Các chính sách quản lý Tài chính Kinh tế

11 476 0
Các chính sách quản lý Tài chính  Kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các chính sách quản Tài chính Kinh tế a) Chính sách lao động và tiền lương. Để phát huy quyền chủ động sản xuất của các đơn vị phòng ban, phân xưởng và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, Công ty đã có quy định về việc thanh toán và phân phối tiền lương hàng tháng trong nội bộ Công ty dựa vào các văn bản: - Căn cứ vào thang bảng lương của Nhà nước quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ. - Căn cứ vào thông tư số 20/LB - TT ngày 2/6/1993 của liên Bộ (Bộ Lao động Thương binh - xã hội và Bộ Tài chính) và văn bản số 1879/TCCB - LĐ ngày 21/7/1994 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện quản tiền lương, tiền thưởng trong doanh nghiệp Nhà nước. - Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng năm của đơn vị. Nội dung như sau: *Phương pháp thanh toán và phân phối tiền lương hàng tháng cho các đơn vị phòng ban, phân xưởng: Việc thanh toán, phân phối tiền lương cho từng phân xưởng, phòng ban cơ quancác bộ phận phục vụ trong toàn Công ty hàng tháng theo các bước sau: Bước 1: Thanh toán trả lương theo khối lượng sản phẩm hoàn thành đã được nghiệm thu nhập kho, biên bản xác nhận khối lượng, chất lượng sản phẩm dở dang, phiếu giao khoán sản phẩm của từng phân xưởng trong tháng: QL px sp = ΣL sp của khối lượng sản phẩm được thanh toán của phân xưởng Sx được trong tháng Trong đó: QL px sp là quỹ tiền lương sản phẩm được thanh toán của phân xưởng L sp là tiền lương được thanh toán theo từng loại sản phẩm L sp = đơn giá giao khoán x Khối lượng sản phẩm phân xưởng làm được Bước 2: Xác định quỹ lương khoán cho khối gián tiếp quản chỉ đạo, nghiệp vụ cơ quan, các bộ phận phục vụ sản xuất trong toàn Công ty và các khoản tiền lương bổ sung ngoài tiền lương khoán thanh toán theo khối lượng cho các đơn vị như sau: - Xác định quỹ lương khoán cho bộ phận gián tiếp quản nghiệp vụ và các bộ phận phục vụ sản xuất: Tiền lương của gián tiếp quản nghiệp vụ trên cơ quan Công ty và các tổ nhóm phục vụ sản xuất chung trong Công ty phụ thuộc vào mức thu nhập tiền lương sản phẩm của các phân xưởng và được xác định như sau: QL K gtpv = Lcbbq.N.W.K Trong đó: QL K GTPV : Là quỹ tiền lương khoán được thanh toán trong tháng của cả bộ phận L cbbq : Là tiền lương cấp bậc bình quân của bộ phận được thanh toán tiền lương tháng. N : Là số lao động hiện có của bộ phận được thanh toán tiền lương tháng W : Là hệ số thu nhập bình quân theo lương sản phẩm của các phân xưởng trong tháng thanh toán W = ΣQuỹ tiền lương sản phẩm của các phân xưởng ΣQuỹ tiền lương cấp bậc của các phân xưởng K : Là hệ số điều chỉnh mức thu nhập của từng bộ phận Bộ phận gián tiếp chỉ đạo nghiệp vụ : 0,9 ÷ 1,0 Bộ phận trực tiếp, sửa chữa thiết bị, bảo vệ: 0,8 ÷ 0,9 Bộ phận phục vụ khác : 0,7 ÷ 0,8 - Xác định các khoản tiền lương bổ sung ngoài tiền lương trả theo sản phẩm: + Lương gián tiếp công: là khoản tiền trả cho CBCNV nghỉ phép năm, nghỉ hội họp, nghỉ để làm công tác đoàn thể, nghỉ việc riêng có lương và các khoản phụ cấp chức vụ, trách nhiệm…được tính bằng 7% tiền lương theo sản phẩm hoặc lương khoán. + Các khoản tiền lương bổ sung khác (nếu có) để trả cho CBCNV được điều đi làm công việc cho Công ty, đi học chính trị, văn hoá nghiệp vụ tại chức do Công ty điều động. Khoản tiền này tính theo thực tế hàng tháng. Bước 3: Phòng Tổ chức - Hành chính lập bảng thanh toán tổng hợp trong tháng của toàn Công ty trình lãnh đạo Công ty xét duyệt chính thức. Sau đó thông báo cho các đơn vị phân xưởng để tính toán trả cho các tổ sản xuất. *Phương pháp phân phối tiền lương trong nội bộ các đơn vị: - Đối với các phân xưởng: Xác định thanh toán tiền lương sản phẩm, lương khoán, lương gián tiếp công và các khoản phụ cấp cho các tổ, bộ phận sản xuất trong phân xưởng. Xác định tiền lương cho bộ phận gián tiếp phân xưởng và các tổ, nhóm, cá nhân làm công tác phục vụ, phụ trợ. Cách tính giống như cách xác định quỹ lương khoán cho bộ phận gián tiếp quản nghiệp vụ và các bộ phận phục vụ sản xuất. Đối với trường hợp quỹ lương còn dư thì phần dư được phân phối lại theo tỷ lệ tiền lương đã thanh toán trên. - Đối với khối cơ quan Công ty: Khối cơ quan Công ty được chia ra làm 3 bộ phận để đảm bảo công bằng hợp trong phân phối tiền lương và phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của Công ty. Bộ phận 1: Gồm các phòng ban nghiệp vụ Bộ phận 2: gồm ban bảo vệ, trưởng trạm y-tế Bộ phận 3: gồm nhân viên y-tế, hành chính, đánh máy, thống kê nhân sự quản hồ sơ, nhà trẻ, dịch vụ đời sống. Việc xác định lương của từng bộ phận tương tự như trên. * Phân phối tiền lương cho từng cá nhân: Khi phân phối tiền lương cho từng cá nhân, đối với những người làm khoán sản phẩm riêng rẽ thì tiền lương được phân phối trong tháng bằng đơn giá tiền lương theo sản phẩm nhân với số sản phẩm của cá nhân làm được nhập kho, đối với các tổ, nhóm làm khoán sản phẩm tập thể, và các phòng ban gián tiếp, các bộ phận phục vụ để đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, ai làm nhiều hưởng nhiêu, ai làm ít hưởng ít, khuyến khích những người tích cực sản xuất và công tác, có năng suất, chất lượng hiệu quả cao thì phải phân loại lao động hàng tháng. Theo đó lao động loại A có hệ số phân loại 1,2; lao động loại B có hệ số phân loại 1,1; lao động loại C có hệ số phân loại 1,0 ngoài ra với những lao động thật sự xuất sắc, A * có hệ số phân loại 1,35. Việc phân phối tiền lương sản phẩm, lương khoán cho từng cá nhân theo công thức sau: L NC SP = ΣTiền lương sản phẩm, lương khoán của đơn vị x Xuất phân phối của cá nhân ΣSố xuất phân phối của đơn vị Xuất phân phối của cá nhân = Tiền lương cấp bậc ngày công x Số ngày thực tế làm việc x Hệ số phân loại A, B, C b) Chính sách Giá cả Kế toán công ty áp dụng phương pháp trực tiếp (giản đơn) để tính giá thành sản phẩm, do các chi phí sản xuất đều được tập hợp phân bổ theo đối tượng tính giá. Để chỉ tiêu giá cả phản ánh đầy đủ và chính xác lợi ích của doanh nghiệp, công ty xây dựng hệ thống định mức giá thành sản phẩm làm căn cứ đối chiếu, các phòng ban chức năng xây dựng những định mức sử dụng nguyên vật liệu, công cụ…cùng với các phương pháp tính giá vật liệu, công cụ xuất dùng chặt chẽ góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh việc hạ giá thành sản phẩm công tác nâng cao chất lượng sản phẩm luôn được chú trọng đầu tư. Các phòng ban chức năng lại làm nhiệm vụ kiểm định chất lượng sản phẩm từ các đầu vào sản xuất đến các thành phẩm đầu ra. c) Chính sách quản vốn. Để thực hiện tốt các chính sách Tài chính và để tổ chức huy động khai thác các loại nguồn vốn trong công tác quản tài chính, Công ty đã quản chặt chẽ và xác định đúng đắn nguồn vốn được hình thành. Theo đó, các khoản nợ phải trả luôn được phản ánh chính xác về giá trị phải trả, chủ nợ, thời hạn thanh toán, tình hình thanh toán và phương thức thanh toán. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, Công ty hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại nguồn vốn, từng loại quỹ, theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành và theo dõi từng đối tượng góp vốn, việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác được theo dõi theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. Là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân và tự chủ đối với mọi hoạt động của mình, Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long thực hiện quản vốn theo chính sách khoán tới từng bộ phận sản xuất. Theo đó đối với khối sản xuất công nghiệp (Nhà máy dầm thép và các phân xưởng) Công ty thực hiện khoán lương theo sản phẩm, việc sản xuất tại các xưởng và nhà máy do Công ty trực tiếp chỉ đạo và cung cấp các thiết bị, phương tiện thi công. Đối với các đội xây lắp công trình, Công ty thực hiện việc khoán gọn và giữ lại 22 đến 25% giá trị công trình để chi bảo hiểm xã hội, các quỹ phúc lợi, nộp thuế. Do các đội xây lắp công trình chỉ là những đơn vị trực thuộc nên không có tư cách pháp nhân, việc vay vốn để tiến hành thi công tại địa phương sở tại, Công ty phải đứng ra bảo lãnh qua đó Công ty có thể nắm bắt được tình hình sản xuất và hạch toán chi phí. 4) Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp. 4.1) Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Với qui mô và khối lượng công việc lớn của mình, Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng bộ phận là các nhà máy, phân xưởng, các đội xây lắp với các chức năng riêng vừa phục vụ cho sản xuất các sản phẩm đồng bộ (theo yêu cầu sản xuất trong toàn Công ty) vừa phục vụ cho sản xuất các sản phẩm riêng biệt. Theo đó, hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bởi 1 Nhà máy, 3 phân xưởng, và 4 đội xây lắp công trình, phân thành 2 khối: Khối sản xuất công nghiệp: có 3 phân xưởng và Nhà máy dầm thép với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau: - Nhà máy dầm thép, tiền thân là phân xưởng ODA, được trang bị hệ thống nhà xưởng và dây truyền công nghệ tiên tiến vào bậc nhất của Việt Nam và ngang tầm với Châu Âu, được đưa vào hoạt động từ cuối năm 1997 với chức năng sản xuất các sản phẩm dầm cầu thép, dầm giàn có khẩu độ lớn, kết cấu thép có kích cỡ lớn và độ phức tạp cao và đều được thực hiện trên dây truyền tự động và bán tự động. Đây là nơi có giá trị sản lượng trọng yếu của công ty. - Phân xưởng kết cấu thép: Cũng thực hiện sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, dầm thép. Khi Nhà máy dầm thép chưa đi vào hoạt động, đây là phân xưởng chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty. Sau khi nhận khối lượng công việc được giao, dây truyền sản xuất tại đây được bắt đầu từ khâu tiếp nhận vật tư tại kho công ty theo định mức vật tư đã được duyệt theo thiết kế trên bản vẽ. Từ bản vẽ, sẽ triển khai lấy dấu hạ liệu, gá ghép hàn, lắp thử tại phân xưởng để kiểm tra chất lượng. Qua các bước trên, sản phẩm được bàn giao cho bộ phận sơn và kiểm tra chất lượng bước cuối rồi nhập kho sản phẩm hoặc bán thẳng. - Phân xưởng cơ khí: Có chức năng nhiệm vụ chế tạo các sản phẩm cơ khí: bu lông, dải phân cách (tấm chắn sóng), đinh tán, chốt, ốc vít, các loại mặt bích… và các chi tiết cơ khí nhỏ phục vụ cho nội bộ, cắt gọt các máy móc thi công trong nội bộ Công ty. Công việc được tiến hành theo như bản vẽ thiết kế cụ thể do phòng kỹ thuật và các phân xưởng bàn giao. Sản phẩm làm ra để đảm bảo tính đồng bộ cho sản xuất trong toàn công ty hoặc là thành phẩm riêng biệt. Khối lượng sản phẩm thường nhỏ hơn so với các sản phẩm khác của Công ty nhưng giá trị trên đầu sản phẩm lại rất cao. - Phân xưởng cơ điện: phục vụ về sửa chữa máy móc, quản trạm bơm, vận hành lưới điện 35Kv cung cấp cho toàn công ty và khu tập thể cán bộ công nhân viên, phun sơn bảo vệ, mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng cho các sản phẩm đã được chế tạo và lắp thử. Khối xây lắp: gồm 4 đội xây lắp có chức năng nhiệm vụ thi công các công trình như cầu đường giao thông, đây chínhcác đơn vị thường xuyên phải đi công tác lưu động tại các công trình, có quan hệ mật thiết với địa phương sở tại nơi đơn vị đóng quân và chăm lo nơi ăn chốn ở cho cán bộ công nhân viên làm xa Công ty. Công đoạn thi công công trình như sau: Nhận mặt bằng thi công, làm mặt bằng thi công, tiến hành thi công theo bản vẽ kỹ thuật, với máy móc thiết bị và điều kiện thi công do Công ty cung cấp. Về mặt kinh tế, các đội thường nhận khoán gọn từ khâu cung cấp vật tư đến bước hoàn thành bàn giao công trình cho công ty. Công ty cơ khí v xây dà ựng Thăng Long Nh máy dà ầm thép Xưởng kết cấu thép Các đội xây lắp Xưởng cơ điện Xưởng cơ khí Sơ đồ 02 Tổ chức quản phân xưởng tại Công ty cơ khí v xây dà ựng Thăng Long 4.2) Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp Là công ty cơ khí nên sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, các sản phẩm chính đều được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ qua các bước như sau: Lấy dấu – cắt – Khoan – hàn – lắp thử – sơn – (hoặc mạ) với nguyên liệu chính là thép. Trình tự sản xuất: Theo yêu cầu của sản xuất từ khi có thiết kế do phòng kỹ thuật và bộ phận kỹ thuật đưa xuống, nguyên vật liệu (chủ yếu là thép) được xuất kho cho phân xưởng đảm nhiệm công việc với số lượng đã được tính toán cụ thể. Sau đó, tiến hành lấy dấu trên cơ sở bản vẽ, đây là bước công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của người lao động để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Tiếp theo dựa vào bước lấy dấu, thực hiện cắt nguyên liệu, bước này được thực hiện bằng máy móc dưới sự điều khiển của công nhân kỹ thuật. Sau đó, phải khoan, rồi hàn các mối theo bản vẽ, kiểm tra sai sót bằng các máy chụp, máy dò. Qua bước này sản phẩm được chuyển cho bộ phận lắp thử. Một phần nguyên vật liệu được chuyển vào phân xưởng cơ khí để sản xuất các phụ kiện như: bu lông, bản mã… sau đó được chuyển cho bộ phận lắp thử ở phân xưởng kết cấu thép và Nhà máy dầm thép. Bộ phận lắp thử sẽ tiến hành lắp thử sản phẩm kiểm tra chất lượng dưới sự nghiệm thu của bộ phận kỹ thuật. Với những sản phẩm không phải mạ (theo yêu cầu của khách hàng) thì sẽ được phun sơn kỹ thuật để bảo vệ ăn mòn. Với các sản phẩm phải trải qua công đoạn mạ sẽ được chuyển sang phân xưởng cơ điện để tiến hành mạ sản phẩm trước khi hoàn thành. Qua mỗi công đoạn, mỗi bộ phận, sản phẩm lại được kiểm tra chất lượng theo yêu cầu công việc đã thực hiện ở bước đó, nhờ vậy sản phẩm của công ty luôn đạt được độ tin cậy cao về chất lượng và quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty được phản ánh trong sơ đồ sau: Gia công cơ khí Gia công kết cấu dầm thép loại lớn Các chi tiết cơ khí Kết cấu thép Sơn mạ Lắp ráp Kiểm tra chất lượng Nhập kho th nh phà ẩm Sơ đồ 03: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty cơ khí v xây dà ựng Thăng Long Nguyên vật liệu . Các chính sách quản lý Tài chính Kinh tế a) Chính sách lao động và tiền lương. Để phát huy quyền chủ động sản xuất của các đơn vị phòng. thực hiện tốt các chính sách Tài chính và để tổ chức huy động khai thác các loại nguồn vốn trong công tác quản lý tài chính, Công ty đã quản lý chặt chẽ

Ngày đăng: 30/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan