THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG

14 3.4K 6
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ  CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN  CẤP PHƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG Nền hành chính nhà nước bao gồm ba bộ phận cấu thành là cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, cơ cấu tổ chức nhân sự và cơ chế vận hành nền hành chính ( luật pháp ). Ba bộ phận đó liên hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, trong đó cơ cấu tổ chức nhân sự có vị trí quan trọng đặc biệt, nhất là đội ngũ công chức nhà nước hoạt động trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đội ngũ công chức được xem là trung tâm của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, của nền hành chính, có vị trí hết sức quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển xã hội, bảo đảm cho nền hành chính nhà nước hoạt động liên tục. Toàn bộ đội ngũ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước tạo thành một nguồn nhân lực to lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước nói chung và của chính quyền cấp phường nói riêng phụ thuộc vào đội ngũ công chức nhà nước và hoạt động của đội ngũ đó. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức được thể hiện qua nhiều tiêu chí, tiêu biểu nhất là các tiêu chí về độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Thống kê về các tiêu chí trên đối với cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình cho ta những kết quả sau đây : Bảng 1 : Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba Đình STT Độ tuổi Số lượng Phần trăm 1 Dưới 30 tuổi 53 23.4 % 2 30 - 40 tuổi 53 23,4 % 3 40 -50 tuổi 68 30 % 4 Trên 50 tuổi 53 23,4 % 5 Tổng số 226 ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình 7/2001 ) Bảng 1 cho ta thấy đa phần cán bộ công chức phường thuộc độ tuổi lao động sung sức từ 30 đến 50 tuổi ( 53,4 % ). Số cán bộ công chức trẻ ( dưới 30 tuổi ) và cán bộ công chức sắp đến tuổi về hưu ( trên 50 tuổi ) chiếm một tỉ lệ như nhau là 23,4 %. Như vậy, có thể nói độ tuổi trung bình của cán bộ công chức chính quyền phường của quận Ba Đình thuộc mức trung bình. Điểm mạnh đối với cán bộ công chức phường tuổi cao là họ đã thực sự trưởng thành trong phong trào của địa phương, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, trong quản lý, trong quan hệ giao tiếp, dễ tạo được uy tín và sự tin tưởng từ cấp dưới. Tuy nhiên, điểm yếu của họ lại là dễ nặng về chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chậm thích nghi với cơ chế thị trường, ngại học tập để tiếp thu những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ như một cán bộ quản lý đã cho biết " Cán bộ cũ thì lạc hậu, chẳng chịu đi học mà học cũng chẳng được nữa, tuổi cao học khó vào lắm ." ( nữ, 47 tuổi, tốt nghiệp đại học, cán bộ Văn phòng thành uỷ ). Trong khi đó, lớp cán bộ công chức trẻ tuy còn ít kinh nghiệm, có thể còn thiếu chín chắn trong một số quyết định nhưng lại là những người hết sức năng nổ, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Là một cấp chính quyền, hoạt động của cấp phường là hoạt động hành chính, nhưng trong thực tế thì hoạt động của chính quyền cấp phường có thể được coi là hoạt động" hành chính vận động " : trực tiếp ban hành và vận động nhân dân thực hiện các quyết định hành chính. Vì vậy, đòi hỏi người cán bộ công chức hoạt động trong bộ máy chính quyền cấp phường phải có độ bền bỉ nhất định về sức khoẻ và có sự năng động, nhiệt tình để thực hiện tốt những nhiệm vụ phức tạp diễn ra trên địa bàn quản lý, như một trường hợp phỏng vấn sâu đã nhận định " Công việc ở phường đòi hỏi sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, cũng cần có sức khoẻ ." ( nam, 42 tuổi, tốt nghiệp đại học, cán bộ UBND phường ) Tóm lại, cơ cấu độ tuổi của cán bộ công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình ở cấp độ trung bình, độ tuổi trung bình không quá cao cũng không quá thấp. Điều này chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho sự phát triển hiệu quả hoạt động của chính quyền phường bởi cấp chính quyền này cần được trẻ hoá hơn nữa để đội ngũ cán bộ, công chức có thể thích nghi và thích hợp hơn với nhiệm vụ công tác. Bảng 2 : Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình STT Trình độ học vấn Số lượng Phần trăm 1 Chưa hết cấp II 0 0 % 2 Chưa hết cấp III 11 5,1 % 3 Hết cấp III 85 39,5 % 4 Đại học và trên đại học 126 58,6 % ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình 7/2001 ) Theo bảng 2, 100 % cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba Đình đều đã tổt nghiệp cấp II. Đây không phải một con số đáng mừng hay một chỉ tiêu cần phấn đấu, tuy nhiên nếu xét trong tương quan với đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền cấp xã ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thì đó đã là một sự tiến bộ hơn hẳn bởi chính quyền cấp xã ở nhiều nơi còn rất nhiều cán bộ, công chức có trình độ học vấn chưa hết cấp II hoặc cấp I, thậm chí không loại trừ cả những chức vụ cao như chủ tịch UBND hay HĐND. Ngay tại một quận mới thành lập của thủ đô là quận Cầu Giấy cũng còn tồn tại 4 % cán bộ, công chức phường chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Do vậy, con số 0 % nêu trên cũng là một kết quả đáng mừng của quận Ba Đình nói riêng và của thành phố nói chung. Bên cạnh đó, còn một con số đáng mừng khác là tỉ lệ cán bộ, công chức đã tốt nghiệp đại học và trên đại học ( 58,6 % ). Đây quả thực là một tỉ lệ tương đối cao xét trong tương quan với các quận, huyện khác trong thành phố hoặc cả nước ( ví dụ : tỉ lệ này ở các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy Thành phố Hà Nội và quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 30,6 % ; 34 % ; 10,91 % ) . Tuy nhiên, bảng số liệu trên cũng cho thấy còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hiện nay xét về phương diện trình độ học vấn, bởi ngay trong một quận thuộc trung tâm thủ đô, là trung tâm văn hoá, hành chính của cả nước mà vẫn tồn tại một số lượng không nhỏ cán bộ công chức phường chỉ có trình độ phổ thông trung học ( 39,5 % ) hoặc thậm chí là chưa hoàn thành chương trình phổ thông trung học ( 5,1 % ). Trình độ học vấn là cơ sở để cán bộ, công chức có điều kiện tiếp xúc với những nội dung quản lý mới và có điều kiện tốt hơn để thực thi công việc quản lý của chính quyền ở cơ sở. Nhìn chung, công việc hàng ngày ở phường là giải quyết các sự vụ đơn thuần, không đòi hỏi sâu về chuyên môn. Do đó, không nhất thiết đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có một trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thật thông thạo hay quá chuyên sâu. Tuy nhiên, xét về tổng quan, toàn bộ các hoạt động văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội lại chủ yếu diễn ra trên địa bàn phường. Do vậy, nếu người cán bộ, công chức của phường chỉ dừng lại ở mức trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông sẽ gây ra những khó khăn cho chính quyền cơ sở khi có những diễn biến phức tạp trên địa bàn mà phường phải quản lý. Hơn nữa, hiện nay trong bối cảnh thế giới và quốc gia đang biến chuyển và phát triển từng ngày về mọi mặt, địa bàn phường ở các thành phố lớn có trình độ dân trí cao, các vấn đề lớn như quản lý nhà đất, quản lý kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự .có rất nhiều yêu cầu mới đa dạng và phức tạp đòi hỏi người cán bộ, công chức phải có trình độ học vấn ở một mức độ cao nhất định để đáp ứng được với những nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống xã hội không chỉ còn hẹp ở một địa phương hay trên một địa bàn. Trình độ học vấn không phải là yếu tố quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhưng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ và năng lực của cán bộ. Hạn chế về trình độ học vấn làm hạn chế khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước cũng như các nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ và chính quyền cấp trên. Do đó cũng làm hạn chế khả năng phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, hạn chế năng lực tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách và cuối cùng là hạn chế năng lực quản lý, điều hành, thực thi nhiệm vụ. Do vậy, trình độ học vấn chưa cao, chưa đồng đều ở đội ngũ cán bộ, công chức phường là một điểm yếu của tổ chức bộ máy chính quyền phường hiện nay Bảng 3 : Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình STT Trình độ đào tạo Số lượng Phần trăm 1 Chưa qua đào tạo : 1.Quản lý nhà nước 2.Lý luận chính trị 42 25,8 % 55 28,1% 2 Sơ cấp : 1. Quản lý nhà nước 2. Lý luận chính trị 57 35 % 70 35,7 % 3 Trung cấp : 1. Quản lý nhà nước 2. Lý luận chính trị 54 33,1 % 57 29,1% 4 Cử nhân : 1. Quản lý nhà nước 2. Lý luận chính trị 10 6,1 % 14 7,1 % ( Nguồn : Báo cáo công tác xây dựng chính quyền cấp phường của Phòng Tổ chức chính quyền quận Ba Đình 7/2001 ) Nếu trình độ học vấn của cán bộ, công chức phường có thể không quá đòi hỏi sâu về chuyên môn nghiệp vụ thì trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước lại là một yêu cầu khá cấp thiết đối với họ, bởi những kiến thức này có thể được xem như những kiến thức chuyên môn mà họ phải dùng đến hàng ngày khi giải quyết các vụ việc thuộc phạm vi xử lý của phường, đó là những công việc liên quan đến chức năng, thẩm quyền của nhà nước, liên quan đến việc áp dụng pháp luật cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách. Nói cách khác, đó là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật, các đường lối, chính sách trong quản lý xã hội và công dân. Do đó, cán bộ, công chức chính quyền phường không thể không có những kiến thức cơ bản nêu trên. Quyết định 874 /TTG của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộcông chức nhà nước ngay tại điểm 4 điều 1 đã ghi rõ " đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước mắt tập trung vào các đối tượng chủ yếu là cán bộ, công chức hành chính nhà nước và cán bộ chính quyền ở cơ sở cấp xã, phường. " Và điểm 7 điều 2 của quyết định này đã cho biết "Đối với cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường, nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là : đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ; những kiến thức cơ bản về công vụ, pháp luật và hành chính. " Tuy nhiên, số liệu của bảng trên đã cho thấy một dấu hiệu không mấy khả quan về thực trạng trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức phường trong hai lĩnh vực này. Tỷ lệ cán bộ, công chức phường chưa qua đào tạo về quản lý nhà nước là 25,8 % và về lý luận chính trị là 28,1 %. Điều đó có nghĩa là có tới gần 30 % cán bộ, công chức các phường thuộc quận Ba Đình không có kiến thức tối thiểu, cần thiết hay được đào tạo một cách chính quy, có bài bản về quản lý nhà nước và lý luận chính trị - hai lĩnh vực hết sức quan trọng đối với nghiệp vụ công tác của các cán bộ phường. Số cán bộ, công chức được đào tạo ở trình độ cử nhân đối với hai lĩnh vực này là rất ít ( chỉ hơn 5 % đối với cả hai lĩnh vực ). Số còn lại được đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp chiếm khoảng gần 70 %. Cán bộ, công chức chính quyền cấp phường hầu hết là các cán bộ của địa phương, trưởng thành từ phong trào của địa phương, từ bộ đội xuất ngũ, cán bộ hưu trí .có kinh nghiệm quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, khi về làm công tác quản lý ở cơ sở ít nhiều họ cũng đã sử dụng những kiến thức kinh nghiệm thu được để giải quyết các công việc của phường, bước đầu hoàn thành được nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, kinh tế xã hội phát triển, công tác quản lý nhà nước đòi hỏi phải được chính quy hoá, pháp luật hoá thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức một cách chính quy, nghiêm túc là một đòi hỏi tất yếu. Do vậy, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ quản lý nhà nước từ trung cấp trở lên quá thấp ( 39,2 % ) là một khó khăn không nhỏ, gây ra những trở ngại, hạn chế hiệu quả quản lý của chính quyền cấp phường trong thực tiễn quản lý nhà nước hiện nay. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức chính quyền phường nói riêng có một bộ phận rất lớn được đào tạo trong thời kì bao cấp, chưa được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức về hành chính, quản lý hành chính, quản lý nhà nước trong cơ chế mới. Hoạt động quản lý của đội ngũ này còn nhiều yếu kém, đặc biệt về tri thức khoa học và thực tiễn về tổ chức bộ máy, quản lý, điều hành công việc nhà nước, chưa nắm được những quy tắc hành chính, tâm lý học quản lý, phong cách làm việc khoa học, còn thiếu chiều sâu trong lĩnh vực quản lý hành chính. Xét về trình độ lý luận chính trị, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính chính trị và chiều sâu trong các hoạt động của chính quyền phường. Không những thế, trình độ lý luận chính trị còn là điều kiện góp phần đảm bảo bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức trong sạch của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, từ việc học tập đến vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn còn tồn tại một khoảng cách lớn đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức phải có cách vận dụng tinh tế và hiệu quả để phát động quần chúng nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ của địa phương và đảm bảo tính chính trị và sự trong sạch trong hoạt động của đội ngũ mình. Số liệu khảo sát cho thấy số lượng cán bộ, công chức phường có trình độ lý luận chính trị cao còn chưa nhiều, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa qua đào tạo lại lớn. Đây cũng là điều gây cản trở cho hoạt động của chính quyền phường, hạn chế hiệu lực, hiệu quả quản lý, nhất là trong công tác vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ về mọi mặt. Các cuộc cải cách trên các lĩnh vực kinh tế, hành chính, tư pháp để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo ra tình hình mới và các nhiệm vụ mới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phải thường xuyên đáp ứng và thích ứng những yêu cầu do tình hình mới, nhiệm vụ mới đó đặt ra. Thực tế cho thấy rằng trình độ năng lực nói chung của cán bộ chính quyền cơ sở ( mà cụ thể ở đây là cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình ) hiện nay còn nhiều hạn chế. Cán bộ chính quyền cơ sở hiện nay nói chung chưa quen với cách quản lý và điều hành công việc theo pháp luật, phong cách làm việc còn mang nặng thói quen của thời kì bao cấp và tập tục truyền thống có tính chất làng xã gia trưởng. Do chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nước, chưa được hoặc ít được huấn luyện về kĩ năng thực hành công vụ, ít được tiếp cận với thị trường, thiếu kiến thức để quản lý một nền kinh tế mở, đặc biệt là trong điều kiện quan hệ quốc tế ngày càng phát triển và tình hình quốc tế có nhiều biến động phức tạp, nên trong nhiều trường hợp, cán bộ, công chức phường có thể giải quyết công việc, xử lý vụ việc dựa vào kinh nghiệm, chủ quan, thiên lệch, không rõ chức trách, nhiệm vụ cụ thể của mình, không nắm chắc quy trình và nguyên tắc giải quyết từng công việc cụ thể. Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây : [...]... trong đó có chính quyền cấp phường và hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền phường có ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đối với công tác quản lý nhà nước của chính quyền Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao, có phẩm chất tốt và có năng lực là một nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của hệ thống chính quyền nước ta hiện... hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền Do đó, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức phường sẽ có ảnh hưởng rất lớn nếu không nói là ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp này Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức mà chủ yếu là thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị còn yếu sẽ dẫn tới... luận chính trị ) là một hiện tượng phổ biến trong đội ngũ cán bộ, công chức của nước ta hiện nay, nó đã tạo nên nhiều " căn bệnh " trong lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính như bệnh quan liêu, xa rời thực tế, chạy theo hình thức hay bệnh tham nhũng, bệnh lãng phí Những căn bệnh đó dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của hệ thống chính quyền các cấp trong đó có chính. .. tính nhanh nhậy trong công tác - Đội ngũ cán bộ, công chức trẻ còn ít nên gây khó khăn cho việc tạo nguồn cán bộ kế cận dẫn đến tình trạng lúng túng, chắp vá trong quy hoạch cán bộ - Năng lực xử lý công việc của đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, đặc biệt là thiếu những hiểu biết nhất định về quản lý hành chính nhà nước và lý luận chính trị vì số đông chưa... đào tạo - Trình độ, năng lực, độ tuổi cán bộ, công chức giữa các phường chưa đồng đều nên làm giảm hiệu quả chỉ đạo, điều hành của cấp trên Số lượng cán bộ, công chức có trình độ đại học còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đội ngũ cán bộ, công chức là chủ thể của mọi hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý, là yếu tố cơ... trong hoạt động thực thi nhiệm vụ của chính quyền cấp phường Do trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về pháp luật, kiến thức quản lý hành chính nhà nước nên trong nhiều trường hợp giải quyết công việc, xử lý các vụ việc, cán bộ, công chức chính quyền phường thường dựa vào kinh nghiệm chủ quan, tuỳ tiện, nặng về tình cảm, bao che, thiên lệch, dẫn đến vi phạm chính sách... Trước tình hình mới của đất nước, trước sự vận động phát triển đa dạng về kinh tế - xã hội, không ít cán bộ chính quyền phường tỏ ra rất lúng túng, bị động trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, do đó hoặc ngồi chờ chủ trương của cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo hoặc buông xuôi, buông lỏng quản lý Do chưa được hoặc ít được huấn luyện nên kĩ năng thực hành công vụ của nhiều cán bộ chính quyền phường hiện nay còn... lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay và các giai đoạn tiếp theo Nói tóm lại, chất lượng mà cụ thể ở đây là cơ cấu độ tuổi, mặt bằng chung về trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ quản lý nhà nước và trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường hiện nay vẫn chưa...- Nhìn chung, các phường đã chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kinh phí cho hoạt động đào tạo được đầu tư thường xuyên Đa số cán bộ, công chức trưởng thành từ các hoạt động phong trào của địa phương, nhiệt tình với công việc, có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết, xử lý công việc Một số cán bộ, công chức có ý thức học tập nâng cao trình... kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức phường còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế: - Đa số cán bộ, công chức đã lớn tuổi nên việc nỗ lực học tập nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ có phần hạn chế; không có điều kiện bám sát thực tiễn để hiểu sâu các diễn biến phức tạp trên địa bàn; trong thi hành công vụ đôi khi quá lạm dụng những kiến . THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP PHƯỜNG Nền hành chính nhà nước bao gồm ba bộ phận cấu thành là cơ cấu tổ chức bộ. động của hệ thống chính quyền các cấp trong đó có chính quyền cấp phường và hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công

Ngày đăng: 30/10/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba Đình - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ  CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN  CẤP PHƯỜNG

Bảng 1.

Thống kê độ tuổi cán bộ, công chức chính quyền cấp phường thuộc quận Ba Đình Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 2: Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ  CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN  CẤP PHƯỜNG

Bảng 2.

Thống kê trình độ học vấn của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 3: Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ  CÔNG CHỨC CỦA CHÍNH QUYỀN  CẤP PHƯỜNG

Bảng 3.

Thống kê trình độ quản lý nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức chính quyền phường thuộc quận Ba Đình Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan