TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

19 552 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành Tổng công ty Thép Việt Nam Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu của đất nước đòi hỏi cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư, quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 04 năm 1995 Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 255/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 25 tháng 01 năm 1996, Chính phủ có Nghị định số 03/CP phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt, ngày 16 tháng 03 năm 1996 Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động. Hiện nay, Tổng công ty được hình thành trên những nền tảng và nguồn lực hợp nhất của 2 Tổng công ty: Tổng công ty ThépTổng công ty Kim khí. Trong đó: Tổng công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền NamCông ty Thép Đà Nẵng. Tổng công ty Kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ thống tiêu thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước. Tên và trụ sở chính của Công ty mẹ 1. Tên gọi đầy đủ: TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: VIETNAM STEEL CORPORATION Viết tắt là VSC; gọi tắt là VNSTEEL; 3. Địa chỉ trụ sở chính: số 91 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội. 4. Địa chỉ trụ sở tại phía nam: 56 Thủ Khoa Huân, Q. 1, TP Hồ Chí Minh 5. Điện thoại: 8561767 Fax: 8561815 6. Website: www.vnsteel.vn 1.1.1 Giai đoạn 1995 – 1999 Đây là giai đoạn bắt đầu đi vào hoạt động của Tổng công ty với việc thành lập, sắp xếp bộ máy quản lý và bước đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 1999, Tổng công ty tiến hành sáp nhập Công ty Gang thép Thái Nguyên, trở thành công ty hạch toán độc lập trong hệ thống công ty con của Tổng công ty. Trong 5 năm (1995 – 1999), Tổng công ty tập trung vào công tác đầu tư phát triển, chủ yếu là cải tạo, nâng cao năng suất các nhà máy hiện có, đẩy mạnh liên doanh liên kết với nước ngoài để tranh thủ vốn và công nghệ hiện đại. Với chính sách này, ngay từ những năm đầu khi mới thành lập, Tổng công ty đã đi đầu ngành công nghiệp về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 1.1.2 Giai đoạn 2000 – 2004 Giai đoạn này Tổng công ty đã tổ chức triển khai các dự án đầu tư có quy mô lớn, tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp sâu rộng và có nhiều bước phát triển. Năm 2001, quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để Tổng công ty thực hiện chiến lược đầu tư phát triển của mình. Bên cạnh đó, Tổng công ty tiếp tục sắp xếp đổi mới giai đoạn 2003 – 2005, trong đó Tổng công ty giữ nguyên một số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sáp nhập một số công ty tại khu vực Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh và chuyển hai công ty thành viên thành công ty cổ phần. Năm 2004, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty quyết định thành lập Văn phòng đại diện Tổng Công ty tại Tp Hồ Chí Minh (gọi tắt là Văn phòng 2). Như vậy, trong 10 năm hoạt động, Tổng công ty đã chuyển 2 công ty thành viên và 10 bộ phận doanh nghiệp để thành 12 công ty Cổ phần theo Luật Doanh nghiệp với tổng số vốn điều lệ là 99,7 tỷ đồng. 1.1.3 Giai đoạn từ 2005 đến nay Năm 2005, năng lực sản xuất phát triển mạnh, sản lượng sản xuất tăng gấp nhiều lần so với những thời kỳ trước, cơ cấu chủng loại sản phẩm được đa dạng hóa, trình độ công nghệ sản xuất ở các nhà máy đạt mức tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tham gia đảm bảo đủ cho nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu một số mặt hàng ra nước ngoài. Từ năm 1996 – 2006, Tổng công ty Thép Việt Nam được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91. Đến ngày 1/7/2007, Tổng công ty đã hoàn tất thủ tục pháp lý và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Công ty mẹ - Tổng công ty hiện đang có 2 trụ sở cơ quan: - Trụ sở chính: Số 91 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội - Trụ sở phía Nam: Số 56 Thủ Khoa Huân, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh Giai đoạn này, Tổng công ty mở rộng quy mô tổ chức với 10 đơn vị trực thuộc (Trong đó có 03 Công ty, 03 Chi nhánh, 01 Trung tâm, 01 Khách sạn và 02 đơn vị sự nghiệp), 10 Công ty con (Trong đó có 04 Công ty sản xuất luyện cán thép, 01 Công ty sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng, 04 Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và tổ chức tiêu thụ), và 24 Công ty liên kết (Trong đó có 09 Công ty cổ phần và 15 Công ty TNHH). Ngoài ra có thêm 03 Công ty nữa mới thành lập có cổ phần vốn góp của Tổng công ty và các công ty liên kết tự nguyện khác. Danh sách hệ thống các đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty Thép Việt Nam (phụ lục 1) Hiện tại Tổng công ty đã hoàn thành đề án thành lập tập đoàn Thép Việt Nam trình lên Thủ tướng Chính phủ, đồng thời hướng dẫn Công ty Gang Thép Thái Nguyên triển khai các thủ tục hành chính, pháp lý chuẩn bị cho việc cổ phần hóa Công ty theo kế hoạch. Năm 2008, thị trường thép tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động lên nền kinh tế trong nước, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bên cạnh đó giá thép và các nguyên liệu thế giới liên tục giảm trong khi tồn kho nguyên liệu giá cao và thành phẩm đang còn nhiều làm tiêu thụ trong nước 5 tháng cuối năm giảm mạnh, dẫn đến thua lỗ và khó khăn về tài chính cho nhiều đơn vị sản xuất thép. 1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện tại Tổng công ty đang thực hiện một số dự án cải tạo và mở rộng các công ty thành viên, công ty liên doanh liên kết và dự án thành lập các nhà máy thép trên nhiều khu vực trong cả nước như Dự án cải tạo và mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên, Dự án công ty liên doanh khoáng sản và luyện kim Việt Trung tại Lào Cai… Nhu cầu tiêu thụ 5 tháng cuối năm 2008 giảm mạnh do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khủng hoảng kinh tế tài chính, giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh trong khi nguyên liệu và tồn kho thành phẩm còn nhiều. Vì vậy, Tổng công ty đang triển khai các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ và xuất khẩu các mặt hàng thép; khôi phục một số thị trường nước ngoài như Singapore, Mianmar, Đài Loan…đảm bảo xuất khẩu có chọn lọc, không ảnh hưởng đến thị trường trong nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty đang duy trì Hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000; liên tục tổ chức đánh giá nội bộ và phối hợp với BCV (Bureau Veritas Certification, Vương quốc Anh) tổ chức đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại trụ sở chính (tại Hà Nội) và đánh giá mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 tại trụ sở phía Nam. Hiện nay, các nhà máy thuộc Tổng công ty được đầu tư và sử dụng những thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến trong khu vực và thế giới như Cảng chuyên dùng công suất bốc dỡ 1triệu tấn/năm, Hệ thống điều khiển tự động, Sàn nguội, Dàn cán, Lò nung phôi. Đặc biệt, nhà máy thép Phú Mỹ là nhà máy được đầu tư theo công nghệ hiện đại nhất của Ý và đưa vào hoạt động năm 2005 có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, công suất năm 500.000 tấn phôi và 400.000 tấn thép cán. Một cảng công suất bốc dỡ 100.000tấn/năm nhằm tiến tới tự cung phôi thép và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đến nay, Tổng công ty đã tham gia đảm bảo cung cấp đủ thép xây dựng cho nền kinh tế và từng bước xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Các thương hiệu như TISCO (Công ty gang thép Thái Nguyên), Thép chữ V (Công ty Thép Miền Nam)…đạt tiêu chuần chất lượng ISO 9001:2000, được người tiêu dùng tín nhiệm. Danh sách sản phẩm (phụ lục 2) Bảng 1.1: Bảng thống kê số liệu tài chính qua 3 năm (từ năm 2005 đến 2007) Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng doanh thu 13.360.312,6 14.523.943,8 21.523.876,1 Tổng chi phí 13.305.789,3 14.451.825,5 20.875.623,3 Lợi nhuận trước thuế 54.523,4 72.118,4 648.252,8 Lợi nhuận sau thuế 37.369,9 60.137,3 609.208,6 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam các năm 2005, 2006, 2007 - phụ lục 3, 4, 5) Qua bảng thống kê trên, nhận thấy Tổng công ty hoạt động có lãi trong các năm 2005, 2006 và 2007 với lợi nhuận tăng dần trong các năm. Đặc biệt là năm 2007 được coi là năm nở rộ của ngành thép. Nhu cầu thép tăng mạnh, giá cả tăng cao nhất từ trước tới giờ, nhất là những tháng cuối năm, trong khi nguyên liệu đầu vào thấp làm cho lợi nhuận thu về lớn. Năm 2007 lợi nhuận trước thuế đã tăng lên đáng kể, gấp 8,989 lần so với năm 2006, tương ứng tăng 576.134,4 triệu đồng, và gấp 11,889 lần so với năm 2005, tương ứng tăng 593729,4 triệu đồng. Theo số liệu của Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, năm 2007có 8 Doanh nghiệp liên doanh thuộc tổng công ty này đạt lợi nhuận trước thuế là 528,9 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2006. 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1 Nẳng lực thực tế của Tổng công tyTổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng. Trong đó: - Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên là 988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng. - Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 20.000 tỷ đồng.  Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm. Trong đó luyện từ quặng là 300.000 T/năm.  Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm thép sau cán bình quân đạt trên 2,5 triệu T/năm.  Sản lượng tiêu thụ bình quân đạt gần 3 triệu T/năm.  Tổng số lao động bình quân: trên 17.0000 người. Trong đó lao động có trình độ từ Đại học trở lên là trên 3.100 người (nam 2.300, nữ 800), chiếm trên 18% và lao động có tay nghề cao trên 3.300 người, chiếm gần 20% tổng số lao động của toàn công ty. 1.2.2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu - Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện kim và sản phẩm thép sau cán. - Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp sản xuất thép - Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành công nghiệp khác. - Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại. - Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và bất động sản khác. - Kinh doanh khí oxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị dẫn khí. - Kinh doanh tài chính - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành. - Xuất khẩu lao động - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Thép Việt Nam Phòng Tổ chức lao động CƠ CẤU TỔ CHỨC TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH Hội đồng quản trị Ban Tổng giám đốc Ban Kiểm soát Văn phòng Tổng công ty Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kế hoạch và Hợp tác quốc tế Phòng Thị trường Phòng Kỹ thuật an toàn lao động Phòng Đầu tư phát triển Phòng Vật tư – Xuất nhập khẩu ĐẢNG BỘ TCT VÀ CÁC TỔ CHỨC CT - XH Đảng bộ Tổng công ty Công đoàn Tổng công ty Đoàn thanh niên PHÒNG, BAN Cơ cấu bộ máy quản lý điểu hành trong Tổng công ty Thép Việt Nam bao gồm: - Hội đồng Quản trị: 05 thành viên do Thủ tướng có quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Trong đó có: Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Ủy viên kiêm Tổng giám đốc, 01 Ủy viên kiêm Trưởng ban Kiểm soát Tổng công ty. - Ban Kiểm soát: do Hội đồng quản trị Tổng công ty quyết định thành lập và bổ nhiệm các thành viên. - Tổng giám đốc và 04 Phó tổng giám đốc - 08 phòng chức năng nghiệp vụ gồm các trưởng, phó phòng, các chuyên viên trong phòng. Danh sách các cán bộ chủ chốt (phụ lục 6) Tổng số lao động tại công ty mẹ - Tổng công ty là 183 người (Trong đó: Trụ sở chính là 102 người; Trụ sở phía Nam là 81 người). 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong Tổng công ty Các phòng ban chức năng bao gồm: - Văn phòng Tổng công ty: là phòng chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty tổng hợp, điều phối hoạt động của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện các công tác pháp chế, công tác hành chính, quản trị cơ quan; làm tham mưu giúp Tổng giám đốc công tác quản lý, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tổng công ty. - Phòng tài chính kế toán: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành về lĩnh vực tài chính, kế toán của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty. - Phòng kế hoạch và hợp tác quốc tế: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành về lĩnh vực xây dựng kế hoạch và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế của Tổng công ty theo các quy định của pháp luật hiện hành và của Tổng công ty. - Phòng vật tư xuất nhập khẩu: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành về lĩnh vực xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm, vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Phòng thị trường: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành về lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá tác động của thị trường thép trong khu vực và trên thế giới đến tinh hình sản xuất kinh doanh thép trong nước, kinh doanh các sản phẩm của Tổng công ty. - Phòng đầu tư phát triển: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty chỉ đạo và quảnvề các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và thiết bị luyện kim, tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, quản [...]... Quản lý vốn góp của Tổng công ty vào các đơn vị khác - Tổng hợp báo cáo nhanh tài chính hàng tháng của Tổng công ty - Tổng hợp các báo cáo định kỳ, đột xuất về tài chính kế toán theo yêu cầu của Tổng công ty và của các cơ quan chức năng - Tham gia tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán thuế của Tổng công ty, phục vụ các đoàn kiểm tra, kiểm toán của cấp trên và các cơ quan nhà nước - Dự... xuyên của Tổng công ty gồm 6 người Cụ thể:  Chuyên viên kế toán tổng hợp Chuyên viên này có chức năng, nhiệm vụ sau: - Tổng hợp các báo cáo tài chính (báo cáo quyết toán) định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm của các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Công ty mẹ, lập báo cáo tài chính Công ty mẹ và Tổng công ty theo quý, năm - Chịu trách nhiệm chính trong việc lập báo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty theo... hàng nhập khẩu – Kế toán thuế - Kế toán các khoản công nợ nội bộ (phải thu, phải trả nội bộ) Thủ quỹ, văn thư Kế toán các hoạt động thường xuyên Kế toán hoạt động đầu tư Kế toán các khoản đầu tư ra bên ngoài Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Thép Việt Nam 1.4.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tổng công ty Tổng công ty tổ chức công tác kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban... toán theo dõi các khoản đầu tư ra bên ngoài của Tổng công ty 1.4.2 Đặc điểm tổ chức hệ thống sổ kế toán Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con với quy mô lớn Vì vậy, khối lượng công việc kế toán hằng ngày khá lớn Mặt khác, để phù hợp với mô hình bộ máy kế toán mang tính chuyên môn hóa cao và dễ dàng cho công tác quản lý, Tổng công ty sử dụng hình thức ghi sổ là Nhật ký – Chứng... văn bản về chỉ đạo công tác kế toán, công tác kiểm kê của Tổng công ty với các công ty con và các đơn vị hạch toán phụ thuộc  Chuyên viên kế toán tổng hợp văn phòng tại trụ sở chính – Kế toán doanh thu, chi phí tại trụ sở chính – Kế toán các khoản công nợ phải thu, phải trả khách hàng: - Định kỳ theo quý, năm tổng hợp báo cáo quyết toán trụ sở chính của công ty mẹ, chuyển cho bộ phận Kế toán tổng hợp... chuẩn và chất lượng sản phẩm, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty - Phòng tổ chức lao động: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty quản lý điều hành về lĩnh vực đổi mới, phát triển doanh nghiệp, tổ chức bộ máy công tác cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo,...lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường của Tổng công ty theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty - Phòng kỹ thuật - an toàn lao động: là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị Tổng công ty chỉ đạo và quảnvề các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và thiết bị luyện kim, quản lý và khai thác mỏ nguyên... pháp luật hiện hành và của Tổng công ty 1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán 1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 1.4.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Tổng công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp văn phòng Trụ sở chính – Kế toán doanh thu, chi phí ở TSC – Kế toán các khoản công nợ phải thu, phải trả của khách hàng Kế toán ngân hàng Kế toán thanh toán – Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ, KT tạm ứng... toán các khoản công nợ nội bộ (phải thu, phải trả nội bộ): - Kế toán tổng hợp và chi tiết vật tư, hàng hóa mua vào (bao gồm hàng đi đường, thành phẩm, hàng hóa, nguyên vật liệu …) phát sinh tại trụ sở chính - Tổng hợp các bảng kê GTGT hàng bán ra, mua vào toàn Công ty mẹ và từng bộ phận kế toán tại trụ sở chính, lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng trình lãnh đạo Tổng công ty và nộp cho cơ quan thuế theo... dư với Kế toán trưởng - Văn thư của phòng Tài chính kế toán tiếp nhận các công văn, hồ sơ tài liệu từ văn thư cơ quan Tổng công ty; lập sổ theo dõi công văn của phòng, vào sổ và trình Kế toán trưởng; chụp chuyển công văn theo địa chỉ, lấy chữ ký người tiếp nhận theo phê duyệt của lãnh đạo phòng; phân loại, đóng tập tài liệu, công văn hàng tháng, quý, năm đối với những tài liệu phòng chỉ định văn thư . TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 1.1 Lịch sử hình thành Tổng công ty Thép Việt Nam Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ. công ty Thép và Tổng công ty Kim khí. Trong đó: Tổng công ty Thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty

Ngày đăng: 30/10/2013, 18:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan