NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

12 2.6K 7
NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG I. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống. 1. Một số khái niệm. * Tổ chức: Là việc làm cho một vấn đề kinh tế xã hội nào đó trở thành một chỉnh thể có một cầu tạo, một cấu trúc và có những chức năng nhất định, là việc làm cho vấn đề quan tâm trở nên có nề nếp để tiến hành các hoạt động nào đó có hiệu quả nhất. * Sản xuất, kinh doanh: Là quá trình sử dụng các nguồn lực đầu tư vào lao động, vốn, trang thiết bị kỹ thuật… để tạo ra các sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của con người nhằm mục tiêu sinh lời và mục tiêu khác . * Làng nghề: Khi một làng nào đó ở nông thôn có một hay một số nghề thủ công được tách khỏi nông nghiệp và sản xuất kinh doanh độc lập thì đó là làng nghề. Làng nghề truyền thống là đơn vị dân cư cùng làm sản xuất những mặt hàng có từ lâu đời, những sản phẩm này có những nét đặc thù riêng đặc trưng cho vùng và con người ở đó. A: Làng nghề nông thôn. B: nghề tiểu thủ công cổ truyền. C: (Giao giữa A và B) Làng nghề truyền thống. * Nghệ nhân: Là những người có tay nghề cao trội, được lao động lành nghề tín nhiệm, suy tôn và được Nhà nước công nhận * Lao động lành nghề: Là những lao động đã thông thạo công việc, có kinh nghiệm trong san xuất, có thể đang làm thợ cả, hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Lao động lành nghề đối lập với lao động chưa lành nghề. 2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống. Tuy có nhiều loại làng nghề truyền thống khác nhau, nhưng chúng đều có một số đặc diểm chung sau đây: C B - Sự ra đời, tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống luôn gắn liền với làng nghề Nông thôn. - Các làng nghề truyền thống ra đời cách đây nhiều thế hệ và nghề mang tính chất “gia truyền”. - Thường gắn liền với nông nghiệp, trình độ dân trí còn thấp nên hầu hết các làng nghề có vốn đầu tư thấp. Một số loại sản phẩm của các làng nghề truyền thống mang tính chất nghệ thuật cao, đó là sự kết tinh của văn hoá lâu đời của cha ông ta. 3. Sự hình thành và phát triển của làng nghề truyền thống. Sẽ có nhiều làng nghề cùng tồn tại ở nhiều vùng khác nhau và cho ra đời cùng loại sản phẩm song chưa chắc chúng đã xuất hiện đồng thời. Sự hình thành các làng nghề thường qua những cách thức sau: - Các làng nghề được hình thành do một hay một nhóm nghệ nhân từ nơi khác tới truyền dạy. - Các làng nghề được hình thành do sự sáng tạo của cá nhân hay nhóm người nào đó ở trong làng, cùng với thời gian những kỹ thuật đó không ngừng được hoàn thiện và lan truyền. Không ít làng nghề hình thành chủ yếu do một số cá nhân có cơ hội tiếp xúc, giao du nhiều nơi có ý học hỏi để truyền lại cho làng quê của họ. - Một số làng nghề xuất hiện do chủ trương chính sách của nhà cầm quyền hoặc địa phương Để các làng nghề này tồn tại và phát triển lâu dài thì những điều kiện sau đây được thoả mãn: - Gần những mạch máu giao thông thuỷ bộ quan trọng. Ở những vị trí này hàng hoá trao đổi dễ dàng, đó là điều rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh. - Gần nơi tiêu thụ hay những thị trường chính. Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy các làng nghề thường tập trung ở những vùng phụ cận của các thành phố lớn hoặc vùng tập trung đông đúc dân cư. - Một điều kiện khác là các làng nghề tồn tại phát triển được là do sức ép về kinh tề ở vùng đó, có thể là ruộng đất ít nếu chỉ sản xuất nông nghiệp thì thu nhập không bảo đảm cho cuộc sống buộc họ phải tìm cách làm gì đó để tăng thu nhập. II. Phân loại và các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề. 1. Phân loại. Trên những góc độ khác nhau chúng ta sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau về làng nghề. Xét theo ngành nghề: Làng nghề được chia thành các loại làng với các nghề cụ thể như làng rèn, làng đúc, làn dệt, làng gốm sứ . Xét theo quá trình hình thành và hoạt động: Làng nghề được chia thành 2 loại là làng nghề truyền thốnglàng nghề mới hình thành. 2. Những nhân tố ảnh hưởng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới làng nghề bao gồm nhóm nhân tố về xã hội, nhóm nhân tố kinh tề và nhóm nhân tố môi trường, làng nghề chịu tác động tổng hoà của các nhóm nhân tố này. Nừu một trong các nhóm này có tác động tiêu cực qua một giới hạn nào đó thì sẽ làm cho làng nghề không tồn tại và phát triẻn được. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể những nhân tố chính. 2.1. Nhóm nhân tố xã hội. * Chính sách của nhà nước. Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại phát triển của làng nghề. Trong một thời gian dài trước đây (mà chúng ta thường gọi trước đổi mới), chúng ta phủ nhận các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Chính vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh trong làng nghề đều là hợp tác, tập thể với chế độ ăn chia quân bình cho các lao động khoẻ, yếu già trẻ, làm nhiều, ít, tích cức hay không tích cực đều ngang nhau. Trên thực tế chính sách này không kích thích được sự phát triển kinh tế nói chung và kinh tế làng nghề nói riêng. Nhận thấy những hạn chế trong đường lối chính sách phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới mà quan trọng nhất là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Trong sự đổi mới này Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế (như kinh tế hộ, kinh tế tư nhân . ). Chính sách kinh tế mới đã phù hợp với mong muốn của nhân dân và thời kỳ mới nên đã húc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các làng nghề có điều kiện thuận lợi để khôi phục và phát triển. * Nhân tố truyền thống. Thực tế cho thấy các làng nghề tồn tại, phát triển được do có sự kế tục của đời con, đời cháu, nghề được bậc tiền bối truyền lại cho lớp hậu sinh bằng miệng. Những bí quyết nghề nghiệp trong làng nghề được giữ bí mật khắt khe. Điều này không tránh khỏi sự thất truyền vì một nguyên nhân nào đó. Tóm lại rằng nhân tố truyền thống có ảnh hưởng quyết định tới sự hưng vong của làng nghề. * Phong tục tập quán. Nhiều vùng, nhiều địa phương có những phong tục tập quán của riêng mình. Trong những ngày lễ, tết họ làm ra những sản phẩm cho chính họ, những sản phẩm này được nhiều người biết đến và tiêu dùng chúng. Những người có khả năng kinh doanh đã sản xuất ra để bán và hình thành làng nghề ví dụ: sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Chăm. 2.2. Nhóm nhân tố kinh tế. Những nhân tố chính trong nhóm nhân tố này bao gồm: * Cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng bao gồm: giao thông, điện, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, y tế giáo dục, các công trình văn hoá công cộng .Một điều hển nhiên rằng khi cơ sở hạ tầng yếu kém thì quy mô làng nghề chậm được mở rộng. Cơ sở hạ tầng phải được xây dựng một cách đồng bộ, cân đối nếu không sẽ tạo ra sự khập khiễng trong đó và không những không thuận lợi cho sự phát triẻn ngành nghề mà còn kìm hãm sự phát triển của nó. Giao thông: Được ví như là mạch máu trong cơ thể con người, sự hoàn thiện, thuận lợi của giao thông tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá dễ dàng, nhanh chóng. Vì thế các làng nghề thường được hình thành ở những đầu mối giao thông thuỷ bộ. Trong thờ kỳ kinh ts thị trường, thời gian là àng bạc, sự phát trỉn củ thông tin đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của các làng nghề. Y tế giáo dục: Tuy không trực tiếp tạo ra của cải cho làng nghề song không thể thiếu trong sự phát triển chung của làng nghề. * Vốn cho sản xuất. Vốn một yếu tố đóng vai trò quan trọng, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trong làng nghề. Những năm trước đây nguồn vốn cho làng nghề chủ yếu là tự có và vay mượn của nhau với số lượng nhỏ không đấp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cấp bách hơn, lượng lớn hơn trong khi vốn tự có nhỏ, vay mượn anh em bạn bè cũng trở nên khó khăn hơn và không mang tính thể chế. Do vậy Nhà nước đã có nhữn chính sách vốn phù hợp cho nông thôn. Nhiều hình thức tín dụng đã hình thành nhằm cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh. Có 2 hệ thống tín dụng: Hệ thống tín chính thống và hệ thống tính dụng phi chính thống. Hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thống còn nhiều phiền hà về thủ tục giấy tờ, trong khi hoạt động của các tổ chức phi chính thống lại khá đơn giản về mặt thủ tục. Nói chung thị trường tín dụng tuy không đáp ứng đầy đủ nhưng phần nào đã đảm bảo được nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống. * Yếu tố nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu luôn gắn liền với sản phẩm và chất lượng sản phẩm. chất lượng của nguyên liệu có tốt thì sản phẩn mới có chất lượng cao. Tuy vậy giá cả của nguyên vật liệu phải hợp lý bảo đảm cho sản phẩm và kinh doanh có lãi thì mới được chấp nhận Để đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng cần đa dạng nguyên liệu sử dụng có như vậy sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao III. Vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở Nông thôn. Các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn.  Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao động thu hút lao động dư thừa cũng như lo động nông nhàn ở nông thôn, Việt Nam là quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp có gần 80% dân số nông thôn, tốc độ tăng dân số hàng năm khá cao, tốc độ đô thị hoá cao làm cho đất đai sản xuất nông nghiệp bình quân ngày càng giảm. Nguyên nhân này làm cho thu nhập từ nông nghiệp thấp, lực lượng lao động nhàn rỗi tăng nhanh. Nghành nghề phi nông nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi rất mạnh. Ngành nghề phi nông nghiệp thu hút nguồn lao động nhàn rỗi này làm giảm tình trạng không có việc làm lúc nông nhàn và lực lượng lao động ít ruộng trong thời vụ nông nghiệp. Chúng ta không coi một số ngành nghề là phụ nữa mà hãy coi chúng như nghề thực thụ bởi nhiều nơi, nhiều ngành nghề mang lại cho người lao động thu nhập cao hơn từ sản xuất nông nghiệp.  Các làng nghề hoạt động sẽ thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài, uan trong hơn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong dân. Từng gia đình, từng hộ thì số vốn tự có là không lớn nhưng với ưu thế số đông nguồn vốn được sử dụng là rất lớn. Nguồn vốn tự có trong dân đó không chỉ là vốn bằng tiền, mà đó còn là vốn cố định trong xây dựng cơ bản. Hầu hết các ngành nghề sản xuất đều tiết kiệm sử dụng diện tích nhà ở ( như nghề mộc, nghề làm bún, nghề dệt .) tiết kiệm được lượng vốn rát lớn cho xây dựng nhà xưởng.  Một vấn đề quan trọng của phát triển làng nghề là góp phần và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm giảm tỷ xuất trọng của ngành nông nghiệp trong thu nhập của vùng Nông thôn, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nông thôn và thành thị.  Làng nghề không chỉ có vai trò quan trọng trong bản sắc văn hoá dân tộc. Một số hàng hoá thủ công truỳen thống đã vượt lên khỏi hàng hoá tiêu dùng thông thường mà nó mang tính nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá làng xã Việt Nam. Bạn bè quốc tế biết tới Việt Nam qua những sản phẩm này. Chúng ta cần gìn giữ và không ngừng phát triển những văn hoá tốt đẹp ẩn chứa trong các sản phẩm này. IV. Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước và ở Việt Nam. 1. Tổng quan làng nghề trên thế giới. Lịch Sử kinh tế của xã hội loài người bắt đầu từ sự sử dụng những sản phẩm sẵn có của tự nhiên, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp ( cây, trái cây, động vật tự nhiên ) để bảo đảm cuộc sống củ họ. Theo thời gian trí óc của loài người không ngừng phát triển, họ đã tự sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu để đảm bảo sự tồn tại. Xã hội với những thể chế nhát định hình thành. Khi nền sản xuất chưa phát triển quốc gia nào cũng chỉ có nền kinh tế nông nghiệp là chính. Sự phát triên như vũ bão của khoa học, kỹ thuật đã đưa một số nước phát triển thành những nước sản xuất công nghiệp. Đó là về sau còn trước đó quốc gia nào cũng có nông thôn, cũng có những sản phẩm truyền thống đặc trưng cho quốc gia đó và được bảo lưu tới ngày nay. Để hiểu sâu hơn về làng nghề truyền thống của Việt Nam, sự xem xét tìm hiểu làng nghề ở các quốc gia trên thế giới là việc làm có ý nghĩa và thực sự cần thiết. Chúng ta xem rằng sự phát triển làng nghề ở các quốc gia đó có gì khác với Việt Nam, những hạn chế, những tích cực của họ. * Cộng hoà liên bang Đức: Cũng như các nước công nghiệp châu Âu khác quá trình công nghiệp hoá đất nước bắt đầu từ sự phát triển của ngành công nghiệp nặng. Tất nhiên rằng khi đó ngành thủ công nghiệp bị coi nhẹ và không được chú trọng đầu tư phát triển. Nừu trước đây tỷ trọng của ngành này không nhỏ trong GDP với trình độ kỹ thuạt, tay nghề lao động cao thì hiện nay nó chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé và trình độ tay nghề lao động thấp kém. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng đó? Do công nghiệp phát triển sẽ thu hút nhiều lao động vào làm việc, kéo theo nhiều lao động làm dịch vụ hơn là làm nghề truyền thống. Tuy vậy các làng nghề thủ công mỹ nghệ vẫn tồn tại với quy mô sản xuất trung bình. Hình thức này xuyên suốt từ cơ sở đến liên bang. Hình thức tổ chức quy mô như hộ, doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ được hưởng sự ưu đãi về thuế, vốn . Của Nhà nước, kết quả này có được do sự nhận thức vì một nền kinh tế bền vững của các nhà lãnh đạo Đức. * Nhật Bản: Nhật bản là tên một quốc gia mà hầu hết dân số thế gới đều biết đến và thán phục vì sự thông minh của con người Nhật Bản vì một sự phát triển kinh tế thần kỳ mà nhiều quốc gia trên thế giới hằng mơ ước, một quốc gia mà người ta biết có nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn lạc hậu nhưng vẫn là một nước công nghiệp phát triển vào hàng đầu thế giới. Tuy thế nước Nhật luôn luôn còn tồn tại nông thôn, ngành nông nghiệp luôn được chú trọng phát triển. Đặc biệt các làng nghề truyền thống trong nông thôn Nhật Bản được duy trì và không ngừng phát triển, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là hộ. Hiện nay ở Nhật có 867 nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhau. Nghề cổ truyền nổi tiếng là nghề sơn mài và nghề rèn ( có khoảng 800 năm nay ). Những năm của thập niên 70 ở Nhật Bản xuất hiện phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ truyền ở nông thôn. Kết quả phong trào này là 143 loại sản phẩm được sản xuất thu được 358 triệu USD ngay trong năm đầu tiên, tới năm 1992 tăng lên tới 1,2 tỉ USD. Phong trào này được mở rộng ra toàn quốc vào năm 1993 riêng ngnhf tiểu thủ công nghiệp đạt doanh số 8,1 tỷ USD. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được cải tiến so với trước đây, các hộ làm ra sản phẩm được các công ty lơn bao tiêu, như thế việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng và đơn giản. * Hàn Quốc: Những năm 70 dân số nông thôn Hàn Quốc chiếm tỷ lệ khá cao, sự phát triển kinh tế của khu vực này thấp kém, một chương trình khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống được thực hiện nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho khu vực này. Tới những năm 80 trên 23.000 lao động trong hơn 1000 cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ gia đình đã làm cho bộ mặt kinh tế nông thôn Hàn Quốc có sự thay đổi. Để hỗ trợ cho hình thức kinh tế hộ phát triển trong cả nước đã có hơn 100 công ty được thành lập làm dịch vụ thương mại đảm nhiệm cung câp đầu vào và dịch vụ đầu ra. Hoạt động của ngành nghề truyền thống có bước phát triển lớn do có chính sách lợp lý và thị trường tiêu thụ có xu hướng được mở rộng hơn trước. * Đài Loan: Làng nghề truyền thống ở Đài Loan được duy trì và phát triển trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các làng nghề thông qua hợp đồng giữa các hộ và các công ty, các công ty chỉ thuê gia công một số công đoạn của sản phẩm. Các nước đang phát triển có tỷ lệ cư dân nông thôn cao hơn các nước công nghiệp, tình trạng nông thôn dồi dào hơn, các quốc gia này phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống như thế nào, hãy xem xét một vài quốc gia sau: * Trung Quốc: Một quốc gia đông dân số nhất thế giới, là cái nôi của văn hoá Châu Á. Cũng như nhiều quốc gia khác dân số Trung Quốc sinh sống chủ yếu ở những vùng nông thôn, sự gia tăng dân số làm chp bình quân đất nông nghiệp ngày càng giảm đi. Con người ở đây phải nghĩ cách sinh nhai, nhiều ngành nghề lúc đầu mang tính chất nghề phụ xuất hiện, theo thời gian nó phát triển tồn tại tới ngày nay. Những năm của thập kỹ 50 Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công làm ngành nghề trong các làng nghề truyền thống, thời kỳ này hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu là hộ gia đình quy mô nhỏ, khi nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời hoạt động ngành nghề được hợp tác hoá mọi khâu. Đây là quá trình làm chậm, kìm hãm sự phát triển ngành nghề ở Trung Quốc mặc dù được sự quan tâm của Nhà Nước. Tới thời kỳ mở cửa, cải cách, mô hình kinh tế hộ được thừa nhận, các làng nghề được sống lại với vẻ nhôn nhịp tự nhiên của nó. Với chủ trương “Ly nông bất ly hương” ngành nghề được phát triển mạnh hơn trong nông thôn Trung Quốc, bên cạnh mô hình kinh tế hộ, những người có tiền vốn, đầu óc kinh doanh đã thành lập xí nghiệp Hưng Tấn. Những xí nghiệp này thu hút lượng lớn trong việc tăng GDP của đất nước. Nhiều sản phẩm của làng truyền thống ở Trung Quốc đã xuất khẩu đi nhiều nước đặc biệt là hàng thảm, hàng thảm của Trung Quốc chiếm tới 75% trên thị trường Nhật Bản. * Indônexia: Với những kế hoạch 5 năm chính phủ Inđônêxia đã kính thích thúc đẩy mạnh mẽ và sự phát triển của các ngành tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề. Nhiều chủ rương chính sách được ban hành, bên cạnh đó chính phủ còn tổ chức ra : “Hội đồng thủ công nghiệp quốc gia” nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của ngành này. Nhiều việc làm thiết thực đã được thực hiện: tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu mã, thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm hàng tiểu thủ công nghiệp, các “Trung tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp” cũng được lập ra nhằm quản lý, hỗ trợ ngành này. Kế hoạch phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp được lồng ghép với các chương trình phát triển nông thôn khác. Trong năm 1994 chính phủ đã cung cấp vốn cho việc khôi phục một số làng nghề truyền thống tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn. Chương trình này không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, gìn giữ, bảo vệ văn hoá truyền thống của dân tộc, của nhân dân Indônêxia. * Philippin: Sự năng động của các chinh sách kinh tế là cần thiếu cho mọi quốc gia, điều này thể hiện rõ ràng trong chính sách phát ttiển ngành tiểu thủ công nghiệp triền thống của Philippin. Trong giai đoạn 1988 – 1992., chính phủ dã đề ra các chính sách hướng ngành tiểu thủ công nghiệp vào sản xuất các mặt hàng tiêu dùng đơn giản phục vụ cho nhu cầu trong nước, chế biến lượng thực, thực phẩm, chế tạo công cụ…Sang giai đoạn tiếp theo chính sách của chính phủ là hướng những ngành nghề nông thôn vào những mặt hàng có khả năng xuất khẩu. Nhũng chính sách cụ thể: cho vay vốn lãi xuất thấp, miễn thuế cho những ngành sản xuất này… Một ví dụ điển hình là chế biến Nata (nước dừa kết tinh), đây là món ăn cổ truyền của nhân dân Philippin, hiện nay có được xuất đi nhiều nước. Nât được sản xuất chủ yếu ở các hộ gia đình sau đó cung cấp cho công ty Interfood, chủ yếu đê công ty này xuất khẩu. * Thái Lan: Với định hướng chuyển dịnh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách phát triển ngành nghề, tạo điều hiện cho làng nghề phát triển phục vụ nông nghiệp. Khi đó các ngành nghề và nông nghiệp cùng phát triển và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi. Trong số ngành nghề truyền thống của TháiLan thì ngành chế tác vàng bạc, đá quý phát triển mạnh, năm 1990 kim ngạch xuất khẩu của ngành này đạt tới tới 2 tỷ USD. Sau ngành này phải kể đến ngành gôm sứ Thái Lan nổi tiếng ở nhiều Chính phủ Thái Lan không chỉ chú trọng tới những ngành nghề xuất khẩu mà luôn quan tâm phát triển ngành nghề truyền thống khác như ngành gỗ mỹ nghệ, chế biến nông sản thự phẩn chế biến cây ăn quả. Nhờ có sự phát triển hợp lý của các ngành kinh tế thành thị nông thôn mà nhiều năm nền kinh tế Thái Lan đã trở nên phồn thịnh. * Ân Độ: ấn độ là quốc gia có nhiều ngành nghề triền thống, với mục tiêu không ngừng làm cho kinh tế nông thôn phát triển chính phủ đã lập ra các trung tâm dạy nghề, động viên họ bằng cả vật chất và tinh thần. Trong số các làng nghề thì làng nghề chế tác kim cương hàng năm thu về cho đất nước lượng lớn lại tệ. * Một só kinh nghiệm rút ra từ sự phát triẻn ngành nghề. Làng nghề của các nước: - Ra đời từ nông thôn, kinh tế làng nghề gắn chặt với kinh tế nông thôn, sự phát triẻn của nó tuỳ thuộc vào điều kiện của tong nước. Tuy vậy mọi chính phủ đều xác định phát triển làng nghề là một quá trình lâu dài không phải trong chốc lát mà đạu được mục tiêu định ra. - Mong muốn sự phát triển của lang nghề nhưng lại để nó tự do phát triển thì nhiều khi không đạt được mục tiêu định ra. - Mong muốn sự phát triển của làng nghề nhưng lại để nó tự do phát riển thì nhiều hình thức khá nhau: chất xám, vốn, kỹ thuật, thông tin… hầu hết các làng nghề tư các quốc gia trên có hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là hộ gia đình, sản phẩm được các công ty bao tiêu. Có lẽ rằng hình thức hộ là mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhất, một mô hình đáng để cho chúng ta học tập là xí nghiệp Hưng Trấn trong phong trào “ly nông bất ly hương” ở Trung Quốc, tuy nhiên học tập không có nghĩa là mang mô hình của họ dập khuôn y nguyên ở nước ta. Tóm lại, hầt hết các quốc gia đều có sự tác động của nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở nhưng mức độ khác nhau và những giai đoạn khác nhau. 2. Khái quát làng nghề ở Việt Nam. Cũng như nhiều quốc gia khác Việt Nam có nhiều ngành nghề truyền thống: gốm sứ, mộc nề, mây tre đan, dệt… những ngành nghề này được phat triển thành làng nghề, xã nghề ở nhiều vùng nông thôn trên toàn quốc. Trong những giai đoạn lịnh sử khác nhau làng nghề có sự phát triển không giống nhau, lúc thăng, lúc trầm do tác động tổng hợp của các nhân tố kinh tế xã hội, tự nhiên. Sau nhiều năm không ổn định hiện nay các làng nghề truyền thống đang được phục hồi phát triển làng nghề ở Việtt Nam là các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây…Làng mộc mỹ nghệ Đồng kỵ, đúc đồng Đại Bái,rệt lụa Hà Tây… là những làng nghề nổi tiếng không chỉ là sản phẩm độc đáo mà cả lợi ích kinh tế và xã hội. ở Gia lâm (Hà Nội) có làng nghề gốm sứ Bát Tràng hàng năm cung cấp sản lượng lớn các sản phẩm gốm sứ cho thị trường, thu hút lượng rất lớn lao động ở các vùng lân cận tới làm việc tại đó. Ở tỉnh Hải Dương sản phẩm đậu xanh là đặc trưng của tỉnh mang lại thu nhập cao cho [...]... đã kìm hãm sự phát triển của ngành tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề Những năm về sau những hợp tác xã ngành nghề chỉ còn là cái xác với sự làm ăn thua lỗ liên tục Tuy nhiên trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ mô hình tập thể hoá, hợp tác hoá là yếu tố quan trọng để dân tộc ta giành thắng loại Trong giai đoạn này thì làng nghề truyền thống, ngành thủ công nghiệp ỏ miền nam lại khá phát triển với... các làng nghề ổn định sản xuất, đáp ứng nhu cầu tại chỗ là chính Thời kỳ này hình thức chủ yếu trong giai đoạn này là phường nghề do nhiều hộ gia đình hình thành Giai đoạn 1939 – 1945: Giai đoạn này làng nghề phát triển hơn trước đó, do chính sách vơ vét kinh tế nhằm bù đắp cho chiến tranh của thực dân Pháp - Giai đoạn 1945 – 1954: Thời kỳ mà cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt diễn ra, một số làng nghề. .. hội không có áp bức bóc lột, xã hội công bằng mô hình kinh tế chỉ huy được thực hiện một cách hệ thống từ trên xuống, ý nghĩa sản xuất kinh doanh đọc lập, tự chủ không còn nữa, tất cả là một khuôn mẫu định sẵn Trong hợp tác, người tay nghề cao với người chưa lành nghề được đối sử như nhau cả về kinh tế, về chính trị Sự bình quân chủ nghĩa đã không kích thích được óc sáng tạo, lòng say mê làm việc của... một số làng nghề khác phát triển mạnh để cung cấp cho chiến trường Hình thức hộ là chủ yếu trong giai đoạn này - Giai đoạn 1954 – 1975: Giai đoạn này miền Bắc là miền tự do, chúng ta tiến hành công cuộc hợp tác hoá, cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta không thừa nhận thành phần kinh tế tư bản tư nhân Chịu ảnh hưởng của kinh tế này ở miền Bắc nhiều hợp tác xã ngành nghề ở các làng nghề được... mạnh mẽ trong nông nghiệp và nông thôn Sự khẳng định sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế với hình thức tổ chức mở cửa cho nền kinh tế nước ta khởi sắc Trong bối cảnh đó làng nghề truyền thống nói riêng, ngành tiểu thủ công nghiệp nói chung được khôi phục và không ngừng phát triển khẳng định vai trò to lớn trong khu vực kinh tế Nông thôn Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là hộ gia đình, hợp tác xã,... thức tổ chức, hộ sản xuất, kinh doanh kinh tế tư bản phát triển mạnh - Từ năm 1975 – 1986: Sau năm 1975 cả nước được thống nhất, Đảng và Nhà nước chủ trương áp dụng chính sách kinh tế tập trung trong cả nước Xoá bỏ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể Trong giai đoạn nay làng nghề không pháp triển lên được, nền kinh tế dựa qua nhiều vào viện trợ nước ngoài Những năm cuối thập niên 70, viện trợ . A NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG I. Khái niệm và đặc điểm làng nghề truyền thống. 1. Một số khái niệm. * Tổ. diểm chung sau đây: C B - Sự ra đời, tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống luôn gắn liền với làng nghề Nông thôn. - Các làng nghề truyền thống

Ngày đăng: 30/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan