồn vốn có thời hạn lớn hơn 12 tháng và đến 5 năm. Nguồn này chủ yếu phục vụ cho các khoản vay trung hạn, tạo ra các sản phẩm với mức kì hạn từ 1 năm đến 5 năm cho ngân hàng. Vốn dài hạn:là những khoảng tiền mà ngân hàng huy động có thời hạn từ 5 năm trở lên, được sử dụng cho các dự án dài hạn. Tuy nhiên việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn và chi phí mà nó bỏ ra cũng tương đối lớn. d. Vay từ NHTW và các tổ chức tín dụng khác. Vay từ NHTW: khi cần vốn cấp bách để giải quyết khả năng thanh toán thì NHTM có thể vai từ NHTW bằng cách tái chiết khấu giấy tờ có giá hoặc được tái cấp vốn. Vay từ các tổ chức tín dụng khác: các NHTM vay vốn của lẫn nhau và của các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo chi trả. Hình thức này không cần đảm bảo, vốn huy động là tương đối và cũng chỉ thực hiện khi cần nhất. II. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả huy động vốn 1.Dư nợ/Tổng nguồn vốn . Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ tập trung của ngân hàng càng ổn và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng. 2.Dư nợ/Vốn huy động (%) Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dữ nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt. 3.Hệ số thu nợ (%) = (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay )* 100 Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu nguồn vốn. Tỉ lệ này càng cao càng tốt. 4.Tỉ lệ nợ quá hạn (%) = ( Nợ quá hạng / tổng số dư )* 100 Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu vốn của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu dung để đánh giá chat lượng tín dụng cũng như rũi ro tín dụng tại ngân Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 7 hàng. Tỉ lệ nợ quá hạng càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. 5.Vòng quay vốn tín dụng ( vòng ) = Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân [trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = ( Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ ) / 2 ] Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn. III. Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh trong 3 năm 2009-2011. 1.Công tác huy động vốn a.Năm 2009. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2009 là 59.536 triệu đồng tăng 13.994 triệu đồng (+ 29,87%), so với 31/12/2008. Tỉ lệ giữa nguồn vốn huy động/Tổng dư nợ 39,27%. Trong đó: Tiền gửi không kì hạn ( kể cả tiền gửi thanh toán ) 3.671 triệu đồng giảm 672 triệu đồng ( 15,47%) so với 31/12/2008), chiếm tỷ trọng 6,17% nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kì hạn 55.865 triệu đồng tăng 14.366 triệu đồng (+34,62%) so với 31/12/2008, chiếm tỷ trọng 93,83% nguồn vốn huy động ( Trong đó tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 348 triệu đồng ). b. Năm 2010. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2010 là 91.184 triệu đồng tăng 31.648 triệu đồng (+ 53,16%), so với 31/12/2009. Tỉ lệ giữa nguồn vốn huy động/Tổng dư nợ 66,45%. Trong đó: Tiền gửi không kì hạn ( kể cả tiền gửi thanh toán ) 9.060 triệu đồng giảm 5.389 triệu đồng ( +146,8%) so với 31/12/2009), chiếm tỷ trọng 9,94% nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kì hạn 82.124 triệu đồng tăng 26.259 triệu đồng (+47%) so với 31/12/2009, chiếm tỷ trọng 90,06% nguồn vốn huy động. c. Năm 2011. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2011 là 95.432 triệu đồng tăng 4.239 triệu đồng (+ 4,65%), so với 31/12/2010. Tỉ lệ giữa nguồn vốn huy động/Tổng dư nợ 79,96%. Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 8 Trong đó: Tiền gửi không kì hạn ( kể cả tiền gửi thanh toán ) 6.391 triệu đồng giảm 2.669 triệu đồng ( - 29,5%) so với 31/12/2010), chiếm tỷ trọng 6,70% nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kì hạn 89.032 triệu đồng tăng 6.908 triệu đồng (+8,41%) so với 31/12/2010, chiếm tỷ trọng 93,3% nguồn vốn huy động. 2.Hiệu quả huy động vốn. Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động trong 3 năm 2009-2011 Đơn vị:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Gía trị % Gía trị % Vốn huy động 59.536 91.184 95.432 31,648 53,16 4,239 4,65 (Nguồn:Phòng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB chi nhánh Trà Vinh) Qua bảng số liệu ta thấy: Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 59.536 triệu đồng, đến năm 2010 tổng nguồn vốn huy động là 91.184 triệu đồng, tăng 31.648 triệu đồng, tương ứng tăng 53,16% so với năm 2009. Nguồn vốn huy động tăng cao do phòng giao dịch luôn giữ vững được lòng tinhhình ảnh trong khách hàng. Bên cạnh đó thì nhiều doanh nghiệp đươc thành lập trên địa bàn dẫn đến hoạt động thanh toán và thu thập của người dân và các tổ chức kinh tế cũng tang thêm. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 95.432 triệu đồng, tăng 4.239 triệu đồng, tương ứng tăng 4,65% so với năm 2010. Mức tăng này chậm lại cho thấy một mặt chi nhánh vẫn giữ được khả năng huy động vốn, mặt khác nó cũng thể hiện sự ảnh hưởng của sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tới hoạt động huy động vốn của Phòng giao dịch IV. Giải pháp năng cao hiệu quả huy động vốn tại MHB Duyên Hải 1.Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác huy động vốn của Phòng giao dịch. Các biện pháp tăng cường huy động vốn cụ thể chưa thực sự phù hợp và mang lại hiệu quả trong tình hình mới (cạnh tranh huy động vốn gay gắt). Sự chậm lại ở năm 2011 cho thấy phòng giao dịch cần phải tích cực cải thiện tình hình huy động vốn hơn để đẩy mạnh tốc độ tăng vốn huy động, đáp ứng kiệp thời nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của chi nhánh còn chưa được quan tâm thực hiện. Mỗi một đợt huy động vốn được triễn khai thì phần lớn là lượng khách hàng cũ của chi nhánh, nhiều khách hàng mới tiềm năng không hề biết đến. Nguyên Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 9 nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ. 2.Một số giải pháp năng cao hiệu quả huy động vốn. Phát triễn đa dạng các sản phẩn, dịch vụ, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi với nhiều khung lãi suất khác nhau để thu hút khách hàng. Ngoài tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng,… như hiện nay thì chi nhánh cần đa dạng them các hình thức gửi tiền như mở rộng then hình thức lãi suất bậc thang. Trang bị, mở rộng hệ thống ATM trên đị bàn huyện, chủ yếu tại các trung tâm lớn như chợ, trường học…tạo thuận lợi cho khách hàng. Tăng cường mở rộng quan hệ, nắm bắt thông tin về doanh nghiệp như: Tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn… Đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của ngân hàng, tạo mối quan hệ thường xuyên giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Mở rộng mạng lưới trên địa bàn nhằm thu hút nhiều khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch. Chú trọng thực hiện mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động nguồn vốn để người dân biết được về lãi suất cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của ngân hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng như: Treo bang gôn, áp phích, phát tờ rơi,… Tạo niềm tin nơi khách hàng:lòng tin là một trong những vấn đề sống còn của ngân hàng. Ngân hànghuy động vốn được hay không là dựa vào lòng tin của dân chúng. Tạo lòng tin nơi khách hàng là một biện pháp tổng hợp nhiều khía cạnh về cơ sỡ vật chất, hất của ngân hàng, về mức độ an toàn, hay phong cách phục vụ và trình độ của nhân viên,… Bên cạnh việc vận dụng các biện pháp linh hoạt, hấp dẫn để huy động vốn ngày càng nhiều thì ngân hàng cũng phải nổ lực tìm những biện pháp năng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị. Để làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì ngân hang phải có những biện pháp thực sự phù hợp với việc huy động vốn và sử dụng vốn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao: Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng truyền thống, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và giải quyết những nhu cầu mới của họ. Trong cho vay phải linh động xuất phát từ nhu cầu khách hàng ma pháp luật, xã hội không cấm. Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu vốn trung và dài hạn rất lớn. Chi nhánh cần thẩm định kỹ phương án vay vốn của mọi khách hàng về mọi phương diện nhằm hạn chế mức rũi ro thấp nhất. Tuy nhiên, hình thức cho vay này đem lại lợi nhuận cho chi nhánh nhiều hơn vì lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn vay ngắn hạng. Trường Đại học Trà Vinh Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học CBHD: Nguyễn Thị Yến Linh Trang 10 Mở rộng khách hàng mới thuộc nhiều tần lớp kinh tế. Xét duyệt cho vay khách hàng trên cơ sỡ phân tích kỹ tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. Đối với khách hàng vay các khoảng vay lớn và những khách hàng mới đến ngân hàng giao dịch lần đầu, cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác thẩm định, xem xét kỹ và phân tích chính xác phương án sản xuất, kinh doanh của họ. Trong suốt quá trình cho vay, ngân hàng cần thường xuyên tổ chúc giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của họ. Số lượng cán bộ tại các chi nhánh còn ít, một cán bộ tín dụng quản lí một địa bàn rộng lớn nên chưa đi sâu vào từng hộ để tìm hiểu nhu cầu vốn của khách hàng,cũng như quản lý nợ. Vì vậy,cần tăng cường lực lượng tín dụng để giảm bớt tình trạng quá tải trong quản lý khách hàng. Phân tán dư nợ: Thực hiện dưới các hình thức như cho nhiều khách hàng vay, cho vay ở nhiều vùng khác nhau, giới hạn số tiền vay, cho nhiều ngành kinh tế vay, …Hơn nữa, ngân hàng cũng thận trọng trước khi cho vay đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, chứng khoáng,… Đồng tài trợ: Đối với các dự án lớn ngân hàng cần huy động nhiều ngân hàng khác tham gia tài trợ và cùng quản lý vốn cho vay. Khi nền kinh tế phát triển thì đòi hỏi ngân hàng càng phài hợp tác và lien kết chặc chẽ với ngân hàng khác để hỗ trợ lẫn nhau, tăng cường khả năng cùng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế. Đồng thời, sự hợp tác liên kết này cũng chính là sự phân tán rủi ro, tránh tập trung rủi ro lớn vào ngân hàng, làm ảnh hưởng tời hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Việc mua bảo hiểm tín dụng sẽ giúp cho các khách hàng này giảm bớt thiệt hại cho mình, chuyển rủi ro này cho công ty bảo hiểm. Vì vậy, đối với các khách hàng lớn ngân hàng nên yêu cầu các khách hàng này mua bảo hiểm đối với các dự án trước khi cho vay. Đây được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chóng rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.

Ngày đăng: 02/11/2013, 17:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan