LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHTM

23 135 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHTM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHTM 1.1- Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1- Vai trò của hoạt động cho vay. a. Khái niệm: Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. b.Đặc trưng của hoạt động cho vay. - Cho vay là sự cung cấp một lượng giá trị dựa trên cơ sở lòng tin. Ở đây người cho vay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả sau một thời gian nhất định và do đó có khả năng trả được nợ. - Cho vay là sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn. Để đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, người cho vay thường xác định rõ thời gian cho vay. Việc xác định rõ thời hạn cho vay đó dựa vào: + Quá trình luân chuyển vốn của đối tượng vay. Có nghĩa là thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay thì lúc đó người vay mới có điều kiện để trả nợ. Nếu thời hạn cho vay nhỏ hơn thời gian luân chuyển vốn của đối tượng vay thì khi đến hạn khách hàng chưa có nguồn để trả nợ sẽ gây khó khăn cho khách hàng. Ngược lại, nếu thời hạn cho vay lớn hơn thời hạn luân chuyển vốn sẽ tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích và không có nguồn để trả nợ. Nhưng nếu có nguồn thu nhập khác ngoài nguồn thu chính thì có thể thu nợ từ nguồn đó. Vì vậy, thời hạn cho vay có thể ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Việc xác định thời hạn cho vay không chỉ dựa vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay mà còn phải dựa vào tính chất vốn của người cho vay: nếu vốn của người cho vay ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn và ngược lại thì thời hạn cho vay phải ngắn hơn để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. - Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyên tắc phải hoàn trả cả gốc và lãi. Đây là thuộc tính riêng của tín dụng. Vì vốn cho vay của ngân hàng là vốn huy động của những người tam thời thừa nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người ký thác. Mặt khác, ngân hàng cũng cần có nguồn bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm .nên người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi. c. Vai trò củahoạt động cho vay của NHTM * Vai trò đối với nền kinh tế Trong nền kinh tế thường xuyên có một số các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh có một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được tách ra khỏi quá trình sản xuất của doanh nghiệp như: tiền khấu hao tài sản cố định để tái tạo lại tài sản cố định nhưng chưa sử dụng; tiền mua nguyên vật liệu để tiếp tục cho quá trình sản xuất nhưng chưa mua, vì có sự chênh lệch về thời gian giữa việc bán sản phẩm và mua nguyên vật liệu; trả lương cho người lao động nhưng chưa đến hạn trả; khoản tiền tích luỹ để tái sản xuất mở rộng nhưng chưa đủ điều kiện để đầu tư . Các khoản tiền tệ trên đây luôn được các doanh nghiệp tìm cách đầu tư kiếm lời. Ngoài ra còn các khoản tiền để dành của dân cư, khi chưa có nhu cầu sử dụng, họ cũng muốn đầu tư để kiếm lời. Tất cả tạo thành nguồn vốn tiềm tàng trong nền kinh tế. Trong khi đó, có một số các doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, một số cá nhân trong xã hội cần vốn để cải thiện sinh hoạt hoặc đối phó với những rủi ro trong cuộc sống. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt . Như vậy, ta thấy trong xã hội luôn có một số người thừa vốn cần đầu tư và một số người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau để cho nhau vay. Hoặc có thể gặp nhau thì chi phí rất cao và không kịp thời, nên ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn và để giải quyết nhu cầu thoả đáng trong mối quan hệ này. Nghĩa là ngân hàng thu hút tập trung mọi nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, dân cư để đầu tư cho quá trình mở rộng sản xuất, tăng trưởng kinh tế, đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng tốc độ chu chuyển vốn cho xã hội, góp phần thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua hoạt động cho vay của ngân hàng, có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Mặt khác, khi ngân hàng cho vay còn thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giúp các doanh nghiệp khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, hoạt động của ngân hàng còn tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, là cầu nối cho việc giao lưu kinh tế và là phương tiện để thắt chặt mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới. * Vai trò đối với NHTM Đối với tất cả các NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động sinh lời. Trong kết cấu của bảng cân đối kế toán, khoản mục cho vay của các NHTM luôn chiếm trên 90% tổng tài sản có của ngân hàng. Mọi hoạt động huy động vốn của các NHTM đều nhằm mục đích là để cho vay. Ngân hàng huy động vốn cũng là để tìm cách cho vay. Vì vậy, có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động xương sống của ngân hàng. 1.1.2- Các quy định liên quan đến hoạt động cho vaykế toán cho vay a. Điều kiện vay vốn Để có thể quản tốt vốn tín dụng, đảm bảo được mục đích và nguyên tắc cho vay, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra thì ngân hàng chỉ cho các cá nhân và tổ chức kinh tế có đầy đủ các điều kiện sau đây được vay vốn: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Khách hàng vay vốn phải tổ chức hạch toán và quản tài chính theo đúng quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay. - Đối với các doanh nghiệp Nhà nước là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của pháp nhân. b. Mức cho vay Mức quy định cho vay là một chỉ tiêu kế hoạch tín dụng quy định cho từng khách hàng, dùng để quản lý, chỉ đạo cho vay theo kế hoạch. Mức cho vay được xác định dựa trên hai cơ sở chủ yếu là nhu cầu về vốn tín dụng của khách hàng và khả năng nguồn vốn ngân hàng có thể đáp ứng. Mức cho vay đó phải nằm trong khuôn khổ mức cho vay tối đa đối với một khách hàng. Về nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng: ngân hàng tính toán trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có xem xét đến các hợp đồng đã ký với khách hàng. Về mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, giới hạn cho vay phụ thuộc hai yếu tố: - Phụ thuộc vào vốn của ngân hàng: theo đó, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, trừ trường hợp đối với những khoản vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính Phủ, của tổ chức, cá nhân. - Phụ thuộc vào vốn của khách hàng: Để dảm bảo có thể thu hồi vốn cho vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện các đảm bảo tín dụng trước khi phát hành tiền vay như: cầm cố thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh của một pháp nhân thứ ba. c. Thời hạn cho vay Thời hạn cho vay là khoảng thời gian kể từ khi ngân hàng bắt đầu cho vay cho đến khi thu hết nợ. Khi cho vay ngân hàng phải quy định rõ thời hạn cho vay và điều này phải được ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vay vốn. Việc quy định thời hạn cho vay nhằm thực hiện nguyên tắc cho vay phải hoàn trả đúng hạn. Bởi vậy, xác định chính xác thời hạn cho vay có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay có hiệu quả. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào sự thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nhưng sự thoả thuận về thời hạn cho vay phải dựa trên các cơ sở sau đây: - Căn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng vay. - Căn cứ vào khả năng thu nhập từ các nguồn tổng hợp khác của khách hàng. - Căn cứ vào tính chất nguồn vốn của ngân hàng. d. Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam. 1.1.3- Các phương thức cho vay của NHTM Hoạt động cho vay của NHTM rất phong phú đa dạng bao gồm nhiều phương thức cho vay khác nhau. Để có thể đáp ứng các yêu cầu quản điều hành thì phải phân loại cho vay, có nhiều tiêu chí để phân loại: Căn cứ vào thời hạn, ta có cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn; căn cứ vào đối tượng cho vaycho vay vốn lưu động và cho vay vốn cố định; căn cứ vào mục đích sử dụng vốn có cho vay sản xuất và lưu thông hàng hoá, cho vay tiêu dùng; căn cứ vào mức độ đảm bảo có cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo; căn cứ vào xuất xứ của cho vaycho vay gián tiếp và cho vay trực tiếp Căn cứ vào quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 thì có 8 phương thức cho vay. Cụ thể bao gồm: - Cho vay từng lần: là phương thức cho vay theo đó mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay theo đó TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay theo đó TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống. - Cho vay hợp vốn: là phương thức cho vay theo đó một nhóm các TCTD cùng cho vay đối với một dự án hoặc một phương án vay vốn của khách hàng; trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. - Cho vay trả góp: là phương thức cho vay theo đó khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo đó TCTD can kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ: là phương thức cho vay theo đó TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại của TCTD. - Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay theo đó TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng . 1.2- Kế toán cho vay của NHTM 1.2.1- Khái niệm kế toán cho vay Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ, thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cấp tín dụng của NHTM, trên cơ sở đó để giám đốc chặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm tham mưu cho nghiệp vụ tín dụng. 1.2.2- Vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay a. Vai trò - Kế toán cho vay cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng những thông tin liên quan đến quá trình cho vay, thu nợ và thu lãi, thời hạn hoàn trả .một cách kịp thời, chính xác. Từ đó giúp cho ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình cho vay, thu nợ, thu lãi .để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý, chỉ đạo điều hành cho phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế. Thông qua số liệu kế toán cho vay, ngân hàng có thể biết được phạm vi hoật động, phương thức đầu tư, theo dõi được hiệu quả sử dụng vốn vay cảu các nhà đầu tư, từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp, có hiệu quả. Đồng thời cũng đánh giá được tình hình tài chính, khả năng hấp thụ vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn, vòng quay vốn, xu thế vận động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho phù hợp. - Kế toán cho vay là công cụ đắc lực đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng, đồng thời hạn chế rủi ro, góp phần ổn định thu nhập cho ngân hàng. - Thông qua nghiệp vụ kế toán cho vay, ngân hàng đã đưa vào lưu thông một khối lượng tiền để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hoá cho toàn bộ nền kinh tế. - Kế toán cho vay là công cụ đắc lực phục vụ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN b. Nhiệm vụ Để phát huy vai trò của kế toán cho vay, kế toán tín dụng cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi nợ, chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro qua đó hình thành thông tin kế toán phục vụ quản tín dụng, bảo vệ an toàn vốn cho vay. - Tổ chức quản hồ sơ cho vay, theo dõi kỳ hạn nợ để thu hồi nợ đúng hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn khi người vay không đủ khả năng trả nợ đúng han. - Tính và thu lãi cho vay chính xác, kịp thời, đầy đủ. - Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản cho vay. Phát hiện kịp thời các khách hàng có khả năng tài chính không lành mạnh, trên cơ sở đó tham mưu cho cán bộ tín dụng để có biện pháp xử kịp thời. 1.2.3- Tài khoản và chứng từ sử dụng trong kế toán cho vay a. Chứng từ * Chứng từ gốc: Bao gồm: - Giấy đề nghị vay vốn - Hợp đồng tín dụng. - Giấy nhận nợ - Các loại giáy tờ xác nhận tài sản cầm cố, thế chấp . * Chứng từ ghi sổ - Nếu cho vay bằng tiền mặt: dùng giấy lĩnh tiền mặt . - Nếu cho vay bằng chuyển khoản ( tiền vay chuyển thẳng và tài khoản của người cung cấp) thì dùng các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như uỷ nhiệm chi, thẻ thanh toán . - Trường hợp ngân hàng chủ động trích tài khoản tiền gửi của người vay để thu nợ thu lãi khi đến hạn thì dùng phiếu chuyển khoản và bảng tính lãi hàng tháng. b. Tài khoản sử dụng *Tài khoản cho vay được bố trí ở loại 2: “ Hoạt động tín dụng” trong hệ thống tài khoản kế toán của các TCTD do thống đốc NHNN Việt Nam ban hành. Tài khoản cấp I là 21- Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Tài khoản cấp II bao gồm: 211/214- cho vay ngắn hạn 212/215- cho vay trung hạn 213/216- cho vay dài hạn Kết cấu: Bên nợ ghi: số tiền cho vay Bên có ghi: -số tiền đã thu -số tiền đã chuyển sang tài khoản thích hợp khác Số dư nợ: phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay *Tài khoản 394- “ Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” Kết cấu: Bên nợ: số lãi phải thu tính trong kỳ Bên có:-số tiền lãi đã thu được - Số lãi chưa thu được đã chuyển sang tài khoản thích hợp khác [...]... các kế toán viên có trình độ sẽ là điều kiện để có thể khai thác hết những ứng dụng công nghệ Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả công tác kế toán cho vay Qua phân tích chương I cho ta thấy được những vấn đề căn bản của kế toán cho vay. Hoạt động kế toán cho vay là một hoạt động rất quan trọng của ngân hàng Vì vậy hoạt động kế toán cho vay cần phải được hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho. .. khoản cho vay nợ tài khoản cho vay Vào ngày cân đối tháng, các thanh toán viên quản tài khoản cho vay của khách hàng lập bảng tính lãi để hạch toán thu lãi Bút toán hạch toán thu lãi trực tiếp như sau: Nợ TK TGTT/KH Có TK thu lãi cho vay c Kế toán giai đoạn thu nợ gốc * Kế toán thu nợ gốc với phương thức cho vay từng lần Đến kỳ hạn trả nợ, căn cứ vào số tiền và phương thức trả nợ của khách hàng, kế. .. kiện để hoạt động kế toán cho vay phát triển hoàn thiện các nghiệp vụ khác 1.3.2- Nhân tố chủ quan a Các quy định của chính từng NHTM Trong hoạt động của kế toán cho vay cũng như các hoạt động ngân hàng khác, không chỉ chịu sự điều chỉnh của các văn bản do NHNN ban hành mà còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản do từng NHTM ban hành cho chính hoạt động của mình Các văn bản của từng NHTM ban hành cần... trả nợ của khách hàng, kế toán hạch toán như sau: - Nếu khách hàng đến trả bằng tiền mặt: Nợ TK tiền mặt Có TK cho vay/ khách hàng - Nếu khách hàng trả nợ bằng cách trích từ tài khoản của mình: Nợ TK tiền gửi thanh toán/ khách hàng Có TK cho vay/ khách hàng * Kế toán thu nợ gốc với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng Đối với cho vay theo hạn mức tín dụng, kế toán hạch toán thu nợ gốc theo 2 trường... tự như trường hợp cho vay từng lần b Kế toán giai đoạn thu lãi * Kế toán phương thức cho vay từng lần Theo chế độ tín dụng và chế độ kế toán hiện hành thì có hai phương thức ngân hàng áp dụng để thu lãi, đó là: thu lãi định kỳ hàng tháng và thu lãi sau - Đối với kế toán thu lãi hàng tháng Công thức tính lãi định kỳ hàng tháng Lãi cho vay = Số tiền gốc cho vay x Lãi suất (tháng) Hạch toán: - Nếu khách... ngân hàng quản để đảm bảo nợ vay Bên xuất: -giá trị TS cầm cố thế chấp trả lại cho khách hàng - giá trị TS cầm cố thế chấp phát mại để thu hồi nợ Số còn lại: giá trị TS cầm cố thế chấp của khách hàng ngân hàng đang quản 1.2.4- Quy trình kế toán cho vay a Kế toán giai đoạn giải ngân * Đối với cho vay từng lần Sau khi hồ sơ vay vốn được duyệt, căn cứ vào chứng từ kế toán sẽ hạch toán vào tài khoản... cho vay tại ngân hàng Có nhiều phương thức cho vay khác nhau, do đó kế toán phải có những phương thức riêng để có thể phù hợp với từng phương thức cho vay Bản thân kế toán cho vay cũng giống như các hoạt động khác, cũng có những nhân tố khách quan lẫn chủ quan tác động đến hoạt động kế toán cho vay Vì vậy, ta cần phải phân tích, đánh giá để tìm ra những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kế toán. .. giấy lĩnh tiền mặt kế toán hạch toán: Nợ TK cho vay / Nợ đủ tiêu chuẩn Có TK tiền mặt -Nếu giải ngân bằng chuyển khoản, căn cứ giấy uỷ nhiệm chi hoặc thẻ thanh toán kế toán hạch toán: Nợ TK cho vay/ Nợ đủ tiêu chuẩn Có TK tiền gửi thanh toán/ Người thụ hưởng hoặc Có TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng Nếu có tài sản cầm cố thế chấp, kế toán căn cứ vào biên bản định giá tài sản để hạch toán ngoại bảng như... chính đặc điểm của chính ngân hàng mình Có như vậy mới tạo sự thông thoáng, dễ dàng cho hoạt động kế toán cho vay Ngược lại, sẽ gây chồng chéo, khó hiểu và khó thực hiện b Việc ứng dụng công nghệ của từng ngân hàng Năng lực công nghệ đối với NHTM nói chung và nghiệp vụ kế toán cho vay nói riêng là việc trang bị các máy móc hiện đại và cả việc khai thác ứng dụng công nghệ đó vào hoạt động của mình.Việc... tế phát triển là cơ hội để phát triển các sản phẩm cho vay Khi đó, hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động kế toán cho vay cần phải tự hoàn thiện hơn Đó là động lực để phát triển hoạt động kế toán cho vay Bên cạnh đó, một nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì việc trả nợ ngân hàng sẽ dễ dàng hơn Khi đó, hoạt động kế toán cho vay sẽ giảm bớt công việc như chuyển nhóm nợ, trích . LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHO VAY CỦA NHTM 1.1- Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1- Vai trò của hoạt động cho vay. a. Khái niệm: Cho vay là hình. Mức cho vay Mức quy định cho vay là một chỉ tiêu kế hoạch tín dụng quy định cho từng khách hàng, dùng để quản lý, chỉ đạo cho vay theo kế hoạch. Mức cho vay

Ngày đăng: 31/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan