Các học thuyết mới về thương mại quốc tế

8 1.8K 12
Các học thuyết mới về thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I.1. Các học thuyết mới về thương mại quốc tế 2.2.1. Thương mại quốc tế dựa trên quy mô (Economies of scale and international trade) Một trong những lý do quan trọng dẫn đến thương mại quốc tế là tính hiệu quả tang dần theo quy mô. Sản xuất được coi là hiệu quả nhất khi được tổ chức trên quy mô lớn. Lúc đó một sự gia tăng đầu vào với tỷ lệ nào đó sẽ dẫn tới sự gia tăng đầu ra (sản lượng) với tỷ lệ cao hơn. Các mô hình thương mại H-O và Ricardo đều dựa trên giả định về hiệu suất không đổi theo quy mô. Trong trường hợp hiệu suất tăng dần thì đường giới hạn khả năng sản xuất thường là một đường cong lồi về phía gốc tọa độ và khi đó chi phí cơ hội là giảm dần. Điều này cho phép thương mại giữa các nền kinh tế giống nhau diễn ra một cách cùng có lợi. Lưu ý: Trong mô hình thương mại dựa trên hiệu suất theo qui mô, tỷ lệ trao đổi quốc tế cũng đúng bằng mức giá tương quan trước khi có thương mại, và mõi nước thực hiện chuyên môn hoá hoàn toàn nhưng với hướng chuyên môn hoá là không xác định. Những điểm này cho tháy sự khác biệt giữa thương mại dựa trên hiệu suất theo quy mô và thương mại dựa trên lợi thế so sánh. 2.2.2. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm ( International product cycle) Xét về mặt lý thuyết thì thực chất quan điểm về vòng đời sản phẩm chính là sự mở rộng lý thuyết khoảng cách công nghệ.Các phát minh có thể ra đời ở các nước giàu, nhưng điều đó không có nghĩa là quá trình sản xuất sẽ chỉ có thể thực hiện ở những nước đó mà thôi.Lý thuyết khoảng cách công nghệ chưa trả lời được câu hỏi là phải chăng các hãng phát minh sẽ tiến hành sản xuất tại những nước có điều kiện thích hợp nhất (tài nguyên, các yếu tố sản xuất) đối với mặt hàng mới. Theo Vernon (1966), các nhân tố cần thiết cho sản xuất một sản phẩm mới sẽ thay đổi tùy theo vòng đời của sản phẩm đó. Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế: Nước phát minh Khi sản phẩm mới được giới thiệu (tại t0), việc sản xuất và giới thiệu còn mang tính chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nhân công lành nghề và khoảng cách gần gủi với thị trường, lúc đó sản phẩm sẽ được sản xuất với chi phí cao và xuất khẩu (tại t1) bởi các nước lớn và giàu có (chẳng hanh như Mỹ). Khi sản phẩm trở nên chin muồi, công nghệ sản xuất dần dần trở nên chuẩn hóa và đươc phát triển rông rãi. Thị trường tiêu thụ mở rộng tạo điều kiện cho việc sản xuất trên quy mô lớn với chi phí thấp. các quốc gia, thường là những nước dồi dào tương đối về vốn (Tây Âu, Nhật Bản), có thẻ bắt chước công nghệ sản xuất tại t2, và đó là lợi thế so sánh được chuyển từ nước phát minh sang các quốc gia này. Nước phát minh khi đó có thể chuyển đổi vai trò từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (tại t3). Cuối cùng, khi công nghệ trở nên hoàn toàn được chuẩn hóa quá trình sản xuất có thể được chia ra thành nhiều công đoạn khác nhau và tương đối đơn giản. Lợi thế so sánh được chuyển tới những nước đang phát triển nơi có lực lượng lao động dồi dào và mức lương thấp và những nước này trở thành nước xuất khẩu ròng (tại t4). 2.2.3. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia (National comparetitive) XK t0 NK Nước phát triển t1 t2 t4 Nước đang phát triển t3 Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của 4 nhóm yếu tố. Mối liên kết của 4 nhóm này tạo thành mô hình kim cương (diamond).  Các nhóm yếu tố bao gồm: (1) Điều kiện các yếu tố sản xuất ( factor of production). (2) Điều kiện về cầu (demand conditions). (3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan ( related and supporting industries). (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành (strategies, structures and competition). Các yếu tố này tác động lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh quốc gia.Ngoài ra còn có 2 yếu tố khác chính là chính sách của Chính phủ và cơ hội.Đây là hai yếu tố tác động đến 4 yếu tố cơ bản kể trên. Tư duy chiến lược của Michael Porter:  Sự khác biệt “Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị . Không có công ty tốt nhất bởi cái tốt nhất tùy thuộc vào nhu cầu của từng khách hàng.Vì thế, chiến lược của công ty sẽ không phải là trở thành tốt nhất, mà phải trở thành độc nhất vô nhị, là khác biệt”.  Chiến lược và Khát vọng “Trong chiến lược, sai lầm lớn nhất là cạnh tranh trực tiếp trên cùng một quy mô, một lĩnh vực với đối thủ”.Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh, các công ty cần thấu hiểu khái niệm chiến lược, nhưng trên thực tế, các nhà lãnh đạo công ty thường hay nhầm lẫn chiến lược với khát vọng.  Mục tiêu “Phải đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Tăng trưởng là mục tiêu số 2; Việc đặt ra những mục tiêu không thực tế về khả năng sinh lời hoặc tăng trưởng có thể ảnh hưởng xấu đến chiến lược.  Lựa chọn và Khám phá “Lặp lại những việc mà người khác đã làm sẽ là không hiệu quả. “Chạy theo .” không phải là tư duy chiến lược mà là cái bẫy . Những công ty thành công là những công ty biết tạo ra các giá trị mới dựa trên việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng”.  Giá trị mới “Những công ty thành công là những công ty biết tạo ra các giá trị mới dựa trên việc đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng”. 2.3. Chiến lược và chính sách ngoại thương của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, ngày 28 tháng 12 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến 2030, theo đó, chiến lược quy định rõ quan điểm, mục tiêu phát triển, định hướng xuất khẩu, định hướng nhập khẩu và giải pháp thực hiện chiến lược. Theo đó, kế hoạch của ngành ngoại thương Việt nam được thông qua như sau: 2.3.1. Quan điểm chiến lược 2.3.1.a. Phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu, đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm và tiến tới cân bằng cán cân thương mại. 2.3.1.b. Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3.1.c. Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. 2.3.2. Mục tiêu phát triển 2.3.2.a. Mục tiêu tổng quát Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng. 2.3.2. b. Mục tiêu cụ thể - Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11 – 12%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân 12%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10% thời kỳ 2021 – 2030. - Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 10 – 11%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 tăng trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm. - Giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020; thặng dư thương mại thời kỳ 2021 – 2030. 2.3.3 . Định hướng xuất khẩu 2.3.3.a. Định hướng chung - Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu. - Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. 2.3.3.b. Định hướng phát triển ngành hàng - Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn nguồn cung): Có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô; đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 11,2% năm 2010 xuống còn 4,4% vào năm 2020. - Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 21,2% năm 2010 xuống còn 13,5% vào năm 2020. - Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Định hướng tỷ trọng nhóm hàng này trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 40,1% năm 2010 tăng lên 62,9% vào năm 2020. - Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu. Định hướng tỷ trọng trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu từ 12% năm 2010 tăng lên 19,2% vào năm 2020. 2.3.3.c.Định hướng phát triển thị trường - Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống; tạo bước đột phá mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. - Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu vực và tăng cường hoạt động ngoại giao kinh tế để mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển hệ thống cơ quan xúc tiến thương mại tại các khu vực thị trường lớn và tiềm năng; tăng cường bảo vệ hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. - Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. - Tổ chức xây dựng và từng bước phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam tại thị trường nước ngoài. - Định hướng về cơ cấu thị trường đến năm 2020: châu Á chiếm tỷ trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%. 2.3.4. Định hướng nhập khẩu - Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ, kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn. - Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường. - Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu. . I.1. Các học thuyết mới về thương mại quốc tế 2.2.1. Thương mại quốc tế dựa trên quy mô (Economies of scale and international. phẩm đó. Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế: Vòng đời sản phẩm và thương mại quốc tế: Nước phát minh Khi sản phẩm mới được giới thiệu (tại t0), việc

Ngày đăng: 01/11/2013, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan