Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại

8 1.1K 8
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại

Nguyễn Đặng Tuấn - 342204Lời Nói ĐầuTrong 10 năm qua, (Tổ chức Thương mại thế giới) WTO đã chứng kiến khoảng 2.100 vụ tranh chấp về bán phá giá, 180 vụ kiện chống trợ cấp hàng chục vụ liên quan đến tự vệ thương mại giữa các thành viên. cùng với xu hướng ngày càng gia tăng các luồng giao thương quốc tế thì con cũng sẽ không ngừng tăng. Trong bối cảnh đó, cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) của Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO là một trong những nền tảng, công cụ hữu hiệu của thế giới trong việc giữ vững trật tự thương mại đa phương ngày nay. Chính vì vậy việc nghiên cứu về vai trò của WTO trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế ngày càng trở nên cần thiết.Nội DungI. Khái quát chung về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại:Được thành lập từ năm 1944, WTO là một tổ chức quốc tế có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 23 tháng 7 năm 2008, WTO có 153 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại là một trong 6 chức năng chính của WTO. Cơ sở pháp lý của cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại của WTO là thỏa thuận về giải quyết tranh chấp của WTO, cơ chế này được xây dựng trên cơ sở kế thừa phát triển án lệ của GATT 1947 dựa trên Điều XXII XXIII Hiệp định GATT 1947. Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO đóng vai trò như một loại cơ quan tài phán quốc tế theo nghĩa là một cơ quan có thẩm quyền đưa ra những quyết định có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên tranh chấp. tại WTO tất cả các thành viên đều phải chấp nhận quyền tài phán của Cơ quan giải quyết tranh chấp.II. Cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại của WTODSM được xây dựng trên bốn nguyên tắc: - Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp: theo nguyên tắc này các nước thành viên tranh chấp dù là nước lớn hay nhỏ, phát triển, hay chậm phatd triển trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh- 1 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204- Nguyên tắc bí mật: Các cuộc họp của Ban hội thẩm, của CƠ quan phúc thẩm là các cuộc họp kín, không công khai, các bên tranh chấp chỉ được mời tham dự khi cần thiết.- Nguyên tắc “đồng thuận nghịch” : Điều 6.1, 16.4, 17.14 quy định viếc ra quyết định thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm Cơ quan phúc thẩm đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch. Tức trong mọi trường hợp , Ban hội thẩm sẽ được thành lập một cách tự động để giải quyết tranh chấp trừ khi DSB quyết định trên cơ sở nhất trí chung không thành lập Ban hội thẩm. Tương tự như vậy với Báo cáo của ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm.- Nguyên tắc đối xử ưu đãi với các nước thành viên đang phát triển chậm phát triển. Các nước này sẽ được hỗ trợ về mặt pháp lý, có thể được kéo dài một số thời hạn trong quá trình giải quyết tranh chấp, quyền lợi tình hình kinh tế của các nước này sẽ được chú ý tới trong các giai đoạn của quá trình giải quyết tranh chấp.Theo quy định trong WTO, chỉ có chính phủ mới có quyền tham gia các vụ kiện, giải quyết tranh chấp. Theo cơ chế này, khi chính phủ một nước thành viên cho rằng một nước khác có những chính sách, hành động gây phương hại (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến quyền lợi của mình, họ có quyền nêu vấn đề với DSB.Trình tự giải quyết 1 vụ tranh chấp thông thường trải qua các bước cơ bản sau:- Hòa giải: DSB khuyến khích hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp, nếu hòa giải thất bại, ban sơ thẩm (panel) sẽ được thành lập.- Sơ thẩm: Ban sơ thẩm thông thường gồm 3 chuyên gia (có chuyên môn, kinh nghiệm về luật thương mại quốc tế) từ các nước không liên quan đến vụ kiện, sẽ hoàn thành công việc của mình trong vòng 6 tháng (trong một số trường hợp khẩn cấp, phải giải quyết trong 3 tháng). Báo cáo (phán quyết) của Ban sơ thẩm sẽ được DSB thông qua (hoặc phủ quyết) trên cơ sở đồng thuận trong thời hạn 60 ngày. Nếu một bên có liên quan trong vụ kiện không chấp nhận phán quyết, quá trình phúc thẩm sẽ bắt đầu.- Phúc thẩm: Phúc thẩm là nội dung mới trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO. Ban phúc thẩm (appellete body) gồm 7 thành viên, có thời hạn tối đa 60 ngày để hoàn thành công việc. Báo cáo của Ban phúc thẩm, sau khi được DSB thông qua trên cơ sở đồng thuận, sẽ được các bên trong - 2 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204vụ kiện chấp thuận không điều kiện có tính ràng buộc pháp lý, trừ khi DSB bỏ phiếu đồng thuận phủ quyết (negative consensus). Các bên có liên quan trong vụ kiện sẽ thông báo với DSB về kế hoạch thực hiện phán quyết, DSB sẽ thực hiện chức năng giám sát quá trình thực hiện phán quyết cho đến khi tranh chấp được giải quyết.Sau khi có phán quyết cho tranh chấp, các bên liên quan sẽ đàm phán để đạt được giải pháp về đền bù (cho bên chịu thiệt hại trong tranh chấp). Nếu không đạt được đền bù, DSB cho phép nước đi kiện trả đũa thông qua việc chấm dứt ưu đãi dành cho bên kia, thông thường trong cùng lĩnh vực với vụ kiện. Tuy nhiên, nước đi kiện cũng có thể trả đũa trong lĩnh vực khác, ví dụ, trong vụ kiện về chuối giữa Ecuador với EU, khi được xử thắng kiện được phép trả đũa, Ecuador đã chấm dứt việc áp dụng các ưu đãi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với EU.III. Bình luận về những ưu điểm của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO những khắc phục từ nhược điểm của GATT.Ra đời trên cơ sở GATT (Hiệp định chung về thương mại thuế quan), WTO đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng việc khắc phục được những hạn chế đã làm giảm tính hiệu lực hiệu quả mà GATT đã vấp phải. Mà đó là:- Thứ nhất, tiến trình giải quyết tranh chấp của WTO được tiến hành một cách tự động nhờ nguyên tắc “Đồng thuận nghịch” như đã nêu ở trên. So với GATT với một tiến trình không ổn định, không rõ ràng, dễ bị trì hoãn ở mọi giai đoạn bởi mọi hoạt động đều đặt trên cơ sở ra quyết định đồng thuận do đó việc chấp nhận các bản báo cáo thực thi có thể bị ngăn chặn ở mọi bước bởi sự phản đối kiên quyết của các bên tranh chấp. Thì với nguyên tắc “Đồng thuận nghịch” WTO đã khắc phục được một trong những nhược điểm lớn nhất của GATT cũng từ đó mà giảm được thiệt hại cho các quốc gia bị gây hại từ việc rút ngắn được thơi gian tranh chấp.- Thứ hai, trước đây việc giải quyết của GATT chỉ được tiến hành ở một cấp, tức là chỉ được xem xét thông qau Ban hội thẩm. Các bên tranh chấp không có quyền kháng cáo, GATT không có Cơ quan phúc thẩm để xem xét lại vụ tranh chấp một cách thỏa đáng. Thì nay, theo quy định của DSU, các bên tranh chấp có quyền kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm việc xem xét kháng cáo - 3 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204này sẽ do một cơ quan độc lập với Ban hội thẩm thực hiện gọi là cơ quan phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ được DSB thành lập nghe ý kiến kháng cáo về các vụ việc của Ban hội thẩm. với quy trình này thì tính chính xác trong việc giải quyêt tranh chấp giữa các bên sẽ được đảm bảo hơn nhiều so với GATT.- Thứ ba là phạm vi điều chỉnh của WTO đã được mở rộng bao gồm hàng loạt các lĩnh vực thương mại như thương mại hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, cơ chế rà soát chính sách thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.- Thứ tư, Trong vòng 30 ngày sau ngày thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phcus thẩm. Tại cuộc họp của DSB được tổ chức, thành viên liên quan phải thông báo cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến nghị phán quyết của DSB. Nếu không thể thực hiện được việc tuân theo ngay lập tức các khuyến nghị phán quyết thì thành viên liên quan sẽ có một khoảng thời hạn hợp lý để thực hiện mà theo điều 21.3 của DSU đó là: Khoảng thời gian do thành viên có liên quan đưa ra với điều kiện là thời hạn đó được DSB thông qua; Nếu như không được phê duyệt như vậy thì sẽ là khoảng thời gian các bên tranh chấp thỏa thuận trong vòng 45 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị phán quyết; nếu không đạt được thỏa thuận giữa các bên thì sẽ là khoảng thời gian được xác định thông qua biện pháp trọng tài bắt buộc trong vòng 90 ngày sau ngày thông qua các khuyến nghị phán quyết. Khi hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên vi phạm đã thua kiện không chịu điều hành biện pháp thương mại bị khiếu nại cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định, thỏa thuận có liên quan của WTO, thì bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường hoặc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác (trả đũa). Điểm này giúp cho việc thực thi các phán quyết được đảm bảo hơn bởi các phán quyết đã được quy định rõ ràng một khoảng thời gian hạn chế để bên vi phạm thi hành phán quyết hơn nữa việc thi hành các phán quyết sẽ được DSB giám sát một cách chặt chẽ. Khắc phục được một nhược điểm lớn của GATT khi với cơ chế của GATT các nước thành viên có thể ngăn cản việc thực thi phán quyết với vô số cách cùng với nguyên tắc “đồng thuận” hay việc thi hành phán quyết sẽ bị các bên vi phạm kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng xấu tới bên bị vi phạm.- 4 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204- Thứ năm, Ban hội thẩm của WTO được ưu tiên lựa chọn từ các chuyên gia độc lập, không làm việc cho chính phủ, có uy tín quốc tế trong luật thương mại quốc tế. Trước đây với GATT, rất khó để tìm thấy một thành viên đủ năng lực của Ban hội thẩm ban hội thẩm của GATT thườngtránh hơn là đối đầu trực tiếp với khó khăn những gì Ban hội thẩm tìm được thường không có mấy giá trị trong việc kết thúc tranh chấp.- Cuối cùng là cùng với đối xử ưu đãi với các nước thành viên chậm đang phát triển WTO đã bảo vệ được lợi ích của các nước đang chậm phát triển trong quá trình giải quyết tranh chấp.IV. Về Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO đối với các nước đang phát triển, phát triển Việt Nam.Như đã nói, là một trong những nền tảng của trật tự thương mại thế giới hiện nay. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO đóng vai trò rất quan trọng trong giao lưu thương mại đang ngày một gia tăng hiện nay. Có ý nghĩa thiết thực với cả các nước phát triển, đang phát triển cả với Việt Nam chúng ta.1. Với các nước đang phát triểnĐược hưởng quy chế đối xử đặc biệt khác biệt (S&D) trong việc thực thi các quy định chung của WTO, trong đó có cả DSM thông qua: trợ giúp về pháp lý, ưu đãi trong thủ tục giải quyết tranh chấp v.v. Việc áp dụng quy chế S&D được các nước ĐPT chậm phát triển vận dụng tối đa trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại trong WTO. Chính vì vậy cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu đối với các nước đang phát triển nói chung nhằm bảo đảm công bằng thương mại giảm nguy cơ tranh chấp thương mại leo thang. Tính đến nay, trong tổng số gần 500 vụ kiện, tranh chấp thương mại được đưa ra WTO, thực tế số lượng các vụ kiện do các nước đang phát triển khởi xưởng chiếm phần lớn chứng tỏ sự tham gia, vận dụng tích cực cơ chế DSM trong WTO của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, khi giải quyết tranh chấp thông qua DSM, các nước đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn. Trước hết, quy trình khởi kiện là phức tạp đòi hỏi một đội ngũ nhân sự có chuyên môn, hệ thống các cơ quan đại diện ngoại giao – thương mại rộng khắp trên thế giới, các ngành công nghiệp, doanh nghiệp hùng mạnh ở trong nước để tham gia các vụ kiện. Các nước đang phát - 5 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204triển do hạn chế về nguồn lực nên thường phải thuê luật sư nước ngoài để theo kiện chi phí này rất tốn kém. Hơn nữa, khi kết thúc một vụ kiện, thông thường sẽ có phán quyết cho phép bên thắng kiện được quyền trả đũa bên thua kiện (ngoài việc phải sửa đổi lại chính sách, biện pháp cho phù hợp với các quy định của WTO). Với các nước có nền kinh tế nhỏ, ở trình độ phát triển thấp, việc tiến hành trả đũa thông qua việc nâng cao thuế quan nhập khẩu đối với bên thua kiện sẽ tác động rất ít đến thị trường của bên thua kiện, trong khi đó lại ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn lợi chung ở trong nước. một lý do nữa là các nước đang phát triển luôn đứng trước nguy cơ bị các nước phát triển đe doạ cắt giảm viện trợ hoặc chấm dứt những ưu đãi đơn phương mà họ dành cho các nước đang phát triển theo hệ thống ưu đãi phổ cập GSP. Chính vì lẽ đó mà các nước đang phát triển đang ra sức kiến nghị khả năng áp dụng biện pháp trả đũa tập thể.2. Với các nước phát triểnTính đến tháng 12 năm 2007, tổng số vụ kiện của các nước phát triển đưa ra WTO giải quyết lên tới 120 vụ. Điều này cho thấy các nước phát triển cũng đang tích cực sử dụng cơ chế này để giải quyết. Đó là các vụ như là vụ Achentina kiện Chi lê về quy định tự vệ áp dụng đối với sản phẩm sữa ngày 25/10/2006. Hay như vụ EC kiện Mỹ Canada về việc quy kết nghĩa vụ của EC đối với thực phẩm biến đổi gen. cũng có khá nhiều vụ kiện mà nước bị kiện là nước đang phát triển. Các vụ kiện mang mã số WT/DS54, WT/DS55 and WT/DS64 là ví dụ. Trong đó Indonesia bị EC, Nhật Mỹ kiện lên DSB về việc Indonesia đã áp dụng quy định miễn giảm thuế quan thuế tiêu thụ đặc biệt đối với việc nhập khẩu xe có động cơ nội địa hóa linh kiện. Phía khởi kiện cho rằng Indonesia vi phạm nghĩa vụ theo quy định tại Điều I, III của GATT 1994, Điều 2 của Thỏa thuận về TRIMs, điều 3 thỏa thuận SCM. Nhật cho rằng Indonesia vi phạm Điều I.1,III.2, III.4 điều X.3a của GATT 1994, Điều 2, 5.4 thỏa thuận TRIMs. Theo Mỹ, Indonesia cũng vi phạm điều I,II của GATT 1994, Điều 2 Thỏa thuận TRIMs, Điều 3,6,28 Thỏa thuận SCM Điều 3,20,65 của thỏa thuận TRIPs. Hội đồng giải quyết tranh chấp đã xác định rằng Indonesia vi phạm Điều I,II.2 của GATT 1994, Điều 2 Thỏa thuận TRIMs, Điều 5c Thỏa thuận SCM nhưng không vi phạm Điều 28.2 Thỏa thuận SCM, nhưng phía khởi kiện đã không chứng minh được Indonesia vi phạm Điều 3 65.5 của thỏa thuận TRIPs. Indonesia chấp thuận tuân thủ những khuyến nghị của - 6 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204DBS trên cơ sở đó ngày 24/6/1999 Indonesia đã ban hành chính sách mới về ngành Ôtô. Điều này chứng minh rằng dù có giành cho nguyên tắc đối xử đặc biệt nhưng với vai trò như một cơ quan tài phán, DSB vẫn luôn thể hiện được sự công minh của mình được các nước thành viên tin tưởng.3. Với Việt NamTừ năm 1995 đến nay, chúng ta đã phải đối mặt với khoảng hơn 30 vụ kiện chống bán phá giá, điển hình là các vụ kiện cá tra – basa tôm do Hoa Kỳ khởi kiện năm 2002, vụ kiện giầy da do EU khởi kiện năm 2005, vụ điều tra chống bán phá giá đối với giầy không thấm nước do Canada tiến hành năm 2009. Trong giai đoạn này, tiến trình tố tụng trong các vụ kiện được thực hiện trên cơ sở song phương phán quyết của bên khởi kiện thườngquyết định cuối cùng. Phương thức giải quyết như vậy đã gây nhiều thiệt hại đối với các ngành kinh tế xuất khẩu của ta.Chính vì vậy, cùng với việc gia nhập WTO mở rộng giao lưu thương mại thì chúng ta phải biết vận dụng một cách hữu hiệu triệt để cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại đối với Nước ta. Điều này có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của ta khi cần thiết.KẾT LUẬNTừ những bình luận, nhận định đã được nói trên về cơ chế giải quyêt tranh chấp thương mại của WTO. Có thể thấy rằng tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đang khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống thương mại toàn cầu. không chỉ đơn thuần là giải quyết một cách êm thấm các vụ tranh chấp mà WTO còn đang mang lại sự tin cậy về mặt pháp lý đối với các quốc gia thành viên về quyền lợi ích hợp pháp khi tham gia hệ thống thương mại thế giới.- 7 - Nguyễn Đặng Tuấn - 342204TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.2. TS. Nguyễn VĨnh Thanh, ThS Lê Thị Hà, Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới, Nxb Lao Động Xã Hội.3. http://www.hocvienngoaigiao.org.vn4. http://vnexpress.net5. Dispute Settlement Understanding (DSU) - 8 - . về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại: Được thành lập từ năm 1944, WTO là một tổ chức quốc tế có chức năng. trong thương mại. Chức năng giải quyết các tranh chấp thương mại là một trong 6 chức năng chính của WTO. Cơ sở pháp lý của cơ quan và chức năng giải quyết các

Ngày đăng: 02/11/2012, 14:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan